1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

một số hình thức tổ chức, điều khiển học sinh trong dạy học toán

16 2,1K 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 266,5 KB

Nội dung

LỜI NÓI ĐẦU Xuất phát từ mục tiêu cấp học, mục tiêu môn học, định hướng chung về phương pháp dạy học môn Toán THCS trong giai đoạn mới là:" Tích cực hóa các hoạt động học tập của học si

Trang 1

PHÒNG GIÁO DỤC EA H’LEO CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG THCS LÊ LỢI Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

T ê n đ ề t à i

MỘT SỐ HÌNH THỨC TỔ CHỨC, ĐIỀU KHIỂN

HỌC SINH TRONG DẠY HỌC TOÁN

Tháng 3 năm 2010

Trang 3

LỜI NÓI ĐẦU

Xuất phát từ mục tiêu cấp học, mục tiêu môn học, định hướng chung về phương pháp dạy học môn Toán THCS trong giai đoạn mới là:" Tích cực hóa các hoạt động học tập của học sinh, rèn luyện khả năng tự học, tự phát hiện và giải quyết vấn đề của học sinh nhằm hình thành và phát triển ở học sinh tư duy tích cực, độc lập và sáng tạo"

Do vậy, mỗi giáo viên (GV) luôn phấn đấu để trong mỗi tiết học bình thường ở trường THCS, học sinh (HS) của chúng ta phải được hoạt động nhiều hơn, thực hành nhiều hơn, thảo luận nhiều hơn và quan trọng nhất là phải được suy nghĩ nhiều hơn

Trong phương pháp dạy - học tích cực đối với môn Toán GV thường sử dụng, phối kết hợp các phương pháp, các hình thức dạy học đặt và giải quyết vấn đề, phương pháp khám phá, dạy học hợp tác theo nhóm nhỏ, phương pháp sử dụng trò chơi học tập, ……

Riêng đối với HS thuộc những vùng khó khăn (vùng sâu, vùng xa……)

do nhiều nguyên nhân khách quan cũng như những nguyên nhân chủ quan tôi nhận thấy phần lớn HS rất "chậm chạp" về tư duy và cũng không ít HS bị hỏng kiến thức cơ bản

Do đó, để phát huy tốt tính hiệu quả của phương pháp dạy - học tích cực này người giáo viên phải có sự lựa chọn và sử dụng các phương pháp, hình thức dạy học như thế nào để tạo cho các em HS ở đối tượng này có một thế chủ động, một niềm tin vào khả năng của bản thân Từ đó các em mới có hứng thú , mới tự giác, hăng hái, tích cực tham gia vào các hoat động học tập.

Trang 5

PHẦN THỨ NHẤT: MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài:

Quá trình dạy học là một hệ thống tác động liên tục của Giáo viên (GV) nhằm tổ chức, điều khiển hoạt động nhận thức và thực hành của học sinh( HS) để HS lĩnh hội vững chắc các thành phần của nội dung giáo dục nhằm đạt được mục tiêu dạy học Đây là quá trình điều khiển con người chứ không phải điều khiển máy móc, vì vậy cần quan tâm tới cả yếu tố tâm lý, chẳng hạn HS có sẵn sàng, có hứng thú thực hiện hoạt động này hay hoạt động khác hay không? Như vậy để đạt được mục tiêu dạy học người GV không chỉ nắm vững nội dung kiến thức một cách hệ thống mà còn phải có một phương pháp tổ chức điều khiển lớp học sao cho hợp lý Nhưng qua thăm dò ý kiến cũng như qua dự giờ đồng nghiệp tôi thấy việc tổ chức điều khiển học sinh trong dạy học của GV nói chung, đăc biệt là các đồng chí GV mới nói riêng hiệu quả chưa cao Có thể dẫn chứng cụ thể như sau: Trong cùng một đơn

vị kiến thức của một tiết học nếu GV tổ chức cho các em hoạt động nhóm phù hợp thì sẽ giúp các em lĩnh hội kiến thức một cách chắc chắn trong trạng thái tâm lý hưng phấn đồng thời tiết kiệm được thời gian của tiết học, nhưng do GV tổ chức không phù hợp làm cho các em không những không nắm chắc kiến thức mà còn lãng phí thời gian của tiết học

Như vậy, với những lý do nêu ra ở trên tôi mạnh dạn xây dựng đề xuất một số hình thức tổ chức điều khiển học sinh trong dạy học

