Nếu nghị luận văn học giúp học sinh nâng cao năng lực cảm thụ tác phẩmvăn học, đưa ra những ý kiến đánh giá về các vấn đề văn học để từ đó bồi đắpthế giới tâm hồn, tình cảm của mình thì
Trang 1
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
CÁCH RA ĐỀ VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI TRONG
TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
Trang 31.CỞ SỞ LÍ LUẬN:
Nghị luận xã hội là một trong hai kiểu bài nghị luận trong nhà trường phổthông Nếu nghị luận văn học giúp học sinh nâng cao năng lực cảm thụ tác phẩmvăn học, đưa ra những ý kiến đánh giá về các vấn đề văn học để từ đó bồi đắpthế giới tâm hồn, tình cảm của mình thì nghị luận xã hội lại giúp học sinh khảnăng đưa ra ý kiến, suy nghĩ của bản thân mình trước những hiện tượng đờisống, trước các vấn đề xã hội, những tư tưởng đạo lý để từ đó hình thành ý thứccông dân và nhân cách con người Chất lượng của việc dạy và học làm văn nghịluận xã hội có ý nghĩa rất quan trọng đối với chất lượng giáo dục đạo đức họcsinh trong nhà trường Muốn việc dạy và học làm văn nghị luận xã hội trong nhàtrường có chất lượng, cần phải rất quan tâm đến việc ra đề thi và kiểm tra Đề thi
và kiểm tra là thước đo đồng thời là kim chỉ nam định hướng cho việc dạy vàhọc Đề thi và kiểm tra nghị luận xã hội sáng tạo, có tính giáo dục, phù hợp vớiđối tượng học sinh, phát huy tính chủ động, độc lập suy nghĩ của học sinh mớimong việc dạy và học làm văn nghị luận xã hội trong nhà trường đạt hiệu quả
2.CƠ SỞ THỰC TIỄN:
Học sinh ngày nay phải đối mặt với rất nhiều vấn đề của đời sống xã hội
Sự phát triển của kinh tế, khoa học, công nghệ dẫn đến những thay đổi về giá trị,quan điểm, lối sống, đạo đức Chính vì thế, đề văn nghị luận xã hội cũng phải đềcập được những vấn đề mới mẻ, phức tạp thường xuyên xuất hiện trong đời sốngnói chung và đời sống, tình cảm của học sinh nói riêng để các em được bày tỏsuy nghĩ, quan niệm của mình Mỗi thời đại, mỗi thế hệ thậm chí là mỗi ngày lại
có những yêu cầu mới, nhiệm vụ mới trong công tác giáo dục học sinh Điều đóđòi hỏi người giáo viên dạy văn phải ra được những đề văn nghị luận theo sát với
xã hội và phản ánh kịp thời những tâm tư, suy nghĩ của thế hệ học sinh
Việc ra đề văn nghị luận xã hội ở nhà trường trung học nói chung và ởtrường THPT Phù Cừ nói riêng đã được quan tâm nhưng chất lượng đề nói
Trang 4chung còn hạn chế Chính vì thế tôi chọn vấn đề “Cách ra đề văn nghị luận xãhội trong trường THPT” làm đề tài sáng kiến kinh nghiệm của mình.
II MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:
Nghiên cứu đề tài này, tôi muốn bản thân mình có được những kỹ năngcần thiết để ra được những đề thi và kiểm tra về nghị luận xã hội phù hợp vớihọc sinh, thúc đẩy việc dạy và học nghị luận xã hội ở trường THPT Phù Cừ,đồng thời muốn chia sẻ kinh nghiệm với bạn bè, đồng nghiệp gần xa nhằm nângcao chất lượng dạy và học bộ môn Ngữ văn nói chung trong nhà trường THPT
III NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU:
Đề tài nghiên cứu của tôi giải quyết các nhiệm vụ sau:
- Tìm hiểu thực trạng việc ra đề thi và kiểm tra nghị luận xã hội hiện nay ởtrường THPT Phù Cừ
- Những yêu cầu cần thiết của một đề thi, đề kiểm tra nghị luận xã hội
- Các bước đề thi và kiểm tra về nghị luận xã hội
- Giới thiệu một số đề thi và kiểm tra nghị luận xã hội
IV PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1 Phương pháp nghiên cứu lí luận: Đọc tài liệu, giáo trình có liên quan
đến các vấn đề cần nghiên cứu Nghiên cứu sách giáo khoa, sách tham khảo vàcác nguồn tư liệu
2 Phương pháp thực nghiệm: Tiến hành ra các đề thi và kiểm tra để sử
dụng trong các bài thi và kiểm tra, làm đáp án, hướng dẫn chấm cho các đề đã ra
3 Phương pháp tổng kết rút kinh nghiệm
4 Phương pháp thống kê toán học: Thu thập, xử lý, đánh giá kết quả khi
áp dụng đề tài
NỘI DUNG
I KHÁI QUÁT VỀ NGHỊ LUẬN XÃ HỘI:
Trang 51 Khái niệm văn nghị luận:
Văn nghị luận là loại văn trong đó người viết (người nói) trình bày những
ý kiến của mình bằng cách dùng lí luận bao gồm cả lí lẽ và dẫn chứng để làm rõmột vấn đề thuộc về chân lí nhằm làm cho người đọc (nghe) hiểu, tin, đồng tìnhvới những ý kiến của mình và hành động theo những điều mà mình đề xuất
2 Vai trò, vị trí của văn nghị luận :
Văn nghị luận đã hình thành từ xa xưa và phát triển cùng với sự phát triển của tưtưởng, văn hóa nhân loại và góp phần vào sự phát triển ấy Ngày nay, văn nghịluận càng phát triển mạnh mẽ Nó thâm nhập vào mọi lĩnh vực của đới sống xãhội Nó là vũ khí khoa học và vũ khí tư tưởng sắc bén , giúp cho con người nhậnthức đúng đắn các lĩnh vực của đời sống xã hội và hướng dẫn, thúc đẩy hoạtđộng thực tiễn của con người
Do đó, học làm văn nghị luận là một công việc, một yêu cầu rất trọng yếu củaviệc học văn trong nhà trường Văn nghị luận đặt ra những vấn đề tư tưởng vàhọc thuật đòi hỏi người học sinh phải giải quyết, từ đó giúp cho các em vận dụngtổng hợp các tri thức đã học được từ tự nhiên đến xã hội, rèn luyện khả năngdiễn đạt bằng ngôn ngữ, khả năng tư duy logic khoa học, nghĩa là có phươngpháp tư duy đúng để tìm hiểu đúng vấn đề và có thái độ đúng trước các sự việcsảy ra trong cuộc sống Từ đó góp phần tích cực vào việc xây dựng và hoàn thiệnnhân cách của người học sinh Vì vậy, văn nghị luận ngày càng chiếm một vị trí,giữ một vai trò quan trọng trong cuộc sống
II THỰC TRẠNG VIỆC RA ĐỀ THI VÀ KIỂM TRA NGHỊ LUẬN XÃ HỘI MÔN NGỮ VĂN Ở TRƯỜNG THPT
Từ năm 2006, khi Bộ Giáo dục và Đào tạo thay sách giáo khoa môn Ngữvăn, nghị luận xã hội đã được chú trọng hơn trước đây Nhiều bài kiểm tra trongchương trình có nội dung là nghị luận xã hội Các giáo viên trong tổ đã có ý thứccao trong việc thực hiện việc ra đề thi và kiểm tra về nghị luận xã hội Tuy nhiêncông việc này vẫn tồn tại những hạn chế sau:
Trang 6- Chủ yếu các đề thi và kiểm tra được các giáo viên sử dụng đều là các đề
đã có trong sách giáo khoa hoặc trong sách giáo viên Điều này dẫn đến việc lặp
đi, lặp lại của các đề thi và kiểm tra Nhiều đề đã có đáp án, có bài mẫu trong cácsách tham khảo và trên Internet nên khi kiểm tra, thi cử, học sinh đã tìm cách đểquay cóp, sao chép, không phát huy được tính tích cực, độc lập của học sinh
- Các dạng đề thi và kiểm tra về nghị luận xã hội chưa đa dạng, phongphú, chưa hấp dẫn với học sinh
- Việc ra hướng dẫn chấm chủ yếu vẫn là một chiều, ít có đất để học sinhbày tỏ ý kiến riêng đặc biệt là những ý kiến trái chiều
III YÊU CẦU CỦA MỘT ĐỀ VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI
1 Đề nghị luận xã hội phải có tính giáo dục có tính giáo dục
Nếu nghị luận văn học giúp học sinh nâng cao năng lực cảm thụ tác phẩmvăn học, đưa ra những ý kiến đánh giá về các vấn đề văn học để từ đó bồi đắpthế giới tâm hồn, tình cảm của mình thì nghị luận xã hội lại giúp học sinh khảnăng đưa ra ý kiến, suy nghĩ của bản thân mình trước những hiện tượng đờisống, trước các vấn đề xã hội, những tư tưởng đạo lý để từ đó hình thành ý thứccông dân và nhân cách con người Chính vì thế, yêu cầu đầu tiên của một đề vănnghị luận xã hội là phải mang tính giáo dục cao Đề văn nghị luận xã hội phảiđịnh hướng giáo dục cho học sinh những tình cảm cao đẹp như tình yêu conngười, yêu cuộc sống, yêu quê hương, cội nguồn, gia đình; bồi đắp cho học sinhnhân cách đẹp với các phẩm chất như lòng vị tha, sự dũng cảm, tính trung thực,lòng tự trọng; hướng học sinh đến lý tưởng sống, mục đích sống có ý nghĩa trongcuộ đời, những lối sống trong sáng, lành mạnh…Điều tưởng như tất yếu nàynhưng đôi khi, vì cách suy nghĩ chưa thấu đáo hoặc do kỹ thuật của người ra đề
mà đề văn nghị luận xã hội chưa đảm bảo được tính giáo dục, thậm chí còn phảngiáo dục Năm 2013 vừa qua, trong đề thi học sinh giỏi của Sở Giáo dục và Đào
tạo Hải Phòng có đề văn nghị luận xã hội như sau: “Người mẫu Ngọc Trinh từng
Trang 7trả lời phỏng vấn rằng: "Yêu không có tiền thì cạp đất mà ăn à?" Mới đây, cô gái trẻ Lê Thị Huyền Anh (biệt danh "Bà Tưng") khi trả lời một trang mạng xã hội, cũng thẳng thắn: "Tôi mơ ước có nhiều đại gia, nhiều người giàu quan tâm đến mình, cho tôi thật nhiều tiền” (theo Vietnamnet) Từ những hiện tượng trên, anh/ chị hãy viết một bài văn (tối đa 800 từ) về chủ đề: "Tiến bộ xã hội và ước mơ đại gia của cô gái trẻ" Đề văn trên lập tức gây nhiều bức xúc trong dư luận xã hội.
Nhiều nhà văn, nhà giáo không ngần ngại khẳng định đây là một đề văn vô tình
cổ xúy cho cái xấu, cho lối sống vật chất tầm thường của một bộ phận giới trẻ.Điều đáng trách của người ra đề là cẩu thả trong việc nêu luận đề nghị luận
“Tiến bộ xã hội và ước mơ đại gia của những cô gái trẻ” Cách nêu luận điểmnhư thế vô hình chung khiến người đọc hiểu rằng lối sống buông thả, thực dụngcủa các nhân vật trên chính là ước mơ chính đáng của những cô gái trẻ trong một
xã hội tiến bộ
2 Đề văn nghị luận xã hội phải có tính thiết thực, phù hợp với học sinh.
