Kiến nghị đối với Chính phủ và các Bộ ngành liên quan

Một phần của tài liệu Tăng cường năng lực quản lý nợ xấu tại Agribank Hải Phòng (3).doc (Trang 82 - 85)

- Tiền gửi tiết kiệm Phát hành GTCG

2.2.Kiến nghị đối với Chính phủ và các Bộ ngành liên quan

2006 Năm 2007 Năm 2008 2009 Năm 2010 Năm 09/08 10/09 09/08 10/09 So sánh (%)

2.2.Kiến nghị đối với Chính phủ và các Bộ ngành liên quan

Kiểm soát hoạt động thanh toán qua ngân hàng

Quy định về việc thanh toán tiền qua ngân hàng liên quan đến hoàn thuế GTGT theo Thông tư số 129/2008/TT-BTC mặc dù có hiệu lực từ ngày 01/01/2009, tuy nhiên việc kiểm soát hoạt động thanh toán của doanh nghiệp qua ngân hàng chưa thật sự phát huy hiệu quả. Thực tế, vẫn tồn tại tình trạng doanh nghiệp thanh toán những khoản chi phí trên hai mươi triệu đồng nhưng

không qua ngân hàng do không thực hiện hoàn thuế GTGT. Chính phủ cần ban hành quy định mang tính bắt buộc đối với hoạt động thanh toán qua ngân hàng của doanh nghiệp, không chỉ dừng lại ở những khoản chi phí thuộc diện được hoàn thuế GTGT, qua đó ngân hàng có thể quản lý được nguồn thu, tạo điều kiện để công tác xử lý, thu hồi nợ đạt kết quả, tiết kiệm thời gian.

Hoàn thiện công tác đăng ký giao dịch bảo đảm

Chỉ đạo các Bộ ngành chuẩn hoá các văn bản pháp quy liên quan đến việc thực hiện đăng ký giao dịch bảo đảm như: phân công rõ ràng, chi tiết từng loại tài sản, trách nhiệm của các cơ quan tham gia thực hiện tiếp nhận đăng ký giao dịch bảo đảm cho các NHTM, tránh tình trạng phải thực hiện đăng ký nhiều lần tại các cơ quan khác nhau khi tài sản là bất động sản hình thành trong tương lai.

Thực hiện nghiêm cơ chế kiểm tra đối với các cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm trong quá trình triển khai thực hiện đăng ký giao dịch bảo đảm, nhằm phòng tránh việc gây khó dễ cho người vay cũng như NHTM khi thực hiện công việc này. Khắc phục ngay tình trạng thực hiện đăng ký giao dịch bảo đảm chậm trễ, chưa có được hệ thống thông tin phản hồi kịp thời đối với các NHTM về tình trạng tài sản được đăng ký giao dịch bảo đảm (có nhiều tài sản sau khi thực hiện đăng ký giao dịch bảo đảm mất một vài tháng mới có thông tin phản hồi lại cho NHTM là tài sản chưa được đăng ký, yêu cầu bổ sung thủ tục, sửa đơn đăng ký,...) và tình trạng thiếu trách nhiệm của các Cán bộ, nhân viên của những cơ quan này khi được các NHTM hỏi thông tin về tình trạng tài sản được đăng ký.

Hiện đại hoá công nghệ đăng ký giao dịch bảo đảm (có thể đăng ký qua internet) giúp cho việc tiếp nhận và đăng ký giao dịch bảo đảm được thực

hiện dưới nhiều hình thức khác nhau, đảm bảo tiêu chí nhanh chóng, chính xác, thuận tiện hơn cho khách hàng cũng như NHTM. Thêm vào đó, đảm bảo cho NHTM kiểm soát, xử lý nhanh chóng được kết quả đăng ký giao dịch bảo đảm nhằm đảm bảo được quyền lợi hợp pháp của NHTM đối với bên thứ ba thông qua thực hiện đăng ký giao dịch bảo đảm. Thực hiện công khai hóa thông tin về tài sản bảo đảm được đăng ký tại các Trung tâm đăng ký giao dịch bảo đảm cho đối tượng khai thác là các NHTM để ngân hàng có thể chủ động hơn trong việc nắm bắt, tiếp nhận tài sản thế chấp, hạn chế kịp thời nếu có dấu hiệu lừa đảo.

Phát triển thị trường mua bán nợ

Chú trọng phát triển thị trường mua bán nợ, không chỉ dừng lại ở các tổ chức trong nước mà cần có chính sách khuyến khích sự tham gia của các đối tác nước ngoài – những đối tác giàu kinh nghiệm. Ban hành quy định cụ thể xác định rõ địa vị pháp lý và các quyền đặc biệt của chủ nợ, các ưu đãi đối với hoạt động mua bán nợ, ví dụ như truy cập hệ thống dữ liệu tài chính doanh nghiệp và các tổ chức tín dụng... có chế tài đặc biệt để làm công cụ xử lý nợ, những cơ chế này phải được các Bộ Tư pháp, Tài chính, Ngân hàng Nhà nước, Tòa án... cùng bàn bạc thống nhất với nhau để trao cho các tổ chức mua bán nợ quyền lực mạnh hơn.

Ngoài ra, Chính phủ tiến hành chỉ đạo cơ quan chủ quản của DNNN chủ động, tích cực hơn nữa trong việc thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh đối với những khoản nợ xấu còn tồn đọng tại ngân hàng. Bên cạnh đó, cần nâng cao hơn nữa trách nhiệm giám sát, phối hợp của cơ quan chủ quản đối với các khoản vay tín chấp của cán bộ, viên chức nhà nước, không để xảy ra tình trạng một cán bộ, viên chức có thể vay vốn cùng lúc tại nhiều tổ chức tín dụng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng thu hồi nợ, đặc biệt khi khách hàng không còn

khả năng thanh toán trong khi nguồn thu nhập duy nhất là từ tiền lương không đủ thanh toán phần nợ xấu đã phát sinh.

Một phần của tài liệu Tăng cường năng lực quản lý nợ xấu tại Agribank Hải Phòng (3).doc (Trang 82 - 85)