2 M ụ c đ í c h n g h i ê n c ứ u :

Nghiên cứu để rút ra phương pháp tốt nhất để nâng cao chất lượng dạy học đối với học sinh trường THCS Lê Lợi - huyện Ea H’leo - tỉnh Đắk Lắk

3 K h á c h t h ể v à đ ố i t ư ợ n g n g h i ê n c ứ u :

- Khách thể nghiên cứu: Giáo viên và học sinh trường THCS Lê Lợi

Trang 6

- Đối tượng nghiên cứu: Hình thức tổ chức, điều khiển học sinh trong hoạt động dạy và học - Trường trung học cơ sở Lê lợi

4 N g h i ê n c ứ u c ơ s ở l ý l u ậ n :

- Nghiên cứu thực trạng, nghiên cứu các phương pháp

- Phân tích các kết quả, nguyên nhân

- Tìm ra các giải pháp để tháo gỡ khó khăn

Để đưa ra các biện pháp, hình thức tổ chức, điều khiển học sinh trong hoạt động dạy và học một cách hữu hiệu nhằm mục đích nâng cao chất lượng giáo dục ở trường trung học cơ sở Lê Lợi

5 P h ư ơ n g p h á p n g h i ê n c ứ u :

a Các phương pháp chủ yếu

- Phương pháp quan sát

- Phương pháp điều tra giáo dục

- Phương pháp thực nghiệm giáo dục

- Phương pháp vấn đáp, trò chuyện

b Các phương pháp hỗ trợ

- Phương pháp tổng kết

- Phương pháp nghiên cứu tài liệu, sản phẩm hoạt động

- Phương pháp phân tích tổng hợp lí thuyết

6 Phạm vi, giới hạn nghiên cứu:

Có nhiều phương pháp để tổ chức điều khiển học sinh học tập tích cực song trong khuôn khổ bài viết và căn cứ vào kinh nghiệm của bản thân tôi mạnh dạn nêu

ra hai phương pháp tổ chức : Dạy học hợp tác trong nhóm nhỏ, sử dụng trò chơi học tập để dạy học đối với môn Toán lớp 6 trường THCS Lê Lợi

Trang 7

PHẦN THỨ HAI : NỘI DUNG

A CƠ SỞ LÝ LUẬN

I Về tổ chức dạy học

1 Tổ chức giờ học: Cần hiểu mục tiêu là để đổi mới PPDH Tạo điều kiện tốt nhất để HS phát huy được tính tích cực chủ động trong tiếp thu bài giảng huy động được mọi HS làm việc, tích cực làm việc cũng như kết quả của từng HS Tuy nhiên không nên máy móc, giờ nào cũng đủ mọi cách tổ chức: Phiếu học tập, học theo nhóm,…

2 Về hình thức:

- Cả lớp họat động , hoạt động theo nhóm, học theo cặp, học cá nhân và tự nghiên cứu

-Tạo điều kiện tốt nhất để HS không chỉ trả lời tranh luận với GV, mà còn được trao đổi, tranh luận với bạn học để tìm ra chân lý (không gò ép)

- Điều quan trọng là xây dựng kế hoạch hoạt động của giờ học, hệ thống câu hỏi bài tập và lựa chọn cách kiểm tra, đánh giá kết quả HS nhằm kích thích tính chủ động sáng tạo

II Các loại bài lên lớp

1 Bài lên lớp lý thuyết: Đây là loại bài nhằm mục đích tổ chức điều khiển học sinh lĩnh hội tri thức mới Cấu trúc của loại bài này gồm các bước như sau:

- Tổ chức lên lớp: Nắm số học sinh có mặt, vắng mặt, lí do vắng mặt, ổn định trật

tự, chuẩn bị làm việc

- Tạo tiền đề xuất phát cho việc nắm tri thức mới: Giúp HS tái hiện những tri thức cần thiết làm chỗ dựa cho việc nắm tri thức mới thông qua việc KTBC, ra bài tập hay đàm thoại giữa thầy, trò hoặc thầy trực tiếp trình bày

- Định hướng HS vào mục đích nhiệm vụ của bài học: Trên cơ sở những tri thức

đã học, bằng nhiều hình thức sinh động, kể cả hình thức đưa HS vào tình huống có vấn đề, thu hút HS vào bài học một cách tự nhiên

Trang 8

- Làm việc với nội dung mới: GV vận dụng các phương pháp, phương tiện dạy học thích hợp để tổ chức, điều khiển HS tích cực độc lập phát hiện và nắm tri thức mới

