MỤC LỤC
Dựa trên các phương pháp thống kê: phương pháp ngoại suy thống kê, phương pháp mô hình hồi quy tương quan, phương pháp sử dụng hệ số co giãn cầu… Xét trong dự án "Đầu tư dây chuyền công nghệ dự án nước ép hoa quả của Công ty cổ phần nước giải khát Hoa Nam" ,CBTĐ tại chi nhánh dự báo cung cầu sản phẩm nước ép năm 2012-2020 nhận thấy nhu cầu sản phẩm tăng trung bình 15%, dự báo giá cả của các nhân tố đầu vào và các khoản chi phí phát sinh dao động trong khoảng trên dưới 3%. CBTĐ tại chi nhánh rà soát lại các yếu tố rủi ro tài chính có thể xảy ra trong từng giai đoạn thực hiện dự án như và đề ra biện pháp hạn chế như: Rủi ro vượt tổng mức đầu tư có thể hạn chế bằng cách kiểm tra các hợp đồng giá; Rủi ro về tài chính( thiếu vốn, giải ngân không đúng tiến độ) hạn chế bằng cách kiểm tra các cam kết đảm bảo nguồn vốn của bên góp vốn, bên cho vay hoặc bên tài trợ vốn; Rủi ro bất khả kháng hạn chế bằng cách thực hiện các hợp đồng bảo hiểm… Đối với dự án "Đầu tư dây chuyền công nghệ dự án nước ép hoa quả của Công ty cổ phần nước giải khát Hoa Nam", CBTĐ nhận định rủi ro có thể xảy ra là vượt tổng mức đầu tư do giá thiết bị tăng do nhu cầu dây chuyền nước ép hoa quả trong nước hiện đang cao, các bộ phận thiết bị chủ yếu nhập từ Đài Loan có thể tăng do tỷ giá ngoại tệ.
Xét thấy cơ cấu nguồn vốn khá ổn định( cơ cấu vốn đảm bảo yêu cầu của chi nhánh về mức vốn tự có đạt trên 30%), các chi phí sử dụng vốn hợp lý(chi phí sử dụng vốn tự có và vốn vay được so sánh với mức lãi suất huy động tiền gửi và cho vay dự án tại thời điểm thẩm định), đảm bảo khả năng tham gia đầu tư dự án. Hiện nay, chi nhánh có rất nhiều hình thức cho doanh nghiệp vay vốn: vay vốn lưu động theo món; vay vốn lưu động theo hạn mức; cho vay trung- dài hạn theo món; cho vay trung- dài hạn theo dự án; tài trợ dự án trọn gói…căn cứ vào các hình thức vay, dự án cụ thể, các CBTĐ thẩm định thời gian trả nợ cụ thể.
=> Nhận xét: CBTĐ tiến hành thu thập nhanh chóng thông tin về khách hàng từ nhiều nguồn khác nhau, nắm bắt các thông tin quan trọng, đánh giá sơ bộ tư cách pháp lý của khách hàng vay vốn, tình trạng nhà xưởng của doanh nghiệp. Qua kết quả kinh doanh, nhận thấy tuy kết quả doanh nghiệp không thật sự cao so với mặt bằng các ngành khác nhưng tăng trưởng ổn định và bền vững, kết quả kinh doanh cao trong mặt bằng hoạt động công ích. => Nhận xét: CBTĐ phân tích, nhận định tình hình sản xuất doanh nghiệp nhanh chóng và tỉ mỉ, đưa ra cái nhìn tổng quan về khả năng hoạt động sản xuất cũng như tình hình tài chính ổn định của doanh nghiệp vay vốn.
Các khoản mục vốn đầu tư không tính đến chi phí giải phóng mặt bằng, CBTĐ đã dựa trên căn cứ dự án trong lĩnh vực được ưu đãi đầu tư; chi phí giải phóng mặt bằng được UBND tỉnh Thanh Hóa hỗ trợ, đề nghị chủ đầu tư cung cấp thêm các văn bản pháp lý trong khoản mục này. Trong thẩm định độ nhạy còn thiếu các yếu tố thị trường toàn diện hơn khi mà các sản phẩm dự án: phân bón, gạch không nung đều chỉ là sản phẩm mới(tiềm năng bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố vĩ mô). - Nguồn trả nợ : lấy từ dự kiến lợi nhuận và khấu hao từ chính dự án " Xây dựng nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt Lam Sơn” và trích một phần vốn tích lũy của doanh nghiệp để trả nợ cho ngân hàng.
Có thể cung cấp các sản phẩm dịch vụ ngân hàng và các sản phẩm bảo hiểm cho khách hàng như: cho vay, dịch vụ thanh toán, bảo hiểm tài sản thiết bị, trả lương tự động, các sản phẩm thẻ tín dụng….