Đối tượng của các đề thi nghị luận xã hội chính là các em học sinh THPT
độ tuổi từ 15 đến 18 Chúng ta ra đề để các em được nói nên những suy nghĩ,mong muốn, ý kiến của mình đồng thời chính chúng ta cũng muốn tác động, giáodục, định hướng cho các em Muốn vậy thì đề thi phải thiết thực, gần gũi và phùhợp với các em như mối quan hệ thầy trò, bạn bè, tình yêu tuổi học trò, ước mơ
về nghề nghiệp trong tương lai, khát vọng sống của tuổi trẻ, những tấm gươngtuổi trẻ, những biểu hiện tiêu cực trong giới trẻ, trong nhà trường…Đừng nghĩcác em là các nhà chính trị, các học giả uyên bác, các nhà xã hội học mà ra chocác em những đề văn quá trừu tượng, đòi hỏi sự tư duy, suy nghĩ vượt tuổi Đã
có thời câu nói của Gớt- nhà thơ, nhà triết học vĩ đại của Đức “ Lý thuyết chỉ
một màu xám xịt Còn cây đời mãi mãi xanh tươi” hay câu nói của Herriot–
nhà khoa học và chính khách, viện sĩ Viện hàn lâm Pháp “Văn hóa là cái còn lại
khi ta quên tất cả, là cái còn thiếu khi ta đã học tất cả” được sách giáo khoa và
nhiêu giáo viên lụa chon làm đề kiểm tra cho học sinh Thú thực, chính bản thân
Trang 8tôi thấy những đề văn ấy còn quá sức với mình huống chi là với học sinh Hiểuthì hiểu được nhưng triển khai thành bài văn nghị luận xã hội với các thao táccần có không phải là một điều đơn giản với những câu nói trên Hàn lâm quá,triết lý sâu xa quá so với lứa tuổi học trò từ 15 đến 18 tuổi Năm 2012, trong kỳthi tuyển vào Đại học FPT có đề văn nghị luận xã hội như sau:
“ Đại thi hào Nguyễn Du đã viết trong Truyện Kiều:
Xưa nay trong đạo đàn bà
Chữ trinh kia cũng có ba bảy đường
Có khi biến, có khi thường
Có quyền, nào phải một đường chấp kinh
Và chính ông cũng lại viết:
Đạo tòng phu, lấy chữ trinh làm đầu
Ngày xưa, nếu cô dâu bị mất trinh thì coi như mất hết, hôn nhân đỗ vỡ,người vợ bị đem trả lại Nhưng ngày nay, đối với nhiều bạn trẻ, cái màng trinhkhông còn ý nghĩa quan trọng đến thế, thậm chí nhiều người còn ủng hộ quanđiểm tình dục trước hôn nhân
Vậy theo bạn, người phụ nữ có nhất thiết phải giữ gìn trinh tiết trước khi
về nhà chồng? Và hạnh phúc thật sự của một cuộc hôn nhân có phụ thuộc vàoviệc người vợ có còn trinh hay không?”
Nói thực, với tôi thì đề này có quá nhiều điều để nói về kỹ thuật làm đềnhưng cơ bản nhất là đề văn này không phù hợp với một kỳ thi tuyển vào mộttrường đại học Nó động chạm một vấn đề khá tế nhị không đúng lúc đồng thời
nó còn khiến người ta hiểu sai lệch về quan niệm của Nguyễn Du về trinh tiếtcủa người phụ nữ thời phong kiến Chữ trinh mà Nguyễn Du bàn đến là đứchạnh, phẩm cách của người phụ nữ nói chung trong đó có ẩn ý bao hàm về trinhtiết của người phụ nữ nhưng đề bài này đặt vấn đề một cách rất thô thiển về “cáimàng trinh” và quan điểm “tình dục trước hôn nhân” Thậm chí đề còn hỏi “có
Trang 9nhất thiết phải giữ gìn trinh tiết” giống như một gợi ý cho người viết bày tỏ quanđiểm “không nhất thiết” Tôi không phải kiểu người cổ hủ nhưng không hiểu saokhi đọc đề văn này, tôi thấy gai hết cả người.
