1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tăng cường năng lực quản lý nợ xấu tại Agribank Hải Phòng (3).doc

89 1K 17
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 89
Dung lượng 875,5 KB

Nội dung

Tăng cường năng lực quản lý nợ xấu tại Agribank Hải Phòng

Trang 1

MỤC LỤCPHẦN MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài2 Mục đích nghiên cứu

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu4 Phương pháp nghiên cứu

5 Kết quả nghiên cứu6 Kết cấu của luận văn

CHƯƠNG 1 : NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUẢN LÝ NỢ XẤU CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1 1 Khái quát về nợ xấu của NHTM.

1.1.1 Tổng quan về NHTM.1.1.1.1 Khái niệm NHTM.

1.1.1.2 Hoạt động cơ bản của NHTM1.1.2 Nợ xấu của NHTM.

1.1.2.1 Khái niệm nợ xấu1.1.2.2 Phân loại nợ xấu

1.2 Quản lý nợ xấu trong hoạt động cho vay của NHTM.

1.2.1 Khái niệm quản lý nợ xấu trong hoạt động cho vay của NHTM.1.2.2 Nội dung quản lý nợ xấu

1.2.2.1 Xây dựng chỉ tiêu về nợ xấu1.2.2.2 Xác định nợ xấu

1.2.2.3 Xử lý nợ xấu

1.3 Nhân tố ảnh hưởng tới nợ xấu trong hoạt động cho vay của NHTM.

1.3.1 Nhân tố chủ quan1.3.2 Nhân tố khách quan

1.4 Biện pháp và cơ sở pháp lý để xử lý nợ xấu.

1.4.1 Biện pháp xử lý1.4.2 Cơ sở pháp lý

Trang 2

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NỢ XẤU TẠI AGRIBANKHẢI PHÒNG

2.1 Khái quát về Agribank Hải Phòng

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Agribank Hải Phòng.2.1.2 Hoạt động chủ yếu của Agribank Hải Phòng

2.1.2.1 Huy động vốn2.1.2.2 Hoạt động tín dụng

2.1.2.3 Hoạt động dịch vụ thanh toán và ngân quỹ

2.2 Thực trạng quản lý nợ xấu của Agribank Hải Phòng

2.2.1 Tình hình nợ xấu của Agribank Hải Phòng giai đoạn 2008-2010

2.2.2 Thực trạng quản lý nợ xấu trong hoạt động cho vay tại Agribank HảiPhòng

2.2.2.1 Chỉ tiêu về nợ xấu2.2.2.2 Xác định nợ xấu

2.2.2.3 Thực trạng xử lý nợ xấu

2.3 Đánh giá thực trạng quản lý nợ xấu tại Agribank Hải Phòng

2.3.1 Kết quả đạt được

2.3.2 Hạn chế và nguyên nhân2.3.2.1 Hạn chế

3.2 Giải pháp tăng cường nợ xấu tại Agribank Hải Phòng

3.2.1 Đảm bảo chất lượng công tác chấm điểm xếp hạng tín dụng nội bộ3.2.2 Nâng cao trình độ và vai trò của các bộ quản trị rủi ro tín dụng3.2.3 Xây dựng hệ thống thông tin nợ xấu

Trang 3

3.2.4 Tăng cường kiểm tra, giám sát bảo đảm tính tuân thủ3.2.5 Xây dựng quy trình xử lý nợ xấu khoa học, thống nhất

KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ

1 Kết luận2 Kiến nghị

2.1 Kiến nghị với Agribank Việt Nam

2.2 Kiến nghị đối với Chính phủ và các Bộ ngành liên quan2.3 Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước

2.4 Kiến nghị đối với Khách hàng

Trang 4

PHẦN MỞ ĐẦU1 Tính cấp thiết của đề tài

Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, mở ranhiều cơ hội nhưng theo đó cũng có không ít thách thức đối với nền kinh tếnói chung và thị trường Tài chính nói riêng Thực tế thời gian vừa qua chothấy, việc suy yếu và sụp đổ hàng loạt của hệ thống Ngân hàng trên khắp thếgiới đã ảnh hưởng không nhỏ đến hệ thống Ngân hàng Việt Nam Một trongnhững nguyên nhân dẫn đến sự sụp đổ đó xuất phát từ hậu quả do hoạt độngtín dụng mang lại Việc quản lý và kiểm soát hoạt động tín dụng của ngânhàng không tốt đã làm cho nợ xấu gia tăng, kéo theo đó là lợi nhuận suy giảm,thậm chí là thua lỗ nặng Hoạt động kinh doanh của hệ thống Ngân hàngthương mại Việt Nam cũng đang phải đối mặt với tình hình nợ xấu ngày mộtgia tăng, cùng với gánh nặng từ các khoản nợ xấu còn tồn đọng trong một thờigian dài chưa xử lý được đã và đang đặt các Ngân hàng thương mại trướcnguy cơ suy giảm lợi nhuận, chất lượng các khoản vay giảm sút, ảnh hưởngkhông nhỏ đến hiệu quả sử dụng vốn của ngân hàng Việc quản lý và kiểmsoát nợ xấu luôn cần được nhìn nhận và thực hiện một cách nghiêm túc đểđảm bảo an toàn trong hoạt động tín dụng nói riêng và hoạt động kinh doanhnói chung đối với mỗi ngân hàng.

Nằm trong hệ thống các Ngân hàng thương mại, Ngân hàng Nôngnghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Hải Phòng (AgribankHải Phòng) đang phải đối mặt với tình hình nợ xấu gia tăng trong khi quản lýnợ xấu còn bộc lộ những hạn chế nhất định

Nhận thức được tầm quan trọng đó mà đề tài “Tăng cường năng lực

quản lý nợ xấu tại Agribank Hải Phòng” đã được tác giả lựa chọn làm đề tài

nghiên cứu.

2 Mục đích nghiên cứu

Trang 5

Trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết về quản lý nợ xấu của ngân hàngthương mại, đánh giá thực trạng quản lý nợ xấu tại Agribank Hải Phòng để đềxuất giải pháp tăng cường quản lý nợ xấu tại Agribank Hải Phòng trong thờigian tới.

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Quản lý nợ xấu của Ngân hàng thương mại- Phạm vi nghiên cứu: Quản lý nợ xấu trong hoạt động cho vay tại

Agribank Hải Phòng

- Thời gian nghiên cứu: Giai đoạn 2006 – 2010, vấn đề nghiên cứu trên

giác độ của Ngân hàng thương mại.

4 Phương pháp nghiên cứu

Trong quá trình nghiên cứu, tác giả sử dụng tổng hợp các phương phápnghiên cứu khoa học:

- Phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử- Phương pháp thống kê, phân tích tổng hợp, so sánh, nghiên cứu tình huống- Phương pháp lịch sử, logic.

5 Kết quả nghiên cứu

Qua nghiên cứu thực trạng quản lý nợ xấu của Agribank Hải Phòng,luận văn đã chỉ ra được những mặt còn hạn chế và nguyên nhân từ đó đề xuấtgiải pháp để tăng cường quản lý nợ xấu, nhằm nâng cao khả năng cạnh trạnhvà tính bền vững trong hoạt động cho vay của Agribank Hải Phòng trong điềukiện hiện nay và một số năm tiếp theo.

Trang 6

6 Kết cấu của luận văn

Ngoài Phần mở đầu, mục lục, danh mục bảng biểu, Kết luận và danhmục tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận văn gồm 3 chương

Chương 1: Những vấn đề lý luận cơ bản về quản lý nợ xấu của

Ngân hàng thương mại

Chương 2: Thực trạng quản lý nợ xấu tại Agribank Hải PhòngChương 3: Giải pháp tăng cường quản lý nợ xấu tại Agribank Hải Phòng

Trang 7

CHƯƠNG 1

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ

QUẢN LÝ NỢ XẤU CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI1.1 Khái quát về nợ xấu của Ngân hàng thương mại

1.1.1 Tổng quan về Ngân hàng thương mại

1.1.1.1 Khái niệm Ngân hàng thương mại

Lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng thương mại gắn liền vớisự phát triển của nền sản xuất hàng hoá Quá trình phát triển kinh tế là điềukiện và động lực đối với sự phát triển của Ngân hàng thương mại và Ngânhàng thương mại phát triển tạo điều kiện ngược lại thúc đẩy sự phát triển củanền kinh tế.

Ban đầu, Ngân hàng được gọi là ngân hàng của những “Thợ vàng” vì nógắn liền với nghiệp vụ đúc hoặc đổi tiền của các thợ vàng Do lưu hành tiền tệriêng của từng quốc gia kết hợp với việc giao thương quốc tế tạo ra nhu cầuđúc, đổi tiền trong giao dịch buôn bán tại các cửa khẩu hoặc trung tâm thươngmại nơi giao thương Những người làm nghề đúc, đổi tiền thực hiện đổi bản tệlấy ngoại tệ và ngược lại đổi từ ngoại tệ lấy bản tệ, lợi nhuận thu được làchênh lệch giá mua bán.

Đầu tiên, những nhà buôn tiền – chủ ngân hàng chỉ dùng vốn tự có củamình để cho vay, nhưng từ hoạt động thực tiễn họ đã nhận thấy rằng thườngxuyên có người gửi vào và cũng có những người lấy tiền ra song tất cả họkhông rút tiền cùng một lúc và đã tạo số dư tiền gửi thường xuyên ở ngânhàng Do tính chất vô danh của tiền, nên các chủ ngân hàng đã lấy số dư tiềngửi của khách hàng để cho vay Hoạt động này làm thay đổi cơ bản hoạt độngcủa nhà buôn tiền - kẻ cho vay nặng lãi và trở thành hoạt động của Ngân hàngthương mại sau này.

Do lợi nhuận từ việc cho vay lớn, nhiều chủ Ngân hàng đã lạm dụng ưu

Trang 8

thế của chứng chỉ tiền gửi (lưu thông thay vàng hoặc bạc), phát hành chứngchỉ tiền gửi khống để cho vay và dẫn đến các ngân hàng mất khả năng thanhtoán, phá sản Sự sụp đổ của các Ngân hàng dẫn đến khó khăn cho những nhàbuôn, bên cạnh đó lãi suất vay cao dẫn đến các nhà buôn đã tự thành lập Ngânhàng với mục đích ban đầu chủ yếu tài trợ ngắn hạn và thanh toán hộ, gắn liềnvới quá trình luân chuyển của tư bản thương nghiệp và Ngân hàng này được

gọi là Ngân hàng thương mại NHTM cũng thực hiện các nghiệp vụ truyền

thống của ngân hàng là nhận tiền gửi, thanh toán, cất giữ hộ và cho vay Sựkhác biệt cơ bản giữa NHTM và Ngân hàng thợ vàng lúc đó là NHTM chủyếu cho vay chiết khấu thương phiếu dựa trên quá trình luân chuyển hàng hoá(các khoản phải thu) với lãi suất phải thấp hơn lợi nhuận được tạo ra do sửdụng tiền vay.

Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế, công nghệ đã tạo điều kiệncho hệ thống Ngân hàng phát triển đa dạng Do quá trình tích tụ và tập trungvốn trong ngân hàng đã hình thành nên Ngân hàng cổ phần Đồng thời tại mỗinước trong những điều kiện khác nhau mà hình thành nên những loại hìnhNgân hàng khác nhau như: Ngân hàng tiết kiệm, Ngân hàng phát triển, Ngânhàng đầu tư Quá trình phát triển đòi hỏi phải tăng cường hơn nữa vai trò củaNhà nước đối với hoạt động ngân hàng đã tạo ra các Ngân hàng sở hữu Nhànước Sự mở rộng hoạt động của các Ngân hàng sang các quốc gia khác đãthúc đẩy sự ra đời của Ngân hàng liên doanh và các tập đoàn Ngân hàng pháttriển mạnh mẽ vào những năm cuối thế kỷ 20, tạo ra những nghiệp vụ mớinhư mở rộng cho vay trung - dài hạn, cho vay đầu tư bất động sản, cho vaykinh doanh chứng khoán, cho vay tiêu dùng, cho thuê tài sản …Bên cạnh đó,nhiều hình thức huy động tiền gửi cũng phát triển như tiết kiệm trả lãi cuốikỳ, đầu kỳ, theo định kỳ, tiết kiệm an sinh, tích luỹ… đồng thời nhờ có sựphát triển vượt bậc về công nghệ, trong lĩnh vực Ngân hàng nhiều dịch vụ

Trang 9

khác cùng phát triển như rút tiền tự động qua máy ATM 24/24 giờ, bảo lãnhtrong nước, mở L/C, mobile banking, internet banking

NHTM là một định chế tài chính có vai trò vô cùng quan trọng đối vớinền kinh tế nói chung và đối với từng cộng đồng địa phương nói riêng, vậyNHTM là gì?

Theo Luật các tổ chức tín dụng do Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ

nghĩa Việt Nam khoá 10 thông qua ngày 12/12/1997: Ngân hàng thương mại

là một loại hình tổ chức tín dụng được thực hiện toàn bộ hoạt động ngânhàng và các hoạt động khác có liên quan Cũng theo luật này, “Hoạt động

ngân hàng là hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng với nội dungthường xuyên là nhận tiền gửi và sử dụng số tiền này để cấp tín dụng và cungứng các dịch vụ thanh toán.

1.1.1.2 Hoạt động cơ bản của Ngân hàng thương mại

a - Hoạt động huy động vốn

Ngoài nguồn vốn tự có (huy động vốn chủ sở hữu), hoạt động huy độngvốn (huy động vốn nợ) có ý nghĩa quan trọng đối với ngân hàng thương mạitrong việc tạo lập nguồn vốn để hoạt động kinh doanh Hoạt động huy độngvốn nợ của ngân hàng thương mại bao gồm:

+ Huy động tiền gửi: Huy động theo hình thức này chủ yếu là tiền gửi của

dân cư và tổ chức dưới hình thức có kỳ hạn (chủ yếu là tiền gửi tiết kiệm củadân cư, tiền gửi chờ thanh toán của tổ chức) và không kỳ hạn (tiền gửi thanhtoán của tổ chức, cá nhân) Đây là nguồn vốn huy động chiếm tỷ trọng lớn nhấttrong tổng nguồn vốn nợ của NHTM.

+ Huy động từ phát hành các công cụ nợ: chủ yếu là phát hành kỳ phiếuvà trái phiếu Kỳ phiếu dùng chủ yếu huy động vốn ngắn hạn Trái phiếu pháthành để huy động vốn trung - dài hạn Hình thức huy động này mang tính ổnđịnh hơn, làm tăng khả năng huy động vốn của NHTM trong thời gian ngắn

Trang 10

và hoàn toàn chủ động trong sử dụng nguồn vốn.

+ Huy động từ vay các NHTM: các NHTM thực hiện việc đi vay nhằmđiều hoà vốn trong toàn hệ thống, tăng dự trữ, đảm bảo tốt khả năng thanhkhoản của NHTM Việc huy động vốn thông qua hình thức này thường đơngiản và nhanh gọn, có thể vay trực tiếp, vay qua Ngân hàng đại lý và khoảnvay thường không có bảo đảm (nếu có thường là chứng khoán của kho bạc)

+ Huy động từ vay Ngân hàng Trung ương: Thường là hình thức huyđộng cuối cùng trong hoạt động huy động vốn của NHTM, áp dụng cho việcvay để đảm bảo duy trì dự trữ bắt buộc hay thiếu hụt thanh toán Hình thứchuy động này thường làm giảm uy tín của NHTM trên thị trường.

+ Huy động từ nợ khác: bao gồm huy động các khoản uỷ thác; tiền kýquỹ; các khoản nợ thuế chưa nộp, lương chưa trả đây là hình thức huy độngmang tính thụ động và thường có khối lượng nhỏ không đáng kể.

b- Hoạt động tín dụng

Hoạt động tín dụng là hoạt động cấu thành nên tài sản có và có ý nghĩaquan trọng đối với khả năng tồn tại và phát triển của mỗi ngân hàng Hoạtđộng tín dụng mang lại thu nhập chính cho NHTM, là hoạt động không thểthiếu làm nền tảng nhằm thu hút các dịch vụ khác cho NHTM, nhưng ngược lạiđó cũng là hoạt động tiềm ẩn nhiều rủi ro Hoạt động tín dụng không tốt sẽ gâyảnh hưởng lớn đến tính thanh khoản, thậm chí dẫn đến sự sụp đổ của NHTM.Ngân hàng thương mại được cấp tín dụng cho tổ chức và cá nhân dưới hìnhthức cho vay, chiết khấu, tái chiết khấu, cầm cố giấy tờ có giá, bảo lãnh, chothuê tài chính và các hình thức khác theo quy định của pháp luật.

c- Hoạt động dịch vụ thanh toán và ngân quỹ, bao gồm:

+ Dịch vụ cung ứng các phương tiện thanh toán + Dịch vụ thanh toán trong nước cho khách hàng

+ Dịch vụ thanh toán quốc tế và kinh doanh ngoại tệ, vàng bạc, đá quý

Trang 11

+ Thực hiện dịch vụ thu hộ, chi hộ các tổ chức và cá nhân+ Phát triển các sản phẩm ngân hàng điện tử

+ Các sản phẩm khác như giữ hộ tài sản, thanh toán séc

d - Các hoạt động khác

+ Góp vốn đầu tư, mua cổ phần của doanh nghiệp, tổ chức tín dụngkhác từ nguồn vốn tự có để đa dạng hoá danh mục đầu tư, hạn chế rủi ro vànâng cao hiệu quả kinh doanh

+ Tham gia thị trường tiền tệ: Thị trường đấu giá tín phiếu kho bạc, thịtrường nội tệ và ngoại tệ liên ngân hàng, thị trường giấy tờ có giá ngắn hạnkhác theo quy định của ngân hàng nhà nước

+ Hoạt động uỷ thác và đại lý liên quan đến hoạt động ngân hàng, kể cảviệc quản lý tài sản, vốn đầu tư của các tổ chức, cá nhân theo hợp đồng

+ Các hoạt động khác như cho thuê két, dịch vụ cầm đồ và các dịch vụkhác theo quy định của Pháp luật.

1.1.2 Nợ xấu của Ngân hàng thương mại

1.1.2.1 Khái niệm nợ xấu

Tùy theo quan điểm và mức độ đánh giá rủi ro khác nhau mà có nhữngkhái niệm về nợ xấu khác nhau Tuy nhiên, xét về bản chất thì nợ xấu là cáckhoản nợ bị suy giảm khả năng thu hồi hoặc không có khả năng thu hồi.

*/ Quan niệm của Ngân hàng Trung ương Châu Âu

i Nợ xấu là nợ không được thanh toán đầy đủ cho Ngân hàng, bao gồm:

+ Những khoản nợ mà người vay khó có thể trả nợ và yêu cầu điềuchỉnh lại lịch trả nợ nhưng không thanh toán được trong khoảng thời gian đãđược điều chỉnh.

+ Những khoản nợ mà giá trị tài sản bảo đảm không đủ để trả nợ hoặctài sản bảo đảm không được chấp thuận về mặt pháp lý dẫn đến người vaykhông thể trả nợ Ngân hàng đầy đủ.

Trang 12

+ Những khoản nợ mà Tòa án tuyên bố người vay phá sản và phần bồihoàn cho Ngân hàng ít hơn dư nợ phải thanh toán.

ii Nợ xấu là những khoản nợ không thể thu hồi được, bao gồm:

+ Những khoản nợ đã hết hiệu lực hoặc những khoản nợ không có đủcăn cứ đòi thanh toán từ người vay.

+ Người vay bỏ trốn hoặc mất tích, không có tài sản giữ lại để thanhtoán nợ.

+ Những khoản nợ mà Ngân hàng không thể liên lạc được với ngườivay hoặc không thể tìm được người vay.

+ Những khoản nợ mà người vay chấm dứt hoạt động kinh doanh, hoặcthanh lý tài sản, hoặc kinh doanh thua lỗ và tài sản còn lại không đủ để trả nợ.

*/ Quan niệm của Phòng thống kê – Liên Hợp Quốc: Một khoản nợ được

coi là nợ xấu khi quá hạn trả lãi và/hoặc gốc trên 90 ngày; hoặc các khoản lãichưa trả từ 90 ngày trở lên đã được nhập gốc, tái cấp vốn hoặc chậm trả theothỏa thuận; hoặc các khoản phải thanh toán đã quá hạn dưới 90 ngày nhưngcó lý do chắc chắn để nghi ngờ về khả năng khoản vay sẽ được thanh toánđầy đủ.

