1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

skkn cách ra đề làm văn nghị luận văn học theo hướng phát huy sáng tạo cho học sinh trung học cơ sở

27 512 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 350 KB

Nội dung

Cách ra đề làm văn nghị luận văn học theo hướng phát huy sáng tạo cho học sinh Trung học cơ sở PHẦN MỞ ĐẦU I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Đề làm văn là một khâu quan trọng của quá trình giáo dục văn học cho học sinh trung học cơ sở. Đề văn hội tụ những năng lực của tư duy, đòi hỏi học sinh phải suy luận, phán đoán. Quá trình xử lý đề, học sinh phải vận dụng các thao tác tư duy, kỹ năng biểu đạt. Đề văn còn điều chỉnh việc học của trò và việc dạy của thầy. Đề văn “Nêu ra những đầu đề buộc học sinh phải suy nghĩ, phải tìm tòi trong ký ức của mình, kinh nghiệm của mình, đời sống của mình những gì đáng nói”. Như vậy, học sinh phải đối diện với chính mình, cảm nhận được sự thiếu hụt, non kém hoặc bày tỏ được những hiểu biết, những đánh giá của cá nhân về vấn đề mà đề văn đặt ra. Thông qua bài viết của học sinh người thầy đánh giá được việc dạy văn của mình. Nếu lối dạy áp đặt, lối học thụ động thì việc giải đề văn chỉ là sao chép thông tin một cách máy móc. Đề văn gợi mở được hứng thú sáng tạo sẽ giúp cho học sinh bộc lộ trình độ nhận thức, quan niệm cá nhân, thái độ và tình cảm đối với quê hương đất nước, lòng nhân ái được vun đắp và phát triển. Đề văn chính là tiền đề để phát huy năng lực sáng tạo cho học sinh. Tuy nhiên, việc ra đề làm văn nghị luận văn học ở các trường phổ thông còn phổ biến lối ra đề sao chép tái hiện kiến thức. Giáo viên ra đề kiểm tra kiến thức văn học là chính. Tình trạng học sinh sử dụng các bài văn mẫu để đối phó với đề ra của cô giáo là phổ biến. Cho nên cần thiết phải cải tiến "Cách ra đề làm văn nghị luận văn học theo hướng phát huy sáng tạo cho học sinh Trung học cơ sở" để học sinh hứng thú với việc học, tự rèn luyện mình, từng bước nâng dần năng lực cảm thụ văn học. II. MỤC ĐÍCH – Ý NGHĨA Đề tài nhằm mục đích sau đây: - Đánh giá thực trạng ra đề ở trường trung học cơ sở. - Đề xuất một quan niệm về ra đề làm văn nghị luận văn học. III. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: Chúng tôi tiến hành phương pháp chủ yếu sau: 1. Phương pháp khảo sát phân loại thống kê - Khảo sát 25 đề nghị luận văn học trung học cơ sở - Phân loại thống kê theo tiêu chí 2. Phương pháp phân tích tổng hợp: - Đọc một số tài liệu và những ý kiến rải rác về làm văn để tổng hợp khái quát thành một số nhận định và luận điểm chung. - Khảo sát bài làm của học sinh trung học cơ sở, phân tích rút ra nhận định thực trạng ra đề nghị luận văn học ở trường trung học cơ sở. 3. Phương pháp thực nghiệm: - Bộ đề đề xuất đã được đưa cho học sinh lớp 8, 9 thực nghiệm. Đối tượng thực nghiệm là các trường, các lớp có học sinh trung bình, khá, giỏi. Các trường ở khu vực trung tâm thành phố và ở các Huyện. Trang: 1 Cách ra đề làm văn nghị luận văn học theo hướng phát huy sáng tạo cho học sinh Trung học cơ sở NỘI DUNG CHƯƠNG I KHẢO SÁT, ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH RA ĐỀ NGHỊ LUẬN VĂN HỌC Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ I. KHẢO SÁT, ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH RA ĐỀ Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ. Đề nghị luận văn học được tập trung ở những kiểu bài cơ bản và kiểu bài hỗn hợp. Đề số 1: “Thơ văn Việt Nam từ thế kỷ X đến thế kỷ XV chứa chan tình cảm yêu nước và tự hào dân tộc” Bằng các tác phẩm: Hịch tướng sĩ (Trần Hưng Đạo), Nước Đại Việt ta (Nguyễn Trãi), Nam Quốc Sơn Hà (Lý Thường Kiệt) em hãy chứng minh ý kiến trên. Đề số 2: Có ý kiến cho rằng: “Nước Đại Việt ta của Nguyễn Trãi là bài ca yêu nước chứa chan niềm tự hào dân tộc”. Em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên. Đề số 3: Đọc đoạn trích “Trong lòng mẹ” (Những ngày thơ ấu – Nguyên Hồng) ta thấy bé Hồng có một tình cảm yêu thương mẹ thật là thắm thiết. Em hãy chứng minh nhận xét trên. Đề số 4: “Văn học Việt Nam từ cách mạng Tháng Tám đã sáng tạo được những hình tượng nghệ thuật cao đẹp về con người Việt Nam”. Phân tích một số tác phẩm đã học, đã đọc mà em yêu thích làm sáng tỏ nhận định trên. Đề số 5: Phân tích nhân vật Vũ Nương (Vũ Thị Thiết) trong “Chuyện người con gái Nam Xương” (Truyền kỳ mạn lục) của Nguyễn Dữ. Đề số 6: Phân tích vẻ đẹp hào hùng của nhân vật Lục Vân Tiên trong đoạn thơ: “ Vân Tiên ghé lại bên đàng Bẻ cây làm gậy nhằm làng xông vô Kêu rằng bớ đảng hung đồ Chớ quen làm thói hồ đồ hại dân Phong Lai mặt đỏ phừng phừng Thằng nào lại dám lẫy lừng vào đây Trước gây việc dữ tại mày Truyền quân bốn phía bổ vây bịt bùng Vân Tiên tả đột hữu xung Khác nào Triệu Tử mở vòng Đương Dương Lâu la bốn phía vỡ tan Đều quăng gươm giáo tìm đường chạy ngay Phong Lai chẳng kịp trở tay Bị Tiên một gậy thác rày thân vong” (Lục Vân Tiên – Nguyễn Đình Chiểu) Đề số 7: Phân tích nhân vật Ông Hai trong truyện ngắn “Làng” của Kim Lân để cảm nhận được tình yêu tha thiết làng quê hoà quyện với tình yêu nước Trang: 2 Cách ra đề làm văn nghị luận văn học theo hướng phát huy sáng tạo cho học sinh Trung học cơ sở và tinh thần kháng chiến chống Pháp. Đề số 8: Phân tích hình ảnh chị Dậu qua đoạn trích đã học, đã đọc trong tiểu thuyết “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố. Đề số 9: Phân tích nhân vật Lão Hạc trong tác phẩm cùng tên của Nam Cao. Đề số 10: Phân tích nhân vật Phan Bội Châu trong cuộc gặp gỡ Phan Bội Châu và Varen trong tác phẩm “Những trò lố hay là Varen và Phan Bội Châu” của Nguyễn Ái Quốc Đề số 11: Phân tích nhân vật con hổ trong vườn thú trong bài thơ “Nhớ rừng” của Thế Lữ. Đề số 12: Phân tích nhân vật Chị Dậu trong đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” (Ngữ văn 8 tập I ). Đề số 13: Phân tích tâm trạng nhân vật Thuý Kiều khi bị giam lỏng ở lầu Ngưng Bích trong các câu sau: “ Buồn trông cửa bể chiều hôm Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa Buồn trông mặt nước mới sa Hoa trôi man mác biết là về đâu Buồn trông nội cỏ rầu rầu Chân mây mặt đất một màu xanh xanh Buồn trông gió cuốn mặt dềnh Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi” (Truyện Kiều – Nguyễn Du ) Đề số 14: Hình ảnh người chiến sĩ cộng sản trong văn học cách mạng Việt Nam giai đoạn 1930 – 1945. Những suy nghĩ của em về lẽ sống và tâm hồn của người chiến sĩ đó. Đề số 15: Phân tích đoạn truyện “Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga” (Ngữ Văn 9, tập 1) để thấy rõ Lục Vân Tiên đã hành động rất đúng với lý tưởng của mình. “ Nhớ câu kiến ngãi bất vi Làm người thế ấy cũng phi anh hùng” Đề số 16: Có ý kiến cho rằng: Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn là “Bài văn sôi sục nhiệt huyết, tràn đầy khí thế quyết chiến thắng. Đó là tác phẩm tiêu biểu cho chủ nghĩa yêu nước cao đẹp nhất của thời đại chống Nguyên Mông”. Phân tích Hịch tướng sĩ để làm sáng tỏ ý kiến trên. Đề số 17: Phân tích bài thơ “Ông đồ” của Vũ Đình Liên. Đề số 18: Phân tích 4 khổ thơ trong bài “Đoàn thuyền đánh cá” của Huy Cận. “Thuyền ta lái gió với buồm trăng Lướt giữa mây cao với biển bằng Ra đậu dặm xa dò bụng biển Dàn đan thế trận lưới vây giăng Cá nhụ, cá chim cùng cá đé Trang: 3 Cách ra đề làm văn nghị luận văn học theo hướng phát huy sáng tạo cho học sinh Trung học cơ sở Cá song lấp lánh đuốc đen hồng Cái đuôi em quẫy trăng vàng choé Đêm thở