3 Đề văn nghị luận xã hội phải có tính thời sự:
Tính thời sự nghĩa là vấn đề nghị luận đang là vấn đề được xã hội quantâm hoặc nó là những hiện tượng vừa mới diễn ra và có tác động mạnh đối vớimọi người Có những vấn đề luôn giữ được tính thời sự, luôn là điều cần thiếtphải giáo dục cho giới trẻ nhưng có những vấn đề nó chỉ mang tính thời sự trongmột thời điểm nhất định nào đó Chẳng hạn vấn đề về môi trường, về tai nạn giaothông luôn là những vấn đề thời sự trong đời sống hiện đại Trong đề thi tốtnghiệp năm 2013 có đề nghị luận xã hội về em Nguyễn Văn Nam, một học sinh
ở Đô Lương - Nghệ An Đề thi yêu cầu viết một bài văn ngắn khoảng 400 từ bày
tỏ suy nghĩ về hành động dũng cảm của học sinh Nguyễn Văn Nam khi laoxuống dòng nước cứu sống 5 học sinh rồi bị dòng nước cuốn trôi khi kiệt sức.Đây là một đề thi mang tính thời sự lúc ấy vì sự kiện em Nam dũng cảm cứu 5học sinh rồi tử nạn vừa mới diễn ra cách thời điểm đó không lâu Đề văn ấy đã
có tính giáo dục và tác động sâu sắc trong giới trẻ và dư luận nhờ tính thời sựcao
4 Đề văn nghị luận xã hội phải mới mẻ và hấp dẫn
Cái hay của một đề nghị luận xã hội đúng nghĩa là ở chỗ nó không có sẵnnhư những đề nghị luận văn học nên tránh được việc học sinh quay cóp, saochép, giúp học sinh độc lập tư duy, suy nghĩ Tuy nhiên, nếu các thầy cô không
ra được đề mới mà sử dụng những đề đã quen thuộc thì cũng không khác gì đềvăn nghị luận văn học Những vấn đề cần nghị luận thì khó có thể mới nhưngngữ liệu và cách hỏi thì phải mới, phải khác mới tạo được sự hứng thú và kíchthích được sự suy nghĩ riêng của học sinh Điều đáng tiếc là rất ít thầy cô tự ra đềmới cho học sinh từ đề kiểm tra bài viết đến thi học kỳ, thi thử Đại học Gần đây,
Trang 10nếu bạn quan tâm đến các đề nghị luận xã hội của các trường hẳn bạn sẽ bắt gặpnhững câu nghị luận xã hội đại loại như: Hãy viết bài văn trình bày suy nghĩ củaanh chị về câu nói “Bàn tay tặng hoa hồng luôn phảng phất hương thơm” hay
“Tôi đã khóc khi không có giầy để đi cho đến khi nhìn thấy người không có chân
để đi giày” …Nếu bạn gõ những câu ấy vào Google hoặc tìm trong các sáchtham khảo về nghị luận xã hội bạn sẽ bắt gặp nhan nhản những bài văn mẫu.Thực ra những đề ấy là rất hay, nhưng nó chỉ hay khi mới xuất hiện thôi, còn khi
nó đã được các thầy cô dạy như luyên thi thì không nên đưa vào làm đề kiểm tra
và thi cử nữa Không có đề nào là mới mãi cả vì thế giáo viên muốn dạy vănnghị luận xã hội tốt phải không ngừng tìm tòi, sáng tạo để ra được những đề bàimới và hay
IV CÁC BƯỚC RA ĐỀ VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI
1 Chọn ngữ liệu làm đề thi:
Bất kỳ đề làm văn nào cũng phải có ngữ liệu Nếu Đề nghị luận văn họclấy ngữ liệu từ những tác phẩm văn học có trong chương trình thì ngữ liệu củanghị luận xã hội không có một giới hạn nào Bạn có thể lấy từ rất nhiều nguồn tưliệu cả trong và ngoài chương trình miễn là ngữ liệu ấy chứa đựng được vấn đềnghị luận đúng đắn, sâu sắc và đảm bảo được những yêu cầu của một đề vănnghị luận xã hội Ngữ liệu cho đề văn nghị luận xã hội rất phong phú, đa dạngnhưng tôi thường khái quát thành những dạng cơ bản sau:
a Ngữ liệu là một câu nói hàm súc:
Giáo dục đạo đức, nhân cách cho con người là vấn đề của muôn đời.Những nhà hiền triết, những nhà văn hóa, những danh nhân thế giới và cả nhândân muôn đời cũng đã quan tâm giáo dục nhân cách con người qua những triết lý
cô đọng hàm súc Biết bao nhiêu tục ngữ, thành ngữ, ngạn ngữ của các nước trênthế giới ẩn chứa những bài học sâu sắc Những câu nói nổi tiếng của các danhnhân như những kim chỉ nam cho suy nghĩ, hành động của con người Muốn ra
Trang 11được đề nghị luận xã hội hay, người giáo viên phải thuộc được nhiều câu châmngôn, tục ngữ, thành ngữ, phải đọc, sưu tầm nhiều từ các sách lời hay ý đẹp, từcác trang website danh ngôn cuộc sống Điều chú ý là khi sưu tầm, tìm kiếm,chúng ta cần sắp xếp theo từng lĩnh vực để sau này ta dễ sử dụng theo mục đíchcủa đề thi và kiểm tra Chẳng hạn, ta có thể sắp xếp như sau:
Danh ngôn về lý tưởng sống
- Muốn đi tới mục tiêu lớn phải bắt đầu từ mục tiêu nhỏ Lenin (Nga)
Trong đời người, có hai con đường bằng phẳng không trở ngại: một là đi tới lý
tưởng, một là đi tới cái chết Lev Tolstoy (Nga)
- “Thân thể khỏe mạnh” và “tư tưởng lành mạnh” là hai điều hạnh phúc
lớn nhất trong cuộc sống Horace (La Mã)
- Con người có vật chất mới có thể sinh tồn, có lý tưởng mới nói đến cuộcsống Bạn muốn hiểu sự khác nhau giữa sinh tồn và sống? Động vật thì sinh tồn,
con người thì sống Hugo (Pháp)
- Trong cuộc đời có 2 mục tiêu: một là theo đuổi lý tưởng, hai là thực hiện
lý tưởng, hưởng thụ thành quả Chỉ có người sáng suốt mới đạt được mục tiêu
thứ 2 Smith (Anh)
- Lý tưởng là suối nguồn của lịch sử, cái nôi của trí tuệ, cờ chiến của xung
phong, kiếm sắc để chặt gai.Gorky (Nga)
- Hoạt động của con người nếu không có sự cổ vũ của lý tưởng thì sẽ biến
thành trống rỗng và nhỏ bé.Chernyshevsky (Nga)
- Thanh niên ta rất hăng hái Ta biết kết hợp lòng hăng hái đó lại và dìu dắtđúng đắn thì thanh niên sẽ thành một lực lượng rất mạnh mẽ
Danh ngôn về đạo đức
- Đạo đức chân chính giống như dòng sông, càng sâu càng vô thanh
- Đạo đức không gì hơn là lòng tôn kính cuộc sống
Albert Schweitzer
Trang 12- Tôi sẽ cho anh định nghĩa về đạo đức: Luôn tốt khi duy trì và nuôi dưỡngcuộc sống, luôn xấu khi gây thương tổn và phá hủy cuộc sống.
Albert Schweitzer
- Hạnh phúc, cho dù dưới chế độ chuyên quyền hay dân chủ, cho dù trong
sự nô lệ hay tự do, không bao giờ đạt được nếu ta không có đạo đức
John Adams
- Tri thức trong đầu và đạo đức trong tim, thời gian cống hiến để nghiêncứu và lao động thay vì hình thức và lạc thú, đó là cách để trở nên hữu dụng, vànhờ vậy, có được hạnh phúc John Adams
- Người đàn bà đẹp đạt được thành công dễ dàng hơn người đàn bà thôngminh Chỉ đơn giản là những người đàn ông mù thì ít, bù lại những người đàn
ông ngốc nghếch lại quá nhiều X Lôren
- Hỏi rằng, có khi nào trong đời, con người ta lại thôi thúc tiến lên hơn là
lúc đứng trước đèn đỏ giao thông H D Suyt
- Người cao thượng là người không bao giờ làm một điều gì để hạ thấp
người khác A N Casơn
- Nếu chỉ loại hôn nhân vì tình yêu mới là đạo đức thì loại hôn nhân mà
trong đó tình yêu tiếp tục tồn tại mới là đạo đức F.Engels
Trang 13tìm được một câu ưng ý Chẳng hạn, với tôi, trong những câu châm ngôn về đạođức trên đây thì câu nói “Đạo đức chân chính giống như dòng sông, càng sâucàng vô thanh” là câu nói làm được đề thi hay hơn cả.
b Ngữ liệu là một mẩu chuyện, một đoạn thơ, bài thơ.
