1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

kinh tế việt nam trong bối cảnh kinh tế thế giới hiện nay - một số chính sách và giải pháp cần thiết cho kinh tế việt nam

28 962 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 28
Dung lượng 840,54 KB

Nội dung

kinh tế việt nam trong bối cảnh kinh tế thế giới hiện nay - một số chính sách và giải pháp cần thiết cho kinh tế việt nam

Trang 1

KINH TẾ VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH KINH TẾ THẾ GIỚI HIỆN NAY - MỘT SỐ PHÂN TÍCH

Những thay đổi này trước đó vẫn được mong chờ như một cơn gió mát, nhưng thực tế lại giống như một cơn gió lạnh đột ngột thổi tới nhiều hơn, khiến nền kinh tế rơi vào tình trạng

“cảm lạnh” từ quý 3-2007, mà dấu hiệu là lần đầu tiên sau nhiều năm, lạm phát vượt mức 1% một tháng Giới chính sách tỏ ra thực sự lúng túng trước hoàn cảnh mới Một điều không may mắn nữa là cuộc khủng hoảng tài chính ở Mỹ bắt đầu lan ra toàn cầu và tràn tới Viêt Nam vào quý 3-2008, đã làm cho tình hình trở nên tồi tệ hơn Tuy nhiên, những dấu hiệu phục hồi đã xuất hiện vào cuối năm 2009; theo dự báo của các tổ chức nghiên cứu lớn thì khu vực Đông Á đang lấy lại đà tăng trưởng mạnh mẽ hơn cả

Trong bối cảnh đó, Việt Nam sẽ phục hồi như thế nào là một câu hỏi quan trọng Trong bài viết này, chúng tôi phân tích những đặc điểm của nền kinh tế thế giới và Việt Nam trong giai đoạn 2005-2009 là giai đoạn có tâm điểm là cuộc khủng hoảng toàn cầu Trên cơ sở đó, chúng tôi thảo luận những điều kiện cần thiết trong ngắn hạn để Việt Nam có thể trở lại quỹ đạo phục hồi và tăng trưởng nhanh trong thời gian tới

Những đặc điểm chính của kinh tế thế giới giai đoạn 2005-2009

Điểm chính của nền kinh tế thế giới giai đoạn 2005-2010 là sự tăng trưởng nóng của nền kinh tế thế giới lên tới đỉnh cao vào năm 2007 và sau đó rơi vào một cuộc Đại Suy giảm (Great Recession) tồi tệ nhất kể từ sau cuộc Đại Suy thoái (Great Depression) giai đoạn 1929-1933 Việc kinh tế thế giới phát triển mạnh (và không vững chắc) cho tới trước năm 2007 chủ yếu bắt nguồn từ chính sách vĩ mô nới lỏng thái quá của chính phủ Mỹ từ sau cuộc khủng hoảng dot.com vào năm 2000, sự trỗi dậy nhanh chóng của tứ cường mới nổi, Brazil, Nga, Ấn Độ và đặc biệt là Trung Quốc (nhóm BRIC), đã tích tụ sự mất cân đối vĩ mô toàn cầu Những mất cân đối này là điều kiện cơ bản (fundamental) để các dòng tài chính dịch chuyển với những khối luợng lớn chưa từng có trong lịch sử, vượt qua tầm hiểu biết và kiểm soát của giới chính sách, châm ngòi cho cuộc khủng hoảng tài chính ở Mỹ và sau đó lan ra các nước phát triển; và đến lượt nó kéo theo sự suy giảm về kinh tế trên toàn thế giới

Những vấn đề sau đây của kinh tế thế giới sẽ lần lượt được đề cập: tăng trưởng kinh tế, phát triển công nghiệp, thương mại, giá cả, đầu tư trực tiếp, và vai trò ngày càng tăng của các công ty xuyên quốc gia

Trang 2

Tăng trưởng kinh tế

Nền kinh tế thế giới đã trải qua một giai đoạn phát triển tương đối ổn định, trung bình khoảng 5% cho đến trước khi cuộc khủng hoảng kinh tế - tài chính toàn cầu diễn ra vào quý 1-

2008 Các nước đang phát triển đã đạt được mức tăng trưởng trung bình cao hơn khoảng 8% năm, so với mức 3% năm của các nước đã phát triển trong giai đoạn này (Hình ) Khi khủng hoảng kinh tế xảy ra, các nền kinh tế đã phát triển lại bị rơi vào suy thoái lớn hơn, chạm mức thấp nhất (-8%) vào quý 4-2008, trong khi đó các nền kinh tế đang phát triển chỉ bị suy giảm xuống mức thấp nhất (-4%) vào quý 1-2009 (Hình 1)

Hình 1 Tăng trưởng GDP toàn cầu (% theo quí)

Nguồn: IMF, 2009

Xét theo khu vực, Trung Quốc và Ấn Độ đạt mức tăng ấn tượng nhất Trung Quốc duy trì được mức tăng trưởng cao, với tỷ lệ từ 10% đến 13% trong giai đoạn 2003-2007 Ấn Độ cũng đạt được mức tăng trên 9% trong các năm 2005-2007 Các nước thuộc cộng đồng các quốc gia độc lập (tức các nước thuộc Liên Xô cũ) cũng đạt mức tăng trưởng ấn tượng, đạt 7,5% năm

2006 và 8,4% năm 2007 Các nước thuộc ASEAN có mức tăng trưởng trung bình Riêng Việt Nam đạt mức tăng trưởng tương đối cao, với mức tăng trưởng từ 6,2% đến 8,5% trong các năm 2006-2008 Tiếp đến là những nước thuộc khu vực Nam và Trung Mỹ, với mức tăng trưởng trên 6% trong các năm 2005-2007 Các nước phát triển, đặc biệt là Mỹ và Nhật, có mức tăng thấp hơn cả, chỉ trong khoảng từ 2% đến 2,8% trong các năm 2005-2007 Năm 2008 hầu hết các nền kinh tế đều có tốc độ tăng trưởng thấp hơn so với năm các trước đó, nhưng thứ tự tăng trưởng hầu như không thay đổi (xem Bảng 1)

Bảng 1 Tăng trưởng GDP theo các khu vực kinh tế

Trang 3

Khối EU (27 nước) 3 2.8 1Khối cộng đồng các

quốc gia độc lập (CIS)

Nguồn: WTO Secertariat

Phát triển công nghiệp

Sản xuất công nghiệp trên thế giới duy trì được mức tăng trưởng cao trước khi khủng hoảng diễn ra, trung bình 6% năm trong giai đoạn 2005-2007 Các nước mới nổi đạt mức độ tăng trưởng ấn tượng hơn cả với mức tăng xấp xỉ 10% trong giai đoạn này, cao hơn nhiều so với mức khoảng 3,5% của các nước phát triển trong cùng thời kỳ (Hình 2) Tuy nhiên, sản xuất công nghiệp đã hứng chịu mức suy giảm cực kỳ lớn kể từ quý 2-2008 Mức sụt giảm sản xuất công nghiệp trên toàn thế giới lên đến đỉnh điểm, xấp xỉ (-24%) so với quí trước đó, vào quý 4-

2008 Các nước mới nổi có mức sụt giảm sản xuất công nghiệp thấp hơn, chỉ khoảng (-20%) so với mức gần (-30%) của các nước phát triển

Hình 2 Thay đổi sản lượng công nghiệp thế giới

(trung bình trượt ba tháng)

Nguồn: IMF, 2009

Ghi chú:

Trang 4

- Các nước mới nổi: Argentina, Brazil , Bulgaria, Chile, Trung Quốc, Colombia, Estonia, Hungary, India, Indonesia, Latvia, Lithuania, Malaysia, Mexico, Pakistan, Peru, Philippines, Poland, Romania, Nga, Slovak Republic, Nam Africa, Thái Lan, Thổ nhĩ kỳ, Ukraine, và Venezuela

- Các nước phát triển: Australia, Canada, Czech Republic, Denmark, khu vực đồng Euro, Hong Kong SAR, Israel, Nhật Bản, Hàn Quốc, New Zealand, Norway, Singapore, Thụy Điển, Switzerland, Đài Loan, Ạnh và Mỹ.

Thương mại

Thương mại thế giới đã có tốc độ phát triển mạnh mẽ trong giai đoạn 2005-2007, đạt mức trung bình khoảng 15% năm Năm 2008, xuất khẩu hàng hóa tăng 15% năm 2008, đạt 15,8 nghìn tỷ USD, còn xuất khẩu dịch vụ tăng 11%, đạt 2,7 nghìn tỷ USD.Các nước mới nổi có tốc

độ tăng của giá trị thương mại cao hơn so với các nước đã phát triển nhưng không nhiều (Hình 3) Tuy nhiên, tốc độ tăng của giá trị thương mại thế giới bắt đầu bị suy giảm mạnh từ Q2-2008 khi khủng hoảng kinh tế bắt đầu Cụ thể, quý 4-2008, xuất khẩu hàng hóa giảm khoảng (-12%) so với năm trước còn xuất khẩu dịch vụ giảm (-8%)

Hình 3 Thay đổi trao đổi thương mại thế giới

- Các nước phát triển: Australia, Canada, Czech Republic, Denmark, khu vực đồng Euro, Hong Kong SAR, Israel, Nhật, Hàn Quốc, New Zealand, Norway, Singapore, Thụy Điển, Switzerland, lãnh thổ Đài Loan, Ạnh và Mỹ.

Xét về tỷ trọng thương mại hàng hóa, năm 2008, các nước đang phát triển chiếm gần 38% trong xuất khẩu hàng hóa và 34% trong nhập khẩu hàng hóa trên thế giới Đức vẫn giữ vị trí là nước đứng đầu thế giới về xuất khẩu hàng hóa (1,47 nghìn tỷ USD, bằng 9,1% tổng giá trị xuất khẩu của thế giới), thứ hai là Trung Quốc (1,43 nghìn tỷ USD, bằng 8,9% thế giới), tiếp đến là

Mỹ, Nhật, và Hà Lan Mỹ tiếp tục là nước nhập khẩu hàng hóa lớn nhất thế giới (năm 2008 đạt 2,17 nghìn tỷ USD, bằng 13,2% tổng giá trị nhập khẩu của thế giới), tiếp đến là Đức (1,21 nghìn

tỷ, bằng 7,3% thế giới), Trung Quốc (6,9%), Nhật Bản (4,6%), Pháp (4,3%) Hệ quả, Mỹ trở

Trang 5

thành nước nhập siêu hàng hóa lớn nhất thế giới, lên đến 865 tỷ USD năm 2008, và Trung Quốc trở thành nước xuất siêu hàng hóa nhiều nhất thế giới, lên đến 295 tỷ USD năm 2008.

Về thương mại dịch vụ, năm 2008, xuất khẩu của Mỹ đạt 522 tỷ USD, tăng 10% so với năm 2007, chiếm 14% trong tổng xuất khẩu dịch vụ thương mại thế giới Anh đứng thứ hai, chiếm 7,6% trong tổng xuất khẩu thế giới và đạt 283 tỷ USD năm 2008 Tiếp đó là Đức (235 tỷ, bằng 6,3% thế giới), Pháp (135 tỷ USD, bằng 4,1% của thế giới) và Nhật Bản (144 tỷ USD, chiếm 3,9% thế giới) Về nhập khẩu dịch vụ thương mại, Mỹ xếp thứ nhất (chiếm 10,5% nhập khẩu dịch vụ của toàn thế giới), tiếp đó là Đức (8,2% thế giới), Anh (5,7% của thế giới), Nhật Bản (4,8%), Trung Quốc (4,4%, đạt 152 tỷ USD)

Bảng 2 Thương mại hàng hóa thế giới theo khu vực và một số nước tiêu biểu, 2008

Giá trị Thay đổi theo năm (%)

Giá trị Thay đổi theo năm (%) 2008

Trung bình giai đoạn 00-08

2006 2007 2008 2008

Trung bình giai đoạn 00-08

Trang 6

xuất khẩu dầu

Hình 4 Thay đổi giá bán lẻ thế giới (trung bình trượt 3 tháng)

Nguồn: IMF, 2009.

Ghi chú:

Trang 7

- Các nước mới nổi: Argentina, Brazil , Bulgaria, Chile, Trung Quốc, Colombia, Estonia, Hungary, India, Indonesia, Latvia, Lithuania, Malaysia, Mexico, Pakistan, Peru, Philippines, Poland, Romania, Nga, Slovak Republic, Nam Africa, Thái Lan, Thổ nhĩ kỳ, Ukraine và Venezuela.

- Các nước phát triển: Australia, Canada, Czech Republic, Denmark, khu vực đồng Euro, Hong Kong SAR, Israel, Nhật Bản, Hàn Quốc, New Zealand, Norway, Singapore, Thụy Điển, Switzerland, lãnh thổ Đài Loan, Anh và Mỹ.

Giá cả hàng tiêu dùng tăng cao có nguyên nhân từ sự tăng mạnh giá cả nguyên liệu đầu vào Về tổng thể, giá cả hàng hóa nguyên liệu thô tăng gấp 2,5 lần từ tháng 1/2005 đến tháng 7/2008, trong đó chỉ số giá nhiên liệu và dầu thô tăng gấp hơn 3 lần, chỉ số giá kim loại tăng 2 lần, nguyên liệu thực phẩm tăng 1,86 lần và sản phẩm nông nghiệp tăng 1,24 lần Sau khi kinh

tế rơi vào suy thoái vào cuối quý 3-2008, giá cả của hầu hết các hàng hóa nguyên liệu bắt đầu suy giảm mạnh Giá dầu thô, sản phẩm nông nghiệp và kim loại rơi xuống mức giá của năm

2005 Các mức giá hàng hóa nguyên liệu bắt đầu tăng trở lại vào tháng 2-2009 và cho đến tháng 7-2009 thì hầu hết đạt mức giá của năm 2006

Hình 5 Chỉ số giá cả một số hàng hóa nguyên liệu

cơ bản giai đoạn 2000-2009 (01/2005=100)

Nguồn: http://www.indexmundi.com/

Chú thích:

Chỉ số giá hàng hóa cơ bản, 2005 = 100, bao gồm các chỉ số giá nhiên liệu và phi nhiên liệu.

Chỉ số giá hàng hóa nông sản, 2005 = 100, bao gồm các chỉ số giá gỗ chưa chế biến, bông, len, và da chưa thuộc Chỉ số giá nguyên liệu thực phẩm, 2005 = 100, bao gồm chỉ số giá đậu tương, dầu thực vật, thịt lợn, thủy sản, đường, chuối, và cam.

Chỉ số giá dầu thô, 2005 = 100, trung bình của ba chỉ số giá giao ngay; Dated Brent, West Texas Intermediate, and the Dubai Fateh.

Chỉ số giá kim loại, 2005 = 100, bao gồmchỉ số giá đồng, nhôm, quặng sắt, kẽm, niken, thiếc, chì, và uranium Chỉ số giá nhiên liệu (năng lượng), 2005 = 100, bao gồm chỉ số giá của dầu thô, khí tự nhiên và than đá.

Đầu tư trực tiếp nước ngoài

Đầu tư trực tiếp nước ngoài là hoạt động kinh tế quan trọng thể hiện khuynh hướng phát triển và dịch chuyển của nguồn lực kinh tế quan trọng nhất là vốn sản xuất Nhân tố này có vai trò định hướng nền kinh tế thế giới nhiều hơn so với các dòng vốn đầu tư gián tiếp, vì dòng vốn

0 50 100 150 200 250 300 350

Sản phẩm nông nghiệp Thực phẩm Kim loại

Trang 8

đầu tư gián tiếp thường mang tính ngắn hạn và bất ổn hơn, ít đóng góp trực tiếp vào quá trình phát triển năng lực sản xuất thực sự của quốc gia hay khu vực Do đó, trong phần này, các khía cạnh khác nhau của dòng FDI toàn cầu được khảo sát chi tiết.

