1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

báo cáo thực tập tốt nghiệp tại công ty cổ phần chè kim anh

25 1K 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 25
Dung lượng 244 KB

Nội dung

Thấy được vai trò quan trọng của xuất khẩu, cùng với yêu cầu của chươngtrình học tập tại trường, em đã tham gia tìm hiểu thực tế công tác sản xuấtkinh doanh, xuất khẩu tại công ty cổ phầ

Trang 1

LỜI NÓI ĐẦU

Từ sau khi thực hiện chuyển đổi nền kinh tế từ tập trung bao cấp sangnền kinh tế thị trường có sự định hướng của nhà nước thì nền kinh tế nước ta

đã có được những thành quả đáng kể Doanh nghiệp được thực hiện sản xuấtkinh doanh theo năng lực và được hưởng theo cơ chế lãi doanh nghiệp đượchưởng lỗ doanh nghiệp chịu Vì vậy mà dẫn đến sự cạnh tranh găy gắt giữacác doanh nghiệp nhằm mục đích lợi nhuận Việc tổ chưc sản xuất kinhdoanh được tổ chức một cách có hệ thống nhất nhằm giảm chi phí cho công

ty từ đó có thể nâng cao khả năng của công ty

Ngày nay, với vấn đề hội nhập kinh tế quốc tế đang trở thành vấn đề quantâm của hầu hết các nước trong đó có Việt Nam Chìa khoá của hội nhậpkinh tế quốc tế là việc thực hiện xuất khẩu hàng hoá, lao động, vốn sangnhững thị trường bạn nhằm mục đích tìm kiếm lợi nhuận cho doanh nghiệp

Vì vậy, xuất khẩu là một nghiệp vụ rất quan trọng cho quá trình phát triểnkinh doanh của các doanh nghiệp và các quốc gia

Thấy được vai trò quan trọng của xuất khẩu, cùng với yêu cầu của chươngtrình học tập tại trường, em đã tham gia tìm hiểu thực tế công tác sản xuấtkinh doanh, xuất khẩu tại công ty cổ phần chè Kim Anh Nhờ sự giúp đỡ củaban lãnh đạo và các cán bộ nhân viên phòng kế hoạch- tài chính, cùng sựhướng dẫn tận tình của giáo viên hướng dẫn THS Ngô Thị Tuyết Mai em đãhoàn thành báo cáo thực tập tổng hợp về tình hình sản xuất kinh doanh tạicông ty

Ngoài phần mở đầu và kết luận, báo cáo gồm các mục sau:

I Tổ quan chung về công ty

II Đặc điểm về tổ chức sản xuất

III Thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty

Trang 2

I, TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN CHÈ KIM ANH

1, Quá trình hình thành và phát triển của công ty cổ phần chè Kim Anh

Công ty cổ phần chè Kim Anh có tiền thân là công ty chè Kim Anh,

có bề dày lịch sử phát triển hơn 40 năm và luôn được bầu là công ty đi đầu trong quá trình phát triển của nghành chè Việt Nam Trên cơ sở kế thừa những thành tựu của công ty chè Kim Anh công ty cổ phần chè Kim Anh còn không ngừng đổi mới và phát triển Vì vậy công ty đã đạt được những thành tựu đáng kể trong những năm qua

Địa chỉ công ty: Quốc lộ 2 – Phù lỗ – sân bay Nội Bài

Trụ sở của công ty: xã Mai Đình – huyện Sóc Sơn – Hà Nội

Tên giao dịch: Kim Anh tea Stock-Holding Company

Nhà máy chè Vĩnh Long được thành lập vào năm 1959 tại Hà Nội có nhiệm vụ sản xuất chè hương để tiêu thụ trong nước Trong những năm chiếm tranh thì công ty phải chuyển lên Vĩnh Long – Tam Đảo – Vĩnh Phúc

Ngày 15/5/1980 Bộ nông nghiệp và công nghiệp thực phẩm quyết định sáp nhập hai nhà máy chè Kim Anh và nhà máy chè Vĩnh Long được sáp nhập làm một lấy tên là nhà máy chè xuất khẩu Kim Anh có trụ sở tại xã

