1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn tốt nghiệp: “ Thẩm định tài chính dự án đầu tư tại chi nhánh Techcombank Đông Đô. Thực trạng và giải pháp”

79 871 4
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 79
Dung lượng 1,2 MB

Nội dung

. Chi nhánh Techcombank Đông Đô luôn là một chi nhánh đi đầu trong các hoạt động kinh doanh của ngân hàng, góp phần lớn vào xây dựng thương hiệu Techcombank ngày càng lớn mạnh

Trang 1

Mục lục

Mục lục 1

Lời mở đầu 8

CHƯƠNG I: THỰC TRẠNG THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI CHI NHÁNH TECHCOMBANK ĐÔNG ĐÔ 9

CHƯƠNG I: THỰC TRẠNG THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI CHI NHÁNH TECHCOMBANK ĐÔNG ĐÔ 10

1.1.Khái quát chung về chi nhánh Techcombank Đông Đô 10

1.1.1.Quá trình hình thành và phát triển của chi nhánh Techcombank Đông Đô 10

1.1.1.1 Hệ thống bộ máy tổ chức và quản lý của chi nhánh Techcombank Đông Đô11 1.1.1.2.Tình hình hoạt động kinh doanh của Chi nhánh trong 3 năm gần đây: 14

1.2.Thực trạng thẩm định tài chính dự án tại chi nhánh Techcombank Đông Đô 18

1.2.1.Cơ sở pháp lý của thẩm định dự án đầu tư tại chi nhánh Techcombank Đông Đô 18

1.2.2 Quy trình thẩm định dự án đầu tư tại chi nhánh Techcombank Đông Đô 18

1.2.3 Các phương pháp thẩm định tài chính dự án: 21

1.2.4 Các nội dung thẩm định tài chính dự án đầu tư tại chi nhánh Techcombank Đông Đô 25

1.2.4.1 Thu thập và xử lý thông tin về khách hàng và dự án 25

1.2.4.2 Thẩm định tổng vốn đầu tư và nguồn vốn đầu tư dự án 26

1.2.4.3 Thẩm định chi phí sản xuất, doanh thu, lợi nhuận hàng năm của dự án 29

1.2.4.5.Thẩm định về biện pháp bảo đảm tiền vay: 33

1.2.5 Ví dụ về thẩm định tài chính dự án tại chi nhánh Techcombank Đông Đô 33

1.2.5.1 Giới thiệu về chủ đầu tư và dự án 33

1.2.5.2 Thẩm định khách hàng vay vốn 34

1.2.5.3.Thẩm định tài chính dự án 38

1.2.5.5 Phân tích rủi ro 44

1.2.5.6.Đề xuất cho vay 44

1.3 Đánh giá công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư của chi nhánh Techcombank Đông Đô 45

1.3.1 Những mặt đạt được: 45

1.3.2 Những mặt còn hạn chế 47

1.3.3 Nguyên nhân của những tồn tại trong công tác thẩm định của ngân hàng 48

1.3.3.1 Nguyên nhân chủ quan 48

1.3.3.2 Nguyên nhân khách quan……… 49

CHƯƠNG II: GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI CHI NHÁNH TECHCOMBANK ĐÔNG ĐÔ 52

2.1 Phương hướng công tác thẩm định tài chính dự án tại chi nhánh Techcombank Đông Đô 52

2.1.1 Phương hướng nhiệm vụ hoạt động kinh doanh năm 2011 52

2.1.2 Định hướng công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư tại chi nhánh Techcombank Đông Đô 53

2.2 Các giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án 54

2.2.1 Giải pháp về quy trình thẩm định 54

Trang 2

2.2.2.Giải pháp hoàn thiện phương pháp thẩm định 55

2.2.3.Giải pháp về nội dung thẩm định 56

2.2.4 Giải pháp về cán bộ thẩm định 57

2.2.5.Giải pháp về cơ sở vật chất, trang thiết bị, thông tin phục vụ công tác thẩm định 57

2.2.6 Một số giải pháp khác 58

2.3 Một số đề xuất kiến nghị 58

2.3.1 Với chính phủ và các Bộ, ngành liên quan 58

2.3.2 Ngân hàng nhà nước 60

2.3.3 Kiến nghị đối với ngân hàng Techcombank 61

2.3.4 Kiến nghị với chủ đầu tư 62

Kết luận 63

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT 64

Danh mục tài liệu tham khảo 65

Phụ lục 1: bảng dòng tiền dự án : “Chăn nuôi lợn siêu nạc tại Thanh Oai- Hà Tây” .66

Phụ lục 2: Phương thức trả nợ dự án: “Chăn nuôi lợn siêu nạc tại Thanh Oai- Hà Tây” 67

Phụ lục 3: bảng doanh thu dự án :”Xây dựng nhà máy rác thải sinh hoạt Lam Sơn” 68

Phụ lục 4: bảng chi phí dự án :”Xây dựng nhà máy rác thải sinh hoạt Lam Sơn” 71

Phụ lục 5: bảng dòng tiền dự án :”Xây dựng nhà máy rác thải sinh hoạt Lam Sơn” 76

Phụ lục 6 :kế hoạch trả nợ dự án :”Xây dựng nhà máy rác thải sinh hoạt Lam Sơn” 82

Trang 3

DAĐT: dự án đầu tư

TTLL: thông tin liên lạc

ROA: tỷ số lợi nhuận ròng trên tài sản

ROE: tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu

Trang 4

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Sơ đồ 1: bộ máy tổ chức Techcombank- Đông Đô 6

Bảng 1 Kết quả hoạt động kinh doanh năm 2007 – 2010 Đơn vị :tr.đ 8

Sơ đồ 2: LƯU ĐỒ QUY TRÌNH THẨM ĐỊNH TẠI TECHCOMBANK - ĐÔNG ĐÔ 14

Bảng 2: Phân tích độ nhạy khi giá nguyên liệu thay đổi ……… 17

Bảng 3: Phân tích độ nhạy khi giá bán sản phẩm thay đổi……… 17

Bảng 4 : Tổng vốn đầu tư dự án “Chăn nuôi lợn siêu nạc” tại Thanh Oai- Hà Tây.21 Bảng 5: Cơ cấu vốn dự án “Chăn nuôi lợn siêu nạc” tại Thanh Oai- Hà Tây 22

Bảng 6: Doanh thu dự án “Chăn nuôi lợn siêu nạc” tại Thanh Oai- Hà Tây 23

Bảng 7: Chi phí dự án “Chăn nuôi lợn siêu nạc” tại Thanh Oai- Hà Tây 24

Bảng 8: Dòng tiền dự án “Chăn nuôi lợn siêu nạc” tại Thanh Oai- Hà Tây 25

Bảng 9: Phương án trả nợ dự án “Chăn nuôi lợn siêu nạc” tại Thanh Oai- Hà Tây26 Bảng 10 :Kết quả kinh doanh của doanh nghiệp 2007-2009 30

Bảng 11: Kê khai khả năng tài chính của doanh nghiệp 31

Bảng 12: Tổng VĐT dự án:”Xây dựng nhà máy rác thải sinh hoạt Lam Sơn” 32

Bảng13 : Chi tiết hạng mục xây dựng công trình 33

Bảng 14 : Chi mua máy móc thiết bị 34

Bảng 15: cơ cấu nguồn vốn dự án :”Xây dựng nhà máy rác thải sinh hoạt Lam Sơn” .35 Bảng16 : Số lượng dự án thẩm định tại chi nhánh Techcombank Đông Đô qua các năm gần đây 39

Bảng 17: Khách hàng có quan hệ với chi nhánh 40

Bảng 18: Quy định về thời gian thẩm định tại chi nhánh 49

Bảng 19 : Dự tính thời gian và chi phí thẩm định dự án 49

Trang 5

Lời mở đầu

Nền kinh tế Việt Nam đang trong giai đoạn hội nhập, phát triển chung vớinền kinh tế thế giới Các cơ hội đầu tư, kinh doanh ngày càng đa dạng và được mởrộng hơn với mọi ngành, mọi lĩnh vực và thu hút sự quan tâm của nhiều tầng lớpnhân dân Có thể nói nhu cầu đầu tư và tăng cường hoạt động đầu tư đang trở nêncấp thiết hơn Thế nhưng, muốn có hoạt động đầu tư thì phải tập hợp đầy đủ cácnguồn lực cần thiết và nhất là phải đủ vốn Đóng vai trò là huyết mạch trong nềnkinh tế nói chung, là trung gian tài chính tin cậy của các nhà đầu tư, hệ thống ngânhàng thương mại luôn là kênh dẫn vốn chủ đạo cho các dự án đầu tư của cá nhân,doanh nghiệp và cả chính phủ

Tuy nhiên, đi đôi với các cơ hội đầu tư đa dạng, hấp dẫn cũng là nhữngkhó khăn, thách thức và cả rủi ro đối với các dự án đầu tư thực hiện Những rủi rotrong dự án đầu tư tác động đến các bên liên quan ở những mức độ nhất định, tấtnhiên đó cũng là rủi ro của ngân hàng với tư cách là chủ thể cho vay vốn Chính vìnhững lý do trên mà hoạt động thẩm định tài chính dự án tại các ngân hàng hiệnnay càng trở nên quan trọng

Thẩm định dự án đầu tư là một khâu trọng yếu trong quá trình chuẩn bị đầu

tư Sự thành bại của hoạt động đầu tư chịu ảnh hưởng rất lớn của các quyết địnhđầu tư và giấy phép đầu tư Việc ra quyết định đầu tư hoặc cấp giấy phép đầu tưphụ thuộc vào kết quả công tác thẩm định mà khâu quan trọng nhất xuyên suốt dự

án đầu tư là thẩm định tài chính dự án Như vậy chất lượng thẩm định tài chínhcủa công tác thẩm định sẽ trực tiếp tác động lên các quyết định đầu tư là cấp phépđầu tư và tới hiệu quả đầu tư Hoạt động thẩm định tài chính dự án đầu tư là mộtkhâu đảm bảo cho quá trình đầu tư với mục đích đáp ứng tốt nhất nhu cầu vay vốncho đầu tư phát triển các dự án, đảm bảo vốn sử dụng mang lại hiệu quả cao nhất

và hạn chế rủi ro hoạt động cho vay ở mức thấp nhất

Từ những nhận thức trên, qua quá trình thực tập tại PGD Nguyễn Cơ Thạchthuộc chi nhánh Techcombank Đông Đô, với những tìm hiểu về công tác thẩmđịnh tài chính dự án tại đơn vị thực tập cũng như chi nhánh, sự giúp đỡ của cáccán bộ nhân viên tại đơn vị thực tập kết hợp những kiến thức tích lũy trong thời

Trang 6

gian học tập tại trường ĐH Kinh Tế Quốc Dân, tác giả đã lựa chọn đề tài : “ Thẩmđịnh tài chính dự án đầu tư tại chi nhánh Techcombank Đông Đô Thực trạng vàgiải pháp” Chuyên đề của tác giả được chia làm 2 phần :

CHƯƠNG I: THỰC TRẠNG THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN ĐẦU

TƯ TẠI CHI NHÁNH TECHCOMBANK ĐÔNG ĐÔ

CHƯƠNG II: GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO CHẤTLƯỢNG THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI CHI NHÁNHTECHCOMBANK ĐÔNG ĐÔ

Trang 7

CHƯƠNG I: THỰC TRẠNG THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI CHI NHÁNH TECHCOMBANK ĐÔNG ĐÔ.

1.1.Khái quát chung về chi nhánh Techcombank Đông Đô

1.1.1.Quá trình hình thành và phát triển của chi nhánh Techcombank Đông Đô

Chi nhánh Techcombank Đông Đô được thành lập theo quyết định số2419/GP – UB do UBND TP Hà Nội cấp ngày 23 tháng 4 năm 1996 GCN đăng

ký kinh doanh số 305022 do Sở kế hoạch và Đầu tư cấp ngày 15 tháng 5 năm

1996 Chi nhánh hiện nay tọa lạc ở tầng tòa nhà 18T1 khu đô thị Trung Hòa NhânChính, Thanh Xuân, Hà Nội

Trong hơn 15 năm kể từ khi thành lập và đi vào hoạt động cho đến nay,

chi nhánh luôn là một trong những chi nhánh hoàn thành tốt các chỉ tiển đã đề ra,

và còn đạt được nhiều giái thưởng của toàn hệ thống ngân hàng Techcombank đặtbiệt là trong những nam 2006, 2007, 2008:

- Hoàn thành xuất sắc phát hành chứng chỉ Phát Lộc đầu xuân năm 2006

- Được đánh giá là một trong những chi nhánh có thái độ phục vụ chuyênnghiệp, tận tình nhất toàn Techcombank năm 2007

- Giải thưởng chi nhánh xuất sắc năm 2006, 2007, 2008

Là một trong những đơn vị chi nhánh được thành lập sớm của Ngân hàngTechcombank Chi nhánh Techcombank Đông Đô luôn là một chi nhánh đi đầutrong các hoạt động kinh doanh của ngân hàng, góp phần lớn vào xây dựng thươnghiệu Techcombank ngày càng lớn mạnh

1.1.1.1 Hệ thống bộ máy tổ chức và quản lý của chi nhánh Techcombank Đông Đô

Bộ máy tổ chức và quản lý của Techcombank Đông Đô được thiết kế theo

mô hình hiện đại, bao gồm các phòng ban như: phòng giám đốc, phòng phó giámđốc, phòng kế toán, phòng kinh doanh Trong các phòng còn có các tiểu ban nhỏphụ trách những mảng khác nhau của ngân hàng Việc phân chia các phòng banchủ yếu dựa trên các nghiệp vụ mà phòng đảm nhiệm Chính vì vậy, có thể kháiquát mô hình tổ chức hoạt động theo mô hình sau:

Trang 8

Sơ đồ 1: bộ máy tổ chức Techcombank- Đông Đô

Nhiệm vụ cụ thể của từng phòng ban:

* Phòng Hành chính nhân sự

Chức năng của phòng là thực hiện quản lý cán bộ nhân viên trong ngânhàng; bố trí, điều động, bổ nhiệm, bãi nhiệm, khen thưởng, kỷ luật, tuyển dụngcán bộ; xây dựng kế hoạch bồi dưỡng, đào tạo cũng như quản lý nhằm nâng caochất lượng cán bộ nhân viên trong ngân hàng; thực hiện các chế độ, chính sách đốivới cán bộ nhân viên trong ngân hàng; Quản lý các nhiệm vụ về công tác hànhchính, quản lý, xây dựng cơ bản, mua sắm trang thiết bị cho ngân hàng; thực hiệnquản lý, bảo quản tài sản của chi nhánh, quản lý lễ tân, phục vụ, bảo vệ ngânhàng; trực tiếp quản lý con dấu của ngân hàng, thực hiện công tác văn thư, lưu trữ,telex, in ấn và fax Ngoài ra phòng còn quản lý tài liệu mật và bảo quản các tàiliệu được lưu trữ tại kho của ngân hàng

Trang 9

* Phòng Kế toán thanh toán và dịch vụ ngân hàng

Chức năng của phòng là thu thập, ghi chép kịp thời, đầy đủ và chính xáccác nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh của ngân hàng theo đối tượng, quản lýtoàn bộ tài khoản khách hàng và các tài khoản nội và ngoại bảng tổng kết tài sản;kiểm tra, giám sát chặt chẽ các khoản thu chi tài chính, thực hiện các nghiệp vụliên quan đến chi tiêu nội bộ và các nghiệp vụ khác

Về dịch vụ ngân hàng, ngân hàng thực hiện các nghiệp vụ như huy độngvốn, thu đổi ngoại tệ tự do chuyển đổi, chi trả kiều hố i, dịch vụ bảo lãnh, chứcnăng marketing về thẻ

* Phòng Ngân quỹ

Thực hiện thu chi các loại ngoại tệ, tiền Việt Nam, giám định tiền thật, tiềngiả; chuyển tiền mặt, séc du lịch; quản lý kho tiền, quỹ nghiệp vụ, tài sản thế chấp,chứng từ có giá; điều chuyển và điều hòa tiền mặt VNĐ, ngoại tệ và các giấy tờ cógiá trong nội bộ ngân hàng

* Phòng Thanh toán quốc tế

Thực hiện các nghiệp vụ như mua bán ngoại tệ, bảo lãnh, chuyển tiền ranước ngoài, thanh toán xuất nhập khẩu cho các doanh nghiệp, chiết khấu chứng

từ,

Trang 10

1.1.1.2.Tình hình hoạt động kinh doanh của Chi nhánh trong 3 năm gần đây:

Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của chi nhánh trong những nămgần đây:

Bảng 1 Kết quả hoạt động kinh doanh năm 2007 – 2010 Đơn vị :tr.đ

1 Tiền gửi khách hàng 122.062 140.3709 277.543 319.174+ Tiền gửi không kỳ hạn 5.944 6.836064 13.5163 15.5438+ Tiền gửi có kỳ hạn 116.117 133.5349 264.026 303.63

2 Tiền gửi trong dân cư 225.533 422.245 607.851 875.045

2 Cho vay trung dài hạn 59.644 50.002 59.644 71.146

3 Đầu tư chứng khoán 4.312 149.125 223.689 212.504

III Chỉ tiêu khác

+ Lợi nhuận trước thuế 10.068 22.946 31.993 45.543

Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh các năm chi nhánhTechcombank Đông Đô

Qua bảng kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của chi nhánh trong mộtvài năm qua, ta nhận thấy tốc độ tăng trưởng cao và khá đều đặn Các hoạt độnghuy động vốn , các hoạt động cho vay và đầu tư tăng mạnh vào năm 2008 Mức

độ tăng trưởng qua các năm: mức tăng huy động vốn là 98% , 49%, 77%; mứctăng cho hoạt động sử dụng vốn là 195%, 57%, 35%; mức tăng tài sản là 93%,56%, 55%; mức tăng của lợi nhuận trước thuế là 127% ,39%, 42% đánh dấu sựphát triển mạnh mẽ của ngân hàng Techcombank cũng như chi nhánh Đông Đô

Trang 11

Trong các năm qua dù nền kinh tế phát triển nhanh hay gặp nhiều biến đổi,chi nhánh vẫn định hướng đúng hướng đi cho mình và thu nhiều thành công Từnăm 2007- 2008, chi nhánh đã có những bước thay đổi cơ cấu tích cực: hình thànhcác khối dịch vụ khách hàng doanh nghiệp, thành lập khối quản lý tín dụng vàquản lý rủi ro, hoàn thiện cơ cấu khối dịch vụ ngân hàng và tài chính cá nhân vàtiếp tục hoàn thiện trong các năm tiếp sau Giai đoạn 2009-2010, chi nhánh thànhlập mới bộ phận giám sát tín dụng trong phòng thẩm định nhằm tăng cường khảnăng quản lý chất lượng nợ, kiện toàn hoạt động quản lý rủi ro đối với các nhómkhách hàng chính: doanh nghiệp và cá nhân Duy trì tỷ lệ nợ 3-5 trong giới hạncho phép qua các năm là: 1.38%, 2.52%, 2.49%, 1.98%; dự tính năm 2011 tỷ lệ nợ3-5 <2%.

2007 và 2008, khi đồng Việt Nam liên tục mất giá, chi nhánh Techcombank Đông

Đô đưa ra mức lãi suất cao bù đắp các chi phí trượt giá cho tiền gửi từ 14% -16%.Mức lãi suất cao luôn duy trì trong huy động vốn năm 2009 Năm 2010, khi lãisuất huy động liên tục thay đổi, đã có thời gian chi nhánh niêm yết mức lãi suấthuy động vượt trội so với các NHTM khác lên đến 17.6%, sau đó thì hạ nhiệtxuống 13%- 14% Các kỳ hạn tiền gửi đa dạng, đáp ứng các mục đích khác nhaucủa người gửi tiền: tranh thủ thời gian tiền nhàn rỗi hay tiết kiệm lâu dài… Bêncạnh đó là nhiều hoạt động khuyến khích gửi tiền khác như: 3 ngày vàng, GửiTechcombank trúng Mercedes, Tiết kiệm Tích lũy bảo gia, Tiết kiệm siêu maymắn, Cùng Techcombank đón xuân hái lộc, Gửi tiền trúng giải thưởng tiện nghi…Các đợt khuyến mãi của chi nhánh luôn thu về được những khoản gửi tiết kiệmcao từ dân cư Bên cạnh đó là thái độ phục vụ chuyên nghiệp của đội ngũ nhânviên luôn làm hài lòng khách hàng

Trang 12

Một nguồn huy động quan trọng không kém khác chính là từ các cơ sởdoanh nghiệp mở tài khoản tại chi nhánh đạt gần 300 tỷ đồng vào năm 2009, tăng97% so với 2008 Với các chính sách ưu tiên bảo vệ quyền lợi khách hàng, cũngnhư triển khai nhiều dịch vụ chăm sóc, hỗ trợ chi nhánh luôn đạt mức huy độngvốn cao Từ đó duy trì mức huy động và ngày một chuyển nhiều hơn các khoảnhuy động doanh thu của doanh nghiệp về chi nhánh Điều này đã giúp chi nhánhluôn duy trì trạng thái thanh khoản tốt ngay trong thời điểm thị trường khókhăn(khi các NHTM hay NH quốc doanh phải tạm dừng giải ngân vốn cho kháchhàng)

* Hoạt động bán lẻ và dịch vụ ngân hàng

Một trong những nét nổi bật của chi nhánh chính là sự phát triển nhanhchóng của hoạt động bán lẻ Với uy tín tạo dựng lâu năm, chi nhánh tích cực hỗtrợ vốn cho tiêu dùng, đầu tư cá nhân: tài trợ những khách hàng cá nhân có nhucầu đa dạng về vốn vay phục vụ đời sống, tiêu dùng và phát triển các kế hoạch đầu

tư, kinh doanh hiệu quả Tổng dư nợ cho vay liên tục tăng trong các năm gầnđây.Nhóm sản phẩm chiến lược: cho vay mua nhà đất và cho vay tiêu dùng - liêntục tăng, trong khi các sản phẩm cho vay khác như thấu chi tài khoản, cho vaykinh doanh vàng, kinh doanh chứng khoán, cho vay du học, cầm cố giấy tờ cógiá… đều đạt kết quả tốt Đặc biệt, khách hàng có thể vay thấu chi tài khoản vớitổng số tiền tương ứng với 10 tháng thu nhập mà không cần có tài sản thế chấp.Riêng về Cho vay tiêu dùng, tổng dư nợ cuối năm 2008 là 3.386 tỷ đồng, tăng124,83% so với cuối năm 2007, trong khi đó Cho vay mua nhà vẫn duy trì ởmức cao là 3.521 tỷ đồng Một chương trình điển hình trong dịch vụ cho vay muanhà, mua ô tô và thiết bị gia đình mang tên “Gia đình trẻ” dành cho các cặp vợchồng 25- 40 tuổi được thị trường đánh giá cao Các khoản vay với trị giá 1 tỷđồng, vay 10 năm hoặc tùy theo từng trường hợp Ngoài ra, các gói dịch vụ ngânhàng như: sản phẩm trả lương; dịch vụ tài chính đối với từng phân khúc kháchhàng riêng trên cơ sở tín dụng, thanh toán, ngoại hối đáp ứng nhu cầu các loại hìnhdoanh nghiệp, tổ chức hiệp hội…đã khẳng định mảng dịch vụ ngân hàng luôn làthế mạnh của chi nhánh trong hoạt động

