kinh tế thế giới 2012 và phản ứng chính sách của việt nam

41 277 0
kinh tế thế giới 2012 và phản ứng chính sách của việt nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ CHUYÊN ĐỀ KINH TẾ THẾ GIỚI 2012 VÀ PHẢN ỨNG CHÍNH SÁCH CỦA VIỆT NAM Giảng viên: PSG.TS. Tạ Kim Ngọc Học viên: Hỏa Hạnh Nhân Cao Thị Kim Dung Phan Thị Hồng Trang Hà nội, tháng 7 năm 2012 MỤC LỤC DANH MỤC KÝ HIỆU VIẾT TẮT STT Từ viết tắt Tiếng Anh Tiếng Việt 1 AFTA Free Trade Area Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN 2 ASEAN Association of Southeast Asian Nations Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á 3 BRICs Tên gọi của tổ chức các nền kinh tế mới nổi gồm Brasil, Nga (Russia), Ấn Độ (Indian), Trung Quốc (China) và Nam Phi (South Africa) 4 EBA European Banking Authority Cơ quan ngân hàng Châu Âu 5 ECB European Central Bank Ngân hàng trung ương Châu Âu 6 EU European Union Liên minh châu Âu 7 EVN Vietnam Electricity Tập đoàn Điện lực Việt Nam 8 FAO Food and Agriculture Organization of the United Nations Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc 9 FDI Foreign direct investment Đầu tư trực tiếp nước ngoài 10 FED Federal Reserve System – Fed Cục dự trữ liên bang 11 GDP Gross Domestic Product Tổng sản phẩm quốc nội 12 G7 Group of Seven Nhóm 7 nước công nghiệp phát triển.( Anh, Pháp, Đức, Ý, Nhật, Mỹ, Canada) 13 ICOR Incremental Capital - Output Rate Hệ số sử dụng vốn, hay hệ số đầu tư tăng trưởng 14 ILO International Labor Organization Tổ chức Lao động Quốc tế 15 IMF The International Monetary Fund Quỹ Tiền tệ Quốc tế 16 NGOs Non-governmental organization các tổ chức phi chính phủ 17 OECD Organisation for Economic Cooperation and Development. Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế 18 R & D Research &Development Nghiên cứu và phát triển 19 TFP Total-factor productivity Tổng hợp nhân tố sản xuất 20 TNCs Trans National Corporations Các công ty xuyên quốc gia 21 UNEP United Nations Environment Programme Chương trình môi trường liên hợp quốc 22 WB World Bank Ngân hàng Thế giới 23 WTO World Trade Organization Tổ chức Thương mại Thế giới DANH MỤC BẢNG STT Bảng Tên bảng Trang 1 Bảng 2.1 Tăng trưởng GDP thế giới 2010 – 1011 và dự báo 2012 2 Bảng 2.2 Tỷ lệ nợ quốc gia/ GDP của một số quốc gia EU 3 Bảng 2.3 Tăng trưởng thương mại thế giới năm 2010-2011 và dự báo năm 2012 4 Bảng 2.4 Chỉ số giá cả của một số hàng hóa quốc tế 5 Bảng 3.1 Tốc độ tăng trưởng bình quân năm của các yếu tố tăng trưởng kinh tế, vốn, lao động và năng suất nhân tố tổng hợp (TFP) giai đoạn 1991 – 2010 DANH MỤC HÌNH STT Hình Tên hình Trang 1 Hình 1.1 Tốc độ tăng trưởng GDP toàn cầu 2000 - 2010 2 Hình 2.1 Biểu đồ tỷ lệ thất nghiệp ở một số nền kinh tế 2011 3 Hình 2.2 Lạm phát của một số nền kinh tế 2012 4 Hình 2.3 Lãi suất cho vay cơ bản của NHTW một số nền kinh tế (hết tháng 12.2011) 5 Hình 3.1 Biểu đồ CPI và Tỷ giá LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Năm 2011 đã qua đi, kinh tế thế giới tiếp tục đà phục hồi nhưng không đồng đều giữa các quốc gia và khu vực. Trong khi các quốc gia đang phát triển và mới nổi tiếp tục đà phục hồi kinh tế mạnh mẽ, đóng vai trò là động lực tăng trưởng toàn cầu thì tại các nền kinh tế phát triển, tốc độ phục hồi vẫn khá chậm chạp. Bên cạnh đó, kinh tế thế giới trải qua năm 2011 đầy sóng gió, với một loạt thách thức như khủng hoảng nợ công nghiêm trọng tại khu vực đồng tiền chung châu Âu, sức phục hồi "èo uột" của kinh tế Mỹ, đà tăng chậm lại của các nền kinh tế phát triển mới nổi, tỷ lệ thất nghiệp, lạm phát cao, tình hình bất ổn chính trị và thiên tai Những rủi ro đang ngày càng tăng lên cùng với những nguy cơ, thách thức mới phát sinh có thể làm chậm quá trình phục hồi của các quốc gia. Năm 2012 tiếp tục là năm khó khăn đối với kinh tế thế giới. Đó là đánh giá của nhiều chuyên gia trong bối cảnh các giải pháp được đưa ra để giải quyết cuộc khủng hoảng nợ công tại châu Âu vẫn chưa đủ, tỷ lệ thất nghiệp tại các nền kinh tế phát triển đứng ở mức cao, trong khi các nước đang phát triển và nhiều nước khác vẫn “đau đầu” với bài toán lạm phát. Theo dự báo của các tổ chức quốc tế như IMF, WB thì trong năm 2012, các vấn đề như nguy cơ lạm phát gia tăng, cuộc khủng hoảng nợ công vẫn có khả năng diễn biến phức tạp, nhu cầu hàng hóa sụt giảm sẽ tiếp tục là những thách thức cản trở tốc độ phục hồi của các nền kinh tế thế giới. Trước tình hình bất ổn của nền kinh tế thế giới, kinh tế Việt Nam trong năm 2012 sẽ chịu tác động