1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NỢ XẤU TẠI AGRIBANK HẢI PHÒNG

38 766 5
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 38
Dung lượng 165,28 KB

Nội dung

Theo sự phát triển của nền kinh tếcùng với sự lớn mạnh của Agribank Hải Phòng, nhiệm vụ và mục tiêu của Ngân hàngtừng bước được thay đổi phù hợp với định hướng trở thành một ngân hàng bá

Trang 1

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NỢ XẤU TẠI AGRIBANK HẢI PHÒNG

2.1 Khái quát về Agribank Hải Phòng

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Agribank Hải Phòng

*/ Sự hình thành và phát triển

Agribank Hải Phòng được thành lập theo Giấy phép thành lập số 54B/NH-QĐ

do Chi nhánh Ngân hàng nhà nước Hải Phòng cấp ngày 12/4/1988 Trụ sở chính hiệnđặt tại số 283 Lạch Tray – Ngô Quyền – Hải Phòng Định hướng kinh doanh chủyếu là phục vụ các đối tượng nông nghiệp, nông thôn, nông dân, các doanh nghiệpnhỏ và vừa, phát triển kinh tế xã hội địa phương Theo sự phát triển của nền kinh tếcùng với sự lớn mạnh của Agribank Hải Phòng, nhiệm vụ và mục tiêu của Ngân hàngtừng bước được thay đổi phù hợp với định hướng trở thành một ngân hàng bán lẻ, đanăng và là một trong những Ngân hàng hàng đầu trên địa bàn thành phố Hải Phòng.Trải qua hơn 20 năm hoạt động, Agribank Hải Phòng đã có những bước phát triểnvượt bậc……

Ngày đầu, chi nhánh có 9 chi nhánh quận, huyện trực thuộc, 816 cán bộ nhân viêntrong đó 572 cán bộ nữ, trình độ Đại học, Cao đẳng có 57 người, chiếm tỷ lệ 7%,trung cấp 444 người, tỷ lệ 54,4%, sơ cấp và chưa qua đào tạo 285 người, tỷ lệ38,6%; tổng nguồn vốn khi mới thành lập 9,9 tỷ đồng, dư nợ 12,4 tỷ đồng, chủ yếu

là dư nợ kinh tế quốc doanh, hợp tác xã nông nghiệp làm ăn kém hiệu quả, phươngtiện làm việc chắp vá, thiếu thốn, cơ sở vật chất kỹ thuật lạc hậu, cũ kỹ, xuống cấp.Đến nay Agribank Hải Phòng đã có 22 chi nhánh quận, huyện, khu vực trực thuộc,

16 phòng giao dịch, 33 máy ATM, 2 nhà nghỉ điều dưỡng, 1 cơ sở đào tạo khu vực,

có 599 cán bộ với trên 80% có trình độ Đại học, tổng nguồn vốn huy động 4.500 tỷđồng, dư nợ 4.600 tỷ đồng, phát hàng trên 100.000 thẻ ATM cung cấp đầy đủ cácsản phẩm dịch vụ của một Ngân hàng hiện đại cho mọi thành phần kinh tế Kết quảhoạt động kinh doanh luôn duy trì tốc độ tăng trưởng trên 20% trong ba năm trở lạiđây

*/ Bộ máy tổ chức và mạng lưới

Trang 2

Bộ máy tổ chức của Agribank Hải Phòng hiện nay gồm 08 phòng nghiệp vụ,

22 chi nhánh loại 3 trực thuộc, 16 phòng giao dịch trải rộng trên khắp thành phốHải Phòng

Trang 3

Sơ đồ 2.1: - Sơ đồ tổ chức bộ máy

Trang 5

của Phòng Hành chính tổng hợp (HCNS), Phòng Kiểm tra kiểm soát nội bộ(KTKSNB), Phòng Kế hoạch tổng hợp (KHTH).