Trang 13

Sự phát triển của công nghệ thông tin ứng dụng vào các sản phẩm và dịch

vụ, chi nhánh đã giới thiệu đến khách hàng nhiều sản phẩm thẻ và Thanh toánđiện tử tiện dụng như: thẻ ghi nợ Techcombank Visa(đạt 80.000 thẻ năm 2007),F@st i-Bank(tài khoản tiết kiệm Online- với hơn 800 khách hàng sử dụng hiệnnay), F@st S-Bank, F@st Viet Pay, F@stAccess, F@stsaving đáp ứng nhu cầucủa đa dạng khách hàng đến giao dịch tại chi nhánh Chi nhánh giới thiệu sảnphẩm thẻ kết nối với Vietcombank, liên minh thẻ SmartLink và Banknet vớiHSBC Nhờ đó, chủ thể thẻ thể sử dụng thẻ trên hệ thống hơn10.000 máy ATM và14.000 điểm chấp nhận thẻ (POS) trên toàn quốc, trong đó có 360 máy aTM và2.000 POS của riêng Techcombank Nhờ các chương trình khuyến mại, số lượnggiao dịch bằng thẻ trên máy ATM và POS tăng mạnh với tổng giá trị giao dịch rúttiền mặt và chuyển khoản tại ATM trong năm 2008 lên đến 157 tỷ đồng, tăng146,86% so với năm 2007 Trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế, người dân thắtchặt chi tiêu nhưng giá trị giao dịch qua POS vẫn tăng 25,35% so với năm 2007,đạt 72 tỷ đồng Các sản phẩm thanh toán điện tử được mở rộng liên kết với nhiềuđối tác như: BIDV, Vietcombank, cổng thanh toán Ngân Lượng…đáp ứng nhucầu thanh toán đa dạng của khách hàng sử dụng, nâng cao mức độ phục vụ của chinhánh, đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng, đồng thời tạo nguồn huy độngvốn ổn định

* Hoạt động tín dụng

Tăng trưởng tín dụng của chi nhánh liên tục tăng cao qua các năm Chinhánh thực hiện phân khúc khách hàng doanh nghiệp, cho vay theo cơ cấu ngànhnghề, đảm bảo đáp ứng tốt nhất nhu cầu khách hàng Xác định khách hàng chủyếu là doanh nghiệp vừa và nhỏ(chiếm 57%), doanh nghiệp siêu nhỏ(chiếm 38%),các doanh nghiệp được chi nhánh cung cấp nhiều loại hình dịch vụ: hỗ trợ tíndụng, hỗ trợ vốn lưu động kinh doanh, hỗ trợ thanh toán, tài trợ thương mại, giaodịch ngoại hối… chi nhánh thực hiện nhiều cải cách trong hoạt động tín dụngcũng như thẩm định dự án: nâng cao chất lượng công tác xử lý hồ sơ, đẩy nhanhtốc độ cho vay, phát hành bảo lãnh…kết quả gần 800 doanh nghiệp vừa và nhỏ,gần 300 doanh nghiệp siêu nhỏ mở tài khoản giao dịch tại chi nhánh; tổng dư nợcho vay cuối 2009 đạt khoảng 615 tỷ đồng, tăng 73% so với 2008 Hỗ trợ hoạtđộng tín dụng là bộ phận giám sát tín dụng phối hợp với phòng thẩm định nhằmtăng cường khả năng quản lý chất lượng nợ, kiện toàn hoạt động quản lý rủi ro đối

Trang 14

với các nhóm khách hàng vay vốn Thêm nữa, chi nhánh thực hiện cho vay đốivới hầu hết các ngành sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế Tỷ lệ cho vay tronglĩnh vực nông- lâm nghiệp đạt 15.08%, lĩnh vực thương mại và chế biến đạt38.41%, lĩnh vực xây dựng đạt 6.5%, lĩnh vực vận tải- TTLL đạt 3.5%, các lĩnhvực khác đạt 36.5% đóng góp lớn vào sự tăng trưởng tín dụng của chi nhánh.

1.2.Thực trạng thẩm định tài chính dự án tại chi nhánh Techcombank Đông Đô

1.2.1.Cơ sở pháp lý của thẩm định dự án đầu tư tại chi nhánh Techcombank Đông Đô

Quy trình thẩm định đang được áp dụng tại chi nhánh được căn cứ theo cácvăn bản pháp luật như sau:

- Luật NHNN số 06/1997/QHX được Quốc hội thông qua ngày 12/12/1997

và các luật sửa đổi bổ sung

- Luật các tổ chức tín dụng số 07/1997/QHX được Quốc hội thông qua12/12/1997 và các luật sửa đổi bổ sung

- Quy chế cho vay của NHNN ban hành theo quyết định số NHNN ngày 31/12/2001 và các văn bản sửa đổi bổ sung

1627/2001/QĐ Quy chế cho vay đối với khách hàng số 00163/QĐ1627/2001/QĐ HĐQT NHTM cổphần Kỹ Thương Việt Nam ban hành ngay 08/02/2002

- Quy trình thẩm định tài chính dự án tại Techcombank

- Các văn bản liên quan khác

1.2.2 Quy trình thẩm định dự án đầu tư tại chi nhánh Techcombank Đông

Đô

Quy trình thẩm định dự án đầu tư tại chi nhánh Techcombak Đông Đô đượcthông qua các phòng Tín dụng, phòng Thẩm định, Cán bộ tín dụng (CBTD), Cán bộthẩm định (CBTĐ), phòng Nguồn vốn và một số phòng khác có liên quan

Trình tự thực hiện thẩm định dự án đầu tư được tiến hành qua các bướcchính như sau:

1 CBTD tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ dự án xin vay vốn: kiểm tra tính xác thực và ký nhận vào sổ theo dõi và chuyển hồ sơ sang phòng thẩm định Trưởng phòng thẩm

Trang 15

định kiểm tra sơ bộ hồ sơ: nếu đáp ứng các yêu cầu của quy trình thẩm định thì phân công CBTĐ tiến hành thẩm định hồ sơ vay vốn của khách hàng, ghi và ký nhận vào sổ theo dõi; nếu hồ sơ chưa đáp ứng các yêu cầu của quy trình thì trả lại phòng tín dụng yêu cầu hoàn thiện.

2 Trên cơ sở đối chiếu các quy định, thông tin có liên quan và các nội dung yêu cầu (hoặc tham khảo) được quy định tại các hướng dẫn thuộc Quy trình này, CBTĐ tổ chức xem xét, thẩm định dự án đầu tư và khách hàng xin vay vốn Nếu cần thiết, đề nghị CBTD hoặc khách hàng bổ sung hồ sơ hoặc giải trình rõ thêm.

3 CBTĐ lập báo cáo thẩm định dự án trình Trưởng phòng thẩm định xem xét.

4 Trưởng Phòng thẩm định kiểm tra, kiểm soát về nghiệp vụ, thông qua hoặc yêu cầu CBTĐ chỉnh sửa, làm rõ các nội dung.

5 CBTĐ hoàn chỉnh nội dung Báo cáo thẩm định trình Trưởng Phòng thẩm định thông qua, lưu hồ sơ tài liệu cần thiết và gửi trả hồ sơ kèm Báo cáo thẩm định cho Trưởng Phòng tín dụng Nếu chưa đạt yêu cầu, phân công CBTĐ tiến hành thẩm định lại.

Quy trình thẩm định dự án đầu tư của chi nhánh như sau:

Phòng Tín dụng Cán bộ thẩm định Trưởng phòng thẩm định

Trang 16

Chưa đáp ứng yêu cầu

Đáp ứng yêucầu

Chưarõ

Chưa đạt yêu cầu

Trang 17

1.2.3 Các phương pháp thẩm định tài chính dự án:

Mỗi nội dung thẩm định tài chính dự án thường có yêu cầu khác nhau trong quá trình thẩm định Do vậy, đi với từng nội dung là các phương pháp thẩm định riêng a.Phương pháp thẩm định theo trình tự:

Thẩm định theo trình tự là phương pháp được các CBTĐ áp dụng xuyênsuốt quá trình thẩm định tài chính dự án Tại chi nhánh, các CBTĐ tiến hành thẩmđịnh tổng quát khía cạnh tài chính: tổng vốn đầu tư, quy mô đầu tư Sau thẩm địnhtổng quát, CBTĐ tại chi nhánh thẩm định chi tiết tài chính dự án: dòng tiền, chiphí, doanh thu, các chỉ tiêu hiệu quả: IRR, NPV, T…Ví như khi thẩm định dự án

“Đầu tư dây chuyền công nghệ nước ép hoa quả của Công ty cổ phần nướcgiải khát Hoa Nam”, CBTĐ tại chi nhánh tiến hành thẩm định tổng mức đầu tư dự

án khoảng 3.2 tỷđ; cơ cấu vốn dự án là vốn tự có là 2 tỷ đồng (khoảng 62.5%), vốnvay là 1.2 tỷđ (khoảng 37.5%) Xét thấy dự án có cơ cấu vốn thỏa mãn các điềukiện cho vay tín dụng tại chi nhánh (vốn tự có trên 30%) và quy mô dự án vừamức chi nhánh, CBTĐ mới tiếp tục tiến hành thẩm định các nội dung tài chính tiếptheo: doanh thu, chi phí, dòng tiền, các chỉ tiêu hiệu quả Nếu một nội dung khôngđạt yêu cầu thì CBTĐ tại chi nhánh đề nghị trưởng phòng TĐ dừng việc thẩm địnhcác nội dung tiếp theo và có thể ra quyết định bác bỏ dự án Theo ước tính, năm

2007 và 2008, mỗi năm chi nhánh bác gần 30 dự án vay vốn; năm 2009, số lượng

dự án bị bác bỏ khoảng 20 dự án; năm 2010, con số này vào khoảng 15 dự án.Nguyên nhân của việc CBTĐ dừng thẩm định dự án và đề nghị bác bỏ yêu cầu vayvốn thường là do thẩm định tổng vốn các dự án không đảm bảo tỉ lệ vốn chủ sởhữu yêu cầu đạt 30%, hoặc do trong năm 2009, 2010, khi tỉ lệ lạm phát tăng quácao, giá cả biến động nhiều…dẫn đến các chỉ tiêu doanh thu, chi phí dự án tínhthiếu căn cứ làm cho dòng tiền dự án thẩm định lại không đạt tỉ lệ yêu cầu; haythẩm định tài sản thế chấp không đảm bảo…

b Phương pháp so sánh đối chiếu:

Đây là phương pháp thường được sử dụng trong thẩm định tài chính dự ánđầu tư cũng như là thẩm định dự án CBTĐ tại chi nhánh căn cứ trên một số tiêuchuẩn để tính toán các chỉ tiêu tài chính dự án "Đầu tư dây chuyền công nghệ dự

