Thực trạng quản lý nợ xấu trong hoạt động cho vay tại Agribank Hải Phòng

Một phần của tài liệu Tăng cường năng lực quản lý nợ xấu tại Agribank Hải Phòng (3).doc (Trang 50 - 59)

- Tiền gửi tiết kiệm Phát hành GTCG

2006 Năm 2007 Năm 2008 2009 Năm 2010 Năm 09/08 10/09 09/08 10/09 So sánh (%)

2.2.2. Thực trạng quản lý nợ xấu trong hoạt động cho vay tại Agribank Hải Phòng

Agribank Hải Phòng

2.2.2.1. Chỉ tiêu về nợ xấu

Trên cơ sở chính sách rủi ro tín dụng của Agribank Hải Phòng, chi nhánh Hải Phòng đã xây dựng chỉ tiêu về nợ xấu đối với hoạt động tín dụng nói chung và hoạt động cho vay nói riêng, cụ thể:

 Kiểm soát tỷ lệ nợ xấu so với tổng dư nợ duy trì ở mức dưới 3%

 Doanh số nợ xấu phát sinh không lớn hơn 50 tỷ đồng

 Không để nợ xấu phát sinh đặc biệt là các khoản nợ thuộc ngành xây dựng, đóng tàu, các khoản vay tín chấp có nguồn trả nợ từ lương

 Tập trung xử lý dứt điểm các khoản nợ xấu phát sinh trước năm 2006 Chỉ tiêu về nợ xấu trên đã giúp định hướng cho cán bộ, nhân viên ngân hàng trong việc quản lý khoản vay, lập kế hoạch và triển khai các giải pháp xử lý nợ tập trung, hiệu quả.

2.2.2.2. Xác định nợ xấu

Từ năm 2006, Agribank Hải Phòng thực hiện phân loại nợ theo điều 6 Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 và Quyết định 18/2007/QĐ-NHNN ngày 25/04/2007 v/v sửa đổi bổ sung QĐ 493, theo đó việc phân loại nợ chủ yếu dựa trên tiêu chí về thời gian khoản vay bị chậm trả hoặc khoản vay đã được cơ cấu. Sau khi Ngân hàng Nhà nước phê duyệt cho Agribank Hải Phòng được áp dụng Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ để phân loại nợ theo điều 7 Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN vào Quý IV/2008, theo đó các khoản nợ được phân loại thành 5 nhóm nợ, cụ thể:

+ Nhóm 1- Nợ đủ tiêu chuẩn: bao gồm các khoản nợ được tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi đúng hạn.

+ Nhóm 2 - Nợ cần chú ý: bao gồm các khoản nợ được tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi nhưng có dấu hiệu khách hàng suy giảm khả năng trả nợ.

+ Nhóm 3 - Nợ dưới tiêu chuẩn: bao gồm các khoản nợ được tổ chức tín dụng đánh giá là không có khả năng thu hồi nợ gốc và lãi khi đến hạn. Các khoản nợ này được tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng tổn thất một phần nợ gốc và lãi.

+ Nhóm 4 - Nợ nghi ngờ: bao gồm các khoản nợ được tổ chức tín dụng đánh giá là khả năng tổn thất cao.

+ Nhóm 5 - Nợ có khả năng mất vốn: bao gồm các khoản nợ được tổ chức tín dụng đánh giá là không còn khả năng thu hồi, mất vốn.

Việc phân định các khoản nợ vào 5 nhóm nợ nêu trên dựa vào kết quả đánh giá khách hàng, khoản vay theo Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của Agribank Hải Phòng. Theo đó, việc xếp hạng tín dụng được thực hiện theo từng khách hàng (đối với các khách hàng là Doanh nghiệp có dư nợ trên 500 triệu đồng, Định chế tài chính) và thực hiện theo từng phương án vay vốn cụ thể (đối với khách hàng là cá nhân, doanh nghiệp có dự nợ dưới 500 triệu đồng) tại thời điểm xét duyệt cho vay và theo định kỳ hàng quý.