Xu hướng vay vốn của các doanh nghiệp chủ yếu là vay vốn lưu động bổ sung cho hoạt động sản xuất kinh doanh( trên 60% hồ sơ vay năm 2007, 2008), các doanh nghiệp chủ yếu vay ngắn và trung hạn: bổ sung vốn lưu động; mua thiết bị, dây chuyền công nghệ mới… Đến năm 2009 và 2010, khi tình hình kinh tế phát triển chậm trở lại, các doanh nghiệp lại chú trọng vay vốn đầu tư xây dựng dự án mới chứ không còn là tranh thủ sản xuất như 2008, các hồ sơ vay vốn vì thế có giảm đi nhưng tỷ trọng vốn vay lại tăng lên. Thêm nữa, từ năm 2007 đến nay, chi nhánh Techcombank Đông Đô đã mở thêm 7 PGD, đây chính là nguồn thu hút một lượng khách hàng mới cho dự án không chỉ là huy động vốn mà cả hoạt động cho vay. Thứ hai, số lượng hồ sơ xin vay vốn của chi nhánh khá nhiều nhưng vẫn còn một tỷ lệ không nhỏ hồ sơ bị loại do một vài nguyên nhân chất lượng hồ sơ quá yếu, báo cáo nghiên cứu khả thi nhiều dự án lập còn sơ sài, các phân tích tài chính đơn giản, không tính đến các yếu tố rủi ro, áp dụng mức khung giá cũ không còn thích hợp….dẫn đến khi CBTĐ tiến hành thẩm định lại tài chính dự án thì các chỉ tiêu không đạt hiệu quả, cơ cấu nguồn vốn không đáp ứng tỷ lệ vay tín dụng( vốn chủ sở hữu trên 30%), có khoảng 50% hồ sơ bị loại là do không đảm bảo cơ cấu vốn.
Thứ ba, do công tác lập báo cáo dự án quá kém, các căn cứ không đủ để phân tích ngay từ trong các bước thẩm định khách hàng, thẩm định thị trường…nên các hồ sơ này bị trả lại không cần thẩm định tài chính. Thứ tư, hiện tại bộ phận thẩm định dự án của chi nhánh vẫn còn yếu về nghiệp vụ thẩm định một số lĩnh vực như: dự án có yêu cầu công nghệ phức tạp, dự án trong nghành công nghiệp mới như năng lượng, đầu tư chứng khoán…dẫn đến một số ít hồ sơ xin vay vốn phải trả lại cho khách hàng. Tuy nhiên, với tỷ lệ cho vay luôn đạt cao, dư nợ các năm có xu hướng tăng ổn định chính là thành tựu đáng tự hào của chi nhánh và trong đó có phần đóng góp không nhỏ của hoạt động thẩm định dự án.
Việc tái thẩm định dự án không được quan tâm dẫn đến một số dự án sau khi duyệt cho vay nhưng thực hiện không đúng mục đích đầu tư hay đầu tư không còn hiệu quả do tác động môi trường vĩ mô nên không còn khả năng trả nợ, dự án thuộc nợ xấu, khó đòi.
Các tính toán phụ thuộc nhiều vào dự báo cung cầu sản phẩm, công suất dự án; các định mức xây dựng, kỹ thuật áp dụng trong các dự án là khác nhau….gây khó khăn trong thẩm định. BĐS, đầu tư chứng khoán, năng lượng…Các lĩnh vực mới này vẫn chưa có quy trình, nội dung, phương pháp thẩm định thích hợp với tính chất đặc thù khác các lĩnh vực đầu tư phát triển. Mỗi phương pháp thường chỉ áp dụng cho một nội dung và mới chỉ dừng lại ở công việc tính toán, chưa có sự đi sâu phân tích, kết hợp các nội dung với nhau để đánh giá.
Các phương pháp như: so sánh đối chiếu còn hạn chế về số liệu thu thập( kết quả hoạt động kinh doanh 3 năm gần đây, bảng giá, chi phí trên thị trường thường của các năm trước.) dẫn đến so sánh hình thức; phương pháp dự báo và phân tích độ nhạy áp dụng quá sách vở, kém linh hoạt…. Ngân hàng chưa có bộ phận chuyên trách phục vụ việc thu thập thông tin về các văn bản pháp quy mới, các thông số, quy chuẩn, tiêu chuẩn kinh tế- kỹ thuật được áp dụng trong từng lĩnh vực dự án khác nhau. Về các đối tác đã, đang và sẽ có quan hệ tín dụng với mình, Phòng khách hàng mới chỉ làm nhiệm vụ tìm kiếm, duy trì và triển mối quan hệ khách hàng mà chưa có sự hỗ trợ thông tin về khách hàng cho công tác thẩm định.
Chất lượng thẩmđịnh dự án không chỉ phụ thuộc vào bản thân ngân hàng mà còn phụ thuộc vào các nhân tố khách quan khác (như: môi trường luật pháp. xã hội… và phụ thuộc vào chính chủ đầu tư ) - Nguyên nhân từ môi trường vĩ mô.