- Củng cố bằng đàm thoại, thông qua bài tập, qua trò chơi hay thầy trình bày trực tiếp…, GV giúp HS củng cố những tri thức bài học, gắn tri thức mới này với tri thức đã có

- Tổng kết bài học: GV thông báo ngắn gọn, súc tích những vấn đề vừa học mà

HS cần khắc sâu, nhận xét tinh thần thái độ học tập của HS

- Hướng dẫn công việc về nhà: Ra các bài tập và câu hỏi đồng thời hướng dẫn

HS tự học ở nhà và có thể dặn dò HS những chuẩn bị cần thiết cho bài sau

2 Bài lên lớp luyện tập: Mục đích của loại bài này là tổ chức điều khiển HS luyện tập vận dụng kiến thức, luyện tập rèn luyện kĩ năng, thông qua hoạt động chủ yếu

là giải bài tập Cấu trúc của loại bài này gồm các bước sau:

- Tổ chức lớp

- Tạo tiền đề xuất phát: GV gợi lại hoặc qua đàm thoại giúp HS tái hiện lại tri thức, chỉ ra những kĩ năng sẽ cần cho việc vận dụng theo mục đích nhiệm vụ của bài

- Định hướng mục đích, nhiệm vụ của bài học cho HS

- Tổ chức HS độc lập tìm ra lời giải bài tập trên cơ sở huy động vốn hiểu biết của mình, GV theo dõi giúp đỡ các em khắc phục những khó khăn nảy sinh và tổ chức cho tập thể HS khai thác các bài tập theo định hướng đã được chuẩn bị, dự đoán trước

- Tổng kết bài học: GV đánh giá kết quả, nhận xét tinh thần thái độ làm việc cho điểm HS (nếu có)

- Hướng dẫn công việc về nhà

3 Bài ôn tập tổng kết: Loại bài này nhằm mục đích tổ chức điều khiển HS ôn tập, tổng kết, hệ thống hóa và khái quát hóa tri thức kĩ năng sau khi học xong một

Trang 9

chương, một phần hay toàn bộ chương trình môn học Cấu trúc của loại bài này gồm các bước sau:

- Tổ chức lớp

- Định hướng mục đích nhiệm vụ học tập

- Tổ chức cho HS hệ thống hóa, khái quát hóa trên cơ sở đã chuẩn bị ở nhà và theo sự hướng dẫn của GV Xây dựng nên những bảng tổng kết, các sơ đồ, biểu đồ…( với những vấn đề phức tạp và khó thì GV có thể thuyết trình là chủ yếu và kết hợp với đàm thoại để xây dựng những bảng, sơ đồ đó)

- Tổng kết bài học: GV đánh giá kết quả và nhận xét tinh thần, thái độ làm việc

- Hướng dẫn về nhà

4 Bài thực hành: Loại bài này nhằm mục đích tổ chức điều khiển HS thực hành rèn luyện một kĩ năng có liên quan đến việc sử dụng một công cụ nào đó Giờ học này

có thể tiến hành trong lớp hay trên thực địa Cấu trúc của loại bài này gồm các bước như sau:

- Tổ chức lớp

- Định hướng mục đích, nhiệm vụ của bài học, giới thiệu thao tác thực hành cần thiết

- GV làm mẫu và sau đó hướng dẫn một vài trường hợp HS thực hiện thường là

HS khá giỏi

- GV tổ chức cho HS thực hành theo từng nhóm hay từng cá nhân

- Tổng kết bài học: GV đánh giá kết quả và nhận xét tinh thần, thái độ làm việc của HS

B- CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN

I Dạy học hợp tác trong nhóm nhỏ:

1 Chuẩn bị:

HS: Đã được chia nhóm theo nhiều hình thức khác nhau: Nhóm nhỏ, nhóm lớn, chia theo tổ, chia theo nơi ở, chia theo giới tính… (cần được tính toán đến số lượng từng nhóm…)

Trang 10

GV: Chuẩn bị nội dung thảo luận, các bảng học tập nhóm.