Quan niệm này vừa mang tính định tính vừa mang tính định lượng vàđược áp dụng khá phổ biến trên thế giới.

*/ Quan niệm của Việt Nam

Kể từ sau khi Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 củaThống đốc Ngân hàng nhà nước Việt Nam được ban hành, Việt Nam mớithực sự đề cập đến khái niệm về nợ xấu Mặc dù đã dần tiếp cận với nhữngchuẩn mực quốc tế, đề cập đến việc đánh giá các khoản nợ trên cả khía cạnhđịnh lượng và định tính, tuy nhiên vẫn có những sự khác biệt nhất định.

Theo Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN, nợ xấu được định nghĩa như sau:

Trang 13

"Nợ xấu (NPL) là các khoản nợ thuộc các nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn),

nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) và nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) quy định tại Điều6 hoặc Điều 7 Quy định này Theo đó, nợ xấu cũng được xác định dựa trên

yếu tố định lượng (quá hạn trên 90 ngày) và yếu tố định tính (đánh giá của tổchức tín dụng về khả năng trả nợ của khách hàng).

Như đã trình bày, quan niệm về nợ xấu giữa các quốc gia và theo thônglệ quốc tế đều căn cứ trên hai yếu tố là định tính và định lượng Tuy nhiên,các quan niệm này mới chỉ dừng lại ở việc đánh giá khoản vay thông thườngtrên cơ sở khả năng trả nợ hiện thời của khách hàng vay mà không đề cập đếnnhững khoản vay đã được xử lý bằng quỹ dự phòng của tổ chức tín dụng.Những khoản nợ đã được xử lý bằng quỹ dự phòng của tổ chức tín dụng vềbản chất cũng như quy định của pháp luật thì vẫn cần được theo dõi, quản lývà thu hồi.

Vì vậy, theo quan niệm của tác giả: Nợ xấu là những khoản nợ phát

sinh từ hoạt động cho vay không được thanh toán đầy đủ cho ngân hànghoặc được đánh giá là không có khả năng thu hồi, bao gồm cả các khoảnnợ xấu thông thường (nợ từ nhóm 3 đến nhóm 5 theo Điều 7 – Quyết định493/2005/QĐ-NHNN) và các khoản nợ đã xử lý bằng quỹ dự phòng củangân hàng được theo dõi tại ngoại bảng.

1.1.2.2 Phân loại nợ xấu

 Trên cơ sở đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng đối với từng khoản

vay trong hiện tại và tương lai, không phân biệt khoản vay hiện tại có quáhạn hay chưa, người ta chia nợ xấu thành:

+ Nợ xấu thông thường: đảm bảo thu hồi đầy đủ trong một khoảng thờigian nhất định.

+ Nợ xấu khó đòi: chỉ có khả năng thu hồi được một phần hoặc thu hồiđầy đủ nhưng thời gian thu hồi kéo dài.

Trang 14

+ Nợ xấu mất trắng: không có khả năng thu hồi

 Căn cứ nguyên nhân có thể chia nợ xấu thành:

+ Nợ xấu do nguyên nhân bất khả kháng: do thiên tai, do thay đổi cơchế chính sách, ốm đau,

+ Nợ xấu do lỗi của người vay: trình độ quản lý yếu kém, khả năngcạnh tranh kém dẫn đến thua lỗ trong kinh doanh; cố tình chây ỳ không trả nợ…

+ Nợ xấu do lỗi của người cho vay: trình độ chuyên môn, nghiệp vụkém dẫn đến không quản lý, theo dõi và phát hiện sớm sai phạm của kháchhàng; thông đồng với những sai phạm của khách hàng.

 Căn cứ việc xử lý bằng quỹ DPRR tín dụng chia nợ xấu thành:

+ Nợ chưa được xử lý bằng quỹ DPRR tín dụng - Nợ hạch toán nội bảng + Nợ đã được xử lý bằng quỹ DPRR tín dụng - Nợ hạch toán ngoại bảng

1.2 Quản lý nợ xấu trong hoạt động cho vay của Ngân hàng thương mại

1.2.1 Khái niệm quản lý nợ xấu trong hoạt động cho vay của Ngân hàngthương mại

Hoạt động cho vay của NHTM luôn chứa đựng những rủi ro và khảnăng phát sinh nợ xấu là một biểu hiện rõ nhất của rủi ro tín dụng Nợ xấuphát sinh sẽ gây hậu quả không nhỏ không chỉ đến hoạt động ngân hàng màcòn tác động đến cả nền kinh tế Vì thế, chấp nhận rủi ro để có những biệnpháp ngăn ngừa rủi ro và xử lý tổn thất là việc làm cần thiết và mang lại hiệuquả trong hoạt động tín dụng ngân hàng nói chung và hoạt động cho vay nóiriêng

Xuất phát từ tầm quan trọng và hậu quả mà nợ xấu có thể mang lại,việc quản lý nợ xấu luôn được các ngân hàng quan tâm và đề ra những yêucầu cụ thể.

Quản lý nợ xấu là quá trình xây dựng và thực thi các chính sách vềnợ xấu nhằm đảm bảo mục tiêu an toàn, hiệu quả và phát triển bền vững.

Trang 15

1.2.2 Nội dung quản lý nợ xấu trong hoạt động cho vay của Ngân hàngthương mại

Trong hoạt động của NHTM, xây dựng được một chính sách quản trịrủi ro từ hoạt động cho vay và thực thi tốt chính sách đó có ý nghĩa quyếtđịnh Quản lý nợ xấu đòi hỏi các NHTM cần phải làm tốt từ việc nhận biết nợxấu đến việc áp dụng các giải pháp xử lý nợ xấu đã phát sinh một cách hiệuquả.

1.2.2.1 Xây dựng chỉ tiêu về nợ xấu

Việc xây dựng chỉ tiêu về nợ xấu có vai trò quan trọng trong quản lý nợxấu Chỉ tiêu về nợ xấu không chỉ giúp định hướng mà còn có tác động trựctiếp đến công tác xử lý nợ xấu phát sinh.

Chỉ tiêu về nợ xấu thường được xây dựng cho một thời kỳ hoặc mộtkhoảng thời gian nhất định (thường là một năm) trên cơ sở nền kinh tế vĩ mô,quy mô tín dụng, cơ cấu ngành và đặc điểm về nguồn nhân lực của ngânhàng Tùy điều kiện và mục tiêu cụ thể, chỉ tiêu về nợ xấu có thể được xâydựng theo hướng thắt chặt hoặc nới lỏng

Chỉ tiêu về nợ xấu cần đảm bảo các nội dung định lượng (tỷ lệ phầntrăm so với tổng dư nợ, doanh số nợ xấu phát sinh) và định tính (định hướngtheo ngành, theo thời gian, theo địa bàn…).

Trang 16

đang làm ăn tốt Khách hàng có những biểu hiện này, Ngân hàng cần tìm hiểunguyên nhân đồng thời đánh giá toàn bộ các khoản vay hiện tại của kháchhàng, cảnh báo về khả năng dẫn đến nợ xấu.

+ Khách hàng tỏ ra không đáng tin : Trong hoạt động cho vay của Ngânhàng, việc khách hàng không giữ uy tín sẽ là một dấu hiệu rõ nét tiềm ẩn nguycơ nợ xấu.

 Khả năng quản lý

+ Bằng chứng phát sinh mâu thuẫn trong nội bộ công ty, đặc biệt làtrong đội ngũ cán bộ quản lý : Việc xảy ra mâu thuẫn giữa những người điềuhành có thể ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình kinh doanh, từ đó ảnh hưởngđến nguồn thu để trả nợ, tiềm ẩn nợ xấu.

+ Nghỉ ốm dài hoặc bất ngờ của những nhân sự chủ chốt, mất các nhàquản lý cấp cao : Sự thay đổi bất ngờ và bất thường của đội ngũ cán bộ quảnlý là dấu hiệu cảnh báo hoạt động kinh doanh có sự thay đổi theo chiều hướngbất lợi hoặc có sự vi phạm pháp luật.

+ Tin đồn bất lợi về doanh nghiệp : Việc phát sinh tin đồn bất lợi, dùđúng hay không đúng cũng sẽ có những ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanhcũng như uy tín của doanh nghiệp đối với khách hàng, tiềm ẩn nguy cơ phátsinh nợ xấu.

+ Đầu tư vào lĩnh vực ngoài kinh nghiệm, chuyên môn, thiếu nhận biếtvề vị trí của công ty trên thị trường hoặc về vấn đề cạnh tranh : Trong thời kỳhội nhập kinh tế sâu rộng, việc kinh doanh mạo hiểm cũng như không nhậnbiết được điểm mạnh, điểm yếu của mình sẽ không thể giúp doanh nghiệpphát triển mở rộng hay ít nhất là giữ vững vị thế hiện có của mình.

 Hoạt động kinh doanh

+ Có hoạt động pháp lý chống lại khách hàng, bao gồm cả những khókhăn với cơ quan thuế hoặc hải quan : Việc vi phạm những quy định của pháp

Trang 17

luật, ngay cả những lỗi đối với việc kê khai thuế, hải quan sẽ ảnh hưởng tớiquyền được hoạt động kinh doanh của khách hàng theo quy định của phápluật, có thể phải ngừng hoạt động đối với những vi phạm nghiêm trọng.

+ Các nhà cung cấp, nhà phân phối lớn thay đổi chính sách bán, muahàng : Việc thay đổi chính sách của các đối tác, đặc biệt là đối tác lớn sẽ ảnhhưởng không nhỏ tới hoạt động kinh doanh nói chung, doanh thu, lợi nhuậncủa khách hàng nói riêng.

+ Tình hình môi trường vĩ mô : Ngân hàng cần nắm được những yếu tốvĩ mô, nằm ngoài tầm kiểm soát của người vay và ảnh hưởng đến khả năngtrả nợ của người vay như chi phí tăng nhưng lại không thể chuyển một phầnsang cho khách hàng, lãi suất cao hơn, vấn đề về ngành kinh doanh để chủđộng đánh giá hoạt động kinh doanh của khách hàng có chịu tác động theohướng bất lợi hay không.

b - Dấu hiệu tài chính

 Kết quả kinh doanh

+ Doanh thu tăng quá nhanh nhưng vốn lưu động không sẵn sàng đủ dotăng cường chính sách bán chịu hoặc phải chịu sức ép cạnh tranh, chênh lệchlợi nhuận biên thấp sẽ ảnh hưởng tới vốn duy trì hoạt động cũng như khảnăng thanh toán của khách hàng.