sao lùa nước Hạ Long Ta hát bài ca gọi cá vào Gõ thuyền đã có nhịp trăng cao Biển cho ta cá như lòng mẹ Nuôi lớn đời ta tự thuở nào Sao mờ kéo lưới kịp trời sáng Ta kéo xoăn tay chùm cá nặng Vẩy bạc đuôi vàng loé rạng đông Lưới xếp buồm lên đón nắng hồng…” Đề số 19: Phân tích bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu để thấy được tình đồng chí của những người chiến sĩ trong buổi đầu chống Pháp. Đề số 20: Khổ thơ nào trong bài “Viếng lăng Bác” của Viễn Phương làm cho người đọc xúc động. Chọn một khổ thơ trong bài thơ trên và phân tích khổ thơ đó nhằm tán thành ý kiến đã nêu. Đề số 21: Trong phần thứ nhất của bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” Thanh Hải viết: “ Mọc giữa dòng sông xanh Một bông hoa tím biếc Ôi con chim chiền chiện Hót chi mà vang trời Từng giọt long lanh rơi Tôi đưa tay tôi hứng” Đoạn thơ đẹp như một bức tranh. Em hãy phân tích đoạn thơ để làm sáng tỏ nhận xét đó. Đề số 22: Mở đầu đoạn trích “Nước Đại Việt ta” trong tác phẩm “Bình Ngô Đại Cáo”, Nguyễn Trãi viết: “ Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân Quân điếu phạt trước lo trừ bạo” Suy nghĩ của em về câu đó và hãy chứng minh rằng tư tưởng tình cảm này đã được thể hiện trong suốt “Bình Ngô đại cáo” và các tác phẩm khác của Nguyễn Trãi mà em đã học, đã đọc. Đề số 23: Từ đoạn trích “Nước Đại Việt ta” em hãy bình luận về quan điểm “Lấy dân làm gốc” của Nguyễn Trãi. Đề số 24: Phân tích nhân vật anh thanh niên. Đề số 25: Phân tích đặc điểm nghệ thuật và lòng nhân đạo qua tác phẩm “Kiều ở lầu Ngưng Bích" của Nguyễn Du. Phân loại theo đề Số T T Loại đề Số đề Tổng số khảo sát Trang: 4 Cách ra đề làm văn nghị luận văn học theo hướng phát huy sáng tạo cho học sinh Trung học cơ sở 1 Loại đề yêu cầu học sinh sao chép tái hiện kiến thức 11 25 2 Đề nghị luận văn học phát huy khả năng sáng tạo của học sinh 10 25 3 Loại đề quá sức học sinh 2 25 4 Đề chưa chuẩn xác về nội dung khoa học và phương pháp diễn đạt 2 25 Phân loại theo kiểu bài nghị luận và hỗn hợp Số TT Loại đề Số đề Tổng số khảo sát 1 Giải thích 0 25 2 Chứng minh 6 25 3 Phân tích nhân vật 10 25 4 Bình luận 2 25 5 Phân tích tác phẩm 7 25 II. NHẬN ĐỊNH ĐÁNH GIÁ VỀ TÌNH HÌNH RA ĐỀ Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ: 1. Tình hình ra đề làm văn ở trường trung học cơ sở: Theo phân phối chương trình Ngữ Văn của trường trung học cơ sở, học sinh lớp 7 được học các kiểu bài nghị luận : - Văn chứng minh - Văn giải thích Học sinh lớp được học các kiểu bài nghị luận - Tìm hiểu các yếu tố biểu cảm, tự sự, miêu tả trong văn nghị luận - Viết đoạn văn trình bày luận điểm trong văn nghị luận. Học sinh lớp 9 được học các kiểu bài nghị luận : - Nghị luận về sự việc, hiện tượng trong đời sống xã hội - Nghị luận về tư tưởng đạo lí - Nghị luận về tác phẩm truyện, đoạn trích. - Nghị luận về đoạn thơ, bài thơ. Trong thực tế, kiểu bài giải thích có nội dung xã hội phổ biến hơn là đề giải thích vấn đề văn học. Trong 25 đề khảo sát, không bắt gặp một đề giải thích hỗn hợp có nội dung văn học. Ở các trường nhiều giáo viên sử dụng đề theo cuốn sách “60 đề văn dùng cho học sinh trung học cơ sở” của nhóm tác giả: Mai Đắc Lượng, Đoàn Minh Ngọc, Phạm Thị Dừa, Tạ Đức Hiền, Nguyễn Xuân Mộc. Cuốn thứ 2 : “Hướng dẫn ôn tập thi tốt nghiệp lớp 9” do Sở Giáo dục và đào tạo ban hành ( Đây là tài liệu lưu hành nội bộ) Khảo sát ở 3 trường chúng tôi thấy đề sử dụng trong 2 cuốn trên chiếm 60%. Ngoài ra còn có một số cuốn khác: "27 đề tuyển chọn tập làm văn lớp 9" của nhóm tác giả Trần Văn Sáu, Đặng Văn Khương, “Những bài làm văn chọn lọc lớp 9” của nhóm tác giả: Trang: 5 Cách ra đề làm văn nghị luận văn học theo hướng phát huy sáng tạo cho học sinh