án nước ép hoa quả của Công ty cổ phần nước giải khát Hoa Nam" CBTĐ dựa

Trang 18

trên bảng báo giá thiết bị dây chuyền công nghệ nước ép hoa quả do Công ty cổphần nước ép hoa quả Hoa Nam cung cấp cùng với bảng giá thiết bị dây chuyềnnước ép hoa quả từ Công ty TNHH công nghệ Minh Đức và một số đơn vị kháctrong lĩnh vực sản xuất thiết bị công nghệ để so sánh,đối chiếu với mức đầu tưmua thiết bị dây chuyền là 2.7 tỷđ trong tổng vốn đầu tư dự án Dựa trên các căn

cứ về giá nước ép, giá mua hoa quả đầu vào, các chất phụ gia, các thực phẩmmàu….CBTĐ tính toán lại bảng doanh thu, chi phí, dòng tiền dự án, chỉ tiêu hiệuquả; so sánh các kết quả thu được với kết quả trong báo cáo nghiên cứu khả thi dựán…=> các kết quả tính toán dự án khả thi về mặt tài chính Tương tự đối với các

dự án đầu tư khác, CBTĐ tại chi nhánh thẩm định, tính toán lại kết quả và so sánhđối chiếu kết quả thẩm định với các chỉ tiêu trong báo cáo nghiên cứu khả thi của

dự án Như khi thẩm định nguồn vốn xây dựng, CBTĐ so sánh, đối chiếu các tiêuchuẩn dự án với các tiêu chuẩn thiết kế, xây dựng do Nhà nước quy định hay dựatrên điều kiện tài chính dự án để xem xét; so sánh các tiêu chuẩn về công nghệ,thiết bị để xác định mức công suất hợp lý cũng như mức đầu tư ban đầu; dựa trêncác định mức về sản xuất, tiêu hao năng lượng, nguyên liệu, nhân công, tiềnlương, chi phí sản xuất làm căn cứ tính toán các khoản chi phí, doanh thu, dòngtiền dự án… Trong quá trình thẩm định, CBTĐ cũng thực hiện so sánh các chỉtiêu trong dự án với các kết quả tính toán thu được khi thẩm định, tìm ra nguyênnhân sai lệch và đưa ra quyết định điều chỉnh… CBTĐ tại chi nhánh cũng sửdụng một số dự án tương tự đã thẩm định trước đó nhằm so sánh, kiểm tra các tỉ lệtài chính dự án đã phù hợp chưa Đồng thời, các CBTĐ thường xuyên tìm hiểu cáctiêu chuẩn căn cứ mới ban hành, thay thế cho các tiêu chuẩn cũ để hoàn thiện hơncông tác thẩm định tài chính

c Phương pháp phân tích độ nhạy:

Là phương pháp được các CBTĐ dùng để thẩm định doanh thu, chi phí, lợinhuận và khả năng hoàn vốn dự án nhằm kiểm tra tính vững chắc về hiệu quả tàichính của dự án đầu tư trước các tác động vĩ mô, thị trường và thời gian Khi tiếnhành phân tích độ nhạy, trước tiên, các CBTĐ xác định những yếu tố nào gây ảnhhưởng tới các chỉ tiêu hiệu quả tài chính trong từng dự án Trong dự án "Đầu tưdây chuyền công nghệ dự án nước ép hoa quả của Công ty cổ phần nước giải khátHoa Nam" , CBTĐ xác định một số yếu tố tác động chính đến kết quả hoạt động

dự án là: chi phí mua nguyên liệu trái cây , mức tăng giảm của giá bán sản phẩm

Trang 19

(trong điều kiện thị trường cạnh tranh hiện nay) Lập bảng phân tích độ nhạy nhưsau:

Bảng 2: Phân tích độ nhạy khi giá nguyên liệu thay đổi

Bảng 3: Phân tích độ nhạy khi giá bán sản phẩm thay đổi

Sau khi phân tích độ nhạy dự án "Đầu tư dây chuyền công nghệ dự án nước

ép hoa quả của Công ty cổ phần nước giải khát Hoa Nam" , CBTĐ đánh giá dự ánvẫn đạt hiệu quả tài chính

Qua thực tế để đánh giá tác động của các yếu tố biến đổi đến hiệu quả tàichính dự án, các CBTĐ tiến hành lập bảng phân tích độ nhạy các chỉ tiêu nhưNPV, IRR, hay tổng vốn đầu tư Với mức sai lệch so với dự kiến của các yếu tốảnh hưởng đến dự án thường được chọn từ 10% đến 20% dựa trên phân tích nhữngtình huống đã xảy ra trong quá khứ và hiện tại cũng như các dự báo trong tươnglai Nếu dự án vẫn đạt hiệu quả ngay cả trong trường hợp nhiều bất trắc phát sinhđồng thời thì đó là dự án có độ an toàn cao Trường hợp ngược lại, CBTĐ tại chinhánh xem xét lại dự án, xây dựng các biện pháp hữu hiệu nhằm khắc phục cáctình huống xấu đó

Trang 20

d Phương pháp dự báo:

Các CBTĐ dựa trên những số liệu điều tra thống kê để kiểm tra tính chính xáccủa các yếu tố đầu vào ảnh hưởng trực tiếp đến tính khả thi của dự án, ví dụ: cungcầu về sản phẩm của dự án, giá cả sản phẩm, thiết bị, nguyên vật liệu… CBTĐ tạichi nhánh sử dụng các tài liệu dự báo hàng năm về các lĩnh vực của ngân hàng,các dự báo thị trường của các công ty thành viên, dự báo của các tổ chức tư vấnhợp tác tại ngân hàng Dựa trên các phương pháp thống kê: phương pháp ngoạisuy thống kê, phương pháp mô hình hồi quy tương quan, phương pháp sử dụng hệ

số co giãn cầu… Xét trong dự án "Đầu tư dây chuyền công nghệ dự án nước éphoa quả của Công ty cổ phần nước giải khát Hoa Nam" ,CBTĐ tại chi nhánh dựbáo cung cầu sản phẩm nước ép năm 2012-2020 nhận thấy nhu cầu sản phẩm tăngtrung bình 15%, dự báo giá cả của các nhân tố đầu vào và các khoản chi phí phátsinh dao động trong khoảng trên dưới 3% Từ đó, CBTĐ tính toán các khoản mục,

dự báo sự biến động của các nhân tố khác, thực hiện phục vụ phân tích độ nhạy dự

án để xem xét, thẩm định tính chắc chắn, tính khả thi của dự án và sự an toàn vềvốn của dự án đầu tư

e Phương pháp triệt tiêu rủi ro:

CBTĐ tại chi nhánh rà soát lại các yếu tố rủi ro tài chính có thể xảy ratrong từng giai đoạn thực hiện dự án như và đề ra biện pháp hạn chế như: Rủi rovượt tổng mức đầu tư có thể hạn chế bằng cách kiểm tra các hợp đồng giá; Rủi ro

về tài chính( thiếu vốn, giải ngân không đúng tiến độ) hạn chế bằng cách kiểm tracác cam kết đảm bảo nguồn vốn của bên góp vốn, bên cho vay hoặc bên tài trợvốn; Rủi ro bất khả kháng hạn chế bằng cách thực hiện các hợp đồng bảo hiểm…Đối với dự án "Đầu tư dây chuyền công nghệ dự án nước ép hoa quả của Công ty

cổ phần nước giải khát Hoa Nam", CBTĐ nhận định rủi ro có thể xảy ra là vượttổng mức đầu tư do giá thiết bị tăng do nhu cầu dây chuyền nước ép hoa quả trongnước hiện đang cao, các bộ phận thiết bị chủ yếu nhập từ Đài Loan có thể tăng do

tỷ giá ngoại tệ Trong trường hợp này, CBTĐ kiểm tra giấy mời mua thiết bị củaCông ty TNHH công nghệ Minh Đức với cam kết bán đúng giá trong giấy mời, dựphòng tăng giá từ nguồn vốn dự phòng dự án Hiện tại, công tác phân tích và quản

Trang 21

lý rủi ro được các CBTĐ đặc biệt quan tâm, trong các năm từ 2007 - 2010 tỷ lệ nợ3-5 của chi nhánh luôn ở mức thấp: 1.38%, 2.52%, 2.49%, 1.98%; dự tính năm

2011 tỷ lệ nợ 3-5 <2% Tỷ lệ an toàn vốn thường đạt trên 70%

1.2.4 Các nội dung thẩm định tài chính dự án đầu tư tại chi nhánh Techcombank Đông Đô

Thẩm định tài chính dự án có thể coi là nội dung quyết định đến việc ngânhàng có cho vay thực hiện dự án hay không Vì đối với ngân hàng, ngoài mục tiêuđánh giá hiệu quả của dự án, đây còn là cơ sở nhằm đảm bảo sự an toàn cho cácnguồn vốn của ngân hàng Thẩm định tài chính dự án có thể hiểu là việc phân tích,xem xét, đánh giá về mặt tài chính của DAĐT bao gồm một loạt các phương phápđánh giá hiệu quả tài chính và các chỉ tiêu phân tích DAĐT Trong công tác thẩmđịnh tài chính DAĐT, giá trị thời gian của tiền là một trong những nguyên tắc cơbản của việc tính toán các chỉ tiêu, việc thẩm định chi phí và lợi ích của dự án phảiđược quy về thời điểm gốc để tiện cho việc so sánh

Căn cứ theo tờ trình thẩm định và hướng dẫn nghiệp vụ cho cán bộ tín dụngcủa phòng tín dụng ngân hàng Techcombank thì nội dung các khía cạnh thẩm địnhtại chi nhánh Techcombank Đông Đô như sau:

1.2.4.1 Thu thập và xử lý thông tin về khách hàng và dự án.

Khi khách hàng đến vay vốn tại chi nhánh, hồ sơ vay vốn thường được tiếpnhận tại phòng tín dụng, qua kiểm tra ban đầu rồi chuyển sang phòng thẩm định.Tại đây, CBTĐ tiến hành thẩm định lại tính chính xác các nguồn thông tin dokhách hàng cung cấp, đồng thời thu thập thêm nhiều thông tin liên quan đến kháchhàng vay vốn cũng như dự án vay vốn để làm căn cứ cho các bước thẩm định kếtiếp Tại chi nhánh Techcombank Đông Đô, CBTĐ thường trực tiếp đến doanhnghiệp để tìm hiểu hoạt động sản xuất kinh doanh; thực trạng nhà xưởng, máymóc thiết bị; địa điểm thực hiện dự án… Ngoài ra, CBTĐ còn thu thập thêm từ cácnguồn thông tin bổ sung, các tài liệu liên quan từ các nguồn khác nhau để phục vụcho quá trình thẩm định như: đi thực tế để tìm hiểu về giá cả, tình hình cung cầucủa thị trường đối với sản phẩm dự kiến của dự án; tìm hiểu từ các nhà cung cấpnguyên liệu đầu vào, các nhà tiêu thụ sản phẩm tương tự, tìm hiểu từ các phươngtiện thông tin đại chúng, từ các cơ quan quản lý Nhà nước…Bên cạnh đi thực tế