+ Tốc độ tăng trưởng lợi nhuận thấp hơn mức bình quân của ngành.+ Các khoản thu nhập và chi phí bất thường tăng đột biến.

+ Xuất hiện lỗ ròng hoặc lưu chuyển tiền tệ âm : Một doanh nghiệp sẽkhông thể duy trì được lâu sự tồn tại của mình trong những điều kiện như vậy. Tài sản cố định

+ Giá trị còn lại tài sản cố định giảm mạnh : khách hàng thực hiện bán,thanh lý tài sản nằm ngoài kế hoạch thay mới, dấu hiệu khách hàng có thể gặpkhó khăn, chuyển đổi tài sản cố định thành tài sản có tính lỏng cao hơn, thuận

Trang 18

tiện cho việc thu hẹp hoặc ngừng hoạt động.

+ Tốc độ đầu tư tài sản cố định tăng quá nhanh : việc đầu tư tài sản cốđịnh quá mức, nằm ngoài khả năng tài chính cũng như huy động vốn củakhách hàng sẽ ảnh hưởng tới khả năng thanh toán cũng như vốn lưu độngphục vụ kinh doanh của khách hàng.

+ Hoạt động của tài sản thấp bất thường : dấu hiệu cho thấy hoạt độngsản xuất kinh doanh có nguy cơ bị thu hẹp hoặc khách hàng có khó khăn vềvốn lưu động để duy trì hoạt động sản xuất.

 Cơ cấu tài chính và quản lý nợ vay

+ Cơ cấu nợ vay/vốn chủ sở hữu thay đổi đột biến theo chiều hướngtăng tỷ trọng vốn vay.

+ Tốc độ tăng nợ vay không tương xứng với tốc độ tăng doanh thu.+ Trì hoãn tăng vốn hoặc tài trợ dài hạn, hoặc tăng vốn nhưng với mứclãi suất cao.

+ Thu nhập để lại có xu hướng giảm dần.+ Khả năng trả lãi kém đi.

+ Yêu cầu ngân hàng thay đổi các điều khoản đảm bảo hoặc các camkết trả nợ.

 Các khoản phải thu và phải trả

+ Vòng quay các khoản phải thu/phải trả thương mại chậm lại : Giá trịcác khoản phải thu cũng như thời gian các khoản phải thu đều quan trọng.Những khoản phải thu bị chậm thanh toán, quá hạn hoặc không thể thu hồi sẽảnh hưởng tới năng lực tài chính của khách hàng Cùng với đó, các khoảnphải trả tăng đột biến cho thấy khách hàng đang gặp khó khăn, bắt đầu phải

Trang 19

trì hoãn các khoản phải trả và đây cũng chính là một dấu hiệu rõ ràng chothấy có vấn đề rắc rối.

+ Các khoản phải thu, phải trả quá tập trung vào một số đối tác lớn.+ Các khoản dự phòng phải thu khó đòi tăng nhanh.

 Hàng tồn kho

+ Hàng tồn kho quá nhiều : điều này có thể thấy doanh nghiệp đang vậnhành dưới mức năng lực bán hàng của mình hoặc doanh thu giảm.

+ Nguyên vật liệu mua bị trả lại nhiều

+ Các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho tăng nhanh

Trên cơ sở những dấu hiệu và số liệu nêu trên, ngân hàng sẽ thực hiệnđánh giá khách hàng, khả năng hoàn trả nợ vay cho ngân hàng để xác địnhkhoản nợ đó là nợ xấu hay không Việc xác định khoản vay là nợ xấu sẽ dựatrên mức độ ảnh hưởng nghiêm trọng của các dấu hiệu về tài chính và phi tàichính đến khả năng trả nợ của khách hàng, trên cơ sở thiết lập một bộ chỉ tiêu(bao gồm các dấu hiệu tài chính và phi tài chính) quy đổi theo tỷ lệ nhất địnhtương ứng với khả năng trả nợ của khách hàng Thông thường, việc đánh giákhách hàng, khả năng trả nợ cũng như xác định nợ xấu được các NHTMchuẩn hóa thành Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ

Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ bao gồm các chỉ tiêu về tài chính,phi tài chính được lượng hóa theo thang điểm 100 Theo đó, việc phân loạikhách hàng sẽ được phân chia thành mười mức khác nhau, trên cơ sở đóNHTM sẽ thực hiện xác định, phân loại các khoản vay của những khách hàngnày theo năm nhóm nợ tương ứng, cụ thể :

Trang 20

Bảng 1.1 – Phân loại khách hàng, phân loại nợ

*/ Đôn đốc thu hồi nợ 

Các NHTM cần tiến hành phân tích, phân loại các khoản nợ xấu để từđó đề ra biện pháp đôn đốc, thu hồi, xử lý phù hợp với từng khoản vay Cầnquản lý tài chính chặt chẽ với các khách hàng có nợ xấu, đặc biệt là các kháchhàng lớn Đối với các doanh nghiệp đang hoạt động thì cần tạo điều kiện đểhọ duy trì hoạt động bình thường Các biện pháp đôn đốc thu hồi chỉ nên thực

Trang 21

hiện trong một thời gian nhất định đồng thời cần vận dụng kết hợp với một sốbiện pháp khác.

*/ Tái cơ cấu các khoản nợ, tái cấu trúc doanh nghiệp

Biện pháp này được áp dụng đối với những khoản nợ có khả năng thuhồi Sau khi thương lượng với khách hàng về giải pháp thực thi cũng như yêucầu cam kết của khách hàng, Ngân hàng có thể áp dụng các phương phápsau :

+ Gia hạn nợ: là việc khách hàng được phép kéo dài thêm thời hạn trảnợ cuối cùng Đây là phương án giúp khách hàng giảm bớt được áp lực thanhtoán nợ trong một khoảng thời gian nhất định, từ đó có thể phục hồi hoạt độngkinh doanh cũng như thu xếp vốn để trả nợ ngân hàng.

+ Điều chỉnh kỳ hạn trả nợ: là việc khách hàng được thay đổi thời giantrả từng phần của khoản nợ hoặc thay đổi số tiền từng kỳ trả nợ đã thỏa thuậnban đầu nhưng không làm thay đổi tổng số tiền phải trả và thời hạn trả hết nợcuối cùng.

+ Cấp thêm vốn cho khách hàng: Ngân hàng chỉ xem xét cấp thêm vốnkhi khách hàng chứng minh được kế hoạch kinh doanh sẽ giúp khách hàngvượt qua giai đoạn khó khăn và chắc chắn có hiệu quả Việc áp dụng phươngpháp này có tính mạo hiểm vì thế cần được cân nhắc và kiểm soát chặt chẽ.

+ Chứng khoán hóa các khoản nợ: Ngân hàng có thể chuyển các khoảnnợ xấu thành vốn cổ phần đối với các doanh nghiệp cổ phần hoặc trái phiếu.Ngân hàng áp dụng biện pháp này khi các khách hàng gặp khó khăn nhưngđược đánh giá là có triển vọng phục hồi Trong trường hợp khách hàng là cổđông của Ngân hàng thì Ngân hàng có thể tạo điều kiện để cổ đông đó bán cổphiếu cho bên thứ ba để trả nợ Ngân hàng

*/ Xử lý tài sản bảo đảm, yêu cầu người bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh

Trang 22

Khi các khoản nợ xấu không thể cơ cấu, khách hàng trây ỳ không thanhtoán hoặc không có khả năng thanh toán nợ thì Ngân hàng sẽ tiến hành các biệnpháp xử lý tài sản bảo đảm hoặc yêu cầu người bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ bảolãnh.

+ Thanh lý tài sản bảo đảm tiền vay: Thông thường khi xét duyệt chovay, khách hàng cần có tài sản bảo đảm nhất định để đảm bảo cho nghĩa vụnợ tại ngân hàng Khi khách hàng không trả nợ, ngân hàng sẽ xem xét ápdụng biện pháp xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ Tài sản sau khi hoàn tấtcác thủ tục pháp lý để bàn giao cho Ngân hàng, ngân hàng có thể sẽ tự báncông khai tài sản ; hoặc bán qua trung tâm bán đấu giá tài sản ; hoặc bán choCông ty mua bán nợ

+ Quản lý, khai thác tài sản: Tùy theo trường hợp cụ thể, ngân hàng cóthể tiếp nhận tài sản, tiếp tục quản lý, khai thác tài sản để thu hồi nợ

+ Yêu cầu người bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh : Trong trường hợpviệc đòi nợ từ phía người vay gặp khó khăn, ngân hàng có thể yêu cầu người bảolãnh thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh dưới hình thức thanh toán nợ trực tiếp hoặc xửlý tài sản bảo đảm của người bảo lãnh.

*/ Bán các khoản nợ

Ngân hàng thường áp dụng biện pháp này khi không muốn mất thời gianhoặc bản thân ngân hàng đã có một tổ chức chuyên môn hóa trong việc xử lý nợđó là Công ty Quản lý nợ và khai thác tài sản Việc bán lại các khoản nợ xấu(hay quyền đòi nợ) cho một tổ chức khác (có thể là một ngân hàng hoặc Công tyquản lý nợ và khai thác tài sản) sẽ giúp ngân hàng giảm thiểu được nợ xấu Tuynhiên, khi áp dụng biện pháp này ngân hàng thường phải chấp nhận bán lại cáckhoản nợ với giá trị thấp hơn quyền đòi nợ hiện tại, từ đó gây ra những tổn thấtnhất định đến kết quả kinh doanh của ngân hàng.

*/ Sử dụng công cụ pháp lý để đòi nợ

Trang 23

Để áp dụng biện pháp này đạt hiệu quả, ngân hàng cần đảm bảo hồ sơkhoản vay đầy đủ và phù hợp về mặt pháp lý Ngân hàng thực hiện kiện kháchhàng ra tòa để đòi nợ Phán quyết của tòa án sẽ buộc khách hàng trả nợ hoặcchuyển giao tài sản bảo đảm tiền vay cho ngân hàng để xử lý thu hồi nợ Trườnghợp khách hàng là các doanh nghiệp không trả được nợ, ngân hàng với tư cáchlà chủ nợ chính có thể làm đơn xin mở thủ tục tuyên bố phá sản doanh nghiệptheo luật phá sản.