Agribank Hải Phòng đã thực hiện đánh giá, phân loại khách hàng và tình trạng các khoản nợ tại 31/12/2010 tương ứng theo kết quả xếp hạng tín dụng nội bộ, cụ thể:

Bảng 8: - Phân loại nợ theo kết quả xếp hạng tín dụng nội bộ STT Phân loại

khách hàng

Số lượng khách hàng

Dư nợ (tỷ đ)

tại 31/12/2010 Phân loại nợ

2 AA 122 898 3 A 30.221 3,338 3 A 30.221 3,338 4 BBB 4.121 90 Nhóm 2 - Nợ cần chú ý 5 BB 1.039 37 6 B 985 6

Nhóm 3 - Nợ dưới tiêu chuẩn

7 CCC 10 3 8 CC 2 1 Nhóm 4 - Nợ nghi ngờ 9 C 101 6 10 D 15 58 Nhóm 5 - Nợ có khả năng mất vốn Tổng 36.629 4.565

(Nguồn: Phòng TD – Chi nhánh Hải Phòng)

Mặc dù các khoản nợ chỉ được phân chia thành 5 nhóm nợ tương ứng với khả năng thu hồi nợ và mức độ tổn thất nhưng việc phân loại khách hàng theo Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ lại được phân chia chi tiết thành 10 nhóm khách hàng. Việc phân loại khách hàng như vậy sẽ giúp ngân hàng đánh giá khách hàng một cách chi tiết, dưới nhiều góc độ và theo các tiêu chí khác nhau. Từ đó có thể xác định được cụ thể mức độ ảnh hưởng của các chỉ tiêu đến kết quả xếp hạng tín dụng, giúp cho cán bộ tín dụng chủ động hơn trong việc quản lý khách hàng cũng như đề xuất các chính sách tín dụng, biện pháp xử lý, thu hồi nợ phù hợp.

Việc phân loại nợ trên cơ sở kết quả xếp hạng tín dụng nội bộ so với kết quả phân loại nợ theo điều 6 Quyết định Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 và Quyết định 18/2007/QĐ-NHNN ngày 25/04/2007 v/v sửa đổi bổ sung QĐ 493 có một số chênh lệch nhất định, cụ thể:

Bảng 9: - Kết quả phân loại nợ nội bảng tại 31/12/2010

STT Chỉ tiêu

Phân loại nợ theo điều 7

Phân loại nợ theo

điều 6 Chênh lệch Dư nợ Tỷ trọng (%) Dư nợ Tỷ trọng (%) Dư nợ +/- %

1 Dư nợ nhóm 1 4.364 95,6 4.360 95,5 -4 - 0,09%2 Dư nợ nhóm 2 127 2,8 130 2,85 +3 +2,4% 2 Dư nợ nhóm 2 127 2,8 130 2,85 +3 +2,4% 3 Dư nợ nhóm 3 9 0,19 10 0,2 +1 +11,1% 4 Dư nợ nhóm 4 7 0,15 8 0,18 +1 +14,3% 5 Dư nợ nhóm 5 58 1,26 57 1,27 -1 -1,72% Tổng cộng 4.565 100 4.565 100

(Nguồn: Phòng TD – Chi nhánh Hải Phòng)