Trang 22

tìm hiểu, thu thập từ các nguồn bên ngoài, CBTĐ còn tham khảo thông tin từ cơ

sở dữ liệu khách hàng của chi nhánh, cũng như dữ liệu của toàn ngân hàng( DataWarehouse, Business Intelligent, Cash Management…), các công ty thành viênnhư Techcombank AMC chuyên quản lý bảo vệ tài sản, công ty chứng khoán kỹthương chuyên trong lĩnh vực dầu tư chứng khoán, công ty quản lý quỹ kỹ thươngTechcombank Capital hoạt động quản lý ủy thác đầu tư Trên cơ sở đó, CBTĐ sẽxem xét dự án trên các phương diện về mục tiêu của dự án, về thị trường và khảnăng tiêu thụ sản phẩm dịch vụ đầu ra của dự án; khả năng cung cấp nguyên vậtliệu và các yếu tố đầu vào, nhận xét các phương diện kỹ thuật, phương diện tổchức quản lý thực hiện dự án,… Tất cả những đánh giá thực hiện trên nhằm mụcđích hỗ trợ cho việc tính toán, đánh giá hiệu quả tài chính của dự án và khả năngthực hiện nghĩa vụ trả nợ của doanh nghiệp đối với ngân hàng Từ kết những quảphân tích ban đầu được lượng hoá thành những giả định phục vụ trực tiếp cho cácquá trình tiếp theo của công tác thẩm định đối với các dự án đầu tư Năm 2007,

2008 khi nhu cầu đầu tư của doanh nghiệp tăng cao, các dự án xin vay vốn khálớn, đạt khoảng 150 hồ sơ CBTĐ kiểm tra, xử lý sơ bộ thẩm định hơn 125 hồ sơđạt tiêu chuẩn cho vay, trong đó: doanh nghiệp vừa và nhỏ vay hơn 95 dự án,doanh nghiệp siêu nhỏ vay khoảng 20 dự án, doanh nghiệp lớn vay hơn 10 dự án.Còn trong năm 2009, chi nhánh đã thực hiện thẩm định hơn 80 dự án thuộc nhiềulĩnh vực như: thương mại, sản xuất và chế biến( 49 dự án); vận tải- TTLL(3 dựán); xây dựng(8 dự án); nông nghiệp(hơn 25 dự án) Năm 2010, chi nhánh tiếp tụcthẩm định ra quyết định cho vay khoảng 105 dự án: thương mại, sản xuất và chếbiến(50 dự án); xây dựng (15 dự án); nông nghiệp(15 dự án); lĩnh vực khác(25 dựán)

1.2.4.2 Thẩm định tổng vốn đầu tư và nguồn vốn đầu tư dự án

Thẩm định tổng vốn đầu tư là bước đầu tiên quan trọng trong khía cạnhthẩm định tài chính dự án, có vai trò là cơ sở đánh giá tính khả thi dự án cũng nhưkết quả dự án, hiệu quả sử dụng vốn vay Nếu vốn đầu tư quá thấp thì dự án khôngthể thực hiện được nhưng nếu ngược lại thì các chỉ tiêu tài chính không chính xác

và cũng làm giảm hiệu quả nguồn vốn vay Tiến hành thẩm định tổng vốn đầu tưtại chi nhánh, CBTĐ kiểm tra xem xét các hạng mục chi phí có thích hợp và tuântheo quy định hiện hành hay không.CBTĐ tiến hành xem xét các khoản chi phítrong tổng vốn bao gồm: vốn cố định, vốn lưu động và vốn dự phòng

Trang 23

Tiến hành thẩm định tổng vốn đầu tư, các CBTĐ tại chi nhánh so sánh đốichiếu các các khoản mục của vốn cố định có hợp lý hay không Dựa vào yêu cầucông suất dự án, thiết kế kỹ thuật mà khách hàng cung cấp, định suất về các hạngmục xây dựng theo các văn bản hiện hành về quản lý xây dựng, xem xét các yếu tố

về mặt bằng, thiết bị… CBTĐ tiến hành phân tích các khoản mục trong nguồnvốn Ví như khi thẩm định dự án “Chăn nuôi lợn siêu nạc” tại Thanh Oai- Hà Tâycủa HTX Cổ Đông vào năm 2007, CBTĐ xem xét tổng mức đầu tư dự án bao gồmcác khoản mục như sau:

Bảng 4 : Tổng vốn đầu tư dự án “Chăn nuôi lợn siêu nạc” tại Thanh Oai- Hà Tây

Giá trị (VNĐ)

2 Xây dựng và các công trình xây dựng 1.506.000.000

3 Đầu tư con giống ban đầu 750.300.000

7 Chi phí đào tạo và các chi phí khác 35.000.000

8 Tổng mức đầu tư cơ sở 2.956.300.000

Nguồn : từ dữ liệu thống kê của ngân hàng Techcombank

CBTĐ xem xét dự án xây dựng trên diện tích đất nông nghiệp chuyển đổimục đích sản xuất tại Thanh Oai- Hà Tây Với diện tích đất 2ha, CBTĐ tính toánchi phí đấu thầu hàng năm là 200 tr.đ (dựa trên biểu thuê đất tại huyện Thanh Oai-

Hà Nội) Tiếp theo, CBTĐ xem xét biểu giá xây dựng từ đó áp dụng cho các cônghạng mục công trình như: hệ thống chuồng lợn nhà điều hành nhà nghỉ côngnhân… Các chi phí quản lý dự án tư vấn, chi phí đào tạo công nhân ban đầu đượcCBTĐ tính toán dựa trên biểu giá mà khách hàng cung cấp; mức lãi vay tính toánbằng tích số vốn vay với lãi suất năm đàu tiên là 16%; khoản mục vốn dự phòngtính bằng 5% tổng mức đầu tư Với các thông tin khách hàng cung cấp, kết hợpvới các kết quả thẩm định về thị trường, kỹ thuật… CBTĐ tiến hành tính toán lạicác khoản mục đầu tư, so sánh đối chiếu với tổng mức đầu tư trong báo cáo khả thi

Trang 24

dự án, đề nghị tăng mức vốn lưu động dự án lên 800 tr.đ do biến động giá thức ănchăn nuôi đã tăng 1.05% so với thời điểm lập báo cáo CBTĐ đề nghị tổng mứcđầu tư dự án là 2.846 tr.đ.

Trên cơ sở tổng mức vốn đầu tư được duyệt, CBTĐ tại chi nhánh rà soát lạitừng loại nguồn vốn tham gia tài trợ cho dự án, tính toán chi phí sử dụng vốn, xemxét đánh giá các điều kiện sử dụng vốn

Xét trong dự án “Chăn nuôi lợn siêu nạc” tại Thanh Oai- Hà Tây, cơ cấuvốn tham gia đầu tư dự án như sau:

Bảng 5: Cơ cấu vốn dự án “Chăn nuôi lợn siêu nạc” tại Thanh Oai- Hà Tây

0%

Nguồn : từ dữ liệu thống kê của ngân hàng Techcombank

Xét thấy cơ cấu nguồn vốn khá ổn định( cơ cấu vốn đảm bảo yêu cầu củachi nhánh về mức vốn tự có đạt trên 30%), các chi phí sử dụng vốn hợp lý(chi phí

sử dụng vốn tự có và vốn vay được so sánh với mức lãi suất huy động tiền gửi vàcho vay dự án tại thời điểm thẩm định), đảm bảo khả năng tham gia đầu tư dự án

=> Nhận xét: CBTĐ tại chi nhánh tiến hành thẩm định tuần tự , cẩn thậncác nội dung Khi thẩm định giá trị nguồn vốn đầu tư, CBTĐ đã tính đến các yếu

tố tác động( ở dự án đang xét là giá thức ăn chăn nuôi biến động so với thời điểmlập báo cáo nghiên cứu khả thi dự án và đề nghị tăng mức vốn lưu động trong tổngvốn dự án Ở nội dung, vốn dự phòng tính bằng 5% tổng vốn đầu tư theo quy định

cũ, CBTĐ đã phân tích và quyết định không tăng vốn dự phòng(10% theo quyđịnh mới) do nhận thấy dự án ít có yếu tố bất lợi xảy ra trong các hoạt động nhưxây dựng, mua con giống, sản xuất ban đầu… CBTĐ tại chi nhánh chủ yếu sử

Trang 25

dụng phương pháp so sánh đối chiếu trong phân tích; áp dụng các quy định quản

lý của nhà nước cũng như đánh giá biến động thị trường tác động đến dự án ; cácbước xác định và thẩm định được tiến hành nhanh chóng dựa trên một số dự ánthẩm định trước đó

1.2.4.3 Thẩm định chi phí sản xuất, doanh thu, lợi nhuận hàng năm của dự án

Dựa trên tổng vốn đầu tư đã thẩm định, CBTĐ tiếp tục thẩm định chi phísản xuất, doanh thu và lợi nhuận hàng năm của dự án“Chăn nuôi lợn siêu nạc” tạiThanh Oai- Hà Tây CBTĐ tiến hành phân tích, tính toán, so sánh đối chiếu với sốliệu trong báo cáo nghiên cứu khả thi dự án như sau:

Bảng 6: Doanh thu dự án “Chăn nuôi lợn siêu nạc” tại Thanh Oai- Hà Tây

Đơngiá (ng.đ)

DT năm (ng.đ)

DT tháng (ng.đ)

Trang 26

CBTĐ xem xét tính toán doanh thu dựa trên số lượng con giống, sản phẩmtạo ra từ dự án(theo định mức kế hoạch sản xuất) và biểu giá sản phẩm trên thịtrường.

CBTĐ tiếp tục xem xét các khoản chi của dự án

Bảng 7: Chi phí dự án “Chăn nuôi lợn siêu nạc” tại Thanh Oai- Hà Tây

1

Khoản mục

Số tiền/năm (ng.đ)

Số tiền/tháng (ng.đ)

Nguồn : từ dữ liệu thống kê của ngân hàng Techcombank

CBTĐ thẩm định lại chi phí dự án, tăng mức chi cho thức ăn từ 700tr.đ lên

Trang 27

PVCFi

3.734.115 1.004.991 596.653 502.289 12

-Cộng dồn PVCFi

3.734.115 -2.729.123 2.387.077

-5.892.03

4

Nguồn : từ dữ liệu thống kê của ngân hàng Techcombank

Qua tính toán sơ bộ của CBTĐ, NPV dự án ước tính đạt 5.829 tr.đ; tỷ suấtthu hồi nội bộ của dự án đạt 22% Như vậy, NPV >0 và IRR> 16%, thẩm định dự

án đạt yêu cầu các chỉ tiêu tài chính

Độ nhạy của dự án: khi tăng doanh thu, chi phí dự án 1% thì IRR=19%>16%, NPV=4.956.921>0 dự án vẫn khả thi về mặt tài chính

=> Nhận xét: qua phân tích chi phí, doanh thu, dòng tiền, CBTĐ tại chinhánh chủ yếu dựa trên thông tin khách hàng cung cấp; các biến động về giá mớichỉ được ước lượng thông qua dự báo Do tính chất kỹ thuật, yêu cầu của dự ánkhá đơn giản nên CBTĐ đã không tính đến sự thay đổi các chỉ tiêu tài chính( phântích độ nhạy sơ sài) Hơn nữa, các chỉ tiêu phân tích mới chỉ là NPV, IRR, T chưaphản ánh đầy đủ tính khả thi dự án

Trang 28

1.2.4.4 Thẩm định về khả năng trả nợ cho ngân hàng.

Dựa trên các căn cứ thẩm định trên, CBTĐ thẩm định khả năng trả nợ củadoanh nghiệp như sau:

* Về phương án thu nợ

- Thời hạn trả nợ ngân hàng trong 7 năm= 84 tháng

- Thời gian ân hạn 1 năm( năm đầu sản xuất)= 12 tháng

- Thời hạn cho vay: 96 tháng

- Tổng số vay ngân hàng: 2.500 tr.đ

- Phương thức thu hồi nợ: trả lãi hàng tháng, trả nợ trong 7 năm

Bảng 9: Phương án trả nợ dự án “Chăn nuôi lợn siêu nạc” tại Thanh Oai- Hà

-Nguồn : từ dữ liệu thống kê của ngân hàng Techcombank

Qua kế hoạch trả nợ trên thì khả năng trả nợ các năm đều lớn hơn 1, với cânđối trả nợ lớn hơn 0 Như vậy khả năng trả nợ của dự án là khả thi

