CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ NỢ XẤU CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY 1.1 Lý luận cơ bản về nợ xấu của Ngân hàng thương mại trong hoạt động cho vay 1.1.1 Hoạt động cho vay
Trang 1Mục lục
LỜI CAM ĐOAN 3
Nhận xét của giáo viên hướng dẫn làm luận văn tốt nghiệp 3
LỜI MỞ ĐẦU 3
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ NỢ XẤU CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY 4
1.1 Lý luận cơ bản về nợ xấu của Ngân hàng thương mại trong hoạt động cho vay 4
1.1.1 Hoạt động cho vay của Ngân hàng thương mại 4
1.1.2 Nợ xấu trong hoạt động cho vay 9
1.2 Quản lý nợ xấu của Ngân hàng thương mại 13
1.2.1 Khái niệm 13
1.2.2 Nội dung quản lý nợ xấu 14
1.2.4 Nhân tố tác động tới công tác quản lý nợ xấu 19
1.3 Sự cần thiết tăng cường quản lý nợ xấu của Ngân hàng thương mại 23
1.3.1 Đối với Ngân hàng 24
1.3.2 Đối với với nền kinh tế 25
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NỢ XẤU TẠI NGÂN HÀNG TMCP BIDV – SỞ GIAO DỊCH 1 26
2.1 Sự hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP BIDV – Sở giao dịch 1 26
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển 26
2.1.2 Cơ cấu tổ chức 29
2.1.3 Kết quả hoạt động kinh doanh 31
2.2 Thực trạng quản lý nợ xấu tại Ngân hàng TMCP BIDV – Sở giao dịch 1 31
2.2.1 Tình hình nợ xấu 31
2.2.2 Tình hình quản lý nợ xấu 35
2.3 Đánh giá hệ trạng tại Ngân hàng TMCP BIDV – Sở giao dịch 1 38
2.3.1 Kết quả đã đạt được 38
2.3.2 Tồn tại hạn chế 40
2.3.3 Nguyên nhân 41
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP QUẢN LÝ NỢ XẤU TẠI NGÂN HÀNG TMCP BIDV – SỞ GIAO DỊCH 1 47
3.1 Định hướng giải pháp quản lý nợ xấu tại Ngân hàng TMCP BIDV – SGD 1 47
3.1.1 Định hướng trong hoạt động kinh doanh của Ngân hang 47
Trang 23.1.2 Định hướng giải pháp quản lý nợ xấu tại Ngân hàng TMCP BIDV – SGD 1 48
3.2 Giải pháp quản lý nợ xấu tại Ngân hàng TMCP BIDV – SGD 1 49
3.2.1 Phòng ngừa nợ xấu 49
3.2.2 Xử lý nợ xấu đã phát sinh 51
3.3 Kiến nghị 55
3.3.1 Đối với Chính phủ 55
3.3.2 Đối với Ngân hàng Nhà nước, Hiệp hội Ngân hàng 56
3.3.3 Đối với Ngân hàng BIDV 59
Kết luận 61
Danh mục tài liệu tham khảo 61
Phụ lục 61
Trang 3LỜI CAM ĐOANNhận xét của giáo viên hướng dẫn làm luận văn tốt nghiệp
LỜI MỞ ĐẦU
1) Tính cấp thiết của đề tài
2) Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
3) Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4) Phương pháp nghiên cứu
5) Kết cấu của đề tài
Trang 4CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ NỢ XẤU CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY
1.1 Lý luận cơ bản về nợ xấu của Ngân hàng thương mại trong hoạt động cho vay
1.1.1 Hoạt động cho vay của Ngân hàng thương mại
1.1.1.1 Khái niệm
Cho vay là một hình thức cấp vốn tín dụng, theo đó tổ chức tín dụng giaocho khách hàng sử dụng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích và thời giannhất định theo thỏa thuận với nguyên tác có hoàn trả cả gốc và lãi
Cho vay là một quan hệ giao dịch giữa hai chủ thể (NHTM và ngườivay), trong đó một bên (NHTM) chuyển giao tiền cho bên kia (người vay) sửdụng trong một thời gian nhất định, đồng thời bên nhận tiền cam kết hoàn trảvốn (gốc và lãi) cho bên vay vô điều kiện theo thời hạn đã thỏa thuận
Qua các khái niệm trên cho thấy bản chất cho vay là một giao dịch vềtiền trên cơ sở có hoàn trả mà thực chất là sự vay mượn dựa trên cơ sở tintưởng, sự tín nhiệm lẫn nhau Trong đó sự hoàn trả là đặc trưng thuộc về bảnchất của cho vay, là nguyên tắc để phân biệt phạm trù cho vay với cấp phátcủa NSNN
Trang 5Có nhiều tiêu thức phân loại cho vay, tuy nhiên trên thực tế, người tathường phân loại cho vay theo các tiêu thức sau:
Cho vay ngắn hạn là các khoản cho vay có thời hạn đến 12 tháng Ngânhàng cho vay ngắn hạn nhằm đáp ứng các nhu cầu về vốn cho sản xuất, kinhdoanh, dịch vụ, phục vụ đời sống của khách hàng
Cho vay trung và dài hạn là các khoản cho vay có thời hạn trên 1 năm
Ở Việt Nam hiện nay, các khoản cho vay trên 1 năm đến 5 năm được gọi làcho vay trung hạn, trên 5 năm là cho vay dài hạn
Cho vay kinh doanh: Việc cho vay của Ngân hàng nhằm đáp ứng nhucầu vốn kinh doanh, đầu tư cho các doanh nghiệp, hộ sản xuất kinh doanh
Cho vay tiêu dung: Nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dung của các giađình,cá nhân nhu chi tiêu thường xuyên, chi sửa chữa nhà cửa, chi mua sắmtài sản…
Cho vay từng lần
Cho vay theo hạn mức tín dụng
Cho vay khác: cho vay theo hạn mức thấu chi, cho vay theo hạn mứctín dụng dự phòng…
Cho vay nội tệ: Tiền vay cấp cho khách hàng bằng nội tệ
Cho vay ngoại tệ: Tiền vay cấp cho khách hàng bằng ngoại tệ
Cho vay có đảm bảo bằng tài sản: Cầm cố, thế chấp, bảo đảm bằng tàisản của người thứ ba…
Trang 6Cho vay có bảo đảm không bằng tài sản thế chấp, bảo lãnh bằng tínchấp…
Cho vay trực tiếp: Tiền vay được phát trực tiếp cho người sử dụng
Cho vay gián tiếp: Ngân hàng phát tiền vay gián tiếp thông qua một tổchức trung gian, sau đó chuyển cho người sử dụng
Cho vay hoàn trả một lần: Người vay trả gọn một lần cả gốc và lãi