Tuy nhiên, việc áp dụng biện pháp này thường không mang lại nhiều kếtquả do thủ tục rắc rối, mất nhiều thời gian và chế tài giám sát việc thi hành quyếtđịnh của tòa án chưa thật sự phát huy hiệu quả.

*/ Xử lý bằng vốn Ngân sách

Nợ xấu phát sinh từ các khoản cho vay theo chính sách của Chính phủ thìChính phủ phải đứng ra giải quyết, bù đắp tổn thất cho các NHTM Chính phủ sẽdùng vốn ngân sách để mua lại toàn bộ nợ xấu thuộc diện cho vay theo chínhsách của Chính phủ, sau đó xử lý dần trong một số năm Biện pháp này có hạnchế do ngân sách là có hạn, Chính phủ luôn phải cân nhắc chi tiêu ngân sách vàkhông phải khoản nợ xấu nào phát sinh cũng được xử lý trong thời gian ngắn.

1.3 Nhân tố ảnh hưởng tới Quản lý nợ xấu trong hoạt động cho vay củaNgân hàng thương mại

1.3.1 Nhân tố chủ quan

-Chính sách quản lý rủi ro

Chính sách quản lý rủi ro là một hệ thống các quy định nhằm điềuchỉnh hoạt động tín dụng nói chung và hoạt động cho vay nói riêng phù hợpvới chiến lược kinh doanh của ngân hàng trong từng thời kỳ Bản thân hoạtđộng cho vay của ngân hàng luôn chứa đựng rủi ro Việc xây dựng chính sáchquản lý rủi ro là kim chỉ nam cho hoạt động cho vay Chính sách quản lý rủiro giúp định hướng phát triển hoạt động cho vay trên cơ sở chấp nhận một

Trang 24

mức độ rủi ro nhất định, đồng thời cũng sẽ tác động trực tiếp đến xây dựngchỉ tiêu về nợ xấu phát sinh từ hoạt động cho vay Việc tăng cường hay nớilỏng quản lý nợ xấu luôn phải tuân theo định hướng và mức độ chấp nhận rủiro của ngân hàng Khi tỷ lệ nợ xấu cũng như mức độ rủi ro tiềm ẩn vượt rangoài giới hạn rủi ro cho phép thì ngân hàng cần áp dụng ngay những biệnpháp hữu hiệu để quản lý và kiểm soát nợ xấu.

-Quy trình cho vay

Mỗi ngân hàng khi triển khai bất kỳ sản phẩm, dịch vụ nào cũng cầnphải ban hành quy trình hướng dẫn cụ thể về sản phẩm, dịch vụ, cách thứcthực hiện Việc ban hành quy trình cho vay chi tiết, rõ ràng sẽ giúp cho nhânviên ngân hàng hiểu và triển khai nghiệp vụ có hiệu quả, hạn chế được nhữnglỗi vi phạm quy trình cho vay không chủ đích, tránh ảnh hưởng tới chất lượngcác khoản cho vay Bên cạnh đó, với quy trình cho vay chuẩn xác, việc ràsoát, phát hiện và chấn chỉnh kịp thời các sai phạm, thiếu sót sẽ được thựchiện dễ dàng hơn

Hệ thống quy trình về các sản phẩm cho vay của ngân hàng có tác độngđến xây dựng chỉ tiêu về nợ xấu Trong trường hợp ngân hàng ban hành đầyđủ và chuẩn xác các quy trình cho vay thì chỉ tiêu về nợ xấu có thể được xâydựng theo hướng nới lỏng hơn (nhưng vẫn phải đảm bảo hiệu quả hoạt độngkinh doanh) do đã hạn chế được nợ xấu phát sinh do nguyên nhân chủ quan từphía ngân hàng, ngược lại khi quy trình cho vay chưa đầy đủ hoặc chưa rõràng thì chỉ tiêu về nợ xấu cần được thắt chặt để nâng cao hơn nữa ý thứckiểm soát và hiệu quả thu hồi đối với các khoản cho vay.

-Năng lực, trình độ phân tích, đánh giá, lựa chọn khách hàng, dự án vay vốn củanhân viên ngân hàng

Việc phân tích, đánh giá, lựa chọn khách hàng, dự án để tài trợ vốn là khâuquan trọng, quyết định đến mức độ rủi ro cũng như khả năng sinh lời của mỗikhoản vay Khi quyết định cho vay được đưa ra trên cơ sở các phân tích, đánh giáđầy đủ, khách quan sẽ giúp hạn chế được khả năng phát sinh nợ xấu

Trang 25

Trên cơ sở năng lực, trình độ của đội ngũ nhân viên, ngân hàng sẽ xây dựngchỉ tiêu về nợ xấu cho phù hợp Với một đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm, cótrình độ chuyên môn tốt trong thẩm định cho vay, chỉ tiêu về nợ xấu có thể đượcxây dựng theo hướng nới lỏng và ngược lại khi đội ngũ nhân viên có chất lượngchuyên môn chưa cao, thiếu kinh nghiệm thì chỉ tiêu về nợ xấu cần được thắtchặt

-Mô hình tổ chức và quản trị điều hành

Mô hình tổ chức có tác động trực tiếp đến lập kế hoạch và triển khai xử lýnợ xấu Với mô hình tổ chức được phân rõ chức năng, nhiệm vụ của từng bộphận, đặc biệt là bộ phận xử lý nợ sẽ giúp công tác triển khai xử lý nợ hiệu quảhơn, chuyên nghiệp hơn.

Quản trị điều hành của ban lãnh đạo ngân hàng cũng là một nhân tố quyếtđịnh trong quản lý nợ xấu nói chung và xử lý nợ xấu nói riêng Khi ban lãnh đạocó quan điểm rõ ràng và kiên quyết trong kiểm soát và xử lý nợ xấu thì công tácthực thi chỉ tiêu về nợ xấu sẽ đạt hiệu quả tốt hơn và thuận lợi hơn.

-Công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ hoạt động cho vay

Sau khi giải ngân khoản vay, ngân hàng cần thực hiện việc theo dõikhoản vay, nắm bắt tình hình của khách hàng nhằm phát hiện càng sớm càngtốt các khoản vay có vấn đề hoặc tiềm ẩn rủi ro, làm cơ sở cho việc xác địnhnợ xấu được chuẩn xác Bên cạnh đó, hoạt động kiểm soát cũng góp phầnphát hiện, ngăn chặn những rủi ro đạo đức do nhân viên ngân hàng gây ra.Khi thiết lập được hệ thống kiểm tra, kiểm soát độc lập, vận hành có hiệu quảsẽ góp phần hỗ trợ rất tốt cho công tác quản lý hoạt động cho vay nói chungvà quản lý nợ xấu nói riêng.

-Sự ứng dụng công nghệ tin học ngân hàng

Ngày nay, việc ứng dụng công nghệ tin học có ảnh hưởng rất lớn, chiphối mọi hoạt động của ngân hàng Nền tảng công nghệ tốt sẽ tạo điều kiện

Trang 26

cho ngân hàng tiết kiệm được thời gian, nhân lực trong quản lý nói chung vàtheo dõi các khoản vay nói riêng Ứng dụng công nghệ tin học trong thực hiệncác chỉ tiêu về nợ xấu giúp tăng cường công tác quản lý, cảnh báo và pháthiện kịp thời những khoản vay suy giảm chất lượng do vi phạm cam kết hoàntrả.

1.3.2 Nhân tố khách quan

-Sự tăng trưởng của nền kinh tế

Nền kinh tế thị trường, với sự tham gia bình đẳng của các thành phần kinhtế đã tạo động lực cho sự tăng trưởng ở tất cả các ngành, lĩnh vực Hoạt động ngânhàng luôn chịu tác động mạnh mẽ của tăng trưởng kinh tế Nền kinh tế tăngtrưởng kéo theo nhu cầu đầu tư cũng gia tăng, từ đó thúc đẩy hoạt động cho vayphát triển Cùng với mở rộng hoạt động cho vay, tăng dư nợ tín dụng là nhữngvấn đề về rủi ro tín dụng, nợ xấu Hoạt động cho vay nếu không được kiểm soáttốt, tăng trưởng quá nóng sẽ dẫn đến những hậu quả nặng nề, ảnh hưởng đến sựtồn tại của ngân hàng Chính vì thế, khi nền kinh tế tăng trưởng và hoạt động chovay được mở rộng quá mức, nằm ngoài kế hoạch của ngân hàng thì việc quản lýnợ xấu cần được đặc biệt chú trọng và triển khai kịp thời Bên cạnh đó, ngân hàngcũng cần phải tính toán phần bù rủi ro hợp lý để không vì thế mà mất đi cơ hội giatăng hoạt động cho vay của mình.

-Điều hành Chính sách tiền tệ

Là một công cụ hữu hiệu của Chính phủ nhằm điều tiết nền kinh tế theonhững mục tiêu định trước, chính sách tiền tệ có tác động sâu rộng đến toàn bộnền kinh tế nói chung và hoạt động ngân hàng nói riêng Với chính sách tiền tệ nớilỏng, lãi suất tín dụng sẽ được điều chỉnh theo hướng giảm xuống, theo đó hoạtđộng đầu tư cũng được thúc đẩy, cho vay có điều kiện để mở rộng Ngược lại, vớichính sách tiền tệ thắt chặt, tỷ lệ dự trữ bắt buộc tăng lên, lãi suất tín dụng cũngđược điều chỉnh tăng, hoạt động cho vay bị thu hẹp Tuy nhiên, khi áp dụng chính

Trang 27

sách tiền tệ thắt chặt cần phải tính đến tương quan với mục tiêu tăng trưởng, tránhtình trạng lãi suất tín dụng tăng quá mức, ảnh hưởng tới chi phí vốn và khả năngchi trả của người vay, từ đó gia tăng các khoản nợ xấu Trong trường hợp Chínhphủ áp dụng chính sách tiền tệ thắt chặt, bản thân các ngân hàng cần phải thựchiện đánh giá ngay tình trạng các khoản vay và tăng cường quản lý nợ xấu theohướng kiểm soát nợ xấu mới phát sinh và giám sát chặt chẽ, tích cực thu hồi cáckhoản nợ xấu đã phát sinh.