Trang 3

Mai Đình – huyện Sóc Sơn – Hà Nội Hoạt động sản xuất kinh doanh trong thời gian này còn gặp nhiều khó khăn do điều kiện phát triển nền kinh tế củanước ta lúc bấy giờ còn rất chậm Nước ta mới thoát ra khỏi chiến tranh cho nên sự trì trệ trong kinh tế là không thể không tránh khỏi và cùng với việc ápdụng chế độ quản lý kinh tế tập trung quan liêu bao cấp đã gây khó khăn choviệc phát triển không những đối với nghành sản xuất chè mà là đối với các nghành kinh tế khác trong nước Khi đó với thị trường trong nước chúng ta

đã không tiêu thụ được nhưng đối với thị trường nước ngoài chúng ta cũng không tiếp cận được Thị trường của nước ta lúc bấy giờ chủ yếu là Liên Xô

và các nước XHCN ở Đông Âu Đối với nhà máy chè xuất khẩu Kim Anh không những bị ảnh hưởng do những nguyên nhân khách quan trên mà còn ảnh hưởng do sự di dời công ty và sự sắp xếp lại bộ máy tổ chức, cơ cấu Nhưng với sự nỗ lực của các cán bộ và công nhân của nhà máy cùng với sự giúp đỡ của liên hiệp chè thì những khó khăn cũng dần được khắc phục và sản xuất của nhà máy càng ngày càng phát triển

Tháng 2/1990 nhà máy chè xuất khẩu Kim Anh được đổi tên thành nhà máy chè Kim Anh Nhưng một lần nữa nhà máy lại gặp phải khó khăn

do sự chuyển đổi cơ chế từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung chuyển sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước, những thị trường truyền thống như Liên Xô và các nước Đông Âu bị tan rã Đứng trước thử thách lớnnhư vậy các cán bộ và công nhân nhà máy thấy rằng cần phải có sự cải tiến công nghệ để có thể duy trì được thị trường cũ và xâm nhập được thị trường mới Sự nỗ lực của họ không những làm cho nhà máy vượt qua khó khăn màcòn khăng định được vị trí của mình trong qúa trình phát triển kinh tế đất nước

Ngày 18/12/1995 nhà máy chè Kim Anh lại được đổi tên thành công

ty chè Kim Anh trực thuộc tổng công ty chè Việt Nam Từ năm 1995 – 1999

Trang 4

công ty đã có bước tiến đáng kể như việc nắm bắt được thị hiếu của người tiêu dùng nên công ty đã cho ra nhiều loại chè như: chè đen, chè xanh, chè hương liệu, chè túi lọc: chè sen, chè nhài, chè xanh các sản phẩm của công

ty không những trở nên quen thuộc với người tiêu dùng trong nước mà còn được người tiêu dùng nước ngoài ưa thích Thị trường tiêu thụ của công ty

đã được mở rộng như :thị trường Hồng Kông, Pháp, Đông Âu chính sự đa dạng về các loại chè cũng như chất lượng chè được đảm bảo đã làm cho các bạn hàng trở nên tin cậy hơn và công ty ngày càng có uy tín hơn trên thị trường quốc tế Sản lượng chè xuất khẩu của công ty đạt 60% sản lượng sản xuất của công ty Tính đến cuối năm 1998, tổng vốn kinh doanh của công ty

là 8.838.350.000 VND, tăng 70% so với năm 1996 ( 5.201.883.000 VND) trong đó vốn lưu động là 3.732.208.000 VND, tăng 17,7% và vốn cố định là 5.046.148.000VND tăng 154,9% Tổng số lao động là 385 người trong đó tỷ

lệ nữ chiếm 45% ( 174 người), tỷ lệ nam là 55% (211 người) Trình độ ( 30 người trình độ đại học, 3 người trình độ cao đẳng và trình độ trung cấp là 50 người, còn lại chủ yếu là công nhân bậc 6, bậc 7 có kinh nghiệm