Cho vay hoàn trả nhiều lần: Trả không đều hay trả góp
1.1.1.3 Nguyên tắc cho vay
Nguyên tắc cho vay là điều kiện và biện pháp hàng đầu đảm bảo chongân hàng duy trì sự tồn tại và phát triển ổn định
Ngân hàng chỉ cho vay khi khách hàng đảm bảo các nguyên tắc sau:
- Sử dụng vốn vay đúng mục đích đã thỏa thuận trong hợp đồng tíndụng
Đây là nguyên tắc cơ bản, vì có sử dụng vốn đúng mục đích thì kháchhàng mới có thể thục hiện được dự án, phương án sản xuất kinh doanh theolợi ích dự kiến, do vậy mới có thể thu hồi được vốn để hoàn trả nợ cho ngânhàng, Nguyên tắc này nhằm hạn chế rủi ro đạo đức và hạn chế khả năngkhách hàng dùng vốn vay để thực hiện các hành vi mà pháp luật cấm
- Hoàn trả nợ gốc và lãi vốn vay đúng thời hạn thỏa thuận trong hợpđồng tín dụng
Nguyên tắc này đảm bảo phương châm hoạt động của ngân hàng là “đivay để cho vay” và thực hiện nguyên tắc trong hach toán kinh doanh lấy thu
bù chi và có lãi
Trang 71.1.1.4 Điều kiện vay vốn
Điều kiện vay vốn là những quy định cụ thể của ngân hàng đối với kháchhàng có nhu cầu vay vốn Ngân hàng chỉ cho vay đối với khách hàng có đủcác điều kiện sau:
(1) Có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu tráchnhiệm dân sự theo quy định của pháp luật:
(a) Đối với khách hàng vay là pháp nhân và cá nhân Việt Nam:
- Pháp nhân phải có năng lực pháp luật dân sự;
- Cá nhân và chủ doanh nghiệp tư nhân phải có năng lực pháp luật vànăng lực hành vi dân sự;
- Đại diện của hộ gia đình phải có năng lực pháp luật và năng lực hành vidân sự;
- Đại diện của tổ hợp tác phải có năng lực pháp luật và năng lực hành vidân sự;
- Thành viên hợp danh của công ty hợp danh phải có năng lực pháp luật
và năng lực hành vi dân sự;
(b) Đối với khách hàng vay là pháp nhân và cá nhân nước ngoài phải cónăng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự theo quy định pháp luật củanước mà pháp nhân đó có quốc tịch hoặc cá nhân đó là công dân, nếu phápluật nước ngoài đó được Bộ Luật Dân sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩaViệt Nam, các văn bản pháp luật khác của Việt Nam quy định hoặc được điềuước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoạc tham giaquy định
Việc quy định điều kiện này nhằm đảm bảo khách hàng vay phải chịutrách nhiệm trả nợ theo quy định của pháp luật Khi đó quyền đòi nợ củangân hàng mới được pháp luật thừa nhận và bảo trợ
(2) Mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp
Trang 8Khách hàng không được vay vốn để sử dụng cho các mục đích mà phápluật cấm, mặt khách vốn vay cũng phải được sử dụng cho các hoạt động kinhdoanh mà khách hàng được phép thực hiện thể hiện trong đăng ký kinhdoanh.
(3) Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết
Khả năng tài chính của khách hàng vay là khả năng về vốn, tài sản củakhách hàng vay để đảm bảo hoạt động thường xuyên và thực hiện các nghĩa
(4) Có dự án đầu tư, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khả thi và
có hiệu quả; hoặc có dự án đầu tư, phương án phục vụ đời sống khả thi và phùhợp với quy định của pháp luật
Khách hàng vay phải có tài liệu chưng minh khả năng hấp thụ vốn vayphù hợp với quy định của pháp luật và khả năng hoàn trả vốn vay ngân hàng.Ngân hàng chỉ cấp tín dụng cho các phương án, dự án vay vốn có hiệu quảkinh tế đảm bảo tạo ra nguồn để trả nợ vay ngân hàng cả gốc và lãi
Trang 9(5) Thực hiện các quy định về bảo đảm tiền vay theo quy định của chínhphủ và hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Trên cơ sở các điều kiện trên, căn cứ tính chất, quy mô, phạm vi ảnhhưởng của các quan hệ giữa các chủ thể khi tham gia giao dịch, các ngân hàngcần quy định cụ thể điều kiện vay vốn, đối tượng vay vốn khác nhau cho phùhợp Ví dụ: Liên quan tới thế chấp quyền sự dụng đất để vay vốn thì các quan
hệ giao dịch bảo đảm chịu sự chi phối của Luật đất đai, Luật dân sự còn cácquan hệ liên quan tới hoạt động cho vay của Ngân hàng chịu sự chi phối bởiLuật Ngân hàng Nhà nước và Luật của Tổ chức tín dụng
1.1.2 Nợ xấu trong hoạt động cho vay
1.1.2.1 Khái niệm
a) Theo ngân hàng Trung ương Liên minh châu Âu
Nợ xấu trong các NHTM bao gồm:
* Những khoản nợ không thể thu hồi được:
- Những khoản nợ đã hết hiệu lực hoặc những khoản nợ không có căn cứđòi bồi thường từ nợ
- Người mắc nợ trốn hoặc bị mất tích, không còn tài sản để thanh toán nợ
- Những khoản nợ mà ngân hàng không thể liên lạc được với người mắc
nợ hoặc không thể tìm được người mắc nợ
- Những khoản nợ mà khách nợ chấm dứt hoạt động kinh doanh, thanh
lý tài sản hoặc kinh doanh bị thua lỗ và tài sản còn lại không đủ để trả nợ
* Nợ có thể thu không thanh toán đầy đủ cho ngân hàng
Đây là những khoản nợ không có tài sản thế chấp hoặc tài sản thế chấpkhông đủ trả nợ Người mắc nợ không liên lạc với ngân hàng để trả lãi hoặcgốc có thời hạn thanh toán, hoặc hoàn cảnh chỉ ra rằng khoản nợ sẽ không thểthu hồi đầy đủ như:
Trang 10- Những khoản nợ mà người mắc nợ đồng ý thanh toán trong quá khứ,nhưng phần còn lại không thể được đền bù, hoặc những khoản nợ trong đó tàisản được chuyển để thanh toán nhưng giá trị còn lại không đủ trang trải toàn