Trung học cơ sở Nguyễn Hữu Kiều – Vũ Nho - Vũ Băng Tú. - Số đề do giáo viên tự soạn chiếm 30% trong tổng số đề ra cho học sinh luyện tập. - Đề kiểm tra chất lượng, kiểm tra học kỳ là đề thống nhất của Phòng giáo dục và Sở giáo dục đào tạo. - Đa số các đề đã ra (trong số đề đã khảo sát) là dành cho học sinh đại trà. Loại đề này kết cấu theo kiểu mệnh đề mệnh lệnh: “Em hãy…” và chỉ ra kiểu bài: “…phân tích” hoặc “chứng minh…”. Kiểu kết cấu đề như vậy có ưu điểm: Chỉ rõ thể loại, kiểu bài. Nó phù hợp với đông đảo học sinh có trình độ trung bình khá trở xuống. Hạn chế của kiểu kết cấu trên là một số đề sa vào yêu cầu sao chép, tái hiện kiến thức. - Kiểu bài phân tích nhân vật và phân tích tác phẩm chiếm đa số trong tổng số đề đã khảo sát. - Kiểu bài bình luận có nội dung nghị luận văn học chiếm số ít trong tổng số đề bình luận đã khảo sát. Đề làm văn nghị luận văn học với kiểu bài phân tích nhân vật, phân tích tác phẩm và bình luận có nhiều khả năng gợi mở hứng thú sáng tạo của học sinh hơn đề làm văn kiểu bài chứng minh và giải thích. Đối với loại đề nặng về sao chép, tái hiện kiến thức, các em học sinh thường thụ động khi làm bài. Lối làm bài phổ biến khi gặp đề yêu cầu tái hiện kiến thức là học sinh chép các tài liệu có liên quan đến nội dung được đề cập và ít chú ý đến yêu cầu cụ thể của đề. Hai cô giáo dạy hai lớp cùng khối 9 cho hai đề sau: Đề 1: Phân tích bài “Đoàn thuyền đánh cá” của Huy Cận. Đề 2: Bài thơ "Đoàn thuyền đánh cá" của Huy Cận là một khúc tráng ca về thiên nhiên và con người lao động. Em hãy phân tích bài thơ để làm rõ nhận định trên. Khi xem bài làm của học sinh, giáo viên thấy bất ngờ vì nhiều em ở hai lớp làm bài có nội dung không khác nhau nhiều. Đề số 2 yêu cầu phân tích tác phẩm để làm rõ nhận định nhưng học sinh dường như không nhận thấy. Phần bài làm của các em ở cả hai lớp chỉ tập trung phân tích bài thơ còn yêu cầu cụ thể của từng đề các em không xem xét kỹ. Vấn đề chỉ hiểu chủ đề của đề cũng xảy ra ở hai đề khác nhau khi cho học sinh so sánh: Đề 1: Thủ tướng Phạm Văn Đồng viết: “Sự nghiệp và tác phẩm của Nguyễn Trãi là một bài ca yêu nước chứa chan niềm tự hào dân tộc”. Bằng hiểu biết về các tác phẩm và cuộc đời Nguyễn Trãi, hãy làm sáng tỏ ý kiến trên. Đề 2: “Nước Đại Việt ta” của Nguyễn Trãi là một bài ca yêu nước chứa chan niềm tự hào dân tộc. Em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên. Có 17/25 em được hỏi ý kiến đều cho rằng hai đề không có sự khác nhau. Một trong những nguyên nhân của việc học sinh “Nói như sách, viết như sách” là do các đề làm văn ra không tính tới đối tượng học sinh. Các đề văn đó được sao chép từ các loại sách, các bộ đề ôn. Nhiều đề văn quá sức đối với học Trang: 6 Cách ra đề làm văn nghị luận văn học theo hướng phát huy sáng tạo cho học sinh Trung học cơ sở sinh đại trà. Loại đề văn khô khan chỉ biểu hiện yêu cầu kiểu bài và nội dung nghị luận (như: phân tích bài thơ…) có nhiều ở quyển đề ôn, đề luyện tập và kèm theo đó là các bài văn mẫu. Một số học sinh chỉ cần thấy tên tác phẩm, tác giả hoặc chủ đề đề văn đề cập đến thì cho rằng các đề này giống nhau. Do đó các em chép bài văn mẫu của đề này để giải quyết một đề khác… Có không ít bài chép kiểu “râu ông nọ cắm cằm bà kia”. Phổ biến là hiện tượng nhầm tác giả, nhầm thời đại. Có học sinh viết về lòng nhân đạo của Nguyễn Du: “ Lòng yêu thương con người nhất là người phụ nữ ở Nguyễn Du không phải chỉ là lời than: “Đau đớn thay phận đàn bà…” Ông còn viết “Chuyện người con gái Nam Xương” để tố cáo chế độ phong kiến đã bắt chồng Vũ Nương đi bộ đội, gây ra sự nghi ngờ khủng khiếp”. Hoặc có học sinh nhầm lẫn : Nguyễn Duy viết “Sang thu” để cho thấy cảm nhận tinh tế của nhà thơ trước sự giao mùa của trời đất, của lòng người. Môn làm văn ở trường trung học cơ sở có một trách nhiệm nặng nề: Chuẩn bị cho học sinh thi vào Phổ thông trung học gây áp lực lớn tâm lý của học sinh và phụ huynh của các em. Do đó, giáo viên cần cho học sinh những đề văn để kiểm tra kiến thức văn học, kỹ năng kiểu bài. Việc học sinh cần phải làm đúng kiểu bài đã cho, trình bày đủ các kiến thức cơ bản trở nên cần thiết hơn việc các em bày tỏ xúc cảm riêng, ý kiến riêng về một vấn đề, một khía cạnh văn học… Ví dụ: Trong một cuốn Ôn tập Ngữ văn lớp 9 có hướng dẫn phần kiến thức văn học của bài Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải - Thời điểm sáng tác bài thơ. - Nhan đề bài có ý nghĩa biểu tượng. - Mùa xuân là đối tượng cảm xúc của tác giả, là hình tượng trung tâm của bài thơ- Mạch cảm xúc và tư tưởng theo trình tự xúc cảm của bài thơ: Từ mùa xuân thiên nhiên của đất trời đến mùa xuân đất nước, của cách mạng, sau cùng là mùa xuân của mỗi con người hoà trong mùa xuân lớn lao của đất nước, của cách mạng. - Cảnh sắc quê hương tươi đẹp, gợi cảm, giàu màu sắc Huế – Nghệ thuật miêu tả đặc sắc, giọng thơ tha thiết lắng sâu. - Lời tâm niệm chân thành, thành kính thiêng liêng, thái độ tự nguyện hiến dâng sự nghiệp đời mình dù nhỏ nhoi như “mùa xuân nho nhỏ” vào mùa xuân Cách mạng lớn lao. Đây là một hướng dẫn đầy đủ cho một tác phẩm: "Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải. Bộ đề có ba đề văn về tác phẩm này: Đề 1: Phân tích bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải. Đề 2: Trong phần thứ nhất của bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” Thanh Hải viết “Mọc giữa dòng sông xanh Một bông hoa tím biếc Ôi! con chim chiền chiện Hót chi mà vang trời Từng giọt long lanh rơi Tôi đưa tay tôi hứng” Trang: 7 Cách ra đề làm văn nghị luận văn học theo hướng phát huy sáng tạo cho học sinh Trung học cơ sở Đoạn thơ đẹp như một bức tranh. Phân tích đoạn thơ để làm sáng tỏ nhận xét đó Đề 3: “Ta làm con chim hót Ta làm một cành hoa Ta nhập vào hoà ca Một nốt trầm xao xuyến Một mùa xuân nho nhỏ Lặng lẽ dâng cho đời Dù là tuổi hai mươi Dù là khi tóc bạc". (Trích “Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải) Phân tích đoạn thơ trên. Đề thi tốt nghiệp của một năm học đã lựa chọn đề số 2. Điều đáng buồn khi đọc bài làm của học sinh là có 30% - 40% các em không phân biệt sự khác nhau giữa đề 1 và đề 2. Bài văn mẫu làm cho đề số 1 được học sinh chép y nguyên để làm bài văn có nội dung đề số 2. Ra đề tốt để học sinh có hứng thú sáng tạo là thước đo năng lực văn chương, năng lực sư phạm, trình độ nhiều mặt của người giáo viên văn học. Nhiều thầy cô giáo đã ý thức được vai trò của mình, xác định được tầm quan trọng của môn làm văn nên đã ra đề phù hợp với trình độ đối tượng trong từng lớp. Khảo sát đề văn ở một số lớp, tôi thấy nhiều đề văn cô giáo cho đã tạo được niềm say mê trong học sinh. Ví dụ: Từ một người phụ nữ nhún nhường, nín nhịn nhưng khi cần chị Dậu cũng có những phản kháng chống trả quyết liệt. Em hãy làm rõ điều đó qua đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” (Sách Ngữ văn lớp 8 tập II) Có học sinh viết: “ Sức mạnh ấy phải chăng khởi nguồn từ trái tim ngập tràn tình yêu thương chồng tha thiết của chị Dậu? Khi chị Dậu mệt mỏi chờ anh Dậu trở về, lòng thắc thỏm lo lắng thì bỗng bọn cai lệ trả anh Dậu lại cho chị: “rũ ra như cái chết” chị tìm mọi cách cứu chồng vì tính mạng anh giờ đây chỉ tính từng giây từng khắc ” Như vậy, ít nhiều các em đã bộc lộ sự đồng cảm với chị Dậu trong nỗi đau và sự uất ức. Trong mỗi lớp học, bên cạnh 60% - 70% học sinh trung bình, có khoảng 5 % - 15% học sinh có năng khiếu văn hoặc có hứng thú học văn. Việc ra đề văn nghị luận văn học nhằm gợi khả năng sáng tạo sẽ tạo ra sự phát triển của các mầm non văn học. Năng lực văn học được bồi dưỡng, vun đắp trong suốt quá trình phổ thông là cơ sở để có nhân tài mai sau. Ngoài các loại tái hiện sao chép, đề có khả năng gọi hứng thú còn tồn tại một số đề ra chưa chuẩn xác về nội dung khoa học và phương pháp diễn đạt. Xin đơn cử một số đề thuộc loại này: Đề 1: Phân tích đặc điểm nghệ thuật và lòng nhân đạo qua tác phẩm “Kiều Trang: 8 Cách ra đề làm văn nghị luận văn học theo hướng phát huy sáng tạo cho học sinh Trung học cơ sở ở lầu Ngưng Bích" của Nguyễn Du. Trong đề này yêu cầu về nội dung diễn đạt không phù hợp, từ ngữ diễn đạt chưa chuẩn xác. Đề 2: Phân tích nhân vật anh thanh niên. Đề chưa nêu đủ xuất xứ nhân vật (tác phẩm – tác giả) 2. Đánh giá chung về tình hình ra đề làm văn hiện nay ở trung học cơ sở. - Đề kiểm tra, đề thi chuyển cấp còn sử dụng nhiều đề văn sao chép tái hiện kiến thức. - Đề sao chép tái hiện kiến thức chiếm đa số là do chế độ thi cử và mục đích thi cử còn đè nặng trong học sinh và giáo viên. - Rải rác vẫn còn đề sai sót về nội dung, về cách diễn đạt. - Tình trạng sao chép đề tràn lan từ sách bộ đề phổ biến không chỉ ở một vùng mà còn ở nhiều vùng. Các sách văn mẫu hay và đủ đầy bài nên khi gặp đề văn tương tự là học sinh viết, chép từ sách ra. Khả năng tự suy nghĩ, tự bộc lộ bị giảm đi. Đa số học sinh trung bình muốn có bài văn hoàn chỉnh như văn mẫu nên việc phân tích đề cụ thể không được coi trọng dẫn tới sự sa sút về kỹ năng suy luận, khả năng diễn đạt chính xác tư duy của học sinh. - Nguyên nhân của tình trạng trên là do năng lực của giáo viên và cũng còn do ra đề tuỳ tiện, thiếu cẩn thận. Để có những đề văn gợi mở, phát huy sự sáng tạo của học sinh cần bồi dưỡng đội ngũ giáo viên về năng lực văn học, ngôn ngữ văn học, kiến thức về lĩnh vực Tập làm văn và nhất là xác định được quan niệm dạy học. CHƯƠNG II. HƯỚNG RA ĐỀ LÀM VĂN NGHỊ LUẬN VĂN HỌC THEO HƯỚNG PHÁT HUY SÁNG TẠO CỦA HỌC SINH TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ. I. NHỮNG TIỀN ĐỀ CHO VIỆC RA ĐỀ VĂN THEO HƯỚNG PHÁT HUY SÁNG TẠO CHO HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ. A. Những khả năng của học sinh trung học cơ sở: A-1. Học sinh trung học cơ sở đã có hứng thú với văn học và bước đầu đã đánh giá văn học bằng tiêu chuẩn thẩm mĩ. Nghị luận văn học được dạy trong trường trung học cơ sở ở lớp 8 và lớp 9. Các nhà khoa học nhất trí khẳng định: Học sinh ở vào độ tuổi 13, 14, 15 đã có sự biến chuyển đáng kể trong sự phát triển về năng lực văn học. Quan hệ của học sinh với nghệ thuật đã được xác định. Các em đã trở thành độc giả thực thụ. Ở lứa tuổi này, việc đánh giá tác phẩm đã chuyển từ đánh giá về đạo đức sang đánh giá bằng tiêu chuẩn thẩm mĩ. Quan hệ của học sinh với nghệ thuật dần dần mang tính thẩm mĩ, có ý thức. Học sinh lĩnh hội sách báo không chỉ căn cứ vào nội dung thông tin mà còn lĩnh hội giá trị nghệ thuật. Học sinh lứa tuổi 13, 14, 15 thường chú ý vào những gì mà mình yêu thích. Các em bắt đầu xem tác phẩm là nguồn cung cấp niềm vui, nỗi buồn cho mình. Các em cũng đánh giá tác phẩm tuỳ theo sự trải nghiệm của bản thân. Trang: 9 Cách ra đề làm văn nghị luận văn học theo hướng phát huy sáng tạo cho học sinh Trung học cơ sở Yêu cầu tự biểu hiện ở một số học sinh khá mạnh mẽ dẫn đến việc phân tích tác phẩm được thay thế bằng phân tích có so sánh hoặc suy luận về những chủ đề mình thích thú. Cảm nhận về hai câu thơ “Cỏ non xanh tận chân trời- Cành lê trắng điểm một vài bông hoa” trích "Cảnh ngày xuân" của Nguyễn Du, một học sinh lớp 9 viết: Hai câu thơ trên trích trong bài "Cảnh mùa xuân" ("Truyện Kiều" - Nguyễn Du) là