+ 01 Phó Giám đốc phụ trách công tác kế toán, tài chính

+ 01 Phó Giám đốc phụ trách công tác tín dụng

+ 01 Phó giám đốc phụ trách công tác Kinh doanh ngoại hối, dịch vụ vàmarketting

-Phòng Kế hoạch tổng hợp (KHTH): Thực hiện công tác kế hoạch kinh doanh

chung toàn chi nhánh, trực tiếp tham mưu điều hành lãi suất, công tác huy độngvốn, quyền phán quyết, cân đối vốn

-Phòng Tín dụng (TD): Thực hiện cung ứng tín dụng cho khách hàng theo quy

định, quản lý, đánh giá, đề xuất biện pháp hạn chế rủi ro sẽ phát sinh trong hoạtđộng tín dụng ngân hàng Cung ứng các dịch vụ bảo lãnh cho khách hàng

-Phòng Hành chính – Nhân sự (HCNS): Thực hiện công tác hành chính, xây dựng

cơ bản Đồng thời đề xuất, xây dựng và tổ chức thực hiện các vấn đề liên quan đếnnhân sự như: tuyển dụng, đào tạo; bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật cán

bộ, nhân viên trong phạm vi được phân cấp

-Phòng Kế toán ngân quỹ: Tổ chức thực hiện việc hạch toán kế toán của chi nhánh

và các đơn vị trực thuộc chính xác, đầy đủ và kịp thời theo chế độ quy định Lập kếhoạch, quản lý và theo dõi việc thực hiện thu chi tài chính, chấp hành chế độ báocáo thống kê, quyết toán tài chính với Hội sở, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối vớiNgân sách Nhà nước

-Phòng Dịch vụ và Marketting: Phổ biến, hướng dẫn thủ tục và thực hiện các dịch

vụ giao dịch như: thanh toán, chuyển tiền, chi trả kiều hối và các dịch vụ thanhtoán khác cho khách hàng Thực hiện nghiệp vụ thẻ ATM, POS, đại lý nhận lệchchứng khoán, phát triển các sản phẩm dịch vụ ngân hàng mới

Trang 6

-Phòng Kinh doanh ngoại hối: Tổ chức thực hiện nghiệp vụ Thanh toán quốc tế,

kinh doanh ngoại tệ theo đúng quy định của pháp luật và của ngân hàng đối vớikhách hàng

-Phòng Kiểm tra kiểm soát nội bộ: Tổ chức thực hiện nghiệp vụ kiểm tra nội bộ

theo đúng quy định của pháp luật và của ngân hàng đối với các nghiệp vụ phát sinhtrong hoạt động kinh doanh

-Phòng Điện toán: Quản lý hệ thống mạng, tin học toàn hệ thống, cung ứng và hỗ

trợ các phần mềm ứng dụng

-Các chi nhánh, phòng giao dịch trực thuộc: Thực hiện các nghiệp vụ huy động

vốn, cung ứng tín dụng, dịch vụ ngân hàng theo quy định của nhà nước và củaAgribank Hải Phòng Đảm bảo an toàn và hoạt động hiệu quả theo kế hoạch Giámđốc Agribank Hải Phòng giao

2.1.2 Hoạt động chủ yếu của Agribank Hải Phòng

2.1.2.1 Kết quả hoạt động kinh doanh đến 31/12/2010.

- Công tác huy động vốn: Tổng nguồn vốn huy động đến 31/12/2010 đạt 4.495 tỷ

đồng, tăng 886 tỷ so đầu năm, tỷ lệ tăng 24,6%, đạt 100% kế hoạch giao, chiếm10,42% thị phần

- Công tác đầu tư tín dụng: Tổng dư nợ tín dụng đến 31/12/2010: đạt 4.565 tỷ

đồng, tăng 20,5% so đầu năm, đạt 98,3% kế hoạch, chiếm 8,3% thị phần

- Nợ xấu: 74 tỷ đồng, giảm 47 tỷ so đầu năm, chiếm tỷ lệ 1,6% trên tổng dư nợ.