bộ khoản nợ
- Những khoản nợ mà người mắc nợ khó có thể trả nợ và yêu cầu gia hạn
nợ nhưng không đền bù được trong thời gian thỏa thuận
- Những khoản nợ mà tài sản thế chấp không đủ để trả nợ hoặc tài sảnthế chấp ở ngân hàng không được chấp nhận về mặt pháp lý dẫn đến ngườimắc nợ không thể trả nợ ngân hàng đầy đủ
- Những khoản nợ mà Tòa án tuyên bố người mắc nợ phá sản nhưngphần bồi hoàn ít hơn dư nợ
b) Theo định nghĩa nợ xấu của Phòng thống kê – Liên hiệp quốc
Một khoản nợ xấu được coi là nợ xấu khi quá hạn trả lãi và/ hoặc gốctrên 90 ngày; hoặc các khoản lãi chưa trả lãi từ 90 ngày trở lên đã được nhậpgốc, tái cấp vốn hoặc trả chậm theo thỏa thuận; hoặc cac khoản thanh toán đãquá hạn 90 ngày nhưng có lý do chắc chắn để nghi ngờ về khả năng khoảnvay sẽ được thanh toán đầy đủ Về cơ bản, nợ xấu được xác định dựa trên 2yếu tố: (i) quá hạn trên 90 ngày và (ii) khả năng trả nợ nghi ngờ Đây đượccoi là định nghĩa của Chuẩn mực kế toán quốc tế (IAS) hiện đang được ápdụng phổ biến trên thế giới
c) Theo định nghĩa của Việt Nam
Theo quyết định 493/2005 của Thống đốc ngân hàng nhà nước ngày22/4/2005 về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tíndụng trong hoạt động ngân hàng của các tổ chức tín dụng; và quyết định số18/2007 QĐ – NHNN ngày 25/4/2007 về việc sửa đổi, bổ sung một số điềucủa quyết định 493 thì Nợ xấu được định nghĩa như sau:
Trang 11Nợ xấu là những khoản nợ được phân loại vào nhóm 3 (nợ dưới tiêuchuẩn), nhóm 4 (nợ nghi ngờ), nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn) Nợ xấutheo định nghĩa của Việt Nam cũng được xác định dựa theo 2 yếu tố: (i) đãquá hạn trên 90 ngày và (ii) khả năng trả nợ đáng lo ngại
Qua định nghĩa về nợ xấu của các tổ chức trên ta có thể hiểu khái quát
nợ xấu là các khoản nợ mà khách hàng không trả gốc và lãi đúng hạn hoặckhông trả nợ như đã cam kết dẫn đến thiệt hại cho ngân hàng
1.1.2.2 Phân loại
Theo quyết định 493/2005 của Thống đốc ngân hàng nhà nước ngày22/4/2005 về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụngtrong hoạt động ngân hàng của các tổ chức tín dụng; và quyết định số18/2007
QĐ – NHNN ngày 25/4/2007 về việc sửa đổi, bổ sung quyết định 493 thì Nợxấu được xác định dựa trên cả yếu tố thời hạn nợ và khả năng thu hồi
a Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn) bao gồm:
- Các khoản nợ quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu, trừ các khoản nợ điềuchỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu phân loại vào nhóm 2 theo quy định tại Điểm bkhoản này
- Các khoản nợ được miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không đủ khảnăng trả lãi đầy đủ theo hợp đồng tín dụng
- Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 3 theo quy định tại khoản 3điều này
Nợ xấu thuộc nhóm này được coi là các khoản nợ có khả năng thu hồicao nhất Ngân hàng sẽ trích lập một tỷ lệ DPRR cho nợ xấu nhóm này là20% dư nợ của nhóm
b Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) bao gồm:
- Các khoản nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày
Trang 12- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 90 ngàytheo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu.
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới90 ngàytheo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai
- Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 4 theo quy định tại khoản 3điều này
Nợ xấu thuộc nhóm này được đánh giá là có khả năng thu hồi thấp hơn
so với các khoản nợ của nhóm 3 Các khoản nợ này được xếp vào nhữngkhoản nợ mà ngân hàng có sự nghi ngờ về khả năng trả nợ Tỷ lệ trích lậpDPRR cho nợ xấu thuộc nhóm này là 50% tổng dư nợ của nhóm
c Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) bao gồm:
- Các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trởlên theo thời gian trả nợ được cơ cấu lại lần đầu
- Các khoản nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theothời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần hai
Trang 13cả hệ thống Do vậy, việc xác định nguyên nhân là một việc có ý nghĩaquan trọng trong hoạt động của Ngân hàng.
Đó là:
a) Khách quan
+ Môi trường tự nhiên: những biến động lớn về thời tiết, khí hậu gây ảnhhưởng tới hoạt động sản xuất kinh doanh đặc biệt là lĩnh vực sản xuất nôngnghiệp
+ Môi trường kinh tế: với tư cách là trung gian tài chính, rủi ro tronghoạt động của các Ngân hàng thương mại chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi trình
độ phát triển của nền kinh tế
b) Chủ quan
- Thứ nhất, sự quản lý yếu kém của Ngân hàng
- Thứ hai, trình độ yếu kém của đội ngũ cán bộ ngân hàng
- Thứ ba, cơ chế trích lập quỹ dự phòng rủi ro không hợp lý
- Thứ tư, nạn tham nhũng, hối lộ trong hoạt động ngân hàng
- Thứ năm, nhóm nhân tố chủ quan gây ra từ phía khách hàng
1.2 Quản lý nợ xấu của Ngân hàng thương mại
Trang 14Xuất phát từ tầm quan trọng và hậu quả mà nợ xấu có thể mang lại, việcquản lý nợ xấu luôn đươc các ngân hang quan tâm và đề ra những yêu cầu cụthể.