Bảng 9 cho thấy việc phân loại nợ, xác định nợ xấu theo những tiêu chí khác nhau sẽ cho ta kết quả về tình hình nợ xấu khác nhau, từ đó sẽ ảnh hưởng tới việc đưa ra các chính sách quản lý nợ xấu cũng như đánh giá thực trạng tình hình nợ xấu của ngân hàng. Phân loại nợ xấu theo điều 6 do đánh giá chủ yếu dựa trên thời gian quá hạn của các khoản nợ nên chưa đề cập đến đối tượng khách hàng có tình hình kinh doanh gặp khó khăn hoặc đang có những yếu tố bất lợi trong nội tại nhưng lại chưa được biểu hiện thông qua khả năng thanh toán các khoản nợ do chưa đến kỳ hạn trả nợ. Vì vậy, nếu phân loại nợ theo điều 6 sẽ cho kết quả là các khoản nợ nhóm 2 tăng 2,4% so với phân loại nợ theo điều 7. Tuy nhiên, khi các khoản nợ đã bị quá hạn và được xác định là nợ xấu thì việc đánh giá, phân loại nợ theo điều 6 cho ra kết quả khắt khe hơn theo điều 7. Theo đó, một số khoản nợ mặc dù đã quá hạn trên 90 ngày nhưng kết hợp đánh giá với các tiêu chí khác như tình hình tài chính, các nhân tố về thị trường tiêu thụ, tổng quan nền kinh tế…thì kết quả là khách hàng cũng như khoản vay được đánh giá với mức độ rủi ro thấp hơn. Đối với các khoản vay bị suy giảm đáng kể khả năng thu hồi (nợ nhóm 4, nhóm 5) thì việc phân loại theo điều 6 hay điều 7 sẽ không có nhiều sự chênh lệch vì về cơ bản thời gian chậm trả của khoản vay nếu xem xét ở một khoảng thời gian đủ dài (từ 180 ngày trở lên) cũng đã phản ánh tương đối đầy đủ khả năng thanh toán nợ của khách hàng trong điều kiện có sự tác động tổng thể của các yếu tố khác.

Nhìn chung, trong quản lý nợ xấu việc xác định nợ xấu một cách chuẩn xác sẽ có tác động tích cực đến hoạch định chính sách quản trị rủi ro nói chung và chính sách quản lý nợ xấu nói riêng. Trên cơ sở tình hình nợ xấu đã được xác định, ngân hàng mới có thể đưa ra những biện pháp cũng như kế hoạch cụ thể cho công tác xử lý nợ xấu và kiểm soát nợ xấu ở một mức độ nhất định, phù hợp với chính sách quản trị rủi ro đã đề ra.

2.2.2.3. Thực trạng xử lý nợ xấu

Để công tác xử lý nợ xấu đạt kết quả, tiết kiệm thời gian và chi phí, việc phân tích, đánh giá và tìm hiểu rõ nguyên nhân phát sinh nợ xấu trước khi tiến hành các biện pháp xử lý là cần thiết. Đối với những khoản nợ xấu phát sinh do nguyên nhân khách quan thì có thể áp dụng các biện pháp nhắc nhở, đôn đốc, cơ cấu các khoản nợ nếu đánh giá khách hàng vẫn có khả năng hoàn trả. Đối với những khoản nợ xấu phát sinh do nguyên nhân chủ quan từ phía khách hàng thì cần phải áp dụng ngay từ đầu những biện pháp mạnh hơn như xiết nợ, xử lý tài sản bảo đảm hay sử dụng công cụ pháp lý nhằm tiết kiệm thời gian và chi phí.

Với quan điểm xử lý nợ xấu như trên, Agribank Hải Phòng đã tiến hành xử lý nợ xấu, cụ thể:

*/ Đôn đốc thu hồi nợ

Việc đôn đốc thu hồi nợ luôn được thực hiện thường xuyên đối với tất cả các khoản nợ của chi nhánh. Với sự hỗ trợ của hệ thống phần mềm của hệ thống IPCAS, định kỳ hàng tháng, hàng tuần cán bộ tín dụng lập danh sách các khoản vay đến hạn thanh toán và thông báo khách hàng để chủ động làm việc với khách hàng. Vì vậy, những khoản nợ xấu phát sinh hầu như không có tình trạng do khách hàng quên hoặc nhầm lịch trả nợ. Việc đánh giá xếp hạng tín dụng nội bộ đã giúp ngân hàng chủ động theo sát tình hình khách hàng, nhắc nhở và đôn đốc đối với những khoản vay chưa đến hạn nhưng khách

hàng được phân loại vào nhóm có rủi ro về khả năng thanh toán nợ cao. Đối với những khoản nợ xấu đã thực sự phát sinh thì việc đôn đốc khách hàng không chỉ dừng lại ở liên lạc qua điện thoại mà cán bộ tín dụng tiến hành gặp trực tiếp khách hàng và kiểm tra, đánh giá tình hình kinh doanh hiện tại, nắm bắt các nguồn thu để thu hồi nợ, tránh trường hợp khách hàng có nguồn tiền nhưng lại sử dụng vào những mục đích khác.

