CÁC HÌNH THỨC NUÔI TẢO

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của một số yếu tố sinh thái lên sự phát triển của quần thể tảo thlassiosira sp. nhập nội và thử nghiệm nuôi sinh khối (Trang 26 - 27)

L ỜI MỞ ĐẦU

4.CÁC HÌNH THỨC NUÔI TẢO

Có nhiều hình thức nuôi tảo khác nhau, tùy thuộc vào thời gian duy trì dịch

nuôi trong bể, thời gian thu hoạch và phương pháp thực hiện có thể chia làm hai hình thức chính: Nuôi thu hoạch toàn bộ và nuôi liên tục.

4.1. Nuôi thu hoạch toàn bộ (Batch culture)

Ở hình thức nuôi này, tảo được cấy vào môi trường nuôi với mật độ thấp và bổ sung dinh dưỡng một lần. Tảo nuôi thường được thu hoạch vào giữa hoặc cuối pha

logarit và thu toàn bộ thể tích nuôi, khi số lượng tế bào đạt xấp xỉ 75% số lượng tế bào cực đại có thể đạt được. Hình thức nuôi này thường được áp dụng khá phổ biến vì

phương pháp này đơn giản, ít bị ô nhiễm môi trường nuôi do thời gian nuôi ngắn, nhưng khi mật độ tăng cao trong môi trường nuôi sẽ gây nên giới hạn dinh dưỡng và giới hạn ánh sáng do sự tự che khuất, ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng của tảọ

4.2. Nuôi liên tục (Continuous culture)

Với hình thức này, tảo nuôi được thu hoạch liên tục theo một tỷ lệ pha loãng nhất định và sẽ được cung cấp thường xuyên môi trường dinh dưỡng. Tảo nuôi duy trì

được tình trạng phát triển ổn định ở một tốc độ sinh trưởng tốt nhất. Nuôi lên tục khắc

phục được giới hạn dinh dưỡng và ánh sáng khi mật độ tảo tăng cao, tảo có thể cung

4.2.1. Nuôi ổn định hàm lượng phân bón (Chemostat culture)

Tảo nuôi được thu hoạch và pha loãng liên tục theo một tỷ lệ không đổi bằng

dòng môi trường dinh dưỡng chảy vào và dòng chảy ra để thu tảo, giữ cho hàm lượng

muối dinh dưỡng trong dịch nuôi luôn ổn định. Bằng các tỷ lệ pha loãng khác nhau, có thể tạo được lô thí nghiệm ở nhiều mức độ để nghiên cứu sự sinh trưởng và thành phần

sinh hóa của tảọ

4.2.2. Nuôi ổn định mật độ tảo hoặc ổn định độ đục (Turbidostat culture)

Tương tự phương pháp nuôi ổn định hàm lượng phân bón, nhưng ở đây mật độ

tảo sẽ được duy trì ổn định nhằm tránh sự che khuất ánh sáng khi nghiên cứu ảnh hưởng của ánh sáng đến thành phần sinh hóạ

4.2.3. Nuôi bán liên tục (Semi – continuous culture)

Tảo nuôi sẽ được định kỳ thu hoạch theo một tỷ lệ thu hoach nhất định. Trong

khoảng thời gian không đổi và được cung cấp lại môi trường dinh dưỡng mới nhằm

duy trì thể tích nuôi ban đầụ Mật độ tảo nuôi ban đầu thấp và thường được thu hoạch,

pha loãng vào cuối pha logarit. Hình thức nuôi này có thể thực hiện được ở trong

phòng hay nuôi ngoài trời, giới hạn được số lượng bể nuôị Mặt hạn chế của phương

pháp này là vấn đề ô nhiễm môi trường nuôi thường xảy ra trong quá trình nuôị

Khi nuôi tảo qui mô lớn để cung cấp cho sản xuất, hai hình thức nuôi thu hoạch

từng phần và nuôi bán liên tục được sử dụng chủ yếụ Các hình thức nuôi ổn định dinh dưỡng và ổn định độ đục thường chỉ sử dụng cho nghiên cứu trong phòng thí nghiệm, ít được sử dụng cho sản xuất do phức tạp và tốn kém. Tùy thuộc vào mục đích nuôi mà có thể lựa chọn hình thức nuôị Ở Thái Lan, trong qui trình sản xuất giống tôm càng xanh, hình thức nuôi thu hoạch toàn bộ được sử dụng nhằm hạn chế sự nhiễm khuẩn

môi trường nuôi (Kongkeo, 1991) [41].

Hiện nay, để hạn chế những tồn tại trên, nhiều nước trên thế giới đã sử dụng túi

ni lông trong suốt với nhiều kích cỡ khác nhau để nuôi tảo như Hawaii (Gladue, 1991)

[29], Singapore (Lim, 1991) ) [44], Thai lan (Kongkeo, 1991) ) [41], Trung Quốc (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

(Chen, 1991) [21], Đài Loan (Pi, 1991) [54]…

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của một số yếu tố sinh thái lên sự phát triển của quần thể tảo thlassiosira sp. nhập nội và thử nghiệm nuôi sinh khối (Trang 26 - 27)