Trang 7

- Quỹ tiền lương: Đạt hệ số 1,36 trên kế hoạch là hệ số 1, thu nhập bình quân

người lao động đạt 5 triệu đồng/người/tháng Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với nhànước về thuế, đóng đầy đủ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho người lao động

2.1.2.1 Huy động vốn

Huy động vốn là hoạt động cơ bản và hết sức quan trọng đối với NHTM nóichung và Agribank Hải Phòng nói riêng Hoạt động huy động vốn là nhiệm vụ sốmột và là nền tảng để các hoạt động khác mở rộng phát triển, đặc biệt là hoạt độngcho vay, dịch vụ thanh toán, chuyển tiền…

Bảng 1: - Kết quả huy động vốn

Đơn vị: tỷ đồng, %

Tổng nguồn vốn Năm2006 Năm2007 Năm2008 Năm2009 Năm2010 So sánh (%)

07/06 08/07 09/08 10/09

I Phân theo đối tượng 2.440 3.268 3.945 3.610 4.495 34 21 -8,5 24,5

1 Tiền gửi dân cư 1.576 1.938 2.464 2.588 3.361 23 27 5 29,8

- Tiền gửi tiết kiệm 1.509 1.932 2.374 2.527 3.308 28 23 6,4 30,9

2 Tiền gửi của TCKT 873 1.330 1.461 1.022 1.134 52 10 -30 11,0

II Phân theo thời gian 2.440 3.268 3.945 3.610 4.495 34 21 -8,5 24,5

(Nguồn: Báo cáo Tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2006 – 2010)

Biểu đồ 1: - Huy động vốn phân theo đối tượng (tỷ đồng)

Trang 8

Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 0

- Tiền gửi của TCKT

Biểu đồ 2: - Huy động vốn phân theo thời gian (tỷ đồng)

Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 0

Biểu đồ 3: - Huy động vốn phân theo loại tiền

Trang 9

Năm 2008 Năm 2008 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 0

2010 nguồn vốn chi nhánh tăng 886 tỷ, tỷ lệ 24,5%, so với mặt bằng huy động vốntrên địa bàn Hải Phòng (18%) là khá cao, nguồn vốn nội tệ và nguồn vốn có kỳ hạnngắn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn Trong cơ cấu nguồn vốn thì phát hànhgiấy tờ có giá luôn có xu hướng giảm, đặc biệt trong cơ cấu nguồn vốn tại chinhánh không có tiền gửi, tiền vay của các tổ chức tín dụng

+ Tiền gửi dân cư: Chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng vốn huy động và

có sự tăng trưởng mạnh qua các năm, vốn huy động tiết kiệm từ dân cư là nguồnvốn chủ lực cung ứng cho hoạt động cho vay của chi nhánh Năm 2010 là mộtnăm đầy khó khăn và có nhiều biến động đối với hoạt động huy động vốn củacác NHTM, tuy nhiên với uy tín của mình và lòng tin của dân cư đối với thươnghiệu Agribank mà lượng vốn huy động tiền gửi tiết kiệm của chi nhánh vẫn đạttốc độ tăng trưởng 29,8% so với năm 2009, cao hơn tốc độ tăng của tổng vốnhuy động

Trang 10

+ Tiền gửi các tổ chức kinh tế: Do ưu điểm về mạng lưới và truyền thống

tại Agribank Hải Phòng ngoài tiền gửi của các doanh nghiệp hoạt động thươngmại, sản xuất kinh doanh còn có tiền gửi thanh toán của Kho bạc nhà nước và Bảohiểm xã hội, lượng vốn này có ưu điểm lãi suất thấp, tính ổn định cao và góp phầngiảm lượng tiền mặt trong lưu thông

+ Tiền gửi có kỳ hạn: Những năm gần đây nền kinh tế nước ta không ổn

định, điều này có thể phản ánh thông qua lãi suất huy động kỳ càng ngắn lãi suấtcàng cao, kỳ càng dài lãi suất càng thấp để tránh rủi ro về lãi suất ngân hàng, điềunày dẫn đến khả năng đáp ứng các dự án vay vốn trung và dài hạn ngày càng khókhăn Agribank Hải Phòng không năm ngoài tình hình chung đó, nguồn vốn ngắnhạn chiếm tỷ trọng lớn nhất, các kỳ hạn mà khách hàng ưu thích nhất trong nhữngnăm qua chủ yếu là từ 1-3 tháng

2.1.2.2 Hoạt động tín dụng

Hoạt động tín dụng của chi nhánh chủ yếu là hoạt động cho vay và bảo lãnhđối với nền kinh tế Các nghiệp vụ mua - bán vốn trên thị trường liên ngân hàng,đầu tư, kinh doanh ngoại tệ đều được tập trung về cơ quan Hội sở Agribank HảiPhòng qui định việc quản lý vốn tập trung trên toàn hệ thống nhằm nâng cao hiệuquả quản lý cũng như điều tiết vốn, đảm bảo khả năng thanh khoản và hiệu quảkinh doanh vốn Theo đó, vốn để đáp ứng nhu cầu của hoạt động tín dụng sẽ là vốn

đi mua lại của Hội sở với mức chênh lệch giữa lãi suất bán và mua được qui địnhtheo từng thời kỳ khác nhau cho từng kỳ hạn cho vay

Hoạt động cho vay là hoạt động quan trọng và luôn tạo ra thu nhập chủ yếu củachi nhánh trong suốt nhiều năm qua

Bảng 2: - Kết quả hoạt động cho vay

Đơn vị: tỷ đồng

Trang 11

Tổng dư nợ Năm2006 2007Năm 2008Năm Năm2009 Năm2010 So sánh (%)

09/08 10/09 09/08 10/09

1 Dư nợ ngắn hạn 1.149 1.545 2.042 2.702 3.445 32,3 27,5 32,3 27,5

Tổng cộng 2.456 2.748 3.239 3.817 4.565 17,8 19,6 17,8 19,6

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2006-2010)

Biểu đồ 4: - Kết quả hoạt động cho vay

Nhìn chung, hoạt động cho vay có sự tăng trưởng qua các năm, tuy nhiên tốc độtăng trưởng trung dài hạn qua các năm có xu hướng giảm, tỷ trọng dư nợ trung dàihạn giảm Nguyên nhân chủ yếu là do cơ cấu nguồn vốn huy động chủ yếu là nguồnngắn hạn để đảm bảo an toàn thanh khoản thì hạn chế cho vay trung và dài hạn,NHNN khống chế tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung dài hạn tối đa 30%, và

do đối tượng đầu tư của Agribank Hải Phòng là hộ sản xuất kinh doanh, chăn nuôilợn, gà, cây trồng ngắn hạn chu kỳ sản suất kinh doanh chủ yếu là ngắn hạn Đặc biệtbiệt năm 2010 để khắc phục suy thoái kinh tế, thực hiện chủ trương của Đảng về

Trang 12

chính sách tam nông, chỉ đạo của Chính phủ về đảm bảo an sinh xã hội Agribank HảiPhòng được cấp 200 tỷ vốn bằng nguồn tái cấp vốn của NHNN để cung ứng tín dụngcho bà con nông nghiệp, nông thôn, nông dân, nguồn vốn này là nguồn trung hạn đãgiải quyết nhu cầu vốn để đầu tư nuôi trồng thuỷ sản, xây dựng trang trại, mua máymóc cơ khí nông nghiệp để phát triển kinh tế xã hội khu vực nông nghiệp, nông thôn.Bên cạnh cho vay, hoạt động bảo lãnh của chi nhánh cũng có sự tăng trưởngkhá