-Hệ thống pháp luật, quy định của Nhà nước

Bất kỳ hoạt động nào của nền kinh tế nếu muốn vận hành tốt cũng cầnđược thực hiện trong khuôn khổ của pháp luật và được pháp luật điều tiết Hoạtđộng ngân hàng cũng vậy, việc thực hiện các quy định của nhà nước sẽ giúp ngânhàng hoạt động có định hướng và tránh được những rủi ro pháp lý.

Hệ thống pháp luật nói chung và quy định về việc quản lý nợ xấu, xác địnhnợ xấu buộc các ngân hàng phải tuân thủ Theo đó, các ngân hàng thương mại sẽphải xác định, xử lý nợ xấu trong một khuôn khổ nhất định, theo tiến trình vànhững biện pháp mà Nhà nước cho phép Bên cạnh đó, trên cơ sở giám sát thựchiện các quy định về nợ xấu, Nhà nước có thể hỗ trợ tháo gỡ kịp thời các khókhăn, vướng mắc nằm ngoài chức năng xử lý của NHTM.

Ngoài ra, các quy định của Nhà nước có liên quan đến từng ngành, lĩnh vựccũng như từng thành phần kinh tế sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến việc hoạch địnhchính sách tín dụng nói chung và quản lý nợ xấu nói riêng cho từng ngành, lĩnhvực, thành phần kinh tế tương ứng Để việc quản lý nợ xấu đạt hiệu quả thì bảnthân Ngân hàng không thể không quan tâm đến chính sách, quy định hiện hànhcủa Nhà nước đối với những lĩnh vực đã và đang tiềm ẩn nguy cơ nợ xấu.

-Thị trường mua bán nợ

Thị trường mua bán nợ phát triển là một trong những kênh quan trọng giúpcác NHTM chủ động hơn trong xử lý, thu hồi nợ xấu Việc mua, bán các khoản

Trang 28

nợ xấu thường được thực hiện trên cơ sở đánh giá khả năng thu hồi và mức độ thuhồi các khoản nợ so với chi phí bỏ ra Đối với bên bán các khoản nợ sẽ thu hồi vàgiảm thiểu ngay khoản nợ xấu, đối với bên mua khoản nợ xấu cũng sẽ thu đượcphần thu nhập nhất định khi thu hồi được các khoản nợ đã mua Các khoản nợ xấukhi được chuyển giao cho một bên khác (ngoài ngân hàng cho vay) sẽ nâng caohơn hiệu quả thu hồi khoản nợ (do mỗi tổ chức có chính sách và biện pháp thu hồinợ khác nhau, thêm vào đó là tâm lý và ý thức của người vay cũng sẽ thay đổi khichủ nợ thay đổi).

-Quy định về chế độ công bố thông tin

Thông tin giữ vai trò quan trọng trong mọi hoạt động kinh tế nói chung vàquản lý nợ xấu nói riêng Khi công bố thông tin được quy định và điều chỉnh bằngluật sẽ giúp các NHTM nắm bắt được tình hình khách hàng, khoản vay để từ đóhoạch định chính sách nợ xấu xác thực hơn, chủ động áp dụng các biện pháp xử lýnợ xấu phù hợp và hiệu quả.

Hiện tại, việc công bố thông tin chỉ mang tính bắt buộc đối với các chủ thểtham gia thị trường chứng khoán mà chưa có quy định bắt buộc đối với tất cả cáccá nhân, doanh nghiệp đang hoạt động kinh doanh Mặt khác, ngay cả đối với cácđối tượng bắt buộc phải công bố thông tin thì việc tuân thủ quy định cũng nhưchất lượng thông tin công bố chưa cao Vì thế, khi thông tin không được công bốhoặc công bố không đầy đủ sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến công tác thu hồi nợ củangân hàng, đặc biệt là thu hồi các khoản nợ xấu.

-Nhân tố thuộc về khách hàng

Phân loại khách hàng tốt sẽ giúp ngân hàng dễ dàng hơn trong việc đưa racác chính sách tín dụng nói chung và biện pháp quản lý nợ xấu có hiệu quả Tùytheo kết quả xếp hạng tín dụng nội bộ, đánh giá tính chất các khoản nợ xấu, ngânhàng sẽ áp dụng biện pháp quản lý đối với từng khoản nợ xấu cụ thể.

Trang 29

Đối với nhóm khách hàng là doanh nghiệp: Quản lý nợ xấu cần được thựchiện trên cơ sở phân tích các nhân tố chủ yếu: tình hình tài chính, đặc điểm hoạtđộng, quan hệ đối tác, tính pháp lý đối với hoạt động kinh doanh của doanhnghiệp…

Đối với nhóm khách hàng là cá nhân: Quản lý nợ xấu cần chú trọng đếnnhân thân của người vay, các mối quan hệ họ hàng, đồng nghiệp, nguồn thu nhậpvà tài sản của người vay, người bảo lãnh….

Nhìn chung, các nhân tố từ phía khách hàng có ảnh hưởng trực tiếp, chiphối đến hoạt động quản lý nợ xấu của ngân hàng Việc quản lý, thu hồi nợ xấuchỉ có thể đạt kết quả khi khách hàng có ý thức trả nợ đồng thời phải có khả nănghoàn trả.

Với nghiên cứu lý luận về hoạt động của NHTM nói chung, quản lý nợxấu nói riêng trên đây, tác giả đã đưa ra quan niệm về nợ xấu, quản lý nợ xấu,các tiêu chí xác định nợ xấu, biện pháp xử lý nợ xấu và hệ thống các nhân tốảnh hưởng đến quản lý nợ xấu Nhằm hiểu đầy đủ và sâu sắc hơn những vấnđề này trên thực tế hoạt động của NHTM, tác giả tập trung nghiên cứu thựctiễn quản lý nợ xấu tại Agribank Hải Phòng và dùng lý luận này để phân tích,đánh giá cũng như tìm ra nguyên nhân cụ thể làm cho quản lý nợ xấu của chinhánh còn hạn chế.

1.4 Quy trình và cơ sở pháp lý trong việc xử lý nợ xấu.

Trang 30

- Bước 2: Sau khi tiếp nhận khoản nợ xấu, trên cơ sở hồ sơ, phân tích thôngtin khách hàng chuyển giao cho chuyên viên xử lý nợ xấu đồng thời gửi báo cáochi tiết cho khối quản trị rủi ro.

- Bước 3: Khối quản trị rủi ro sau khi nhận được hồ sơ, báo cáo phân tích nợxấu từ Tổ xử lý nợ xấu có trách nhiệm đánh giá lại và đưa ra kế hoạch hành độngtiếp theo: như phát mại tài sản, yêu cầu bên bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh,khởi kiện, bán nợ …

- Bước 4: Sau khi kế hoạch được khối quản trị vạch ra, Tổ xử lý nợ xấu, cánbộ tín dụng phụ trách khoản vay có trách nhiệm thực hiện cập nhật dữ liệu vào hệthống thông tin nợ xấu, tập trung các biện pháp để thu hồi nợ đạt hiệu quả caonhất, giảm thiệt hại thấp nhất cho Ngân hàng, tiến hành xử lý rủi ro toàn bộ hoặcphần nợ còn lại bằng quỹ dự phòng rủi ro, chuyển ra ngoại bảng theo dõi và tiếptục đôn đốc thu hồi nợ.

1.4.2 Cơ sở pháp lý xử lý nợ xấu

Sau khi khoản nợ của khách hành được xác định là nợ xấu, Ngân hàng tiếnhành các biện pháp xử lý nợ xấu, cơ sở pháp lý để xử lý là Hợp đồng tín dụngđược ký kết giữa Ngân hàng với khách hàng cho khoản vay Hợp đồng tíndụng là một dạng của Hợp đồng kinh tế thuộc phạm vi điều chỉnh của Luậtcác tổ chức tín dụng được Quốc hội khoá XI thông qua ngày 15-6-2004 (đãbỏ xung, sửa đổi) và các quy định pháp luật khác liên quan.

Theo quy định của Ngân hàng nhà nước và Ngân hàng Nông nghiệp và Pháttriển nông thôn Việt Nam về xử lý nợ xấu, khi một khoản nợ được xác định lànợ xấu, Ngân hàng được phép sử dụng các biện pháp xử lý để thu hồi nợ nhưphát mại tài sản bảo đảm, yêu cầu bên bảo lãnh trả nợ thay, khởi kiện ra toà,thực hiện nghiệp vụ mua bán nợ và tất cả các biện pháp để thu hồi nợ.

Trang 31

54B/NH-Ngày đầu, chi nhánh có 9 chi nhánh quận, huyện trực thuộc, 816 cán bộ nhânviên trong đó 572 cán bộ nữ, trình độ Đại học, Cao đẳng có 57 người, chiếmtỷ lệ 7%, trung cấp 444 người, tỷ lệ 54,4%, sơ cấp và chưa qua đào tạo 285người, tỷ lệ 38,6%; tổng nguồn vốn khi mới thành lập 9,9 tỷ đồng, dư nợ 12,4tỷ đồng, chủ yếu là dư nợ kinh tế quốc doanh, hợp tác xã nông nghiệp làm ănkém hiệu quả, phương tiện làm việc chắp vá, thiếu thốn, cơ sở vật chất kỹthuật lạc hậu, cũ kỹ, xuống cấp.

Đến nay Agribank Hải Phòng đã có 22 chi nhánh quận, huyện, khu vực trựcthuộc, 16 phòng giao dịch, 33 máy ATM, 2 nhà nghỉ điều dưỡng, 1 cơ sở đàotạo khu vực, có 599 cán bộ với trên 80% có trình độ Đại học, tổng nguồn vốnhuy động 4.500 tỷ đồng, dư nợ 4.600 tỷ đồng, phát hàng trên 100.000 thẻATM cung cấp đầy đủ các sản phẩm dịch vụ của một Ngân hàng hiện đại chomọi thành phần kinh tế Kết quả hoạt động kinh doanh luôn duy trì tốc độ tăngtrưởng trên 20% trong ba năm trở lại đây.