không nhỏ. Nền kinh tế Việt Nam năm 2011 được ví như một chiếc xe đi trong điều kiện giông bão của nền kinh tế toàn cầu. Tình hình nghiêm trọng của cuộc khủng hoảng nợ công tại châu Âu và những hệ luỵ của nó về chính trị và xã hội đã tạo ra một cuộc khủng hoảng niềm tin, đẩy thị trường tài chính thế giới vào cảnh rối loạn. Cùng với đó, nền kinh tế Việt Nam năm 2011 gặp rất nhiều khó khăn một phần là kết quả của những chính sách những năm trước để lại và phản ứng chính sách trong năm 2011 trước những hệ quả đó. Đứng trước những khó khăn trên, chính phủ Việt Nam đưa ra các chỉ đạo quyết liệt, kịp thời, linh hoạt, từng bước đưa nền kinh tế Việt Nam ra khỏi khủng hoảng, tiếp tục phát triển trong năm 2012 và những năm tiếp theo. Xuất phát từ đó nhóm 3 chọn chủ đề “Kinh tế thế giới 2012 và phản ứng chính sách của Việt Nam” cho chuyên đề của mình. 2. Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của chuyên đề là nêu lên các xu hướng kinh tế thế giới và phân tích phản ứng chính sách của Việt Nam trong bối cảnh hiện nay. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Kinh tế thế giới 2012 và phản ứng chính sách của Việt Nam. Phạm vi nghiên cứu: Về không gian: Kinh tế thế giới và kinh tế Việt Nam năm 2012. Về thời gian: Tập trung phân tích kinh tế thế giới năm 2011 và 2012. 4. Phương pháp nghiên cứu Chuyên đề sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học sau đây: Phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử để xem xét tổng thể những vấn đề về xu hướng chủ yếu của nền kinh tế thế giới. Phương pháp phân tích tổng hợp giúp cho việc tổng hợp và phân tích nền kinh tế thế giới năm 2012 và phản ứng chính sách của Việt Nam. Phương pháp thống kê học để xử lý số liệu. 5. Kết cấu của chuyên đề Ngoài lời mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, chuyên đề được kết cấu thành ba chương: Chương 1. Lý luận chung về kinh tế thế giới Chương 2. Tổng quan chung về kinh tế thế giới 2012 Chương 3. Phản ứng chính sách của Việt Nam. CHƯƠNG 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ KINH TẾ THẾ GIỚI 1.1. Khái niệm kinh tế thế giới và kết cấu của nó. Kinh tế thế giới là tổng hòa các nền kinh tế các quốc gia và quan hệ kinh tế giữa các quốc gia với nhau. Các nền kinh tế dân tộc quốc gia tham gia hoạt động kinh tế quốc tế là những bộ phận của kinh tế thế giới. Trên thế giới có khoảng trên 220 quốc gia và vùng lãnh thổ được coi là nền kinh tế quốc gia. Mối quan hệ giữa các chủ thể kinh tế trong đó đã tạo nên sự liên kết các nền kinh tế quốc gia vào thể thống nhất của nền kinh tế thế giới. Nền kinh tế thế giới dưới góc độ hệ thống gồm hai bộ phận cơ bản là các chủ thể kinh tế thế giới và các quan hệ kinh tế quốc tế. Các chủ thể của kinh tế thế giới gồm các nền kinh tế quốc gia độc lập trên thế giới (kể cả vùng lãnh thổ); các tổ chức kinh tế quốc tế (WTO, WB, IMF…); các tổ chức kinh tế khu vực (EU, AFTA, ASEAN,…); các công ty xuyên quốc gia (TNCs); các tổ chức phi chính phủ (NGOs). Các quan hệ kinh tế thế giới là quan hệ về mặt kinh tế giữa các nước, các nền kinh tế với nhau bao gồm quan hệ về thương mại, tài chính – tiền tệ, phát triển nguồn nhân lực, khoa học công nghệ… Kinh tế thế giới không phải là phép cộng số học đơn giản các nền kinh tế quốc gia lại với nhau mà là tổng hòa các quan hệ kinh tế lẫn nhau giữa các quốc gia. Kết cấu của nền Kinh tế thế giới (KTTG) hiện nay phổ biến được nhìn dưới góc độ trình độ phát triển bao gồm các nước công nghiệp phát triển và các nước đang phát triển. Dân số thế giới hiện nay khoảng 7 tỷ người; GDP của toàn thế giới khoảng 60.000 tỷ USD. Trong đó, các nước phát triển chiếm khoảng 14,2% dân số thế giới nhưng chiếm 72 % GDP của thế giới. 1.2. Những xu hướng chủ yếu trong phát triển kinh tế thế giới 1.2.1. Xu hướng phục hồi tăng trưởng kinh tế thế giới Các cơ quan nghiên cứu kinh tế trên toàn thế giới như IMF, WB và OEDC… đều đưa ra những dự báo khá lạc quan về sự phát triển cảu kinh tế thế giới trong những thập kỷ đầu của thế kỷ 21. Các dự báo đều thống nhất nhận định rằng trong hai thập kỷ đầu thế kỷ 21, từ 2001 đến 2020, kinh tế thế giới có [...]