Quản lý nợ xấu là quá trình xây dựng và thực thi các chiến lược, cácchính sách quản lý và kinh doanh tín dụng nhằm đạt được các mục tiêu antoàn, hiệu quả và phát triển bền vững; trong đó tang cường các biện phápnhằm phòng ngừa và hạn chế phát sinh nợ xấu, đi kèm với việc xử lý cáckhoản nợ xấu đã phát sinh từ đó làm tang doanh thu, giảm chi phí nâng caohiệu quả các hoạt động kinh doanh cua NHTM
1.2.2 Nội dung quản lý nợ xấu
Trong hoạt động của NHTM, xây dụng được một chính sách quản trị rủi
ro từ hoạt động cho vay và thực thi tốt chính sách đó có ý nghĩa quyết định.Quản lý nợ xấu đòi hỏi các NHTM cần phải làm tố từ việc nhận biết nợ xấuđén việc áp dụng các giải pháp xử lý nợ xấu đã phát sinh một cách hiệu quả
a) Phòng ngừa nợ xấu phát sinh
Theo Quyết định (QĐ) 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 của Thốngđốc NHNN về việc ban hành Quy định phân loại nợ, trích lập và sử dụng dựphòng để xử lí rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của TCTD và Quyếtđịnh số 18/2007/QĐ-NHNN ngày 25/04/2007 của Thống đốc NHNN về việcsửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định 493, nợ xấu chiếm tỷ lệ khoảng từ
2 - 5% là một tỷ lệ chấp nhận được Để có được một tỷ lệ nợ xấu thấp, NHTMcần tập trung vào các biện pháp ngăn chặn nợ xấu xuất hiện
- Nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng
Ngân hàng phải tiến hành hoạt động thẩm định đối với dự án vay, kháchhàng vay trước khi cho vay, trong cho vay và sau khi cho vay Ngân hàngdùng các biện pháp để kiểm tra tính khả thi và sinh lợi của dự án, kiểm tra khảnăng tài chính của khách hàng đi vay, theo dõi thường xuyên tình hình hoạt
Trang 15động của dự án sau khi giải ngân để từ đó đưa ra những nhận xét, đánh giá vềkhả năng thu hồi vốn, cả gốc và lãi từ dự án Khi đến kì hạn trả nợ, nếu nhậnthấy khách hàng cố tình chây ỳ, lừa đảo, không có thiện ý hoàn trả nợ… thìngân hàng phải tiến hành thu nợ Còn nếu khách hàng có thiện ý trả nợ nhưnggặp khó khăn tạm thời thì ngân hàng có thể tiến hàng các biện pháp hỗ trợkhách hàng như giảm lãi suất, gia hạn nợ, tiếp tục cho vay để khách hàng thulợi nhuận trả ngân hàng
Nâng cao chất lượng tín dụng, tăng cường các biện pháp phòng ngừa,hạn chế rủi ro phải phù hợp với khả năng huy động vốn và kiểm soát rủi ro,bảo đảm an toàn hệ thống
Hoàn thiện cơ chế thông tin, báo cáo, kiểm soát, xây dựng hệ thống cảnhbáo để nâng cao khả năng quản lý, kiểm soát thị trường; đẩy nhanh việc xâydựng các văn bản quy phạm pháp luật
- Xây dựng chiến lược hoạt động hợp lý
Chiến lược hoạt động của ngân hàng một mặt phải đảm bảo khả năngsinh lời, mang lại thu nhập cho ngân hàng, mặt khác phải đảm bảo khả năngthanh khoản Ngân hàng xây dựng và triển khai các sản phẩm, dịch vụ truyềnthống và hiện đại phục vụ nhu cầu ngày càng cao của khách hàng cũng như sựphát triển của nền kinh tế
Trong hệ thống các hoạt động của ngân hàng, đặc biệt là hoạt động tíndụng, hoạt động mang lại hơn 70% thu nhập cho ngân hàng, ngân hàng phảixác định mức độ rủi ro tối đa, giới hạn tỷ lệ nợ xấu Rủi ro luôn đi kèm vớihoạt động của bất kì một ngân hàng nào, chúng ta có thể làm hạn chế tổn thấtcủa chúng, chứ không thể ngăn ngừa chúng xuất hiện Hoạt động ngân hàngnằm trong giới hạn rủi ro, đó là một thành công lớn của ngân hàng
- Triển khai công cụ kiểm soát rủi ro mới
Trang 16Ngân hàng phải tiến hành phân loại khách hàng, chấm điểm tín dụng vớitừng đối tượng khách hàng dựa trên các tiêu chí định tính cũng như địnhlượng Đa phần các ngân hàng đều có tiêu chí xếp loại và phân loại nợ theonhóm khách hàng để phân tích và đánh giá rủi ro tín dụng Nợ của khách hàngnhóm A được coi có rủi ro thấp nhất, còn nợ khách hàng nhóm C được coi là
có khả năng mất vốn cao nhất
Ngân hàng cũng có thể kiểm soát tín dụng bằng giới hạn tín dụng, giảingân kèm chứng từ hàng hóa… để hạn chế tổn thất trong cho vay Triển khaicác công cụ kiểm soát mới đồng thời làm chi phí hoạt động của ngân hàngtăng lên, nhưng sẽ làm giảm tổn thất mà các rủi ro mang lại Các tổn thất nàylớn hơn chi phí hoạt động của các công cụ này thì sẽ mang lại lợi nhuận, hiệuquả cho chính ngân hàng
b) Xử lý nợ xấu
- Yêu cầu tái cơ cấu tài chính doanh nghiệp và tái cơ cấu lại nợ
Đối với các khoản nợ xấu của khách hàng là doanh nghiệp, sau khi phântích thực trạng tài chính, hoạt động sản xuất kinh doanh, nếu đánh giá kháchhàng có khả năng phát triển để thanh toán nợ xấu cho ngân hàng thì ngânhàng sẽ áp dụng biện pháp cấu trúc lại hay tái cơ cấu doanh nghiệp
Tái cơ cấu doanh nghiệp là quá trình thực hiện tái cơ cấu hoạt động sảnxuất kinh doanh, tái cơ cấu tài chính doanh nghiệp có hiện trạng kinh doanh,tài chính kém nhưng có khả năng phục hồi Việc thực hiện tái cơ cấu doanhnghiệp được thực hiện giữa các bên có liên quan: nhà đầu tư, nhà kinh doanh,ngân hàng cho vay nợ với mục đích cao nhất là hồi sinh, tăng giá trị chodoanh nghiệp
- Chứng khoán hóa các khoản nợ xấu – Biến nợ thành chứng khoánHiện nay, một kỹ thuật mới trong công tác xử lý nợ xấu đang được ápdụng rộng rãi trên thế giới là chứng khoán hóa các khoản nợ Một cách đơn
Trang 17giản, chứng khoán hóa là quá trình tập hợp và tái cấu trúc các tài sản thiếutính thanh khoản nhưng lại có thu nhập bằng tiền cao trong tương lai như cáckhoản phải thu, các khoản nợ rồi chuyển đổi chúng thành trái phiếu và đưa ragiao dịch trên thị trường tài chính Chứng khoán hóa các khoản nợ là chuyểnđổi một tập hợp có chọn lọc các khoản vay có thế chấp của ngân hàng màtrước đó không có thị trường thứ cấp để giao dịch thành các chứng khoán khảmại, có thể bán trên thị trường thứ cấp Ngân hàng có thể dùng kỹ thuật này