=> Nhận xét: phương thức thẩm định khả năng trả nợ của CBTĐ tương đốiđơn giản có thể dẫn đến không hiệu quả khi các dự án có yêu cầu kỹ thuật, côngnghệ phức tạp, chịu nhiều biến động Hiện nay, chi nhánh có rất nhiều hình thứccho doanh nghiệp vay vốn: vay vốn lưu động theo món; vay vốn lưu động theohạn mức; cho vay trung- dài hạn theo món; cho vay trung- dài hạn theo dự án; tàitrợ dự án trọn gói…căn cứ vào các hình thức vay, dự án cụ thể, các CBTĐ thẩmđịnh thời gian trả nợ cụ thể Dự án vay ngắn hạn trả theo định kỳ 6 tháng, các dự

án khác thì trả vào cuối năm tài chính thời gian ân hạn thường 2 năm……

Trang 29

1.2.4.5.Thẩm định về biện pháp bảo đảm tiền vay:

CBTĐ xem xét các tài sản thế chấp của doanh nghiệp: cơ sơ nhà, hạ tầng vàmức vốn của doanh nghiệp Theo đánh giá của CBTĐ qua các bản hạch toán tàisản doanh nghiệp, tài sản thế chấp đủ điều kiện đảm bảo vay vốn

=>Nhận xét: hoạt động thẩm định các biện pháp tiền vay vẫn còn nhiều hạnchế, do CBTĐ khó thẩm định lại giá trị nguồn tài sản thế chấp, nhất là khi các hìnhthức thế chấp ngày càng đa dạng, nhiều loại tài sản khó tính giá trị hay thay đổi nhanhchóng theo thị trường Các CBTĐ tại chi nhánh luôn cố gắng thu thập thông tinnhằm thẩm định một cách chính xác hơn công tác này Công tác thẩm định các điềukiện đảm bảo vốn vay tại chi nhánh vẫn gặp nhiều khó khăn trong xác định giá trị tàisản đảm bảo do chuyên môn của CBTĐ còn hạn chế gây khó khăn cho việc xác định

1.2.5 Ví dụ về thẩm định tài chính dự án tại chi nhánh Techcombank Đông Đô

Qua những tìm hiểu ban đầu về quy trình thẩm định tại chi nhánhTechcombank Đông Đô ở trên em xin đưa ra một dự án đầu tư cụ thể đẫ được thẩmđịnh tại chi nhánh Dự án “Xây dựng nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt tại Lam Sơn-Thanh Hóa” của công ty TNHH một thành viên môi trường và Công trình đô thị ThanhHóa Hồ sơ dự án được gủi đến phòng thẩm định chi nhánh ngày 1/8/2008 Qua thẩmđịnh sơ bộ hồ sơ được giao cho CBTĐ tiến hành thẩm định dự án

1.2.5.1 Giới thiệu về chủ đầu tư và dự án

Dự án “Xây dựng nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt tại Lam Sơn- Thanh Hóa”của công ty TNHH một thành viên môi trường và Công trình đô thị Thanh Hóa

- Tổng VĐT: 73.000 triệu đồng trong đó

+Vốn tự có: 40% tương đương khoảng 29.200.000.000 VNĐ.Gồm: vốn

hỗ trợ từ ngân sách địa phương 14.361.000.000 VNĐ Ngân sách địa phương hỗtrợ dự án cho xây dựng công trình dự án( thường khoảng 50% chi phí xây dựngcác hạng mục công trình ).Và vốn tự có của doanh nghiệp: 14.839.000.000 VNĐ

+Vốn vay : 60% khoảng 43.800.000.000 VNĐ

+ Lãi suất vay: 16%/năm

+ Thời gian ân hạn: 2 năm

Trang 30

- Mục tiêu dự án: đầu tư xây dựng mới nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt tại LamSơn- Thanh Hóa hỗ trợ công tác xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn Kết hợp côngnghệ tiên tiến tái chế rác thải sinh hoạt thành sản phẩm tiêu thụ trên thị trường.

1.2.5.2 Thẩm định khách hàng vay vốn

a Kiểm tra hồ sơ vay vốn của khách hàng gồm các giấy tờ sau

- Đơn đề nghị vay vốn kiêm giấy nhận nợ

- Biên bản họp hội đồng thành viên của Công ty TNHH một thành viên môitrường và đô thị Thanh Hóa thông qua quyết định vay vốn ngân hàng để thực hiện

dự án

- Đăng ký kinh doanh mã số thuế

- Báo cáo tài chính của doanh nghiệp năm 2007 2008 và 2009

- Báo cáo quyết toán thuế năm 2008 và 2009

- Một số hoá đơn mua hàng và bán hàng

- Báo cáo nghiên cứu khả thi của dự án

=>CBTĐ đã kiểm tra và xem xét :các loại giấy tờ là đầy đủ và hợp lệ Côngtác thẩm định sơ bộ này được các CBTĐ tiến hành nhanh chóng vì mang nhiềutính chất thủ tục hành chính

b Thẩm định tư cách pháp nhân của khách hàng

Qua nguồn thông tin từ khách hàng quá trình khảo sát thực tế CBTĐ cónhững kết luận về tư cách khách hàng là phù hợp với các tiêu chuẩn

-Công ty TNHH một thành viên môi trường và công trình đô thị Thanh Hóa làdoanh nghiệp nhà nước hạng II hoạt động trong lĩnh vực công ích Được thành lập19/8/1958 theo quyết định của UBND tỉnh Thanh Hóa; là khách hàng mới đặt quan hệvới chi nhánh Techcombank Đông Đô

- Qua hơn 50 năm hoạt động công ty đã giành được nhiều thành tựu to lớn: cúpvàng vì sự nghiệp cống hiến huân chương nhà nước hạng II nhiều bằng khen của cáccấp chính quyền …

- Được thành lập theo Quyết định số 2029/TC-CB của UBND tỉnh Thanh Hóa

Trang 31

- Tên giao dịch: THANH HOA UBAN ENVIRONMENT ANDCONTRUCTIONS COMPANY

- Người đại diện theo pháp luật: ông Vũ Đức Kính- Chủ tịch kiêm giám đốc

- Vốn điều lệ: 130 tỷ đồng

- Trụ sở: 467 Lê Hoàn- Phường Ngọc Trạo- Thành phố Thanh Hóa

- Lĩnh vực hoạt động

- Quét thu gom vận chuyển xử lý rác thải

- Quản lý công viên – cây xanh đô thị thành phố

- Quản lý vận hành diện chiếu sang công cộng thành phố

- Xây dựng nâng cấp hạ tầng đô thị: đường giao thông cải tạo các côngviên xây dựng các tuyến đường chiếu sang và các dịch vụ vệ sinh môitrường cây xanh cây cảnh…

- Các xí nghiệp thành viên

- Xí nghiệp Môi trường đo thị số 1

- Xí nghiệp Môi trường đo thị số 2

- Xí nghiệp xây dựng

- Xí nghiệp cây xanh công viên

- Đội quản lý xây lắp điện

- Đội thu phí vệ sinh

- Đội duy tu thoát nước

- Đội xe máy vận chuyển

- Đội quy tắc

- Trung tâm dịch vụ môi trường

- Ban quản lý bãi rác Phú Sơn

- Cơ cấu tổ chức: các đơn vị trực thuộc ban giám đốc

Trang 32

=> Nhận xét: CBTĐ tiến hành thu thập nhanh chóng thông tin về kháchhàng từ nhiều nguồn khác nhau, nắm bắt các thông tin quan trọng, đánh giá sơ bộ

tư cách pháp lý của khách hàng vay vốn, tình trạng nhà xưởng của doanh nghiệp.khảo sát thực tế nơi diễn ra hoạt động đàu tư

c Thẩm định tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Công ty TNHH một thành viên môi trường và đô thị Thanh Hóa (viết tắt làUrenco Thanh Hoa) có nhiệm vụ quét, thu gom, vận chuyển xử lý rác; nạo vétthông thoáng nước mương cống; chăm sóc công viên cây xanh đường phố; quản

lý vận hành điện chiếu sáng công cộng; xây dựng hạ tầng đô thị như: Đường giaothông, vỉa hè, mương cống, xây dựng công viên và các công trình phúc lợi khác

Ra đời từ năm 1958, với tiền thân là Đội công nhân vệ sinh, trải qua nhiều giaiđoạn phát triển với nhiều lần thay đổi tên gọi, đến năm 1994, Công ty chính thức

có tên gọi như trên và trực thuộc UBND tỉnh Thanh Hoá Do địa bàn hoạt độngkhá rộng là ở trong và ngoài Thành Phố Thanh Hoá nên hiện tại Công ty có 5phòng nghiệp vụ chuyên môn và 13 đơn vị sản xuất trực thuộc trên tổng số 570cán bộ công nhân viên Trong đó, trình độ đại học và trên đại học là 51 người.trình độ trung cấp là 72 người, công nhân kỹ thuật là 46 người còn lại là lao độngphổ thông Là doanh nghiệp năng động, tích cực kinh doanh dịch vụ vừa phục vụđời sống dân sinh, vừa góp phần tăng doanh thu, nâng cao thu nhập cho người laođộng

Công ty có diện tích bãi tập kết rác thải, kho chứa xe chuyên dùng cơ sởvật chất khang trang đáp ứng nhu cầu mở rộng sản xuất kinh doanh Các phòngnghiên cứu các ứng dụng khoa học trong hoạt động thực tiễn, nâng cao chất lượnghoạt động doanh nghiệp

Bảng 10 :Kết quả kinh doanh của doanh nghiệp 2007-2009

Trang 33

Qua kết quả kinh doanh, nhận thấy tuy kết quả doanh nghiệp không thật sự cao sovới mặt bằng các ngành khác nhưng tăng trưởng ổn định và bền vững, kết quảkinh doanh cao trong mặt bằng hoạt động công ích.