... cho giới ngân hàng, phản đối cắt giảm ngân sách, phản đối chi cứu trợ tài chính thay vì hỗ trợ dân nghèo Tại Trung đông và Bắc phi cũng xẩy ra hàng loạt biến động Chính trị - xã hội CHƯƠNG 3 PHẢN ỨNG CHÍNH SÁCH CỦA VIỆT NAM TRƯỚC XU THẾ KINH TẾ THẾ GIỚI Năm 2011 là năm đầu tiên Việt Nam thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2011- 2012, đây cũng là năm bước ngoặt trong điều hành kinh tế. .. quốc trên thế giới và đã bành trướng thế lực, chính sách cảu Mỹ trên trường quốc tế Theo quan điểm này, toàn cầu hóa chính là quá trình Mỹ hóa - Toàn cầu hóa kinh tế có nguồn gốc từ quốc tế hóa kinh tế, theo đó toàn cầu hóa kinh tế là đỉnh cao của quốc tế hóa đời sống kinh tế quốc tế đỏi hỏi phải đưa vào lưu thông quốc tế, các yếu tố của quá trình tái sản xuất vốn, lao động, dịch vụ Thực chất của toàn... thấy kinh tế tri thức là nền kinh tế được sinh ra và phát triển trong điều kiện kinh tế thị trường, dẫn đến sự thay đổi trong thể chế kinh tế truyền thống Thể chế kinh tế thị trường mở ra đang và sẽ là xu hướng nỏi bật, có tính toàn cầu và có tác động to lớn đối với sự phát triển kinh tế của các quốc gia trên thế giới Những tác động đó bao gồm: - Mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế của các nền kinh tế -... dứt chiến tranh lạnh, thế giới chuyển sang thời kỳ mới – hoà bình hợp tác và phát triển Sự gia tăng mạnh mẽ của toàn cầu hoá kinh tế kéo theo nó là những cơ hội và thách thức mới cho các quốc gia khi tham gia vào quá trình đó Trong mười năm đầu của thế kỷ 21, kinh tế thế giới đã chứng kiến tốc độ toàn cầu hóa sâu rộng và nhanh chóng Sự hình thành các tổ chức kinh tế thế giới và khu vực, các khu vực... quốc tế và đời sống của từng quốc gia Ngày nay, hội nhập quốc tế là lựa chọn chính sách của hầu hết các quốc gia để phát triển Rõ ràng, hội nhập quốc tế đã trở thành một xu thế lớn và một đặc trưng quan trọng của thế giới hiện nay Xu thế này chi phối toàn bộ quan hệ quốc tế và làm thay đổi to lớn cấu trúc của hệ thống thế giới cũng như bản thân các chủ thể và mối quan hệ giữa chúng 1.2.6 Tăng trưởng kinh. .. động đã ngày càng đáp ứng yêu cầu đòi hỏi của quá trình sản xuất xã hội 1.2.3 Xu hướng chuyển sang nền kinh tế thị trường Kinh tế thị trường là nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường, giá cả và sản lượng của nền kinh tế do cung cầu trên thị trường quyết định và giảm bớt vai trò điều tiết của nhà nước trong nền kinh tế Hai thập kỷ đầu thế kỷ 21 là thời kỳ thể chế kinh tế thế giới biển đổi lớn, biểu... vụ Thực chất của toàn cầu hóa kinh tế là quốc tế hóa kinh tế và phân công lao động quốc tế Toàn cầu hoá kinh tế đã trở thành một xu thế khách quan Trong hơn một thập kỷ lại đây xu thế toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới có sự gia tăng mạnh mẽ của lực lượng sản xuất dưới tác động của cách mạng khoa học công nghệ, xu hướng chuyển sang kinh tế thị trường, vai trò quan trọng của các công ty xuyên quốc gia,... bối cảnh kinh tế khó khăn Bảng 2.3: Tăng trưởng thương mại thế giới năm 2010-2011 và dự báo năm 2012 2010 2011 2012 Tổng kim ngạch thương mại của 12,7 6,9 3,8 thế giới Nhập khẩu Các nền kinh tế phát triển 11,5 4,8 2,0 Các nền kinh tế đang phát triển 15,0 11,3 7,1 và mới nổi Xuất khẩu Các nền kinh tế phát triển 12,2 5,5 2,4 Các nền kinh tế đang phát triển 13,8 9,0 6,1 và mới nổi Nguồn: IMF (2012) :World... của chính phủ đã được dỡ bỏ tại hầu hết các trung tâm tài chính lớn và người nước ngoài được khuyến khích đầu tư Điều này đã tạo ra một bức tranh toàn cảnh năng động với hàng loạt cơ hội đầu tư 1.2.5 Xu hướng hội nhập và liên kết kinh tế quốc tế Hội nhập kinh tế quốc tế là sự tham gia vào phân công lao động quốc tế, là sự gắn kết nền kinh tế quốc gia với nền kinh tế thế giới, với các định chế tại chính. .. sang nền kinh tế tri thức Kinh tế tri thức là nền kinh tế được xây dựng trên cơ sở sản xuất, phân phối và sử dụng tri thức và thông tin Những thay đổi đó được thể hiện cả trên thể chế kinh tế vĩ mô và thể chế kinh tế vi mô - Các nước đang phát triển chuyển sang nền kinh tế thị trường - Phần lớn các nước chuyển đổi chuyển sang nền kinh tế thị trường Trung quốc đã cơ bản thiết lập được nền kinh tế thị . hướng kinh tế thế giới và phân tích phản ứng chính sách của Việt Nam trong bối cảnh hiện nay. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Kinh tế thế giới 2012 và phản ứng chính sách. chung về kinh tế thế giới Chương 2. Tổng quan chung về kinh tế thế giới 2012 Chương 3. Phản ứng chính sách của Việt Nam. CHƯƠNG 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ KINH TẾ THẾ GIỚI 1.1. Khái niệm kinh tế thế. ứng chính sách của Việt Nam. Phạm vi nghiên cứu: Về không gian: Kinh tế thế giới và kinh tế Việt Nam năm 2012. Về thời gian: Tập trung phân tích kinh tế thế giới năm 2011 và 2012. 4. Phương