Đến năm 1999, nhà nước có chủ trương tổ chức xắp xếp lại cơ cấu công ty nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của các công ty Công ty chè Kim Anh là công ty đầu tiên thuộc nghành chè được chọn để thực hiện cổ phần hoá Sau 6 tháng chuẩn bị, ngày 3/7/1999, Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn ra quyết định số 99/1999/QĐ BNN-TCCB chuyển công ty chè Kim Anh thành công ty cổ phần chè Kim Anh với số vốn điều lệ là 9,2 tỉđồng, được chia thành 92.000 cổ phần, trong đó cổ phần nhà nước chiếm 30%, tỉ lệ cổ phần bán cho người lao động trong công ty là 48%, bán cho đốitượng bên ngoài là 20% Tổng số vốn cổ phần theo giá ưu đãi cho người nghèo trong công ty trả dần là 8.840 cổ phần Việc thay thế hình thức sở hữucủa công ty đã làm nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty

Trang 5

Chỉ sau 3 tháng chuyển đổi thành công ty cổ phần, công ty đã sản xuấtđược 500 tấn sản phẩm các loại trong đó co 230 tấn chè đen xuất khẩu chiếm45% sản lượng năm 1999 và tăng 22% so với cùng kỳ năm 1998 Doanh thu tiêu thụ đạt 13,5 tỷ đồng, số tiền lãi chia cổ phần là 528 triệu đồng, tỷ lệ lãi

cổ phần đạt 1,23%/ tháng, thu nhập bình quân của mỗi công nhân từ 600 –

650 nghìn đồng một tháng, mức tăng so với trước vào khoảng 200 nghìn đồng

Qua đó cho ta thấy được sự định hướng đúng đắn của ban lãnh đạo và

sự nỗ lực, cố gắng của cán bộ, công nhân viên của công ty trong quá trình đổi mới của công ty

2, Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty

Sau khi chuyển thành công ty cổ phần, công ty cổ phần chè kim anh

đã có những thay đổi trong việc tổ chức bộ máy quản lý như nhiều phong ban đã được sáp nhập lại với nhau và có phòng ban kiêm nhiệm nhiều nhiệm

vụ khác nhau nhưng tất cả đều nhằm mục đích nâng cao hiệu quả kinh doanhcủa công ty Hiện nay, số lượng đội ngũ cán bộ công nhân viên gồm 410 người trong đó, lao động trực tiếp là 210 người, lao động gián tiếp là 200 người Với tỷ lệ nữ chiếm 47%, tỷ lệ nam chiếm 53% Trình độ của người lao động cũng được nâng cao như trên 30 người có trình độ đại học và cao đẳng, trên 50 người có trình độ trung cấp và một đội ngũ công nhân lành nghề

Trang 6

cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý được tổ chức như sau :

PHÒNG KCS CƠ ĐIỆN PHÒNG THÀNH PX

PHẨM

PX CHẾ BIẾN

Phó giám đốc nguyên liệu

XƯỞNG CHÈ NGỌC THANH

NHÀ MÁY CHÈ ĐẠI TỪ NHÀ MÁY CHÈ ĐỊNH HOÁ

ĐẠI HỘI ĐỒNG

CỔ ĐÔNG

HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ UỶ BAN KIỂM SOÁT

GIÁM ĐỐC ĐIỀU HÀNH

Trang 7

Cơ quan quản lý có quyền quyết định cao nhất của công ty là Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ), Đại hội đồng cổ đông của công ty bao gồm 220 cổ đông có quyền biểu quyết để bầu ra Hội đồng quản trị và ban kiểm soát để thay mặt các cổ đông điều hành quản lý trực tiếp mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty ĐHĐCĐ họp ít nhất một năm một lần để thông qua báo cáo tài chính năm và định hướng phát triển của công ty ĐHĐCĐ cũng

có quyền quyết định chào bán cổ phần và mức cổ tức hàng năm của từng loại cổ phần

 Hội đồng quản trị: là cơ quan quản lý công ty, có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyềnlợi của công ty HĐQT có 5 thành viên trong đó có 1 chủ tịch, 1 phó chủ tịch và 3 thành viên khác HĐQT có nhiệm vụ quản lý chung hoạtđộng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp bằng cách đưa ra các nghịquyết, phương hướng, các quy chế kiểm soát nội bộ

 Ban kiểm soát: gồm 3 người trong đó có 1 trưởng ban và 2 kiểm soát viên có trình độ chuyên môn cao về nghiệp vụ kế toán Ban kiểm soát phải thẩm tra báo cáo tài chính năm, quản lý, phát hiện các sai sót của các bộ phận và đưa ra ĐHĐCĐ Ban kiểm soát cũng có thể kiến nghị các biện pháp bổ sung, sửa đổi, cải tiến cơ cấu tổ chức sản xuất

 Giám đốc điều hành: là thành viên của HĐQT có nhiệm vụ điều hành trực tiếp mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty theo các nghị

Trang 8

quyết của HĐQT và phương án của công ty, được uỷ quyền là đại diện hợp pháp của công ty.