*/ Bộ máy tổ chức và mạng lưới

Trang 32

Bộ máy tổ chức của Agribank Hải Phòng hiện nay gồm 08 phòngnghiệp vụ, 22 chi nhánh loại 3 trực thuộc, 16 phòng giao dịch trải rộng trênkhắp thành phố Hải Phòng

CHI NHÁNH LOẠI 3

PHÒNG GIAO DỊCH

Trang 33

Theo mô hình này, chức năng cụ thể của các phòng ban như sau:

-Ban lãnh đạo:

+ Giám đốc chịu trách nhiệm quản lý chung và trực tiếp điều hành hoạtđộng của Phòng Hành chính tổng hợp (HCNS), Phòng Kiểm tra kiểm soát nộibộ (KTKSNB), Phòng Kế hoạch tổng hợp (KHTH).

+ 01 Phó Giám đốc phụ trách công tác kế toán, tài chính+ 01 Phó Giám đốc phụ trách công tác tín dụng

+ 01 Phó giám đốc phụ trách công tác Kinh doanh ngoại hối, dịch vụ vàmarketting.

-Phòng Kế hoạch tổng hợp (KHTH): Thực hiện công tác kế hoạch kinh

doanh chung toàn chi nhánh, trực tiếp tham mưu điều hành lãi suất, công táchuy động vốn, quyền phán quyết, cân đối vốn.

-Phòng Tín dụng (TD): Thực hiện cung ứng tín dụng cho khách hàng theo

quy định, quản lý, đánh giá, đề xuất biện pháp hạn chế rủi ro sẽ phát sinhtrong hoạt động tín dụng ngân hàng Cung ứng các dịch vụ bảo lãnh chokhách hàng.

-Phòng Hành chính – Nhân sự (HCNS): Thực hiện công tác hành chính, xây

dựng cơ bản Đồng thời đề xuất, xây dựng và tổ chức thực hiện các vấn đềliên quan đến nhân sự như: tuyển dụng, đào tạo; bổ nhiệm, miễn nhiệm, khenthưởng, kỷ luật cán bộ, nhân viên trong phạm vi được phân cấp.

-Phòng Kế toán ngân quỹ: Tổ chức thực hiện việc hạch toán kế toán của chi

nhánh và các đơn vị trực thuộc chính xác, đầy đủ và kịp thời theo chế độ quyđịnh Lập kế hoạch, quản lý và theo dõi việc thực hiện thu chi tài chính, chấphành chế độ báo cáo thống kê, quyết toán tài chính với Hội sở, thực hiện đầyđủ nghĩa vụ đối với Ngân sách Nhà nước

Trang 34

-Phòng Dịch vụ và Marketting: Phổ biến, hướng dẫn thủ tục và thực hiện các

dịch vụ giao dịch như: thanh toán, chuyển tiền, chi trả kiều hối và các dịch vụthanh toán khác cho khách hàng Thực hiện nghiệp vụ thẻ ATM, POS, đại lýnhận lệch chứng khoán, phát triển các sản phẩm dịch vụ ngân hàng mới.

-Phòng Kinh doanh ngoại hối: Tổ chức thực hiện nghiệp vụ Thanh toán quốc

tế, kinh doanh ngoại tệ theo đúng quy định của pháp luật và của ngân hàngđối với khách hàng.

-Phòng Kiểm tra kiểm soát nội bộ: Tổ chức thực hiện nghiệp vụ kiểm tra nội

bộ theo đúng quy định của pháp luật và của ngân hàng đối với các nghiệp vụphát sinh trong hoạt động kinh doanh.

-Phòng Điện toán: Quản lý hệ thống mạng, tin học toàn hệ thống, cung ứng

và hỗ trợ các phần mềm ứng dụng.

-Các chi nhánh, phòng giao dịch trực thuộc: Thực hiện các nghiệp vụ huy

động vốn, cung ứng tín dụng, dịch vụ ngân hàng theo quy định của nhà nướcvà của Agribank Hải Phòng Đảm bảo an toàn và hoạt động hiệu quả theo kếhoạch Giám đốc Agribank Hải Phòng giao.

2.1.2 Hoạt động chủ yếu của Agribank Hải Phòng

2.1.2.1 Kết quả hoạt động kinh doanh đến 31/12/2010.

- Công tác huy động vốn: Tổng nguồn vốn huy động đến 31/12/2010 đạt

4.495 tỷ đồng, tăng 886 tỷ so đầu năm, tỷ lệ tăng 24,6%, đạt 100% kế hoạchgiao, chiếm 10,42% thị phần.

- Công tác đầu tư tín dụng: Tổng dư nợ tín dụng đến 31/12/2010: đạt 4.565

tỷ đồng, tăng 20,5% so đầu năm, đạt 98,3% kế hoạch, chiếm 8,3% thị phần.

- Nợ xấu: 74 tỷ đồng, giảm 47 tỷ so đầu năm, chiếm tỷ lệ 1,6% trên tổng dư

- Kết quả tài chính:

Trang 35

+ Tổng thu: 716 tỷ đồng+ Tổng chi: 641 tỷ đồng

+ Chênh lệch thu chi: 75 tỷ đồng

- Quỹ tiền lương: Đạt hệ số 1,36 trên kế hoạch là hệ số 1, thu nhập bình quân

người lao động đạt 5 triệu đồng/người/tháng Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ vớinhà nước về thuế, đóng đầy đủ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho người laođộng.

2.1.2.1 Huy động vốn

Huy động vốn là hoạt động cơ bản và hết sức quan trọng đối vớiNHTM nói chung và Agribank Hải Phòng nói riêng Hoạt động huy động vốnlà nhiệm vụ số một và là nền tảng để các hoạt động khác mở rộng phát triển,đặc biệt là hoạt động cho vay, dịch vụ thanh toán, chuyển tiền…

Bảng 1: - Kết quả huy động vốn

Đơn vị: tỷ đồng, %

Tổng nguồn vốn Năm2006 Năm2007 Năm2008 Năm2009 Năm2010 So sánh (%)

07/0608/07 09/08 10/09

I Phân theo đối tượng2.440 3.2683.945 3.610 4.4953421-8,524,5

1 Tiền gửi dân cư 1.576 1.9382.464 2.588 3.3612327529,8- Tiền gửi tiết kiệm1.509 1.9322.374 2.527 3.30828236,430,9- Phát hành GTCG676906153-911500-32,3-13,2

2 Tiền gửi của TCKT 873 1.3301.461 1.022 1.1345210-3011,0

II Phân theo thời gian2.440 3.2683.945 3.610 4.4953421-8,524,5

- Không kỳ hạn7448601.166

- Kỳ hạn <12 tháng5638512.152

51253-3,241,8- Kỳ hạn từ 12 T trở lên1.133 1.55762763661337-601,4-3,7

Trang 36

II Phân theo loại tiền2.440 3.2683.945 3.610 4.4953421-8,524,5

- Nội tệ2.177 2.9303.549

3521-9,426,9- Ngoại tệ (quy đổi

(Nguồn: Báo cáo Tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2006 – 2010)

Biểu đồ 1: - Huy động vốn phân theo đối tượng (tỷ đồng)

Biểu đồ 2: - Huy động vốn phân theo thời gian (tỷ đồng)

Trang 37

Biểu đồ 3: - Huy động vốn phân theo loại tiền

Hoạt động huy động vốn trong 3 năm của chi nhánh khá đa dạng và cósự biến động qua các năm, trong giai đoạn 2006 – 2010, năm 2009 có nguồnvốn huy động giảm, và cũng là năm duy nhất từ ngày thành lập nguồn vốnhuy động giảm, nguyên nhân là do suy thoái kinh tế thế giới và nền kinh tếđất nước bị ảnh hưởng nặng nề, tuy nhiên tiền gửi dân cư vẫn tăng và tăngđều qua các năm, đặc biệt năm 2010 nguồn vốn chi nhánh tăng 886 tỷ, tỷ lệ24,5%, so với mặt bằng huy động vốn trên địa bàn Hải Phòng (18%) là khácao, nguồn vốn nội tệ và nguồn vốn có kỳ hạn ngắn chiếm tỷ trọng lớn trong

Trang 38

tổng nguồn Trong cơ cấu nguồn vốn thì phát hành giấy tờ có giá luôn có xuhướng giảm, đặc biệt trong cơ cấu nguồn vốn tại chi nhánh không có tiền gửi,tiền vay của các tổ chức tín dụng.

+ Tiền gửi dân cư: Chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng vốn huy động

và có sự tăng trưởng mạnh qua các năm, vốn huy động tiết kiệm từ dân cưlà nguồn vốn chủ lực cung ứng cho hoạt động cho vay của chi nhánh Năm2010 là một năm đầy khó khăn và có nhiều biến động đối với hoạt độnghuy động vốn của các NHTM, tuy nhiên với uy tín của mình và lòng tincủa dân cư đối với thương hiệu Agribank mà lượng vốn huy động tiền gửitiết kiệm của chi nhánh vẫn đạt tốc độ tăng trưởng 29,8% so với năm 2009,cao hơn tốc độ tăng của tổng vốn huy động

+ Tiền gửi các tổ chức kinh tế: Do ưu điểm về mạng lưới và truyền

thống tại Agribank Hải Phòng ngoài tiền gửi của các doanh nghiệp hoạt độngthương mại, sản xuất kinh doanh còn có tiền gửi thanh toán của Kho bạc nhànước và Bảo hiểm xã hội, lượng vốn này có ưu điểm lãi suất thấp, tính ổnđịnh cao và góp phần giảm lượng tiền mặt trong lưu thông.

+ Tiền gửi có kỳ hạn: Những năm gần đây nền kinh tế nước ta không ổn

định, điều này có thể phản ánh thông qua lãi suất huy động kỳ càng ngắn lãisuất càng cao, kỳ càng dài lãi suất càng thấp để tránh rủi ro về lãi suất ngânhàng, điều này dẫn đến khả năng đáp ứng các dự án vay vốn trung và dài hạnngày càng khó khăn Agribank Hải Phòng không năm ngoài tình hình chungđó, nguồn vốn ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn nhất, các kỳ hạn mà khách hàngưu thích nhất trong những năm qua chủ yếu là từ 1-3 tháng.

2.1.2.2 Hoạt động tín dụng

Hoạt động tín dụng của chi nhánh chủ yếu là hoạt động cho vay và bảolãnh đối với nền kinh tế Các nghiệp vụ mua - bán vốn trên thị trường liênngân hàng, đầu tư, kinh doanh ngoại tệ đều được tập trung về cơ quan Hội

Trang 39

sở Agribank Hải Phòng qui định việc quản lý vốn tập trung trên toàn hệthống nhằm nâng cao hiệu quả quản lý cũng như điều tiết vốn, đảm bảo khảnăng thanh khoản và hiệu quả kinh doanh vốn Theo đó, vốn để đáp ứng nhucầu của hoạt động tín dụng sẽ là vốn đi mua lại của Hội sở với mức chênh lệchgiữa lãi suất bán và mua được qui định theo từng thời kỳ khác nhau cho từngkỳ hạn cho vay

Hoạt động cho vay là hoạt động quan trọng và luôn tạo ra thu nhập chủyếu của chi nhánh trong suốt nhiều năm qua.

Bảng 2: - Kết quả hoạt động cho vay

Đơn vị: tỷ đồng

Tổng dư nợ 2006Năm Năm2007 Năm2008 2009Năm 2010Năm So sánh (%)

09/08 10/09 09/08 10/091 Dư nợ ngắn hạn1.1491.5452.0422.7023.44532,327,532,327,52 Dư nợ TDH1.0371.2031.1971.1151.120-70,5-70,5

Tổng cộng2.4562.7483.2393.817 4.565 17,819,617,819,6

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2006-2010)

Biểu đồ 4: - Kết quả hoạt động cho vay

Trang 40

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2008,2009,2010)

Nhìn chung, hoạt động cho vay có sự tăng trưởng qua các năm, tuy nhiêntốc độ tăng trưởng trung dài hạn qua các năm có xu hướng giảm, tỷ trọng dư nợtrung dài hạn giảm Nguyên nhân chủ yếu là do cơ cấu nguồn vốn huy động chủyếu là nguồn ngắn hạn để đảm bảo an toàn thanh khoản thì hạn chế cho vaytrung và dài hạn, NHNN khống chế tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trungdài hạn tối đa 30%, và do đối tượng đầu tư của Agribank Hải Phòng là hộ sảnxuất kinh doanh, chăn nuôi lợn, gà, cây trồng ngắn hạn chu kỳ sản suất kinhdoanh chủ yếu là ngắn hạn Đặc biệt biệt năm 2010 để khắc phục suy thoái kinhtế, thực hiện chủ trương của Đảng về chính sách tam nông, chỉ đạo của Chínhphủ về đảm bảo an sinh xã hội Agribank Hải Phòng được cấp 200 tỷ vốn bằngnguồn tái cấp vốn của NHNN để cung ứng tín dụng cho bà con nông nghiệp,nông thôn, nông dân, nguồn vốn này là nguồn trung hạn đã giải quyết nhu cầuvốn để đầu tư nuôi trồng thuỷ sản, xây dựng trang trại, mua máy móc cơ khínông nghiệp để phát triển kinh tế xã hội khu vực nông nghiệp, nông thôn.

Ngày đăng: 17/09/2012, 16:47

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. PGS.TS. Phan Thị Thu Hà (2007), Ngân hàng thương mại, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngân hàng thương mại
Tác giả: PGS.TS. Phan Thị Thu Hà
Nhà XB: NXB Đại học Kinh tế Quốc dân
Năm: 2007
2. PGS.TS. Lưu Thị Hương, PGS.TS. Vũ Duy Hào (2007), Tài chính doanh nghiệp, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài chính doanh nghiệp
Tác giả: PGS.TS. Lưu Thị Hương, PGS.TS. Vũ Duy Hào
Nhà XB: NXB Đại học Kinh tế Quốc dân
Năm: 2007
3. TS. Trần Đăng Khâm (2007), Thị trường chứng khoán phân tích cơ bản,, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thị trường chứng khoán phân tích cơ bản
Tác giả: TS. Trần Đăng Khâm
Nhà XB: NXB Đại học Kinh tế Quốc dân
Năm: 2007
4. PGS.TS. Nguyễn Thị Mùi (2004), Quản trị Ngân hàng Thương mại, NXB Tài chính, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản trị Ngân hàng Thương mại
Tác giả: PGS.TS. Nguyễn Thị Mùi
Nhà XB: NXB Tài chính
Năm: 2004
5. Agribank Hải Phòng (2006-2010), Sao kê tín dụng năm 2006, 2007,2008, 2009, 2010, Hải Phòng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sao kê tín dụng năm 2006, 2007,2008, 2009, 2010
6. Agribank Hải Phòng (2006-2010), Bảng cân đối kế toán năm 2006,2007,2008, 2009, 2010, Hải Phòng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bảng cân đối kế toán năm 2006,2007,2008, 2009, 2010
7. Agribank Hải Phòng (2006-2010), Báo cáo Tổng kết Hoạt động kinh doanh năm 2006, 2007, 2008, 2009, 2010, Hải Phòng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo Tổng kết Hoạt động kinh doanh năm 2006, 2007, 2008, 2009, 2010
9. Peter S.Rose (2004), Quản trị Ngân hàng Thương mại, NXB Tài chính, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản trị Ngân hàng Thương mại
Tác giả: Peter S.Rose
Nhà XB: NXB Tài chính
Năm: 2004
10. Phòng Tín dụng - Agribank Hải Phòng (2006-2010), Báo cáo tình hình nợ xấu năm 2006, 2007, 2008, 2009, 2010, Hải Phòng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo tình hình nợ xấu năm 2006, 2007, 2008, 2009, 2010
11. Nguyễn Đào Tố (2008), “Xây dựng mô hình quản trị rủi ro tín dụng từ những ứng dụng nguyên tắc Basel về quản lý nợ xấu”, Tạp chí Ngân hàng, (5), tr.17-22 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xây dựng mô hình quản trị rủi ro tín dụng từ những ứng dụng nguyên tắc Basel về quản lý nợ xấu”, "Tạp chí Ngân hàng
Tác giả: Nguyễn Đào Tố
Năm: 2008
12. Trung tâm đào tạo nghiệp vụ ngân hàng – BTC (2008), Các phương pháp quản lý và thu hồi nợ có vấn đề, Dự án quỹ phát riển doanh nghiệp vừa và nhỏ - SMEDF, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các phương pháp quản lý và thu hồi nợ có vấn đề
Tác giả: Trung tâm đào tạo nghiệp vụ ngân hàng – BTC
Năm: 2008
13. Quốc hội nước CHXH chủ nghĩa Việt Nam (2005), Bộ Luật Dân sự, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bộ Luật Dân sự
Tác giả: Quốc hội nước CHXH chủ nghĩa Việt Nam
Nhà XB: NXB Chính trị Quốc gia
Năm: 2005
14. Quốc hội nước CHXH chủ nghĩa Việt Nam (2004), Luật các Tổ chức tín dụng (đã được sửa đổi, bổ sung), NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luật các Tổ chức tín dụng (đã được sửa đổi, bổ sung)
Tác giả: Quốc hội nước CHXH chủ nghĩa Việt Nam
Nhà XB: NXB Chính trị Quốc gia
Năm: 2004

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1.1 – Phân loại khách hàng, phân loại nợ - Tăng cường năng lực quản lý nợ xấu tại Agribank Hải Phòng (3).doc
Bảng 1.1 – Phân loại khách hàng, phân loại nợ (Trang 20)
Sơ đồ 2.1: - Sơ đồ tổ chức bộ máy - Tăng cường năng lực quản lý nợ xấu tại Agribank Hải Phòng (3).doc
Sơ đồ 2.1 - Sơ đồ tổ chức bộ máy (Trang 33)
Bảng 1: - Kết quả huy động vốn - Tăng cường năng lực quản lý nợ xấu tại Agribank Hải Phòng (3).doc
Bảng 1 - Kết quả huy động vốn (Trang 37)
Bảng  3: - Kết quả hoạt động bảo lãnh - Tăng cường năng lực quản lý nợ xấu tại Agribank Hải Phòng (3).doc
ng 3: - Kết quả hoạt động bảo lãnh (Trang 42)
Bảng 5: - Nợ xấu nội bảng - Tăng cường năng lực quản lý nợ xấu tại Agribank Hải Phòng (3).doc
Bảng 5 - Nợ xấu nội bảng (Trang 45)
Bảng 4: - Cơ cấu dư nợ nội bảng theo nhóm nợ - Tăng cường năng lực quản lý nợ xấu tại Agribank Hải Phòng (3).doc
Bảng 4 - Cơ cấu dư nợ nội bảng theo nhóm nợ (Trang 45)
Bảng 6: - Cơ cấu dư nợ ngoại bảng - Tăng cường năng lực quản lý nợ xấu tại Agribank Hải Phòng (3).doc
Bảng 6 - Cơ cấu dư nợ ngoại bảng (Trang 47)
Bảng 7:   - Nợ ngoại bảng chia theo thời gian phát sinh - Tăng cường năng lực quản lý nợ xấu tại Agribank Hải Phòng (3).doc
Bảng 7 - Nợ ngoại bảng chia theo thời gian phát sinh (Trang 49)
Bảng 9: - Kết quả phân loại nợ nội bảng tại 31/12/2010 - Tăng cường năng lực quản lý nợ xấu tại Agribank Hải Phòng (3).doc
Bảng 9 - Kết quả phân loại nợ nội bảng tại 31/12/2010 (Trang 52)
Bảng 9 cho thấy việc phân loại nợ, xác định nợ xấu theo những tiêu chí  khác nhau sẽ cho ta kết quả về tình hình nợ xấu khác nhau, từ đó sẽ ảnh  hưởng tới việc đưa ra các chính sách quản lý nợ xấu cũng như đánh giá thực  trạng tình hình nợ xấu của ngân hà - Tăng cường năng lực quản lý nợ xấu tại Agribank Hải Phòng (3).doc
Bảng 9 cho thấy việc phân loại nợ, xác định nợ xấu theo những tiêu chí khác nhau sẽ cho ta kết quả về tình hình nợ xấu khác nhau, từ đó sẽ ảnh hưởng tới việc đưa ra các chính sách quản lý nợ xấu cũng như đánh giá thực trạng tình hình nợ xấu của ngân hà (Trang 53)
Bảng 10: - Kết quả xử lý nợ xấu - Tăng cường năng lực quản lý nợ xấu tại Agribank Hải Phòng (3).doc
Bảng 10 - Kết quả xử lý nợ xấu (Trang 60)
Sơ đồ 3.1 : - Quy trình xử lý nợ xấu - Tăng cường năng lực quản lý nợ xấu tại Agribank Hải Phòng (3).doc
Sơ đồ 3.1 - Quy trình xử lý nợ xấu (Trang 76)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w