2 Tổ chức thực hiện:

Bước1 - GV giao việc đầy đủ, hạn định thời gian làm việc, kết quả cụ thể cho các nhóm

Bước 2: HS làm việc theo nhóm, GV quan sát động viên, hướng dẫn kịp thời Trong bước này, GV cần nhắc nhở HS hoạt động tích cực, hoàn thành bài làm chính xác trong thời gian sớm nhất

Bước 3: Báo cáo kết quả: Có nhiều hình thức báo cáo kết quả (tùy theo yêu cầu của câu hỏi hoạt động nhóm)

- GV cho HS dán kết quả, sau đó cùng HS chữa từng bài

- Nhóm trưởng trình bày các nhóm nhận xét

- GV thông báo kết quả đúng, các nhóm trao đổi bài, căn cứ kết quả GV đã cung cấp chấm bài chéo của nhau, sau đó báo cáo kết quả trước lớp, GV đóng vai trò là trọng tài

- GV thu bài, chữa bài, yêu cầu các nhóm tự chấm bài của nhóm mình

3 Ví dụ cụ thể:

3.1 Số học 6 - Tiết 58 - Quy tắc chuyển vế

Tổ chức, điều khiển HS thực hiện ?3- SGK/ 86

Sau khi HS đã nắm được quy tắc và được áp dụng quy tắc vào hai ví dụ GV cần yêu cầu HS thực hiện ?3 để kiểm tra khả năng áp dụng của các em

Hoạt động của GV Hoạt động của HS GV: Các em thực hiện ?3 theo nhóm

trong thời gian 3 phút

GV: Phát phiếu học tập nhóm cho HS

GV: Quan sát các nhóm làm bài, nhắc

nhở các em hoạt động tích cực

GV: yêu cầu các nhóm nhận xét chéo

[?3]

HS- Nghe yêu cầu của Gv HS: nhận phiếu học tập nhóm, tập hợp nhóm, làm bài tập theo nhóm

HS: Các nhóm dán bài làm của mình lên bảng

Trang 11

N1: x + 8 = (-5) +4

x + 8 = -1

x = -1 - 8

x = -9

N 2: x + 8 = (-5) + 4

x = (-5) + 4 - 8

x = -1 N3: x + 8 = (-5) + 4

x = [(-5 ) + 4] +8

x = -1 +8

x = 7 Với nội dung kiến thức như trên tôi chọn cách tổ chức cho HS hoạt động nhóm và cho các nhóm nhận xét chéo bài làm vì bài tập này mang tính lời giải và trong quá trình chữa cần chọn được cách giải hợp lý nhất

3.2 Số học 6 - Tiết 59 - Luyện tập

Đây là tiết luyện tập sau khi đã học xong phép cộng, phép trừ hai số nguyên

và quy tắc chuyển vế Một trong các mục tiêu của bài là củng cố về phép cộng và phép trừ số nguyên, do đó tôi chọn bài tập 69- SGK/ 87 là một trong các bài tập cần chữa trong tiết Cách thức tổ chức:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS GV: Yêu cầu HS đọc đề bài

GV: Các em thực hiện bài tập 69

-SGK/87 theo nhóm trong thời gian 5

phút

GV: Phát phiếu học tập nhóm cho HS

GV: Quan sát các nhóm làm bài, nhắc

nhở các em hoạt động tích cực

GV: yêu cầu các nhóm chuyển bài

làm

Bài tập 69 - SGK/ 87 HS: Đọc yêu cầu đề bài HS- Nghe yêu cầu của GV

HS: nhận phiếu học tập nhóm, tập hợp nhóm, làm bài tập theo nhóm

HS: Các nhóm chuyển bài cho nhau N1 chuyển bài của mình cho N2, N2 chuyển bài cho N3, N3 chuyển bài cho

Trang 12

GV: thông báo kết quả bài tập trên

bảng phụ, yêu cầu các nhóm chấm bài

chéo nhau và thông báo kết quả Mỗi

ý đúng được 1,5 điểm

GV: thu bài các nhóm lại để KT lại

việc chấm bài , làm bài của các nhóm

N1 HS: căn cứ vào kết quả của GV chấm bài chéo nhau và thông báo kết quả trước lớp

Kết quả bài tập 69- SGK/ 87

Thành phố Nhiệt độ cao nhất Nhiệt độ thấp nhất Chênh lệch nhiệt độ

Bài tập này ở dạng thông báo kết quả nên tôi chọn cách tổ chức GV đưa ra kết quả đúng, yêu cầu các nhóm chấm bài chéo nhau và thông báo điểm trước lớp 3.3 Hình học 6 - Tiết 19 – Khi nào thì xOy· +·yOz =xOz·

Tổ chức HS thực hiện ?1 – SGK/ 80

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò

GV: yêu cầu HS đọc nội dung ?1

GV: Các em thực hiện ?1 theo nhóm đôi

trong 3’

GV: Gọi một số nhóm báo cáo kết quả

GV ghi kết quả HS đọc lên bảng nháp

? Còn nhóm nào ra kết quả khác ?