để xử lý các khoản nợ xấu của mình nhưng cần có sự phát triển mạnh mẽ củathị trường chứng khoán cùng giao dịch mua bán nợ Đối mặt với áp lực rủi rotín dụng và yêu cầu tăng vốn chủ sở hữu, công cụ quản lý rủi ro chứng khoánhóa các khoản cho vay đã giúp ngân hàng hạn chế một cách có hiệu quả rủi rotín dụng
- Xử lý tài sản đảm bảo, đòi nợ bên bảo lãnh
Đối với những khoản nợ xấu không thể cơ cấu lại nợ, khách hàng không
có khả năng phát triển, chây ỳ trong việc trả nợ… NHTM chủ động xử lý cáctài sản đảm bảo nợ vay kể cả là bất động sản bao gồm đất đai, tài sản gắn liềnvới đất thuộc quyền định đoạt của ngân hàng theo các hình thức sau:
Bên bảo đảm trực tiếp bán tài sản cho người mua
NHTM trực tiếp bán tài sản cho người mua
Bán thông qua tổ chức đấu giá
NHTM nhận chính tài sản bảo đảm để thay thế cho việc thực hiện nghĩa
vụ được bảo đảm Trong trường hợp này, việc quyết định nhận tài sản để sửdụng thay thế thực hiện nghĩa vụ phải thực hiện theo thủ tục mua tài sản củaNHTM
NHTM nhận các khoản tiền hoặc tài sản khác từ: người thứ ba trongtrường hợp thế chấp quyền đòi nợ, Công ty bảo hiểm trong trường hợp thếchấp quyền thụ hưởng tiền bảo hiểm nhân thọ, hoặc từ bên thứ ba có nghĩa vụ
Trang 18liên quan đến tài sản bảo đảm Trong trường hợp này, vẫn phải thoả thuận và
có cam kết bằng văn bản của bên bảo đảm về quyền truy đòi lại bên bảo đảmnếu không thu hoặc thu không đủ từ bên thứ ba vì bất kỳ lý do nào
- Bán các khoản nợ
Biện pháp này được ngân hàng sử dụng đối với khoản nợ không có tàisản đảm bảo hoặc không muốn mất thời gian đòi nợ Ngân hàng sẽ chuyểnquyền đòi nợ cho một tổ chức tín dụng hoặc tổ chức, cá nhân khác có chứcnăng theo quy định để sớm thu hồi vốn của mình Khi bán các khoản nợ xấu,ngân hàng thường chấp nhận bán với giá thấp hơn giá trị khoản nợ để thu hồivốn nhanh và tránh ảnh hưởng tới những khoản nợ còn lại Để thực hiện cóhiệu quả biện pháp này, bên cạnh việc nhanh chóng đưa ra các khoản nợ xấu
ra khỏi bảng tổng kết tài sản, các ngân hàng thường thành lập một tổ chức cótính chuyên môn cao gọi là Công ty mua bán nợ và tài sản tồn động củadoanh nghiệp – Bộ tài chính (DATCCông ty này sẽ tiếp nhận các khoản nợ vàthực hiện mua bán tiếp theo
- Bù đắp bằng quỹ dự phòng rủi ro
Quỹ dự phòng rủi ro được trích lập từ nguồn lợi nhuận của các NHTMnhằm để bù đắp những tổn thất trong hoạt động kinh doanh NHTM phải phânloại các khoản nợ xấu xem loại nào thì được xử lý bằng quỹ dự phòng rủi ro
Dự phòng rủi ro được tính theo dư nợ gốc và hạch toán vào chi phí hoạt độngcủa TCTD
Do tính chủ động cao nên biện pháp này được các ngân hàng vận dụngtối đa nhằm xử lý nợ xấu nhanh chóng Thực chất của biện pháp này là ngânhàng sử dụng nội lực của mình để khắc phục gánh nặng nợ xấu nên ảnhhưởng đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng Việc sử dụng quá nhiều biệnpháp này làm giảm thu nhập của ngân hàng trong khi vốn cho vay vẫn không
Trang 19thu hồi được Vì vậy, ngân hàng nên chú trọng vào các biện pháp thu hồi nợ
có tính triệt để hơn
- Sự trợ giúp của Chính phủ
Đối với những khoản nợ xấu phát sinh do các khoản vay theo chính sáchcủa Chính phủ, các ngân hàng phải trông chờ vào nguồn bù đắp từ ngân sáchnhà nước Thực chất các khoản vay theo chính sách có thể coi như khoản vay
có bảo lãnh của bên thứ 3 là Chính phủ Do vậy, khi ngân hàng không thể thuhồi được nợ từ khách hàng thuộc đối tượng này thì Chính phủ phải đứng ragiải quyết cho ngân hàng Chính phủ có thể sử dụng ngân sách mua toàn bộ
nợ xấu của NHTM để xử lý dần trong một số năm nhằm giải thoát cho cácNHTM không bị sa lầy vào khủng hoảng nợ xấu, giúp ngân hàng tập trungvào hoạt động kinh doanh Biện pháp này có hạn chế là thủ tục, trình tự xử lýphức tạp, kéo dài, có sự tham gia của nhiều cơ quan chức năng, không thể ápdụng thường xuyên vì ngân sách có hạn, việc xử lý một khối lượng lớn nợ xấurất tốn kém làm giảm ngân sách đầu tư cho các lĩnh vực khác, gây ảnh hưởngtoàn bộ nền kinh tế
1.2.4 Nhân tố tác động tới công tác quản lý nợ xấu
1.2.4.1 Nhân tố khách quan
- Môi trường kinh tế - xã hội
Với những nền kinh tế nhỏ bé, sản xuất công nghiệp còn lạc hậu, chủyếu là thành phẩm đơn giản như dầu thô, may gia công, chế biến thực phẩm
và nguyên liệu… thì rất dễ bị tổn thương khi nền kinh tế thế giới biến độngmạnh Nếu thế giới ít biến động thì hoạt động của các doanh nghiệp cũngđược đảm bảo, khả năng trả nợ cho ngân hàng càng cao Còn thế giới biếnđộng mạnh mẽ: giá cả, tỷ giá, hạn ngạch, thuế… thì hoạt động kinh doanh củadoanh nghiệp sẽ gặp rất nhiều khó khăn, thậm chí là có nguy cơ phá sản, mấtkhả năng thanh toán cho ngân hàng
Trang 20Mối quan hệ song phương và đa phương giữa một quốc gia với phần cònlại của thế giới cũng tác động rất lớn tới hoạt động kinh doanh nói chung vàcủa ngân hàng nói riêng Một đất nước ổn định về chính trị, có quan hệ tốtđẹp với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước sẽ tạo điều kiện thuận lợicho hoạt động sản xuất kinh doanh trong nước và xuất nhập khẩu Ngược lại,một đất nước bất ổn, biểu tình, đình công, khủng hoảng, bị cấm vận… thì nềnkinh tế chắc chắn sẽ kiệt quệ, ảnh hưởng nghiêm trọng tới các thành phầnkinh tế và làm nợ xấu của ngân hàng cũng gia tăng lên rất nhiều.