hai câu thơ đặc sắc tả cảnh thiên nhiên mùa xuân trong tiết thanh minh. Nguyễn Du không miêu tả nhiều mà ông chỉ chọn tả một số hình ảnh đặc sắc, tiêu biểu, đó là hình ảnh "cỏ non xanh" tận chân trời, "cành lê trắng" điểm vài bông hoa. Cỏ xanh non, tươi tốt mơn mởn, mỡ màng được trải dài đến tận chân trời dường như còn được nối với xanh của bầu trời mùa xuân. Thảm cỏ non làm nền để làm nổi bật vẻ đẹp của mấy cành lê đang ra hoa, hoa nở điểm xuyết trên cành. Bằng nghệ thuật đảo ngữ "trắng điểm", tác giả đã tạo nên một điểm nhấn cho bức tranh, tô đậm sắc trắng tinh khiết của hoa lê nổi bật trên nền xanh non của cỏ. Hai câu thơ của Nguyễn Du thực ra có mượn tứ của hai câu thơ cổ của Trung Quốc: " Phương thảo liên thiên bích Lê chi sổ điểm hoa" (Cỏ thơm liền với trời xanh Cành lê có điểm một vài bông hoa) Hai câu thơ cổ Trung Quốc chỉ gợi mà không tả, còn hai câu thơ của Nguyễn Du tả rõ màu sắc khiến câu thơ sinh động, có hồn với màu sắc tươi tắn đậm chất hội hoạ. Từ câu thơ ngũ ngôn mang phong vị Đường thi, dưới ngòi bút tài hoa của Nguyễn Du thành câu thơ lục bát uyển chuyển mang đậm hồn thơ dân tộc. Chỉ với hai câu thơ tả cảnh với bút pháp chấm phá, Nguyễn Du cho ta cảm nhận được bức tranh xuân tươi tắn, tràn đầy sức sống phơi phới của mùa xuân. Ở đây, em học sinh đã cảm và đánh giá hai câu thơ theo cách nhìn riêng của em, phù hợp với tính cách của em trong cuộc sống hàng ngày. Trong lúc trao đổi về truyện Kiều, có học sinh thẳng thắn nói: “Kiều vì cha mà bán mình – Nàng thật có hiếu! Nhưng nàng Kiều cứ khóc lên khóc xuống thì đáng ghét quá. Nếu mất chàng Kim Trọng thì yêu người khác. Khóc làm gì?”. Quả thực đó là thái độ của học sinh chưa trải qua tình yêu và là cách nghĩ của thanh niên ngày nay. Như vậy, học sinh lớp 8, 9 đã có hứng thú với văn chương và cảm thụ văn chương bằng cái nhìn của bản thân. Nếu làm cho các em bộc lộ mình, bày tỏ ham thích riêng và đánh giá bằng kinh nghiệm cá nhân đã có sự chắt lọc tổng hợp thì học sinh sẽ phát triển vốn văn học. Nhưng không phải học sinh nào cũng có hứng thú với văn chương và có thái độ chủ quan trong thưởng thức. Ở một số em hứng thú cá nhân được bộc lộ rõ rệt. Ở một số khác thì hết sức mờ nhạt. Ngay cả trong điều kiện sư phạm giống hệt nhau thì sự phân hoá cũng khá rạch ròi. Nếu học sinh chỉ sao chép, tái hiện hiểu biết về tác giả, tác phẩm thì giờ làm văn sẽ trở nên tẻ nhạt, chán ngán đối với học sinh yêu thích văn chương, biết cảm thụ văn chương bằng con mắt Trang: 10 [...]... hình ra đề nghị luận văn học trong trường THCS hiện nay Chương II: Hướng ra đề nghị luận văn học nhằm phát huy sáng tạo cho học sinh THCS I Những tiền đề cho việc ra đề văn theo hướng phát huy sáng tạo cho học sinh THCS A Những khả năng của học sinh THCS B Trình độ học sinh THCS C Khả năng sáng tạo cho học sinh THCS II Một số nguyên tắc ra đề làm văn nghị luận văn học nhằm phát huy sáng tạo cho học sinh. .. chọn đề tài II Mục đích- ý nghĩa của đề tài III Phương pháp nghiên cứu Trang: 25 TRANG 1 2 Cách ra đề làm văn nghị luận văn học theo hướng phát huy sáng tạo cho học sinh Trung học cơ sở Phần nội dung Chương I: Khảo sát tình hình ra đề nghị luận văn học trong trường THCS I Khảo sát đề văn II Nhận định, đánh giá tình hình ra đề nghị luận văn học trong trường THCS 1 Tình hình ra đề nghị luận văn học 2... người hướng thiện trong chế độ cũ, để từ đó giáo dục các em học sinh biết yêu quý chế độ mới 4 Đề làm văn chú ý tính vừa sức với học sinh trung học cơ sở Các đề văn đề xuất đã chú ý tới dạng đề hỗn hợp để học sinh ở nhiều trình độ cùng làm Trong những đề nhiều tầng các đối tượng có năng lực văn học khác Trang: 22 Cách ra đề làm văn nghị luận văn học theo hướng phát huy sáng tạo cho học sinh Trung học cơ. . .Cách ra đề làm văn nghị luận văn học theo hướng phát huy sáng tạo cho học sinh Trung học cơ sở chủ quan Nhưng nếu đề văn chỉ chú ý đến đối tượng học sinh có năng lực văn thì số học sinh trình độ trung bình sẽ thấy quá sức Do đó các đối tượng khác nhau về trình độ cùng học một lớp nên việc ra đề cần làm sao cho học sinh nào cũng có hứng thú sáng tạo Mức độ sáng tạo có thể khác nhau... III: Đề xuất một số đề văn nghị luận văn học nhằm phát huy sáng tạo cho học sinh THCS I Đề xuất bộ đề II Thuyết minh bộ đề III Những khó khăn trong quá trình thực hiện Phần kết luận 2 9 20 24 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Sách giáo khoa Ngữ văn lớp 7, 8, 9 2 “60 đề văn dùng cho học sinh THCS”- Nhóm tác giả Mai Đắc Lượng, Đoàn Minh Ngọc… Trang: 26 Cách ra đề làm văn nghị luận văn học theo hướng phát huy sáng tạo. .. chậm phát triển trong đó có Việt Nam Nhà trường phải giáo dục thế hệ trẻ trở thành người công dân năng động tích cực, có sáng tạo, trung thực yêu nước Trang: 15 Cách ra đề làm văn nghị luận văn học theo hướng phát huy sáng tạo cho học sinh Trung học cơ sở và trung thành với con đường xã hội chủ nghĩa Văn học nói chung, kỹ năng làm văn nói riêng có thể tạo cho học sinh những khả năng đó Khả năng sáng tạo. .. đó những khuyết điểm của học sinh đặt ra cho nhà trường trung học cơ sở vấn đề cần thiết: Cần có sự điều chỉnh trong cách đánh giá năng lực văn của học sinh Cách đánh giá đúng sẽ đưa đến cách học đúng Cải tiến cách ra đề theo hướng nhằm phát huy sáng tạo của học sinh là một khâu quan trọng trong cải tiến giảng dạy C- Khả năng sáng tạo của học sinh trung học cơ sở Nếu việc đánh giá là kiểm tra sự tiếp... trong văn học trung đại, phong cách nghệ thuật thơ Hồ Chí Minh Tuy mức độ khác nhau nhưng những sự hiểu biết của các em có được là những tiền đề để các em thâm nhập tác phẩm và nâng cao cần vốn hiểu biết văn học Về văn học sử, cũng còn một bộ phận học sinh không nắm chắc các giai Trang: 11 Cách ra đề làm văn nghị luận văn học theo hướng phát huy sáng tạo cho học sinh Trung học cơ sở đoạn, các thời kỳ văn. .. em cách nghĩ, cách tiếp thu và cách biểu hiện tức là chúng ta đã làm cho các em lớn lên về trí tuệ nhân cách và phẩm chất tư duy CHƯƠNG III ĐỀ XUẤT MỘT SỐ ĐỀ NGHỊ LUẬN VĂN HỌC NHẰM PHÁT HUY SÁNG TẠO CHO HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ I ĐỀ XUẤT MỘT SỐ ĐỀ NGHỊ LUẬN VĂN HỌC DÙNG CHO HỌC SINH LỚP 8, LỚP 9 VÀ ÔN LUYỆN CUỐI LỚP 9 Đề số 1: Văn thơ cổ, vượt qua nhiều thế kỷ đến với thời đại chúng ta bằng ánh sáng. .. Du” Học sinh không dễ gì xác định được kiểu bài, phạm vi vấn đề Thiên nhiên trong thơ Nguyễn Du nếu chỉ ở các đoạn trích trong chương trình đã cũng khá nhiều vấn đề Nếu không giới hạn phạm vi thì vấn đề rất rộng Cần chỉ rõ kiểu bài và giới hạn vấn đề cho học sinh Đây là đề khó đối với học sinh đại trà Trang: 17 Cách ra đề làm văn nghị luận văn học theo hướng phát huy sáng tạo cho học sinh Trung học cơ . II. HƯỚNG RA ĐỀ LÀM VĂN NGHỊ LUẬN VĂN HỌC THEO HƯỚNG PHÁT HUY SÁNG TẠO CỦA HỌC SINH TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ. I. NHỮNG TIỀN ĐỀ CHO VIỆC RA ĐỀ VĂN THEO HƯỚNG PHÁT HUY SÁNG TẠO CHO HỌC SINH TRUNG HỌC. Du. Phân loại theo đề Số T T Loại đề Số đề Tổng số khảo sát Trang: 4 Cách ra đề làm văn nghị luận văn học theo hướng phát huy sáng tạo cho học sinh Trung học cơ sở 1 Loại đề yêu cầu học sinh sao. sách, các bộ đề ôn. Nhiều đề văn quá sức đối với học Trang: 6 Cách ra đề làm văn nghị luận văn học theo hướng phát huy sáng tạo cho học sinh Trung học cơ sở sinh đại trà. Loại đề văn khô khan

Ngày đăng: 22/12/2014, 15:34

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w