=> là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực chuyên biệt, hầu như không có

sự cạnh tranh Vững vàng kinh nghiệm và hoạt động trong lĩnh vực này Kết quảhoạt động của doanh nghiệp tăng đều qua các năm, khối lượng tài sản tăng nhanh,

sử dụng vốn đạt hiệu quả

Bảng 11: Kê khai khả năng tài chính của doanh nghiệp

STT Năm 31/12/2007 31/12/2008 30/9/2009

1 Khả năng thanh toán ngắn hạn 2.93 2.52 5.32

2 Khả năng thanh toán nhanh 1.03 0.51 3.63

3 Khả năng trả nợ/ tổng tài sản (%) 8.3 9.92 8.72

4 Nợ phải trả/ vốn chủ sở hữu (%) 9.05 11.01 9.55

5 Doanh thu/ tổng tài sản 0.23 0.32 0.32

6 Lợi nhuận/ doanh thu (%) 1.29 1.26 2.83

7 Lợi nhuận/ tổng tài sản (%) 0.3 0.41 7.29

8 Lợi nhuận/ vốn chủ sở hữu (%) 0.33 0.45 7.99

Nguồn : từ dữ liệu thống kê của ngân hàng Techcombank

Qua bảng phân tích trên cho thấy:

- Nhìn chung các chỉ tiêu thanh toán nợ của công ty tương đối linh hoạt vànhờ vào khả năng tài chính tích lũy qua nhiều năm hoạt động Công ty có mứcđảm bảo các chỉ tiêu trên cao(vốn tự có)

- Mức độ độc lập tài chính của công ty là tốt: nguồn vốn chủ sở hữu củacông ty là 100% tổng nguồn vốn

Như vậy công ty là một doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả Doanh thu vàlợi nhuận liên tục tăng qua các năm Mức độ độc lập tài chính cũng như khả năngthanh toán tốt các chỉ tiêu kinh tế đều đạt mức khá

- Công ty TNHH một thành viên môi trường và đô thị Thanh Hóa là kháchhàng mới đặt quan hệ với chi nhánh Techcombank Đông Đô Công ty thường vayvốn tín dụng của ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Trang 34

=> Nhận xét: CBTĐ phân tích, nhận định tình hình sản xuất doanh nghiệpnhanh chóng và tỉ mỉ, đưa ra cái nhìn tổng quan về khả năng hoạt động sản xuấtcũng như tình hình tài chính ổn định của doanh nghiệp vay vốn

1.2.5.3.Thẩm định tài chính dự án

a Thẩm định Tổng VĐT dự kiến và cơ cấu nguồn vốn

*CBTĐ xem xét nguồn vốn đầu tư và so sánh với số liệu trong báo cáo nghiêncứu khả thi dự án mà khách hàng cung cấp như sau:

Bảng 12: Tổng VĐT dự án:”Xây dựng nhà máy rác thải sinh hoạt Lam Sơn”

5 Đào tạo và các chi phí khác 2.060.023.945

6 Lãi trong thời gian xây dựng 4.652.690.700

(nguồn : dữ liệu thống kê ngân hàng Techcombank)

CBTĐ thẩm định tổng vốn: các khoản mục trong tổng vốn đầu tư là hoàn toànphù hợp với công suất, thiết kế dự án Trị giá các mục được CBTĐ tính toán lại đựa trêncác căn cứ: công suất dự án, bảng giá xây dựng năm 2008, bảng giá thiết bị công nghệtham khảo do Trung tâm công nghệ mới Envic cung cấp đánh giá trị giá các khoản mụccủa đầu tư cơ sở là hợp lý, đề nghị tăng chi phí dự phòng do doanh nghiệp chỉ áp dụngđịnh mức cũ là 5% tổng vốn tăng lên thành 10%

Bảng13 : Chi tiết hạng mục xây dựng công trình

1 Nhà tập kết rác và đặt thiết bị chính N1 Đồng 2.339.097.356

Trang 35

21 Đường bê tông rãnh thoát nước Đồng 6.162.325.989

Trang 36

( nguồn: dữ liệu thống kê ngân hàng Techcombank)

CBTĐ đánh giá hạng mục công trình tuân theo các văn bản quy định về xâydựng công trình Trị giá các hạng mục thỏa mãn mức vốn xây dựng trong tổngvốn

Bảng 14 : Chi mua máy móc thiết bị

Thiết bị dây chuyền trọn gói toàn bộ 31.226.000.000.00

I THIẾT BỊ LÒ ĐỐT RÁC 8 TẤN/H 1 lò 19.486.000.000.00

Phần thiết bị vận chuyển trọn gói 4.165.000.000( nguồn: dữ liệu thống kê ngân hàng Techcombank)

=> Nhận xét: CBTĐ tiến hành thẩm định các khoản mục của tổng vốn đầu

tư Xem xét trong biểu giá 2008, sử dụng phương pháp so sánh đối chiếu với cáckhoản mục vốn thấy hợp lý, giá trị vốn tính đúng Tuy nhiên nguồn vốn dự phòng

là hơi thấp, CBTĐ tính lại vào khoảng 6.700 trđ; đề nghị xem xét lại để dự án đạthiệu quả tốt hơn Các khoản mục vốn đầu tư không tính đến chi phí giải phóng mặtbằng, CBTĐ đã dựa trên căn cứ dự án trong lĩnh vực được ưu đãi đầu tư; chi phígiải phóng mặt bằng được UBND tỉnh Thanh Hóa hỗ trợ, đề nghị chủ đầu tư cungcấp thêm các văn bản pháp lý trong khoản mục này

*Thẩm định cơ cấu nguồn vốn dự án

Bảng 15: cơ cấu nguồn vốn dự án :”Xây dựng nhà máy rác thải sinh hoạt

Lam Sơn”

Trang 37

Nguồn : từ dữ liệu thống kê của ngân hàng Techcombank

CBTĐ thẩm định cơ cấu nguồn vốn tham gia tài trợ dự án Cơ cấu vốn đápứng yêu cầu về tỷ lệ vốn trong vay tín dụng Nguồn vốn tự có của doanh nghiệp,cũng như vốn hỗ trợ từ UBND tỉnh Thanh Hóa đạt mức ổn định, tham gia góp vốnvào hoạt động đầu tư Mức chi phí sử dụng vốn tính trên mức lãi suất huy động vàcho vay tại chi nhánh thời điểm xem xét dự án Cơ cấu vốn khả thi tham gia tài trợ

dự án

=> Nhận xét: CBTĐ xem xét các khía cạnh của cơ cấu vốn tham gia tài trợ

dự án, tính toán chi phí tham gia cũng như mức ổn định nguồn vốn Cơ cấu vốntham gia cũng phù hợp với quy định của chi nhánh áp dụng đối với các dự án vayvốn đạt tỷ lệ vốn sở hữu trên 30%

b.Thẩm định chi phí, dòng tiền, lợi nhuận dự án

- Các cơ sở của việc tính toán

+Thuế thu nhập doanh nghiệp 10% được miễn 5 năm đầu và giảm 50% trong 4năm tiếp theo

+Khấu hao nhà xưởng chi phí quản lý dự án chi phí quản lý thiết bị chi phí dựphòng trong 15 năm; khấu hao thiết bị máy móc công nghệ trong 20 năm

+Lãi suất chiết khấu được sử dụng là lãi suất vay ngân hàng (12 %)

- Doanh thu dự án:(xem phụ lục 3)

+ Doanh thu từ xử lý rác thải : 91250 x 98.000 = 8.942.500.000(VNĐ)

+ Doanh thu từ bán phân : 10000 x 150.000 = 2.000.000.000(VNĐ)

+ Doanh thu từ bán gạch : 15000 x 70.000 = 1.050.000.000(VNĐ)

- Chi phí dự án:(xem phụ lục 4)

Trang 38

+ Chi phí xử lý rác thải dao động từ 73.172 đ đến 91.466đ/ tấn trong đó + Chi phí lao động : 15%

+ Chi phí phân loại rác : 25%

+ Chi phí đốt rác : 17%

+ Chi phí mùn hóa: 4%

+ Chi phí chôn lấp1%

+ Chi phí khác : 2%

+ Chi bảo dưỡng thiết bị :13%

+ Để đảm bảo an toàn cho phân tích hiệu quả dự án dự kiến mức huy độngcông suất năm đầu là 80% công suất thiết kế tốc độ tăng trưởng tối đa 10% năm

dự án hoạt động tối đa 100% công suất thiết kế

- Hiệu quả của dự án như sau:(xem phụ lục 5)

+ Giá trị hiện tại của lợi nhuận ròng NPV = 47.025 > 0

+ Tỷ suất hoàn vốn nội tại IRR = 22 % > 16 %

+ Thời gian hoàn vốn T= 17 năm < thời gian hoạt động của dự án (50 năm)

- Phân tích độ nhạy: sản phẩm của dự án là dịch vụ xử lý rác thải và bán một

số sản phẩm tái chế từ rác thải dựa trên công nghệ tái chế và xử lý rác tự động.hiện đại ít chịu ảnh hưởng của các biến động giá bán hay yếu tố khác nên tỉ lệ thayđổi rất ít

Qua một số phân tích trên có thể kết luận dự án hòa toàn khả thi về mặt tàichính

=> Nhận xét: Các khoản mục chi phí doanh thu được xác định tỉ mỉ, rõ ràngqua từng năm dự án hoạt động Tuy nhiên đánh giá các yếu tố giá bán, chi phí íttác động nên khoản mục dự án là không chính xác Trong thẩm định độ nhạy cònthiếu các yếu tố thị trường toàn diện hơn khi mà các sản phẩm dự án: phân bón,gạch không nung đều chỉ là sản phẩm mới(tiềm năng bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu

tố vĩ mô) Cho nên cần phân tích đánh giá lại độ nhậy dự án để có cái nhìn toàndiện hơn CBTĐ mới chỉ dựa trên bảng tính dòng tiền để tính các chỉ tiêu hiệu quả,chưa đi phân tích ảnh hưởng cụ thể mà chỉ đánh giá dự án có khả thi (theo lýthuyết) hay không

Trang 39

c Thẩm định khả năng trả nợ dự án( xem phụ lục 6)

- Nguồn trả nợ : lấy từ dự kiến lợi nhuận và khấu hao từ chính dự án " Xâydựng nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt Lam Sơn” và trích một phần vốn tích lũycủa doanh nghiệp để trả nợ cho ngân hàng

Các tài sản cố định, thiết bị, chi phí quản lý được khấu hao đều trong 15năm Mức khấu hao cơ bản 1 năm là: 86.964.000.000/ 15 = 5.797.600.000 đồng

Lợi nhuận của dự án trong 2 năm đầu sẽ âm vì thế doanh nghiệp sẽ trích từvốn của mình trả lãi cũng như gốc cho ngân hàng Từ năm thứ 3 hoạt động ổnđịnh lợi nhuận dương công ty sẽ trích 90% lợi nhuận cùng các khoản khấu hao trảgốc và lãi cho ngân hàng Dự tính sau 15 năm trả hết nợ

=> Nhận xét: Khả năng trả nợ dự án phù hợp với các chỉ tiêu tài chính ởtrên CBTĐ so sánh, đối chiếu bảng tài chính dự án thấy kế hoạch trả nợ là khả thi

d Thẩm định các biện pháp bảo đảm tiền vay

Bảo đảm vốn vay bằng tài sản công ty và tài sản hình thành từ vốn vay, cáctài sản khác

=>Nhận xét: Nguồn bảo đảm từ nhà xưởng, thiết bị, tài sản công ty hoàntoàn được chấp nhận Tuy nhiên cần thẩm định đúng hơn giá trị xác thực của tàisản trong công ty Kiến nghị yêu cầu công ty thế chấp tài khoản nguồn vốn doanhnghiệp Các CBTĐ thảm định nội dung biện pháp bảo đảm tiền vay mới fawpjnhiều khó khăn, mang tính hình thức chủ yếu

* Đánh giá lợi ích của Techcombank trong quan hệ với khách hàng

Có thể cung cấp các sản phẩm dịch vụ ngân hàng và các sản phẩm bảohiểm cho khách hàng như: cho vay, dịch vụ thanh toán, bảo hiểm tài sản thiết bị,trả lương tự động, các sản phẩm thẻ tín dụng…