Ngày đăng: 21/12/2014, 11:20

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • DANH MỤC BẢNG

  • LỜI MỞ ĐẦU

  • CHƯƠNG 1

  • LÝ LUẬN CHUNG VỀ KINH TẾ THẾ GIỚI

    • 1.1. Khái niệm kinh tế thế giới và kết cấu của nó.

    • 1.2. Những xu hướng chủ yếu trong phát triển kinh tế thế giới

    • CHƯƠNG 2

    • TỔNG QUAN VỀ KINH TẾ THẾ GIỚI 2012

      • 2.1. Đà phục hồi kinh tế chững lại, tăng trưởng đồng loạt giảm sút

      • 2.2. Thất nghiệp cao trở thành quan ngại chính sách hàng đầu

      • 2.3. Lạm phát đe dọa các nền kinh tế đang phát triển

      • 2.4. Khủng hoảng nợ công châu Âu: tâm điểm khó khăn của kinh tế toàn cầu

      • 2.5. Các vấn đề về thương mại và đầu tư khác

      • CHƯƠNG 3

      • PHẢN ỨNG CHÍNH SÁCH CỦA VIỆT NAM TRƯỚC XU THẾ KINH TẾ THẾ GIỚI

        • 3.1. Thực trạng tình hình Việt Nam với các điểm nóng kinh tế vĩ mô.

        • KẾT LUẬN

        • DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan