PHẢN ỨNG CHÍNH SÁCH CỦA VIỆT NAM TRƯỚC XU THẾ KINH TẾ THẾ GIỚ
3.4. Mộ số vấn đề vĩ mô trung và dài hạn.
Ngồi 3 phản ứng chính sách trên, hiện Việt nam cịn thực hiện song song các vấn đề chính sách khác như: điều chỉnh tiết kiệm nội địa và tiết kiệm ròng của khu vực tư nhân, thúc đẩy tiến bộ kỹ thuật và công nghệ, xử lý vấn đề lao động và việc làm trong điều hành chính sách vĩ mô.
3.4.1. Tiết kiệm nội địa và tiết kiệm của khu vực tư nhân
Như trên đã trình bầy, đây chính là một biện pháp bổ sung để giảm thâm hụt thương mại và thâm hụt vãng lai dai dẳng. Hiện đang có sự đảo chiểu của tiết kiệm rịng của khu vực tư nhân, liên quan điều này – theo nghiên cứu của Nguyễn Đức Thành, 2010, CAF 2011 thì một luồng đầu tư nước ngoài (trực tiếp và gián tiếp) lớn đổ vào sau khi Việt Nam gia nhập WTO đầu năm 2007, trong khi NHNN khơng kịp thời trung tính hóa dịng vốn này khơng những tạo ra lạm phát cao mà cịn gây ra bong bóng trên thị trường tài sản: chứng khoán và bất động sản. Qua đó kích thích mạnh sự tiêu dung trong khu vực hộ gia đình: đặc biệt là hàng cao cấp và xa xỉ; có thể thấy rõ qua số liệu của Tổng cục thống kê về lượng nhập khẩu ô tô dưới 9 chỗ tăng tăng 15 lần giai đoạn 2007 – 2009 so với trước 2006, tổng 2011 tăng tiếp 173%.
3.4.2. Thúc đẩy tiến bộ kỹ thuật
Tăng năng suất của các nhân tố tổng hợp TFP đang là vấn đề nóng hiện nay, nhưng cả 2 nhóm nhà nước và tư nhân đều rất chậm chạp trong thúc đẩy công nghệ và tiến bộ kỹ thuật. Chủ yếu FDI mang đến Việt Nam các công nghệ cũ tiêu tốn điện năng và gây ô nhiễm môi trường, công nghệ chuyển giá hay cơng nghệ thử nghiệm.
Có 3 kênh để thúc đẩy công nghệ và tiến bộ kỹ thuật là: nâng cấp giáo dục ở cấp đại học, thúc đẩy nghiên cứu và chuyển giao (R&D), phát triển công nghiệp hỗ trợ và các cụm cơng nghiệp thì Việt Nam yếu ở khâu đầu, thiếu vắng khâu thứ 2 và hồn tồn khơng lưu tâm đến phát triển khâu thứ 3.
3.4.3. Lao động và việc làm trong bối cảnh hiện nay
Trong mơ hình tăng trưởng mới, nền kinh tế không những phải tăng trưởng hiệu quả mà còn cần tăng trưởng bên vững về mặt môi trường cũng như về xã hội.
Việt Nam đang không dành nhiều ưu tiên cho nhóm chỉ số về thị trường lao động, thể hiện qua các yếu tố: chưa phân tích đến khu vực lao động khơng chính thức, trong khi khu vực khơng chính thức ở Việt Nam có quy mơ khá lớn so với khu vực chính thức (khu vực sử dụng nhiều lao động ít kỹ năng và thu nhập thấp), là khu vực hấp thụ lao động từ khu vực chính thức.
Hệ thống an sinh xã hội gắn với người lao động (đặc biệt là bảo hiểm that nghiệp) chưa thể hiện được vai trị bình ổn của nó,
KẾT LUẬN
Hơn 3 năm kể từ khi sa chân vào khủng hoảng, nền kinh tế thế giới bước sang năm 2012 tiếp tục đối mặt với nhiều thách thức to lớn bao gồm: tăng trưởng kinh tế thế giới chậm lại, sự bất ổn của thị trường tài chính thế giới, tình
trạng thất nghiệp, lạm phát, cuộc khủng hoảng nợ cơng châu Âu cùng với những động thái chính sách trái ngược nhau ở các nước sẽ có những tác động tiêu cực tới xuất khẩu, tăng trưởng và ổn định kinh tế vĩ mô ở các nước đang phát triển và chuyển đổi, trong đó có Việt Nam. Tình hình nghiêm trọng của cuộc khủng hoảng nợ cơng tại châu Âu và những hệ luỵ của nó về chính trị và xã hội đã tạo ra một cuộc khủng hoảng niềm tin, đẩy thị trường tài chính thế giới vào cảnh rối loạn.
Kinh tế Việt Nam bước vào năm 2012 trong bối cảnh không thuận lợi cả trong và ngồi nước. Kinh tế thế giới chưa có nhiều chuyển biến khả quan, cịn tiềm ẩn yếu tố rủi ro và được dự báo tiếp tục có những biến động khó lường. Ở trong nước, hoạt động sản xuất kinh doanh đầu năm tiếp tục bị áp lực do những khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn và mức tiêu thụ sản phẩm đạt thấp. Để đối phó với tác động tiêu cực từ xu hướng trên của kinh tế thế giới, Chính phủ Việt Nam đã cho thấy sự sẵn sàng thực hiện các biện pháp cứng rắn để ổn định nền kinh tế. Những biện pháp này gồm cả việc thắt chặt các chính sách tài khóa và tiền tệ. Việt Nam đã thực hiện tái cơ cấu nền kinh tế với 3 mục tiêu: tái cơ cấu hệ thống tài chính, tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước và tái cơ cấu đầu tư công. Việc thực hiện tái cơ cấu, nếu thành công, sẽ đem lại những hiệu quả lâu dài cho nền kinh tế, nhưng trong ngắn hạn sẽ đặt ra những chi phí nhất định đối với nền kinh tế, mà một biểu hiện vĩ mô là tăng trưởng kinh tế sẽ chậm lại trong năm 2012.