FDI theo khu vực kinh tế

Sau giai đoạn suy giảm 2000-2003, đầu tư nước ngoài toàn cầu đã lấy lại được đà tăng của thập kỷ 1990 Dòng vốn FDI toàn cầu đã tăng từ mức xấp xỉ 600 tỷ USD năm 2003 lên đến 1979 tỷ USD năm 2007 Sau đó, FDI trên toàn thế giới bắt đầu suy giảm, đặc biệt ở các nước phát triển Cụ thể, FDI đầu tư vào các nước phát triển giảm 29% năm 2008 xuống còn

962 tỷ USD (Hình 1.6) Nửa đầu năm 2009, lượng FDI vào các nước này giảm từ 30-50% so với nửa sau năm 2008 Ngược lại, lượng FDI vào các nước đang phát triển và các nền kinh

tế chuyển đổi tăng lần lượt từ 27% lên 37% và từ 5% lên 7% năm 2008 (Hình 1.7) FDI đầu

tư vào một số nước tăng đáng kể như ở châu Phi (27%), Mỹ Latinh và vùng Caribbean (13%) Lượng vốn FDI đầu tư vào các nước ASEAN tăng 17% Đối với các nước kém phát triển nhất và các quốc đảo nhỏ đang phát triển, FDI vào các nước này tăng 43% năm 2008 lên 61 tỷ USD, và chiếm tới 8% trong tổng lượng vốn FDI vào các nước đang phát triển và các nền kinh tế chuyển đổi (năm 2007 là 7%)

Trang 9

Hình 6 Dòng vào FDI (inflows) trên toàn thế giới và theo khu vực, giai đoạn 1980-2008 (tỷ

USD)

Nguồn: UNCTAD, Global investment report 2009

Hình 7 Cơ cấu FDI (dòng vào) theo khu vực trên thế giới

Nguồn: UNCTAD, world investment report 2009

Cơ cấu hình thức đầu tư

Về cơ cấu hình thức đầu tư, FDI năm 2008 so với năm trước giảm mạnh ở phần vốn góp (equity) và phần các dòng vốn khác (Hình 1.8), trong khi phân tái đầu tư (reinvestment earnings) vẫn tăng Số các vụ mua lại và sáp nhập (M&A) lớn giảm tới 21% năm 2008 với giá trị giảm 31%, trong đó ở Mỹ giảm 39% ở Mỹ, ở EU giảm 56%, và ở Nhật giảm 43% Năm 2008 có tới 41 vụ mua bán sáp nhập lớn ở các nước đang phát triển (tăng 6

vụ so với năm 2007) Ở châu Phi và châu Á, giá trị M&A tăng tới 13% Tuy nhiên, đến nửa đầu năm 2009, số vụ M&A ở các nước châu Á và các nước đang phát triển khác cũng sụt giảm đáng kể Điều này thể hiện lượng vốn dư thừa trong các nền kinh tế không còn nữa

do kinh tế toàn cầu bắt đầu vào suy thoái Các công ty lớn buộc phải giữ lại lượng vốn mình có để tiến hành dự phòng cũng như tái cấu trúc nội bộ

0 10 20 30 40 50 60 70 80 90

nước phát triển các nước còn lại

Trang 10

Hình 8 Cơ cấu hình thức dòng vào FDI trên toàn thế giới (tỷ USD)

Nguồn: UNCTAD,(2009), World Investment Report 2009

FDI theo ngành

FDI ở hầu hết các ngành công nghiệp đều giảm đáng kể năm 2008, ngoại trừ một số ngành như thuốc lá, đồ uống và nguyên liệu cơ bản Do thiếu số liệu về phân rã FDI theo ngành, chúng ta có thể sử dụng số liệu về M&A để xem xét các xu hướng

Bảng 3 Các ngành có M&A xuyên quốc gia tăng năm 2008 (triệu USD)

Giá trị bán thuần theo ngành

Than cốc, xăng-dầu, và nhiên liệu hạt nhân 2663 3086

Giá trị mua thuần theo ngành

2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009-Q1

Vốn góp Tái đầu tư Các dòng vốn khác

Trang 11

Các hoạt động dịch vụ phục vụ cộng đồng,

Nguồn: UNCTAD,(2009), Annex Table B.6

Trong Bảng 1.3, M&A giảm trong hầu hết các ngành sản xuất và dịch vụ, nhưng đang có xu hướng chuyển sang các ngành dịch vụ ngoài tài chính, thực phẩm, đồ uống và thuốc lá M&A trong các ngành nguyên liệu cơ bản (primary sector) đều tăng cả về giá trị tuyệt đối và trong tỷ phần của tổng M&A Năm 2008, M&A trong ngành này tăng 17% Giá các loại dầu mỏ và các hàng hóa khác năm 2008 tăng khiến cho M&A ở các ngành khai khoáng, dầu khí tăng lên tới 83 tỷUSD FDI tăng trong các ngành nguyên liệu cơ bản (primary sector) cũng phản ánh sự tăng lên trong các hoạt động đầu tư mới

Trong các ngành sản xuất, các ngành chiếm tới 1/3 tổng lượng FDI tích lũy, M&A xuyên quốc gia giảm tới 10% năm 2008 Trong các ngành như dệt may, sản xuất các sản phẩm từ cao

su và nhựa, khoáng sản, số lượng các vụ M&A giảm 80% Trong khi đó, các ngành sản xuất máy móc và thiết bị mức giảm thấp hơn nhiều Trong khi đó, giá trị các vụ M&A xuyên quốc gia lại tăng tới 125% trong ngành thực phẩm, đồ uống và thuốc lá

Trong khu vực dịch vụ, chiếm khoảng 1/5 tổng lượng FDI tích lũy, M&A xuyên quốc gia giảm tới 54% năm 2008, trong đó các ngành dịch vụ tài chính có mức giảm lên tới 73% Tuy nhiên ở Bắc Mỹ và châu Âu, các hoạt động mua bán, sáp nhập lớn lại diễn ra khá nhiều, việc giá các cổ phiếu giảm xuống rất thấp đã tạo điều kiện cho các nhà đầu tư thâm nhập vào thị trường tài chính ngân hàng của nước này (mà trước kia là rất khó)

Vai trò của tập đoàn xuyên quốc gia (TNCs)

Hiện nay có khoảng 82.000 TNCs với khoảng 800.000 chi nhánh trên toàn thế giới Các TNCs

có vai trò ngày càng quan trọng trong nền kinh tế thế giới, góp phần định hình bộ mặt nền kinh tế toàn cầu Các hoạt động xuất khẩu của các TNCs chiếm tới 1/3 tổng khối lượng xuất khẩu của thế giới Số lượng các lao động trong TNCs đã gấp tới 4 lần năm 1982, đạt khoảng 77 triệu người năm

2008 (Bảng 1.4)

Nhóm 100 TNCs lớn nhất trong lĩnh vực phi tài chính chiếm tỷ trọng tương đối trong hoạt động sản xuất toàn cầu ở cả các nước phát triển và đang phát triển Trong 3 năm, 2006-

2008, nhóm này chiếm tới 9% tài sản, 16% doanh thu và 11% lao động ở nước ngoài trong tổng

số tất cả các TNCs trên toàn thế giới (bảng 1.4) Nhóm này cũng chiếm tới 4% GDP trên toàn thế giới

Bảng 4 Một số chỉ tiêu cơ bản của 100 TNCs lớn nhất thế giới, 2006-2007 và ước tính 2008

2006 2007 2008 (est.)Các tài sản (tỷ USD)

