Trên thế giới

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của một số yếu tố sinh thái lên sự phát triển của quần thể tảo thlassiosira sp. nhập nội và thử nghiệm nuôi sinh khối (Trang 27 - 29)

L ỜI MỞ ĐẦU

5. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, SẢN XUẤT VÀ ỨNG DỤNG VI TẢO LÀM THỨC ĂN

5.1. Trên thế giới

Nuôi vi tảo dùng làm thức ăn trong nuôi trồng thủy sản đã được phát triển từ lâu đờị Năm 1871, Phalaminstin đã tiến hành nuôi tảo lục Protocales (Hoàng Thị Bích

Mai, 1995) [7]. Năm 1890, Bejerin đã tiến hành phân lập và nuôi tảo thuần sạch

khuẩn. Từ năm 1910, Allen và Nelson đã tiến hành nuôi đơn loài dùng làm thức ăn cho động vật không xương sống (Ryther và Goldman,1975) [61]. Bruce và cộng sự

(1939) (trích theo Fulks và Main, 1991) [28] lần đầu tiên đã phân lập và nuôi giữ hai

loài tảo đơn bào Isochrysis galbanaPyramimonas grossii làm thức ăn cho ấu trùng hầụ Kể từ đó trở đi có nhiều công trình nghiên cứu tìm ra môi trường nuôi tốt nhất cho

các loài tảo và các phương pháp nuôi thu sinh khối được tiến hành.

Tại Nhật, Fujinaga là người đầu tiên thành công trong nuôi tảo Sketonema costatum sử dụng làm thức ăn cho tôm Penaus japonicus. Ông đã sử dụng hai phương pháp: Phương pháp đầu tiên là phân lập loài tảo mong muốn từ nước biển tự nhiên, sau

đó bổ sung nguồn dinh dưỡng, ánh sáng, sục khí để phát triển. Dưới những điều kiện

khống chế, phương pháp này có thể tiến hành sản xuất đại trà vi tảo theo yêu cầụ Đây là bước cơ bản nhất cho sự phát triển tảo trong ngành nuôi trồng thủy sản ngày naỵ

Phương pháp thứ hai là điều khiển tảo phát triển nở hoạ Fujinaga đã tiến hành vào

năm 1946. Nước biển tự nhiên sau khi lọc qua than đã được bổ sung nguồn phân bón vô cơ và chiếu sáng, nhiều loài tảo sẽ phát triển nở hoạ Sau đó phương pháp tương tự

này đã được Loosanoff (1951) và Davis (1963) (trích theo Fulks và Main, 1991) [28]. thực hiện dùng làm thức ăn cho bọn hai mảnh vỏ. Khi phân bón được bổ sung trực tiếp

vào bể nuôi tôm, không chỉ tảo phát triển mà Trùng bánh xe và Chân mái chèo cũng

phát triển theọ Những sinh vật này là thức ăn lý tưởng cho tôm ở giai đoạn ấu trùng và hậu ấu trùng.

“Phương pháp của Glancy” (1965) đã được sử dụng để nuôi ấu trùng hai mảnh

vỏ. Nước biển tự nhiên được lọc qua than hoạt tính rồi đi qua một túi lưới có kích thước mắt lưới nhỏ. Sau đó được đặt trong nhà gương kín, không bón phân. Phương

pháp này vừa dễ làm vừa ít tốn kém hơn phương pháp nuôi đơn loài. Tuy nhiên, do

không điều khiển được thành phần loài nên hiệu quả không caọ Một vài nghiên cứu ở

Bỉ cải tiến phương pháp này bằng cách điều chỉnh điều kiện nuôi, đặc biệt kiện dinh dưỡng nhằm điều khiển thành phần loài ưu thế như mong muốn (De Pauw, 1981), (De

1980; Riva và Lelong, 1981; De Pauw và Leenhee, 1985; trích theo Fulks và Main, 1991) [28].

Tại Trung Quốc, nghiên cứu nuôi tảo đã được bắt đầu từ những năm 1940 (Gua và cộng sự, 1959) [35].đã phân lập và nuôi hai loài tảo đơn bào Tetraselmis sp. và Dunaliella sp.. Jin và cộng sự (1956) (trích theo Chen, 1991) [21], nghiên cứu điều

kiện tăng trưởng tốt nhất của ba loài tảo khuê dùng trong nuôi trồng thủy sản. Từ

những năm 1980, nhiều loài đã được tiến hành phân lập và phát triển nuôi đại trà như

Tetraselmis subcordiformis, Chaetoceos muelleri, Isochrysis galbana, Pavlova viridis…Tất cả các loài tảo này đều phát triển rất tốt ở nhiệt độ 25oC. Gần đây, qua

phân tích thành phần hoa sinh 6 loài tảo cho thấy rằng Pavlova viridis có hàm lượng

Protein cao nhất (trên 62,25%) (Chen, 1991) [21].

Trong vài thập niên qua, do nhu cầu sản xuất các đối tượrng có giá trị kinh tế

phát triển nên nhu cầu về thức ăn tươi sống đã được đặt ra hàng đầụ Đa số các loài tảo nuôi đều có giá trị dinh dưỡng cao, kích thước phù hợp với các Loại ấu trùng nên nó

đóng góp nhất định vào thành công các trại sản xuất giống nhân tạọ Hiện nay, có nhiều loài tảo được nuôi làm thức ăn cho động vật biển với các hình thức nuôi khác

nhaụ.

Ch.calcitrans, Ch.gracilis, Ch.simplex và Ch.ceratosporum đã được nuôi làm thức ăn cho ấu trùng nhuyễn thể và giáp xác rất phổ biến ở Nhật. Ch.calcitrans là loài

có kích thước nhỏ và phát triển ở nhiệt độ thấp (10 – 20oC), trong khi đó

Ch.ceratosporum lại phát triển ở nhiệt độ cao và có thể nuôi ở điều kện nhiệt độ ngoài trời vào mùa hè (Okauchi, 1991) [51].

Ở Úc, các loài tảo đơn bào được nuôi phổ biến làm thức ăn cho ấu trùng động

vật thân mềm như Tetraselmis sp, Pavlova lutheri, Chaetocero calcitrans…,(Phạm Thị

Lam Hồng,1999) [6].

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của một số yếu tố sinh thái lên sự phát triển của quần thể tảo thlassiosira sp. nhập nội và thử nghiệm nuôi sinh khối (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)