Bảng 3: - Kết quả hoạt động bảo lãnh

% 08/07

% 09/08

% 10/09

3 Bảo lãnh T.toán 13.457 19.876 28.24

0

40.34 8

170.31 0

(Nguồn: Cân đối ngoại bảng năm 2006 – 2010)

Biểu đồ 5: - Kết quả hoạt động bảo lãnh

Trang 13

Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

Tổng giá trị bảo lãnh tăng đều qua các năm, đặc biệt năm 2010 tăng đột biếnđến 145% so với năm 2009, chủ yếu là bảo lãnh cho các doanh nghiệp thực hiện thicông các công trình xây lắp Công ty TNHH Sơn Trường, Công ty xi măng HảiPhòng, Kayang, Công ty TNHH Thâm Việt … Thu phí bảo lãnh năm sau cao hơnnhiều so với năm trước, tuy nhiên giá trị trong tổng thu nhập thì bảo lãnh vẫnchiếm tỷ lệ rất nhỏ, năm 2010 chiếm tỷ trọng 3% trong tổng thu

Nhìn chung, hoạt động bảo lãnh của chi nhánh phát triển tương đối tốt vàlàm gia tăng đáng kể doanh thu từ những hoạt động ngoài cho vay của chi nhánhtheo đúng mục tiêu của NHTM hiện đại, song so với yêu cầu và thực tế thì chưađạt

2.1.2.3 Hoạt động dịch vụ thanh toán và ngân quỹ

Hơn 20 năm đi vào hoạt động, Agribank Hải Phòng đã tạo dựng được hìnhảnh và uy tín nhất định đối với khách hàng trong và ngoài địa bàn Hải Phòng.Cùng với sự gia tăng của hoạt động cho vay, bảo lãnh thì các dịch vụ thanh toáncủa ngân hàng cũng được phát triển mở rộng Doanh thu từ dịch vụ thanh toán L/C,

Trang 14

chuyển tiền, chi trả lương hộ, kiểm đếm có sự gia tăng vượt bậc, từ 2.612 triệuđồng năm 2008 lên đến 5.780 triệu đồng năm 2009 và đến năm 2010 là 8.992 triệuđồng, tăng 56% so với năm 2009 Sự gia tăng doanh thu từ dịch vụ là một tín hiệuđáng mừng đối với mục tiêu tăng trưởng lợi nhuận ổn định, an toàn và hiệu quả.

Hoạt động thanh toán qua ATM: đến hết năm 2008 chi nhánh mới phát hànhđược trên 35.018 thẻ ATM , đến năm 2009 là 74.453 thẻ và đến cuối năm 2010 làtrên 109.000 thẻ Agribank Hải Phòng là đơn vị có số máy ATM lớn nhất trên địabàn Hải Phòng, gồm 38 máy ATM được phân bố rộng đều khắp thành phố HảiPhòng ở tất cả các quận, huyện, khu vực Số thẻ hoạt động thực sự chiếm tỷ trọngkhoảng 90% với mức dư bình quân trên tài khoản thấp (dưới 2,5 triệu đồng/tàikhoản), hiện tại ATM có thể chi trả lương cho CBCNV, cán bộ hưu trí hàng tháng,thành toán tiền điện, nước, điện thoại, cáp truyền hình, mua hàng siêu thị ….hầu hếtthẻ được phát hành miễn phí và thực hiện miễn phí dịch vụ trong một khoảng thờigian ban đầu thường là 12 tháng Vì thế, ở giai đoạn đầu hoạt động này hiện chưaphát huy tác dụng và chưa có thu nhập đủ để bù đắp chi phí Tuy niên, việc mở rộngdịch vụ thẻ ATM sẽ tạo được hình ảnh tốt đối với khách hàng và có điều kiện đểquảng bá hình ảnh Agribank, tạo tiền đề để phát triển các hoạt động dịch vụ khác

của ngân hàng 2.2 Thực trạng quản lý nợ xấu tại Agribank Hải Phòng

2.2.1 Tình hình nợ xấu tại Agribank Hải Phòng giai đoạn 2008 – 2010

Nợ xấu tại Agribank Hải Phòng giai đoạn 2006 – 2008 có nhiều biến động,

cả về tổng dư nợ cũng như tỷ trọng giữa các nhóm nợ, trước tiên ta xem xét thựctrạng nợ xấu của chi nhánh dưới góc độ là các khoản nợ đang được theo dõi tại nộibảng, cụ thể:

Trang 15

Bảng 4: - Cơ cấu dư nợ nội bảng theo nhóm nợ

Đơn vị: Tỷ đồngChỉ tiêu

Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

Số tiền

Tỷ trọng (%)

Số tiền

Tỷ trọng (%)

Số tiền

Tỷ trọng (%)

Số tiền

Tỷ trọng (%)

Số tiền

Tỷ trọng (%)

(Nguồn: Báo cáo Phân loại nợ và trích lập DPRR - Phòng TD các năm 2006 – 2010)

Biểu đồ 6: - Cơ cấu dư nợ nội bảng (đơn vị: tỷ đồng)

Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Số

tiền Tỷ

trọn g

Số tiền Tỷ

trọn g

Số tiền Tỷ

trọng (%)

Số tiền Tỷ

trọng (%)

Số tiền Tỷ

trọng (%)

Trang 16

(Nguồn: Báo cáo chất lượng tín dụng - Phòng TD các năm 2006 – 2010)

Biểu đồ 7: - Nợ xấu nội bảng (tỷ đồng)

Trang 17

suất cố định, khi mặt bằng lãi suất thay đổi và khả năng cung ứng tín dụng bịsiết chặt nhiều khách hàng chấp nhận để quá hạn để có vốn kinh doanh và lãisuất quá hạn (bằng 150% lãi suất thông thường) vẫn thấp hơn lãi suất vay mới.

Mặc dù nợ xấu được theo dõi tại nội bảng năm 2010 giảm nhiều, tỷ lệ nợxấu thấp, tuy nhiên tỷ trọng nợ xấu nhóm 5 vẫn cao và có nguy cơ tăng do tìnhhình kinh tế những tháng đầu năm 2011 có nhiều biến động Tuy nhiên, con số

dư nợ xấu tại nội bảng giảm xuống không đồng nghĩa với việc chất lượng củacác khoản nợ phải thu từ phía khách hàng được nâng lên Vì vậy, để đánh giámột cách toàn diện về tình hình nợ xấu tại Agribank Hải Phòng ta cần xem xétđến các khoản nợ được theo dõi tại ngoại bảng

Bảng 6: - Cơ cấu dư nợ ngoại bảng

% 08/07

% 09/08

% 10/09

Biểu đồ 8 : - Dư nợ ngoại bảng (tỷ đồng)

Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 0

(Nguồn: Cân đối ngoại bảng năm 2006 – 2010)

Nợ ngoại bảng đã được xử lý bằng quỹ DPRR đến cuối năm 2206 là 88

Trang 18

tỷ đồng, năm 2007 là 101, năm 2008 là 144 tỷ đồng, năm 2009 là 158 tỷ đồng,năm 2010 là 194 tỷ, tăng 22,7% so với năm 2009 trong đó nợ khó không thểthu là 178 tỷ đồng, bao gồm:

- Nợ Công ty vàng bạc đá quý Hải Phòng giải thể chuyển sang là 29 tỷđồng, đây là khoản nợ không có đủ cơ sở pháp lý do hồ sơ, thủ tục bảo đảmtiền vay không hợp lệ, hợp pháp để phát mại, thu hồi hoặc khách hàng khôngnhân nợ nên thiếu căn cứ đòi nợ