GV: thống nhất lại kết quả đúng

? Qua kết quả ?1 em hãy cho biết khi

nào ·xOyyOz =xOz·

HS: đọc yêu cầu của ?1 HS: thực hiện ?1 theo nhóm đôi tại chỗ HS: Các nhóm báo cáo kết quả theo sự chỉ định của GV

[?1]

xOy· +·yOz =xOz·

* Tóm lại: Trong dạy học tổ chức hoạt động nhóm là một PP dạy học theo tinh thần

Trang 13

chức hợp lý Tùy theo từng dạng đơn vị kiến thức mà chọn cách điều khiển sao cho vừa tiết kiệm thời gian trên lớp vừa đảm bảo được nội dung kiến thức cần truyền đạt

II Tổ chức trò chơi học tập

Trò chơi tiếp sức: Thường được tổ chức trong các tiết luyện tập, ôn tập

1) Chuẩn bị:

- HS: Được chia thành các đội có đội trưởng (thường là 2 đội)

- GV: Chuẩn bị nội dung, thể lệ của trò chơi

2) Tổ chức:

- Bước1 - GV thông báo nội dung, thể lệ của trò chơi, hạn định thời gian làm việc, kết quả cụ thể

- Bước 2: Học sinh tham gia chơi, GV có thể chọn thêm một HS hỗ trợ làm trọng tài, cổ vũ tinh thần chơi của các đội

- Bước 3: Báo cáo kết quả: GV thông báo kết quả đội thắng cuộc, nhận xét tinh thần chơi của các đội

3 Ví dụ cụ thể:

3.1 Số học 6- Tiết 81- Luyện tập

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò

GV: Yêu cầu thực hiện Bài tập 55-

SGK/ 30

GV: Cho 3 tổ thi đua tìm kết quả điền

vào ô trống, sao cho kết quả phải là phân

số tối giản Mỗi tổ chỉ có một bút được

chuyền tay Các thành viên lần lượt điền

vào bảng cho đến khi kín bảng Các đội

phải hoàn thành công việc chậm nhất

trong khoảng thời gian 7 phút

GV: Kiểm tra và tuyên bố

Bài tập 55- SGK/ 30 HS: Nghe yêu cầu thể lệ của trò chơi HS: các đội nhận, chuẩn bị dụng cụ tham gia chơi

HS: Các đội chơi

+

2

1

9

5

36

1

18

11

2

1

17

9

10

9

5

18

1

9

10

12

7

18

1

36

1

36

17

12

7

18

1

12 7

Trang 14

đội thắng cuộc

18

11

9

10

18

1

12

7

9

11

3.2 Số học 6- Tiết 84- Phép nhân phân số

Hướng dẫn HS thực hiện phần củng cố sau khi đã nắm bắt được phần lý thuyết bằng bài tập 69- SGK/ 36

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò

4 Củng cố

GV: Hướng dẫn HS thực hiện bài tập

69- SGK/ 36

GV: tổ chức cho HS: chơi chạy tiếp

sức giải toán

Thể lệ: thi đua giữ hai đội Mỗi đội có

6 bạn Mỗi bạn lần lượt thực hiện giải

toán cứ xong thì chuyền phấn cho bạn

cho đến khi các bài toán được giải hết

Đội nào xong trước và kết qua đúng sẽ

thắng Các đội có 5 phút để hoàn thành

bài tập

Bài tập 69- SGK/ 36 HS: hai đội tham gia trò chơi các bạn khác kiểm tra kết quả, theo dõi cổ vũ Giải

a)

12

1 3

4

1 1 3

1 4

1 = − = −

b) 2 5 2.5 2

5 9 5.( 9) 9

c)

17

12 17

4 3 17

4

16 3 17

16 4

3 = − = − = −

d)

3

5 3

1

5 1 24

3

15 8 24

15 3

e) (-5)

3

8 15

8 5 15

8 = − = −

PHẦN THỨ BA: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

Quá trình dạy học là một hệ thống tác động liên tục của Giáo viên nhằm tổ

Ngày đăng: 22/12/2014, 15:22

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w