Nước ngoàiTổng

% nước ngoàiDoanh thu (tỷ USD)Nước ngoài

Tổng

% nước ngoài

5245923957

4078708858

61161070257

4936807861

60941088757

5208851861

Trang 12

Lao độngNước ngoàiTổng

% nước ngoài

85821538858

84401487057

88981530258

Nguồn: UNCTAD, 2009

Khi khủng hoảng kinh tế diễn ra vào cuối năm 2008, các công ty xuyên quốc gia đã chịu những tổn thất nhất định Đáng kể nhất là các doanh nghiệp thuộc các ngành như sản xuất ô tô và thiết bị vận tải, thiết bị điện tử, các sản phẩm trung gian và khai mỏ Các TNCs phải đối mặt với

sự suy giảm lợi nhuận, dư thừa công suất, phải cắt giảm nhiều dự án đầu tư và phải sa thải nhân công Nhiều TNCs lớn trong ngành sản xuất ô tô như General Motor, Chrysler và Toyota đã phải đối mặt với nguy cơ phá sản và phải tiến hành tái cơ cấu triệt để

Tuy nhiên, xét về tổng thể các TNCs lớn không chịu tổn thất nhiều trong đợt khủng hoảng này Tổng doanh thu năm 2008 của nhóm 100 TNCs lớn nhất đã tăng 12% so với năm 2007 Lượng nhân công cũng tăng 4% Nhưng, do suy giảm trên trên thị trường chứng khoán, nên giá trị tài sản của các TNCs cũng bị giảm khoảng 0,9% so với năm trước đó (Bảng 1.4) Có một điều đặc biệt là hầu hết các TNCs trong lĩnh vực khai thác dầu khí như Total, Exxonmobil và BHP không bị tổn thất trong đợt khủng hoảng này Mặc dù doanh thu bị sụt giảm đáng kể trong quý 4-2008 và quý 1-2009 các công ty này đã thu được lợi nhuận lớn khi giá dầu tăng trong nửa đầu năm 2008

Bảng 5 Một số chỉ tiêu cơ bản của 100 TNCs lớn nhất của các nước đang phát triển, 2006-2007

Các tài sản (tỷ USD)Nước ngoài

Tổng

% nước ngoàiDoanh thu (tỷ USD)Nước ngoài

Tổng

% nước ngoàiLao độngNước ngoàiTổng

% nước ngoài

571169434

605130446

2151524641

767218635

737161746

2638608243

Nguồn: UNCTAD, 2009

TNCs ở các nước đang phát triển đã đạt được tốc độ phát triển ấn tượng Đến năm 2007, đã

có 7 TNCs từ các nước đang phát triển nằm trong số TNCs toàn cầu, so với không có số nào trong năm 1993 Đông Á là nơi có các TNCs xuất hiện nhiều nhất trong khối các nước đang phát triển, với 57 TNCs Đông Nam Á cũng đã có 19 TNCs trong nhóm này (Hình 1.9) Trong năm

2007, tài sản của 100 TNCs lớn nhất của khối này đã tăng 29% so với năm trước đó, so sánh với

Trang 13

tài sản của 100 TNCs toàn cầu chỉ tăng 6% Kết quả là, trong khi tổng tài sản và lao động của 100 TNCs trong lĩnh vực phi tài chính từ các nước đang phát triển chỉ bằng 18% và 34% tổng tài sản

và lao động của 100 TNCs trong lĩnh vực phi tài chính toàn cầu năm 2006, nhưng chỉ sau một năm, các chỉ số này lần lượt là 20% và 41%

Hình 9 Phân bổ theo khu vực 100 TNCs lớn nhất của các nước đang phát triển năm 2008

Nguồn: UNCTAD

Những đặc điểm trên cho các nền kinh tế mới nổi đang ngày càng giữ vị trí quan trọng hơn trong nền kinh tế toàn cầu Trong đó, mô hình phát triển sức mạnh kinh tế quốc gia dựa trên các tập đoàn xuyên quốc gia vẫn là một khuynh hướng chủ đạo