 Phó giám đốc kinh doanh: phụ trách về việc tiêu thụ sản phẩm, trực tiếp quản lý phòng kinh tế thị trường

 Phó giám đốc nguyên liệu: phụ trách thu mua các yếu tố đầu vào cho sản xuất ở 2 xí nghiệp thành viên là nhà máy chè Đại Từ và nhà máy chè Định Hoá và phân xưởng chè Ngọc Thanh

 Phòng kinh tế thị trường (KTTT): có nhiệm vụ nghiên cứu thị trường, giới thiệu sản phẩm, lập kế hoạch cung ứng vật tư, kế hoạch sản xuất

và tiêu thụ, xác định các định mức kinh tế kĩ thuật

 Phòng tài chính kế toán: có nhiệm vụ tổ chức các vấn đề liên quan đếncông tác kế toán của công ty theo đúng chế độ kế toán hiện hành, cungcấp các thông tin kế toán cho các bộ phận có liên quan, cố vấn cho giám đốc trong quản trị doanh nghiệp

 Phòng hành chình tổng hợp: giải quyết các vấn đề có liên quan đến người lao động như tuyển lao động, đào tạo lao động khen thưởng kỷ luật công nhân viên và giải quyết các vấn đề liên quan đến tiền lương của đơn vị

 Phòng KCS: Theo dõi quy trình công nghệ, đảm bảo về mặt kỹ thuật cho quy trình sản xuất, xây dựng định mức nguyên vật liệu

 Phòng cơ điện: có nhiệm vụ bảo đảm cho máy móc hoạt động thông suốt trong cả quá trình vận hành

 Phân xưởng thành phẩm có nhiệm vụ đóng gói chè và vận chuyển đếnkho thành phẩm

 Phân xưởng chế biến: thực hiện toàn bộ quy trình tinh chế từ chè búp khô thành chè thành phẩm

Trang 9

 Xí nghiệp thành viên: là nhà máy chè Đại Từ và Định Hoávà xưởng chế biến chè Ngọc Thanh có nhiệm vụ thu mua chè, sơ chế thành chè búp khô làm nguyên liệu cho sản xuất.

3 Chức năng, nhiệm vụ của công ty

Chức năng của công ty :công ty cổ phần chè kim anh là một doanh nghiệp hạch toán độc lập được thành lập và hoạt động theo luật doanh

nghiệp Việt Nam Ngoài chức năng sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm, nghiên cứu và cải tiến công nghệ nhằm nâng cao khả năng sản xuất của công

ty Công ty còn không ngừng nâng cao khả năng thâm nhập thị trường tiêu thụ mới và nâng cao uy tín ở những thị trường truyền thống

Nhiệm vụ của công ty: công ty cổ phần chè kim anh có nhiệm vụ đóng góp vào quá trình phát triển của nền kinh tế quốc dân đặc biệt trong lĩnh vực xuất khẩu không những đem lại nguồn ngoại tệ cho Việt Nam mà nâng cao vị thế của Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế Ngoài ra công ty còn có những đóng góp cho quá trình phát triển của nghànhnông nghiệp như đầu tư nghiên cứu và đưa vào trông những giống chè cho năng xuất cao Điều này không những đem lại lợi ích cho công ty mà còn nâng cao đời sống cho những người nông dân đặc biệt là người trồng chè

II ĐẶC ĐIỂM VỀ TỔ CHỨC SẢN XUẤT:

Với nhiệm vụ sản xuất các loại chè xanh, đen xuất khẩu và chè hương

để tiêu dùng nội địa, công ty cổ phần chè Kim Anh tổ chức sản xuất chè ở 2

xí nghiệp thành viên là nhà máy chè Đại Từ và nhà máy chè Định Hoá, đồng thời ở trụ sở công ty có 2 phân xưởng sản xuất là phân xưởng chế biến

và phân xưởng thành phẩm.Trong mỗi phân xưởng lại chia thành các tổ để

Trang 10

công việc sản xuất đật hiệu quả cao Để thấy rõ cơ cấu sản xuất của công ty

cổ phần chè Kim Anh ta sẽ xem xét sơ đồ cơ cấu sản xuất dưới đây:

1 Cơ cấu sản xuẩt

Sơ đồ cơ cấu sản xuất chè

Chức năng và nhiệm vụ của mỗi bộ phận trong cơ cấu tổ chức sản

xuất như sau:

 Hai xí nghiệp chè thành viên và xưởng chè Ngọc Thanh có nhiệm vụ

thu mua và sơ chế chè là của nông trường thành chè búp khô làm

nguyên liệu cho sản xuất

 Phân xưởng chế biến: từ chè búp khô do các xí nghiệp chuyển về, PX

phải tái chế lại cùng với các hương liệu để tạo thành các loại chè rồi

chuyển sang phân xưởng thành phẩm để đóng gói Nhiệm vụ cụ thể

của từng tổ như sau:

Tổ sàng

Tổ đấu trộn

Tổ sao hương

Tổ

ủ chè

Tổ phục

vụ SX

Tổ Đóng Gói

Tổ vận chuyển

Trang 11

 Tổ sàng: sấy lại chè ở nhiệt độ thích hợp, đưa chè đã sấy vào máy sàng, những cánh chè to đưa qua máy cắt Chè đã qua công đoạn này được đưa vào máy quạt, tách râu sơ để thành chè bán thành phẩm.

 Tổ đấu trộn: trộn từng loại chè bán thành phẩm ở tất cả các vùng theo một tỷ lệ nhất định

 Tổ sao hương: từ các loại chè đã được đấu trộn cùng với các hương liệu để sao chè với hương

 Tổ ủ chè: đưa chè đã sao hương đi ủ và bảo quản rồi chuyển sang phân xưởng thành phẩm

 Phân xưởng thành phẩm: có nhiệm vụ đóng gói và nhập kho thành phẩm Nhiệm vụ từng tổ trong PX như sau:

 Tổ phục vụ sản xuất: vận chuyển các vật liệu càn thiết đến tổ đóng gói

 Tổ đóng gói: đóng gói chè đã được chế biến vào hộp, túi đúng quy cách

 Tổ vận chuyển vận chuyển các loại chè đóng gói vào kho thành phẩm

2 Quy trình công nghệ sản xuất chè:

Dây chuyền công nghệ hiện đại là một yếu tố quan trọng giúp cho sản phẩm của công ty chè Kim Anh khẳng định dược vị trí của mình trên thị trường chè Công ty đã đầu tư rất nhiều tiền vào việc hiện đại hoá dây

chuyền công nghệ sản xuất Các loại náy móc như: máy sấy, máy sàng, máy cắt, máy tách râu sơ, các loại máy đóng gói đều được công ty nhập từ ấn

Độ, Trung Quốc – những nước có trình độ sản xuất chè tiên tiến trên thế giới

Công ty đã đưa ra thị trường trên 30 loại sản phẩm khác nhau với đủ mẫu mãbao bì, hương liệu với đủ cách đóng gói: chè Tân Cương, chè Hương Nhài, chè sen chè thảo mộc, nhưng tựu chung lai mỗi loại chè thuộc 1 trong 3

Trang 12

nhóm mặt hàng chè: chè đen xuất khẩu, chè đen xuất khẩu và chè hương tiêudùng nội địa Nhóm mặt hàng khác nhau, nên quy trình công nghệ cho mỗi nhóm cũng có sự khác nhau thể hiện qua sơ đồ sau.

Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất chè.

Chè sơ chế

SấySàng

Tách râu sơCắt cán

Xuất khẩu Nhập kho thành phẩm

Đóng gói Đấu trộnQuạt

Ngày đăng: 13/08/2014, 13:31

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ cơ cấu sản xuất chè - báo cáo thực tập tốt nghiệp tại công ty cổ phần chè kim anh
Sơ đồ c ơ cấu sản xuất chè (Trang 10)
Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất chè. - báo cáo thực tập tốt nghiệp tại công ty cổ phần chè kim anh
Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất chè (Trang 12)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w