- Môi trường tự nhiên
Đối với những nền kinh tế lệ thuộc nhiều vào sản xuất nông nghiệp nhưtrồng trọt, chăn nuôi… thì rất nhạy cảm với sự thay đổi của thời tiết, của môitrường tự nhiên mà điển hình là Việt Nam Nếu như thời tiết thuận lợi, câytrồng đạt năng suất, vật nuôi không bị dịch bệnh, khỏe mạnh… thì khả năngthu hồi vốn từ người đi vay là rất lớn Còn ngược lại, môi trường tự nhiên, khíhậu, thời tiết, đất đai, nguồn nước không thuận lợi, lại chịu ảnh hưởng củathiên tai, lũ lụt, hạn hán thì dự án sẽ thất bại, không thu hồi được vốn, nợ xấuphát sinh
- Môi trường pháp lý
Thứ nhất là hành lang pháp lý Hành lang pháp lý rõ ràng, thuận lợi và
đủ mạnh thì sẽ góp phần làm minh bạch quy trình tín dụng, lành mạnh hoạtđộng của doanh nghiệp và ngân hàng, hạn chế rủi ro tín dụng phát sinh Cònngược lại, hành lang pháp lý chưa phù hợp, còn nhiều bất cập sẽ tạo điều kiệncho những khuất tất trong hoạt động tín dụng
Thứ hai là hiệu quả hoạt động của cơ quan pháp luật địa phương trongviệc triển khai áp dụng các văn bản pháp luật của Quốc hội, chính phủ và
NHNN vào thực tế hoạt động Luật và các văn bản đã có song việc triển khai
vào hoạt động ngân hàng thì lại hết sức chậm chạp và còn gặp phải nhiều
Trang 21vướng mắc bất cập như một số văn bản về việc cưỡng chế thu hồi nợ Điều đólàm gia tăng dư nợ xấu, làm giảm doanh thu của ngân hàng Nếu việc áp dụngcác luật, văn bản dưới luật sẵn có vào hoạt động kinh doanh tiền tệ của ngânhàng nhanh chóng, đúng thời điểm, nghiêm túc, không còn vướng mắc thìhoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và ngân hàng sẽ diễn ra nhanh chóng,thuận lợi.
Thứ ba là sự thanh tra, giám sát của NHNN
Nếu NHNN tiến hành thanh tra, giám sát hoạt động của NHTM thườngxuyên, chủ động, đáp ứng được yêu cầu, đúng nội dung và phương pháp thì sẽngăn ngừa được các khoản nợ xấu phát sinh
Ngược lại, năng lực cán bộ thanh tra, giám sát chưa đáp ứng được yêucầu, thậm chí một số nghiệp vụ kinh doanh và công nghệ mới Thanh tra ngânhàng còn chưa theo kịp Nội dung và phương pháp thanh tra, giám sát lạc hậu,chậm đựơc đổi mới Vai trò kiểm toán chưa đựơc phát huy và hệ thống thôngtin chưa được tổ chức một cách hữu hiệu Do vậy mà có những sai phạm củacác NHTM không được thanh tra NHNN cảnh báo, có biện pháp ngăn chặn từđầu, để đến khi hậu quả nặng nề đã xảy ra rồi mới can thiệp Hàng loạt các saiphạm về cho vay, bảo lãnh tín dụng ở một số NHTM dẫn đến những rủi ro rấtlớn, có nguy cơ đe dọa sự an toàn của cả hệ thống lẽ ra có thể đã được ngănchặn ngay từ đầu nếu bộ máy thanh tra phát hiện và xử lý sớm hơn
1.2.4.2 Nhân tố chủ quan
- Cơ chế quản lý tín dụng
Đó là tập hợp những biện pháp, cách thức mà ngân hàng tiến hành nhằmmục đích thẩm định, theo dõi, kiểm tra, giám sát với từng khoản tín dụng
được cấp, với hoạt động tín dụng của ngân hàng Nếu công tác quản lý được
đánh giá đúng vai trò quan trọng của nó, được thực hiện một cách nghiêm túc,đúng đắn thì sẽ mang lại hiệu quả cho ngân hàng Ngược lại, công tác quản lý
Trang 22không được phổ biến đúng mực tới các bộ phận, phòng ban của ngân hàng,không tạo được sự thống nhất trong toàn hệ thống sẽ làm giảm thu nhập chongân hàng, nợ xấu vì thế mà tăng lên.
Hoạt động tín dụng của ngân hàng luôn đi kèm với rủi ro có thể xảy ra.Nếu các ngân hàng đặt mục tiêu lợi nhuận lên quá cao, gia tăng dư nợ tín dụngtrong khi chưa hoàn thiện được các chính sách tín dụng hoặc chính sách tíndụng không phù hợp, thiếu sự kiểm soát chặt chẽ thì sẽ làm nợ xấu gia tăng
mà việc quản lý nội bộ trong ngân hàng sẽ chặt chẽ hiệu quả hơn, quản trị rủi
ro tốt hơn, làm giảm nợ xấu Nhưng nếu công nghệ ngân hàng mà lạc hậu,không theo kịp ngân hàng trong nước và quốc tế thì sẽ làm giảm hiệu quảhoạt động của hệ thống ngân hàng, cũng là nguyên nhân làm phát sinh nợxấu
- Cơ cấu tổ chức
Nếu ngân hàng được cơ cấu và phân định các phòng ban theo đối tượng
khách hàng, kết hợp theo sản phẩm, dịch vụ: phân cấp quản lý theo mô hìnhnâng cao hiệu quả quản lý và tăng cường kỹ năng quản trị rủi ro, tăng cườngchất lượng và hiệu quả hoạt động kinh doanh, mở rộng mạng lưới và phát triển
Trang 23sản phẩm mới trên nền tảng công nghệ; Các phòng ban tại Trụ sở chính cũngnhư tại chi nhánh được củng cố và chuyển đổi theo hướng sản phẩm và đốitượng khách hàng; Chức năng chuyên sâu theo nhiệm vụ kinh doanh trực tiếp
và gián tiếp, hỗ trợ và quản lý tăng cường các bộ phận quản lý rủi ro theo môhình ngân hàng hiện đại và nếu cơ cấu tổ chức ngân hàng từ trung ương đến cácchi nhánh, phòng ban chặt chẽ, thống nhất thì sẽ mang lại hiệu quả rất lớn chohoạt động kinh doanh của ngân hàng Sự thống nhất, chặt chẽ giữa các cấp sẽlàm giảm nợ xấu trong quy trình tín dụng, giảm thiệt hại cho ngân hàng
Ngược lại, tổ chức lỏng lẻo sẽ tạo điều kiện cho nhân viên tín dụng cùngcấp trên hợp thức hóa hồ sơ, làm giả mạo giấy tờ tín dụng, làm phát sinh nợxấu
- Khách hàng
Khi doanh nghiệp vay tiền ngân hàng để triển khai, mở rộng hoạt độngsản xuất kinh doanh, với một dự án đầy khả thi và với tư duy quản lý, kinhdoanh tiên tiến thì sẽ mang lại hiệu quả cho dự án, đảm bảo trả đủ cả gốc vàlãi cho ngân hàng Còn với tư duy kinh doanh hạn chế thì dù với một dự ánđầy triển vọng thì cũng sẽ thất bại làm gia tăng nợ xấu cho ngân hàng