Những mẩu chuyện về đạo đức, về lối ứng xử giữa con người với conngười, những đoạn thơ, bài thơ có giá trị tư tưởng, đạo lý, chứa đựng những bàihọc triết lý về lẽ làm người cũng là những ngữ liệu hấp dẫn của đề văn nghị luận
xã hội Giáo viên cũng phải đọc và sưu tầm rất nhiều từ các kênh thông tin khácnhau như sách, báo, tạp chí, các trang website có uy tín về giáo dục kỹ năngsống, giá trị sống Bộ sách “Hạt giống tâm hồn” cũng là nguồn tư liệu rất phongphú Mẩu chuyện sau đây trong bộ sách này là một mẩu chuyện chứa đựng rấtnhiều thông điệp về lòng yêu thương, sự tha thứ và hối hận mà giáo viên có thể
sử dụng làm đề thi:
“Tại một thị trấn nhỏ ở Tây Ban Nha, có một người đàn ông tên Jorge vừa cãi
vã dữ dội với cậu con trai Paco của mình Ngày hôm sau, ông phát hiện giường của Paco trống không- cậu bé đã bỏ nhà đi Vượt qua cảm giác ăn năn, hối hận
về những điều đã xảy đến, Jorge nhìn lại mình và nhận ra rằng, với ông, cậu con trai quan trọng hơn tất cả Với mong muốn bắt đầu lại, Jorge đến một cửa hiệu nổi tiếng ở trung tâm thị trấn và dán một tấm giấy lớn có dòng chữ: “Paco, con hãy trở về nhà Bố yêu con Hãy gặp bố ở đây vào sáng ngày mai, con nhé!” Sáng hốm sau, khi Jorge đến cửa hiệu, thì không chỉ có một, mà có đến bảy cậu
bé cùng tên Paco bỏ nhà ra đi đã đứng đợi ở đấy ”
Hay bài thơ Hỏi của Hữu Thỉnh cũng là một bài thơ có tác động mạnh vớihọc sinh về lẽ sống của con người nếu được lấy làm đề thi:
Tôi hỏi đất:
-Đất sống với đất như thế nào?
- Chúng tôi tôn cao nhau Tôi hỏi nước:
Trang 14-Nước sống với nước như thế nào?
- Chúng tôi làm đầy nhau Tôi hỏi cỏ: Cỏ sống với cỏ như thế nào?
- Chúng tôi đan vào nhau Làm nên những chân trời Tôi hỏi người:
- Người sống với người như thế nào?
Tôi hỏi người:
- Người sống với người như thế nào?
Tôi hỏi người:
- Người sống với người như thế nào?
Tuy nhiên, dạng đề văn nghị luận xã hôi rút ra từ một mẩu chuyện, mộtđoạn thơ, bài thơ là một yêu cầu khó với học sinh đại trà Dạng này phù hợp vớiđối tượng là học sinh giỏi bởi nó đòi hỏi người viết phải có kỹ năng đọc hiểu và
sự cảm thụ văn học tốt Điều đáng lưu ý là giáo viên nên chọn những mẩuchuyện những đoạn thơ, bài thơ có dung lượng ngắn, tập trung vào một khíacạnh của đời sống, tránh những ngữ liệu có nhiều vấn đề tản mạn hoặc gây tranhcãi Nếu trong một câu chuyện có nhiều vấn đề được đề cập thì cần phải chú ýcách đưa ra yêu cầu trong đề thi mà tôi sẽ bàn ở phần sau
C Ngữ liệu là một mẩu tin hoặc những hiện tượng trong đời sống
Trong cuộc sống hiện đại, chẳng mấy ngày không có hiện tượng cần bànbạc, suy nghĩ Tuy nhiên cần chọn lựa những hiện tượng phù hợp với học sinh.Những hiện tượng đó được đăng tải trên báo mạng, báo viết báo hình rất phongphú Là giáo viên dạy văn không thể thiếu những thông tin về đời sống Trongquá trình cập nhật thông tin, thấy sự kiện nào ấn tượng, phù hợp cần phải nắmbắt kịp thời và đưa vào các đề văn nghị luận xã hội Hiện nay, giơi trẻ phải đốimặt với rất nhiều hiện tượng đời sống đáng báo động như hiện tượng bạo lực họcđường, nghiện Internet, chat, game, tội phạm học đường, các tệ nạn xã hội, lối