Kinh tế Việt Nam giai đoạn 2005-2010

Trong giai đoạn 2005-2010, đà tăng trưởng của Việt Nam có dấu hiệu chậm lại trong nửa đầu của giai đoạn (2005-2007) với những bất ổn vĩ mô bắt đầu tích tụ và bộc lộ Điển hình là chính sách kích thích kinh tế thông qua nới lỏng tín dụng bắt nguồn từ những năm đầu thập niên 2000 để chống lại đà suy giảm tăng trưởng xuất hiện vào năm 1999-2000 đã tích tụ nguyên nhân gây ra lạm phát cao bắt đầu bộc phát từ giữa năm 2007 Thêm vào đó, việc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) vào tháng 11-2006 mở ra một thời kỳ hội nhập sâu rộng chưa từng có, khiến mức giao lưu thương mại và đầu tư quốc tế tăng vọt, dẫn đến những bất ổn do dòng vốn vào (cả đầu tư trực tiếp lẫn gián tiếp) tăng mạnh, khiến việc kiểm soát vĩ mô trở nên lúng túng Cộng với cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, trong hai năm 2008-2009, tăng trưởng kinh tế ở mức thấp đi liền với lạm phát cao (đặc biệt trong 2008), thâm hụt thương mại và thâm hụt ngân sách đều cao Năm 2010 được xem là năm bản lề để ổn định kinh tế vĩ mô, khắc phục các khó khăn sau khủng hoảng và lấy lại đà tăng trưởng cho giai đoạn tiếp theo

Bảng 6 Các chỉ tiêu kinh tế chủ yếu của Việt Nam, 2005-2009

Năm 2005 2006 2007 2008 2009

9

192

Trang 14

Nguồn: tính toán của nhóm tác giả từ số liệu chính thức

của Tổng cục Thống kê.

Bảng 6 tóm tắt một số chỉ tiêu kinh tế chính trong giai đoạn 2005-2010

Trong những phần tiếp theo chúng ta sẽ xem xét các mục tiêu của Chính phủ đề ra cho giai đoạn 2005-2010 và so sánh với thực tế Tiếp đó, chúng ta xem xét tác động của cuộc khủng hoảng hiện nay tới nền kinh tế Việt Nam và những vấn đề chính mà nền kinh tế phải đối mặt

Các mục tiêu đề ra và kết quả thực hiện

Giai đoạn 2005-2010 nằm trong nửa sau của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2001-2010 do nghị quyết đại hội Đảng XVIII đề ra Mục tiêu của giai đoạn này là đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, nâng cao hiệu quả và tính bền vững của sự phát triển, sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển Cải thiện rõ rệt đời sống vật chất, văn hoá và tinh thần của nhân dân Đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá và phát triển kinh tế tri thức, tạo nền tảng để đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020 Giữ vững ổn định chính trị và trật tự, an toàn xã hội Bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và

an ninh quốc gia Tiếp tục củng cố và mở rộng các quan hệ đối ngoại, nâng cao vị thế của Việt Nam trong khu vực và trên trường quốc tế

Các mục tiêu kinh tế bao gồm:

- Tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2010 theo giá so sánh gấp hơn 2,1 lần năm 2000 Tốc độ tăng trưởng GDP 7,5 - 8%/năm, phấn đấu đạt trên 8%/năm GDP bình quân đầu người theo giá hiện hành đạt tương đương 1.050 - 1.100 USD

- Cơ cấu ngành trong GDP: khu vực nông nghiệp khoảng 15 - 16%; công nghiệp và xây dựng 43 - 44%; dịch vụ 40 - 41%

- Kim ngạch xuất khẩu tăng 16%/năm

- Tỷ lệ huy động GDP hàng năm vào ngân sách đạt 21 - 22%

- Vốn đầu tư toàn xã hội hàng năm đạt khoảng 40% GDP

Các mục tiêu xã hội gồm:

- Tốc độ phát triển dân số khoảng 1,14%

- Lao động nông nghiệp chiếm dưới 50% lao động xã hội

- Tạo việc làm cho trên 8 triệu lao động; tỷ lệ thất nghiệp ở đô thị dưới 5%

Ngày đăng: 15/04/2014, 09:55

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w