Việc thu hồi được nợ vay còn phụ thuộc lớn vào thiện chí trả nợ củakhách hàng Đa số các doanh nghiệp khi vay vốn ngân hàng đều có cácphương án kinh doanh cụ thể, khả thi Số lượng các doanh nghiệp sử dụngvốn sai mục đích, cố ý lừa đảo ngân hàng để chiếm đoạt tài sản không nhiều.Tuy nhiên những vụ việc phát sinh lại hết sức nặng nề, liên quan đến uy tíncủa các cán bộ, làm ảnh hưởng xấu đến các doanh nghiệp khác
1.3 Sự cần thiết tăng cường quản lý nợ xấu của Ngân hàng thương mại
NHTM là một trung gian tài chính có chức năng dẫn vốn từ nơi có khảnăng cung ứng vốn đến những nơi có nhu cầu về vốn nhằm tạo điều kiện chođầu tư, phát triển kinh tế Do đó, một sự biến động của NGân hàng sẽ ảnh
Trang 24hưởng xấu đén chính hệ thống Ngân hàng và nền kinh tế mà nợ xấu là mộttrong những nguyên nhân chủ yếu gây ra Tác hại của nợ xấu thể hiện trên 2nội dung sau:
1.3.1 Đối với Ngân hàng
Thứ nhất, làm giảm lợi nhuận: Lợi nhuận là chỉ tiêu cuối cùng của Ngânhàng, lợi nhuận được hình thành từ những khoản thu của Ngân hàng mànhững khoản thu này chủ yếu thu từ lãi cho vay Nợ xấu tác động đến lợinhuận Ngân Hàng trên hai khía cạnh:
- Đã phát sinh nợ xấu thì lãi của những khoản nợ xấu khó có thể thuđược hay thu không bao giờ đủ Do đó, sẽ làm giảm thu nhập kinh doanh củaNgân hàng
- Phát sinh nợ xấu tất yếu Ngân hàng phải trích lập dự phòng rủi ro chokhoản vay đó, tức là làm tang chi phí của Ngân hàng đồng thời làm giảm lợinhuận
Thứ hai, ảnh hưởng đến khả năng thanh toán và kế hoạch kinh doanh:Các khoản vay của khách hàng không được thanh toán đúng hạn, hay khichuyển sang quá hạn thì việc thu nợ đã không đúng theo kế hoạch của Ngânhàng gây ra thiếu hụt so với dự tính của kế hoạch Sự việc này chỉ trong mộtgiới hạn nhất định, song nếu vượt qua một giới hạn cho phép Ngân hàng sẽrơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán, và không có kế hoạch cho tươnglai
Thứ ba, làm mất uy tín của Ngân hàng: Những ảnh hưởng của nợ xấudẫn đến lợi nhuận giảm, khả năng thanh toán giảm… nó có tác động sâu sắcđến tâm lý khách hàng “hiệu ứng khách hàng” kể cả là khách hàng cá thể,doanh nghiệp hay các Ngân hàng đối tác Trong lĩnh vực Ngân hàng uy tíntuyệt đối quan trọng, nó quyết định sự sống còn, tồn tại và phát triển mộtNgân hàng
Trang 25Thứ tư, không duy trì được đội ngũ nhân viên: khi một Ngân hàng làm
ăn không hiệu quả, hay để tình trạng nợ xấu nhiều sẽ gây tâm lý hoang mangcho những chính nhân viên Ngân hàng, sẽ không giữ được những người làmviệc hiệu quả ở lại, đây là một chi phí rất lớn cho Ngân hàng
1.3.2 Đối với với nền kinh tế
Nợ xấu phát sinh do khách hàng, doanh nghiệp sản xuất kinh doanh kémhiệu quả sẽ tác động đến toàn bộ nền kinh tế, ảnh hưởng đến sự tăng trưởng
và phát triển kinh tế ứ đọng vốn, sản xuất kinh doanh đình trệ
Nợ xấu tùy theo tính chất và mức độ, không chỉ anh hưởng tới Ngânhàng mà còn cả tới các doanh nghiệp, các cá nhân liên quan và toàn bộ nềnkinh tế Trên góc độ vĩ mô, nợ xấu làm giảm tính tích cực của tín dụng đối vớinền kinh tế, cản trở NHTM thực hiện tố chức năng trung gian tín dụng, cungcấp vốn cho nền kinh tế Việc điều tiết vĩ mô nền kinh tế thông qua cácNHTM cũng trở nên kém hiệu quả
Ở mức độ trầm trọng, nợ xấu không chỉ gây mất vốn, mất khả năngthanh toán dẫn tới sự sụp đổ không chỉ của một Ngân hàng mà còn kéo theoảnh hưởng dây truyền làm chao đảo toàn bộ hệ thống Ngân hàng Điều đó gâyrối loạn lưu thông tiền tệ trong nước, gây đình trê sản xuất và khủng hoảngkinh tế
Lịch sử hoạt động của các NHTM trên thế giới đã chứng kiến không ítcác Ngân hàng lớn bị phá sản và hậu quả của nó thậm chí không giới hạntrong phạm vi một quốc gia mà còn lan ra nhiều nước trong khu vực hay toànchâu lục
Tóm lại, nợ xấu không những tác động đối với Ngân hàng mà còn nguyhại đến cả nền kinh tế, trật tự xã hội Do đó, quan tâm quản trị nợ xấu khôngcòn là việc riêng của các NHTM mà là sự quan tâm chung của cả NHNN,Chính phủ và xã hội
Trang 26KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NỢ XẤU TẠI NGÂN
HÀNG TMCP BIDV – SỞ GIAO DỊCH 1 2.1 Sự hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP BIDV – Sở giao dịch 1
a) Giai đoạn 2001-2005
Thực hiện đề án tái cơ cấu hoạt động theo TA1 ( mô hình NH hiện đại ),theo đó mô hình tổ chức SGD được chia làm 5 khối: Khối tín dụng, khối dịch
vụ, khối hỗ trợ kinh doanh, khối nội bộ, khối đơn vị trực thuộc
Hết 2005, SGD có 13 phòng nghiệp vụ, xây dựng được mạng lưới 2phòng giao dịch và 5 quỹ tiết kiệm được bố trí rộng khắp các địa bàn quạnHoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Đống Đa nhằm cung cấp sản phẩm dịch vụ NHđến đông đảo các khách hang
Bên cạnh việc mở rộng mạng lưới, SGD thực hiện nhiệm vụ liên tụctách, thành lập thành công các Chi nhánh cấp 1 trực thuộc BIDV trên các địabàn Hà Nội:
Chi nhánh Bắc Hà Nội (2002) có qui mô: Nhân sự 69 người, tổng tài sản1.122 tỷ đồng, huy động vốn 332,7 tỷ đồng, dư nợ tín dụng 1.100 tỷ đồng, số
dư bảo lãnh 85 tỷ đồng
Trang 27Chi nhánh Hà Thành (2003) có qui mô: Nhân sự 54 người, tổng tài sản567,1 tỷ đồng, huy động vốn 520,6 tỷ đồng, dư nợ tín dụng 63 tỷ đồng, số dưbảo lãnh 4,4 tỷ đồng.