1.2.5.5 Phân tích rủi ro

Ngày đăng: 28/03/2013, 14:42

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

1.1.1.2.Tình hình hoạt động kinh doanh của Chi nhánh trong 3 năm - Luận văn tốt nghiệp: “ Thẩm định tài chính dự án đầu tư tại chi nhánh Techcombank Đông Đô. Thực trạng và giải pháp”
1.1.1.2. Tình hình hoạt động kinh doanh của Chi nhánh trong 3 năm (Trang 8)
Bảng 1. Kết quả hoạt động kinh doanh năm 2007 – 2010      Đơn vị :tr.đ - Luận văn tốt nghiệp: “ Thẩm định tài chính dự án đầu tư tại chi nhánh Techcombank Đông Đô. Thực trạng và giải pháp”
Bảng 1. Kết quả hoạt động kinh doanh năm 2007 – 2010 Đơn vị :tr.đ (Trang 8)
Sơ đồ 2: LƯU ĐỒ QUY TRÌNH THẨM ĐỊNH TẠI TECHCOMBANK - ĐÔNG ĐÔ - Luận văn tốt nghiệp: “ Thẩm định tài chính dự án đầu tư tại chi nhánh Techcombank Đông Đô. Thực trạng và giải pháp”
Sơ đồ 2 LƯU ĐỒ QUY TRÌNH THẨM ĐỊNH TẠI TECHCOMBANK - ĐÔNG ĐÔ (Trang 14)
Bảng 3: Phân tích độ nhạy khi giá bán sản phẩm thay đổi - Luận văn tốt nghiệp: “ Thẩm định tài chính dự án đầu tư tại chi nhánh Techcombank Đông Đô. Thực trạng và giải pháp”
Bảng 3 Phân tích độ nhạy khi giá bán sản phẩm thay đổi (Trang 17)
CÁC CHỈ TIÊU TÀI  - Luận văn tốt nghiệp: “ Thẩm định tài chính dự án đầu tư tại chi nhánh Techcombank Đông Đô. Thực trạng và giải pháp”
CÁC CHỈ TIÊU TÀI (Trang 17)
Bảng 3: Phân tích độ nhạy khi giá bán sản phẩm thay đổi - Luận văn tốt nghiệp: “ Thẩm định tài chính dự án đầu tư tại chi nhánh Techcombank Đông Đô. Thực trạng và giải pháp”
Bảng 3 Phân tích độ nhạy khi giá bán sản phẩm thay đổi (Trang 17)
Bảng 4: Tổng vốn đầu tư dự án“Chăn nuôi lợn siêu nạc” tại Thanh Oai- Hà Tây - Luận văn tốt nghiệp: “ Thẩm định tài chính dự án đầu tư tại chi nhánh Techcombank Đông Đô. Thực trạng và giải pháp”
Bảng 4 Tổng vốn đầu tư dự án“Chăn nuôi lợn siêu nạc” tại Thanh Oai- Hà Tây (Trang 21)
Bảng 4 : Tổng vốn đầu tư dự án “Chăn nuôi lợn siêu nạc” tại Thanh  Oai- Hà Tây - Luận văn tốt nghiệp: “ Thẩm định tài chính dự án đầu tư tại chi nhánh Techcombank Đông Đô. Thực trạng và giải pháp”
Bảng 4 Tổng vốn đầu tư dự án “Chăn nuôi lợn siêu nạc” tại Thanh Oai- Hà Tây (Trang 21)
Bảng 5: Cơ cấu vốn dự án“Chăn nuôi lợn siêu nạc” tại Thanh Oai- Hà Tây - Luận văn tốt nghiệp: “ Thẩm định tài chính dự án đầu tư tại chi nhánh Techcombank Đông Đô. Thực trạng và giải pháp”
Bảng 5 Cơ cấu vốn dự án“Chăn nuôi lợn siêu nạc” tại Thanh Oai- Hà Tây (Trang 22)
Bảng 5: Cơ cấu vốn dự án “Chăn nuôi lợn siêu nạc” tại Thanh Oai- Hà Tây - Luận văn tốt nghiệp: “ Thẩm định tài chính dự án đầu tư tại chi nhánh Techcombank Đông Đô. Thực trạng và giải pháp”
Bảng 5 Cơ cấu vốn dự án “Chăn nuôi lợn siêu nạc” tại Thanh Oai- Hà Tây (Trang 22)
Bảng 6: Doanh thu dự án“Chăn nuôi lợn siêu nạc” tại Thanh Oai- Hà Tây - Luận văn tốt nghiệp: “ Thẩm định tài chính dự án đầu tư tại chi nhánh Techcombank Đông Đô. Thực trạng và giải pháp”
Bảng 6 Doanh thu dự án“Chăn nuôi lợn siêu nạc” tại Thanh Oai- Hà Tây (Trang 23)
Bảng 6: Doanh thu dự án “Chăn nuôi lợn siêu nạc” tại Thanh Oai- Hà Tây - Luận văn tốt nghiệp: “ Thẩm định tài chính dự án đầu tư tại chi nhánh Techcombank Đông Đô. Thực trạng và giải pháp”
Bảng 6 Doanh thu dự án “Chăn nuôi lợn siêu nạc” tại Thanh Oai- Hà Tây (Trang 23)
Bảng 7: Chi phí dự án“Chăn nuôi lợn siêu nạc” tại Thanh Oai- Hà Tây - Luận văn tốt nghiệp: “ Thẩm định tài chính dự án đầu tư tại chi nhánh Techcombank Đông Đô. Thực trạng và giải pháp”
Bảng 7 Chi phí dự án“Chăn nuôi lợn siêu nạc” tại Thanh Oai- Hà Tây (Trang 24)
Qua bảng phân tích trên cho thấy: - Luận văn tốt nghiệp: “ Thẩm định tài chính dự án đầu tư tại chi nhánh Techcombank Đông Đô. Thực trạng và giải pháp”
ua bảng phân tích trên cho thấy: (Trang 31)
Bảng 12: Tổng VĐT dự án:”Xây dựng nhà máy rác thải sinh hoạt Lam  Sơn” - Luận văn tốt nghiệp: “ Thẩm định tài chính dự án đầu tư tại chi nhánh Techcombank Đông Đô. Thực trạng và giải pháp”
Bảng 12 Tổng VĐT dự án:”Xây dựng nhà máy rác thải sinh hoạt Lam Sơn” (Trang 31)
Bảng 1 4: Chi mua máy móc thiết bị - Luận văn tốt nghiệp: “ Thẩm định tài chính dự án đầu tư tại chi nhánh Techcombank Đông Đô. Thực trạng và giải pháp”
Bảng 1 4: Chi mua máy móc thiết bị (Trang 33)
Bảng 14 : Chi mua máy móc thiết bị - Luận văn tốt nghiệp: “ Thẩm định tài chính dự án đầu tư tại chi nhánh Techcombank Đông Đô. Thực trạng và giải pháp”
Bảng 14 Chi mua máy móc thiết bị (Trang 33)
Qua bảng số liệu, có thể nhận thấy số lượng dự án xin vay vốn tại chi nhánh là khá lớn, và bên cạnh đó số lượng các dự án bị loại tuy không cao nhưng cần xem  xét lại - Luận văn tốt nghiệp: “ Thẩm định tài chính dự án đầu tư tại chi nhánh Techcombank Đông Đô. Thực trạng và giải pháp”
ua bảng số liệu, có thể nhận thấy số lượng dự án xin vay vốn tại chi nhánh là khá lớn, và bên cạnh đó số lượng các dự án bị loại tuy không cao nhưng cần xem xét lại (Trang 39)
Bảng 17: Khách hàng có quan hệ với chi nhánh - Luận văn tốt nghiệp: “ Thẩm định tài chính dự án đầu tư tại chi nhánh Techcombank Đông Đô. Thực trạng và giải pháp”
Bảng 17 Khách hàng có quan hệ với chi nhánh (Trang 39)
Bảng 18: Quy định về thời gian thẩmđịnh tại chi nhánh - Luận văn tốt nghiệp: “ Thẩm định tài chính dự án đầu tư tại chi nhánh Techcombank Đông Đô. Thực trạng và giải pháp”
Bảng 18 Quy định về thời gian thẩmđịnh tại chi nhánh (Trang 48)
Bảng 18: Quy định về thời gian thẩm định tại chi nhánh - Luận văn tốt nghiệp: “ Thẩm định tài chính dự án đầu tư tại chi nhánh Techcombank Đông Đô. Thực trạng và giải pháp”
Bảng 18 Quy định về thời gian thẩm định tại chi nhánh (Trang 48)
Phụ lục 1: bảng dòng tiền dự án: “Chăn nuôi lợn siêu nạc tại Thanh Oai- Hà Tây” - Luận văn tốt nghiệp: “ Thẩm định tài chính dự án đầu tư tại chi nhánh Techcombank Đông Đô. Thực trạng và giải pháp”
h ụ lục 1: bảng dòng tiền dự án: “Chăn nuôi lợn siêu nạc tại Thanh Oai- Hà Tây” (Trang 59)
Phụ lục 1: bảng dòng tiền dự án : “Chăn nuôi lợn siêu nạc tại Thanh Oai- Hà Tây” - Luận văn tốt nghiệp: “ Thẩm định tài chính dự án đầu tư tại chi nhánh Techcombank Đông Đô. Thực trạng và giải pháp”
h ụ lục 1: bảng dòng tiền dự án : “Chăn nuôi lợn siêu nạc tại Thanh Oai- Hà Tây” (Trang 59)
Phụ lục 3: bảng doanh thu dự án:”Xây dựng nhà máy rác thải sinh hoạt Lam Sơn” - Luận văn tốt nghiệp: “ Thẩm định tài chính dự án đầu tư tại chi nhánh Techcombank Đông Đô. Thực trạng và giải pháp”
h ụ lục 3: bảng doanh thu dự án:”Xây dựng nhà máy rác thải sinh hoạt Lam Sơn” (Trang 61)
Phụ lục 3: bảng doanh thu dự án :”Xây dựng nhà máy rác thải sinh hoạt Lam Sơn” - Luận văn tốt nghiệp: “ Thẩm định tài chính dự án đầu tư tại chi nhánh Techcombank Đông Đô. Thực trạng và giải pháp”
h ụ lục 3: bảng doanh thu dự án :”Xây dựng nhà máy rác thải sinh hoạt Lam Sơn” (Trang 61)
Phụ lục 4: bảng chi phí dự án:”Xây dựng nhà máy rác thải sinh hoạt Lam Sơn” - Luận văn tốt nghiệp: “ Thẩm định tài chính dự án đầu tư tại chi nhánh Techcombank Đông Đô. Thực trạng và giải pháp”
h ụ lục 4: bảng chi phí dự án:”Xây dựng nhà máy rác thải sinh hoạt Lam Sơn” (Trang 64)
Phụ lục 4: bảng chi phí dự án :”Xây dựng nhà máy rác thải sinh hoạt Lam Sơn” - Luận văn tốt nghiệp: “ Thẩm định tài chính dự án đầu tư tại chi nhánh Techcombank Đông Đô. Thực trạng và giải pháp”
h ụ lục 4: bảng chi phí dự án :”Xây dựng nhà máy rác thải sinh hoạt Lam Sơn” (Trang 64)
Phụ lục 5: bảng dòng tiền dự án:”Xây dựng nhà máy rác thải sinh hoạt Lam Sơn” - Luận văn tốt nghiệp: “ Thẩm định tài chính dự án đầu tư tại chi nhánh Techcombank Đông Đô. Thực trạng và giải pháp”
h ụ lục 5: bảng dòng tiền dự án:”Xây dựng nhà máy rác thải sinh hoạt Lam Sơn” (Trang 69)
Phụ lục 5: bảng dòng tiền dự án :”Xây dựng nhà máy rác thải sinh hoạt Lam Sơn” - Luận văn tốt nghiệp: “ Thẩm định tài chính dự án đầu tư tại chi nhánh Techcombank Đông Đô. Thực trạng và giải pháp”
h ụ lục 5: bảng dòng tiền dự án :”Xây dựng nhà máy rác thải sinh hoạt Lam Sơn” (Trang 69)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w