- Nợ nhận bàn giao của Sở kinh doanh hối đoái , không còn con nợ hoặc không

có tài sản đảm bảo để xử lý thu hồi nợ, tổng số 56 tỷ đồng, cụ thể Công ty SXVLXDHải Phòng 10,8 tỷ đồng, HTX CP Liên Hương 8 tỷ đồng, Công ty TNHH MinhPhượng 6,4 tỷ đồng, Công ty TNHH Hồng Hải Bình 6 tỷ đồng, Công ty TNHH PhúcHưng 5,6 tỷ đồng, Công ty TNHH Phúc Thịnh 4,2 tỷ đồng và một số khách hàng là cánhân

- Nợ phát sinh tại Agribank Hải Phòng là 93 tỷ đồng, chủ yếu các khách hàng

là doanh nghiệp nhà nước, vay không có tài sản bảo đảm, đang cơ cấu lại do chuyểnđổi mô hình, chuyển đổi chủ sở hữu, giải thể hoặc phá sản

Qua biểu đồ 8 cho thấy, dư nợ ngoại bảng tại 31/12/2010 tăng 22,7% sovới năm 2009, tương ứng tăng 36 tỷ đồng Như vậy, mặc dù nợ xấu tại nội bảng

đã giảm 47 tỷ đồng nhưng thực chất tổng nợ xấu của chi nhánh chỉ giảm được

11 triệu đồng, thay vào đó là việc gia tăng các khoản nợ ít có khả năng thu hồi

36 tỷ (nợ theo dõi ngoại bảng)

Tổng nợ xấu của chi nhánh đã có xu hướng giảm xuống, đây là một tín hiệuđáng mừng nhất là trong tình hình nền kinh tế nói chung và hoạt động kinh doanhcủa các doanh nghiệp nói riêng giai đoạn năm 2010 gặp nhiều khó khăn Tuynhiên, các khoản nợ ít có khả năng thu hồi lại có xu hướng tăng cao, buộc ngânhàng phải bù đắp bằng quỹ dự phòng rủi ro, điều này sẽ trực tiếp ảnh hưởng tới kếtquả kinh doanh của ngân hàng Ngoài ra, nợ xấu đã xử lý bằng quỹ dự phòng rủi ro

Trang 19

không có dấu hiệu giảm xuống cho thấy công tác quản lý nợ xấu của Chi nhánhcòn chứa đựng nhiều bất cập.

Đến cuối năm 2010, tình hình nợ xấu được theo dõi tại ngoại bảng chiatheo thời gian phát sinh như sau:

Bảng 7: - Nợ ngoại bảng chia theo thời gian phát sinh

(Nguồn: Phòng TD – Chi nhánh Hải Phòng)

Qua đây cho thấy phần lớn các khoản nợ đang được theo dõi tại ngoạibảng đều có thời gian phát sinh từ trước năm 2006 (tỷ trọng 46%), công tác xử

lý, thu hồi nợ đã xử lý bằng quỹ DPRR không có nhiều tiến triển, đối tượng nợ

xử lý đưa ra ngoại bảng bao gồm nợ bàn giao từ Sở kinh doanh hối đoái NHNoViệt Nam, nợ của các Doanh nghiệp nhà nước, HTX nông nghiệp giải thể,chuyển đổi mô hình và không có tài sản bảo đảm

Nhìn chung, với quan niệm về nợ xấu như đã trình bày, tình hình nợ xấucủa Agribank Hải Phòng còn có xu hướng diễn biến theo chiều hướng bất lợi,khả năng thu hồi các khoản nợ suy giảm mạnh đối với cả các khoản nợ mới phátsinh và các khoản nợ đã được xử lý bằng quỹ dự DPRR Trong điều kiện nềnkinh tế có nhiều diễn biến bất lợi theo chiều hướng suy giảm như hiện nay, vớitình hình nợ xấu của Chi nhánh hiện tại đặt công tác quản lý nợ xấu cần phảiđược thực hiện một cách nghiêm túc theo những chính sách nhất định và tăng

Ngày đăng: 02/10/2013, 06:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w