Chi nhánh Đông Đô (2004) có qui mô: Nhân sự 67 người, tổng tài sản753,8 tỷ đồng, huy động vốn 729,5 tỷ đồng, dư nợ tín dụng 26,4 tỷ đồng, số
dư bảo lãnh 2,7 tỷ đồng
Chi nhánh Quang Trung (2005) có qui mô: Nhân sự 66 người, tổng tàisản 1.395,2 tỷ đồng, huy động vốn 1.343,7 tỷ đồng, dư nợ tín dụng 284,1 tỷđồng, số dư bảo lãnh 3,5 tỷ đồng và 0,3 triệu USD
Như vậy trong giai đoạn này, SGD 1 đã mở mới được 5 phòng giao dịch,
18 quỹ tiết kiệm nhằm tăng cường sự hiện diện của BIDV trên các địa bàncũng như khả năng phục vụ, cung cấp sản phẩm tới khách hàng
b) Giai đoạn 2006-2008
Tiếp tục cơ cấu lại hoạt động cùng cơ cấu lại tổ chức và các nghiệp vụbán lẻ, cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ SGD đã tập trung vào 3 mục tiêuchính: Huy động vốn đáp ứng nhu cầu kinh doanh tại chỗ và góp phần tăngnguồn vốn cho toàn ngành; phục vụ các khách hàng lớn, tập đoàn, tổng công
ty không phân biệt hình thức sở hữu; phát triển dịch vụ NH hiện đại
SGD đã tách, nâng cấp 1 đơn vị thành viên chi nhánh cấp 1 trực thuộcBIDV trên địa bàn: Đó là Chi nhánh Hai Bà Trưng với qui mô: Nhân sự 55người, số dư bảo lãnh 85 tỷ đồng và 0,2 triệu USD, dư nợ bàn giao 216 tỷđồng và 5,6 triệu USD
Như vậy trong giai đoạn này, SGD 1 đã mở mới được 3 phòng giao dịch
và 2 quỹ tiết kiệm vừa đảm bảo đủ nguồn nhân lực cho phát triển mạng lưới,vừa đảm bảo hoạt động của Chi nhánh
Trang 28c) Giai đoạn 10/2008 -> nay
Tiếp nối sự phát triển mạnh mẽ, mô hình các Chi nhánh được cơ cấu, sắpxếp lại theo mô hình TA2 Theo đó mô hình SGD đã được chia theo 5 khối:Khối quan hệ khách hàng, khối quản lý rủi ro, khối tác nghiệp, khối quản lýnội bộ, khối các đơn vị trực thuộc
1/11/2009, SGD được khoác lên vai mình tên gọi mới “ Chi nhánh SởGiao Dịch 1 “
Đến 2010, phát huy thế mạnh và truyền thống vốn có, Chi nhánh SGD 1
đã tiếp tục được giao nhiệm vụ là Chi nhánh gốc để tách, thành lập Chi nhánhHoàn Kiếm – Chi nhánh cấp 1 của BIDV kể từ thàng 7/2010 với qui mô:Nhân sự 95 người, nguồn vốn 1.313,11 tỷ đồng, dư nợ bàn giao 668,9 tỷđồng, dư nợ ODA 5,8 tỷ đồng, dư nợ bảo lãnh bàn giao 18,7 tỷ đồng Nhưvậy SGD đã có 6 Chi nhánh
Để mở rộng mạng lưới Chi nhánh cấp 1 theo chỉ đạo của BIDV, SGD 1
đã tiếp tục đẩy mạnh công tác phát triển mạng lưới, SGD 1 đã mở mới 4phòng GD và 2 quý tiết kiệm
30/06/2011, mô hình tổ chức của Chi nhánh SGD 1 gồm 21 phòngnghiệp vụ thực hiện đầy đủ nghiệp vụ của NHTM, trong đó có 4 phòng giaodịch và 2 quý tiết kiệm trên địa bàn các quận nội thành Hoàn Kiếm, Ba Đình
và Hai Bà Trưng, Chi nhánh đang xúc tiến các hoạt động chuẩn bị cho việcthành lập thêm các phòng giao dịch, quỹ tiết kiệm mới
Mô hình tổ chức của Chi nhánh SGD 1 đang tiếp tục hoàn thiện theohướng NH năng động hiện đại, nâng cao năng lực cạnh tranh, góp phần cùngBIDV khẳng định uy tín, thương hiệu của 1 đơn vị luôn “ chia sẻ cơ hội – hợptác thành công “ với các khách hàng, bạn hàng trong thời ký hội nhập sâurộng vào nền kinh tế quốc tế
Trang 29• P QHKH 1 : Phòng quan hệ khách hàng 1 ( Doanh nghiệp )
• P QHKH 2 : Phòng quan hệ khách hàng 2 ( Doanh nghiệp )
P QLRR
1
P QLRR 2
Trang 30• P DVKHDN : Phòng dịch vụ khách hàng doanh nghiệp ( Giao dịchkhách hàng doanh nghiệp )
• P QLVDVKQ : Phòng quản lý và dịch vụ kho quỹ
• P TTQT : Phòng thanh toán quốc tế
Khối quản lý nội bộ:
Trang 312.1.3 Kết quả hoạt động kinh doanh
Tình hình hoạt động kinh doanh tại Chi nhánh SGD 1 giai đoạn 2012-2014
Đơn vị tính: tỷ đồng
Chênh lêch 2013/2012
Chênh lệch 2014/2013
(Nguồn tài liệu: Phòng nhân sự BIDV – SGD 1)
2.2 Thực trạng quản lý nợ xấu tại Ngân hàng TMCP BIDV – Sở giao dịch 1
2.2.1 Tình hình nợ xấu
2.2.1.1 Thông qua tỷ lệ nợ xấu
Nợ xấu và dư nợ tín dụng tại Chi nhánh SGD 1 giai đoạn 2012-2014