*/ Tái cơ cấu các khoản nợ

Biện pháp này chỉ được chi nhánh sử dụng trong trường hợp cán bộ tín dụng nắm bắt được tình hình khách hàng và kiểm soát được hoạt động kinh doanh của họ thông qua những phương án kinh doanh chắc chắn có hiệu quả.

Thực tế việc gia hạn nợ tại chi nhánh theo chiều hướng ngày càng thắt chặt, đặc biệt là dưới tác động không mấy thuận lợi của nền kinh tế vĩ mô trong năm vừa qua. Năm 2006 thực hiện gia hạn nợ 86 tỷ đồng, năm 2007 thực hiện gia hạn nợ 113 tỷ đồng, năm 2008 thực hiện gia hạn nợ 111 tỷ đồng, năm 2009, thực hiện gia hạn là 86 tỷ đồng, giảm 25 tỷ đồng so với năm 2008. Thời gian gia hạn là từ ba đến sáu tháng. Trong thời gian gia hạn, chi nhánh thường xuyên nắm bắt tình hình khách hàng, hoạt động kinh doanh, làm việc trực tiếp với phía đối tác của khách hàng và quản lý doanh thu, do vậy đã thu hồi được một phần khoản nợ xấu đã được gia hạn trong năm.

Có thể thấy việc gia hạn nợ sẽ đem lại hiệu quả nhất định trong công tác xử lý nợ xấu, không chỉ giảm bớt gánh nặng chi phí vốn cho doanh nghiệp (mức lãi suất gia hạn được tính bằng 120% lãi suất cho vay tại thời điểm gia hạn nhưng không vượt quá lãi suất cho vay tối đa theo quy định của Ngân hàng nhà nước, mức lãi suất phạt quá hạn được tính bằng 150% lãi suất cho vay tại thời điểm gia hạn) mà quan trọng hơn, khách hàng sẽ thấy được thiện chí và quan điểm chia sẻ khó khăn của ngân hàng, từ đó tác động tích cực đến tinh thần hợp tác và cam kết trả nợ của khách hàng. Đây là một trong những

yếu tố quyết định đến mức độ và thời gian thu hồi nợ trong công tác xử lý nợ xấu.

Bên cạnh đó, chi nhánh cũng đã xem xét và thực hiện cấp thêm vốn đối với một số khách hàng hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh thương mại thép, thép phế liệu. Với nhận định thị trường thép nửa cuối năm 2008 gặp khó khăn, tuy nhiên đây là mặt hàng thiết yếu góp phần thúc đẩy đầu tư, tăng trưởng kinh tế nên sẽ phục hồi dần trong thời gian tới nên việc cấp thêm vốn cho các khách hàng này sẽ giúp họ duy trì hoạt động kinh doanh và đảm bảo cho các khoản vay hiện tại không bị chậm trả, cấp thêm vốn bằng nguồn tái cấp vốn cho bà con nông dân khôi phục và mở rộng sản xuất.

*/ Xử lý tài sản bảo đảm, yêu cầu người bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh

Trong tình hình hiện nay, xử lý tài sản bảo đảm được coi là một biện pháp hữu hiệu giúp ngân hàng có thể thu hồi nợ xấu với chi phí thấp trong điều kiện tài sản có tính khả mại và hoàn thiện về mặt pháp lý. Đặc biệt với tài sản bảo đảm không phải là bất động sản (hàng hóa, phương tiện vận tải, máy móc thiết bị…) thì việc xử lý tài sản không mất nhiều thời gian và thủ tục tương đối đơn giản, chủ yếu do khách hàng hoặc ngân hàng tự phát mại mà không thông qua đấu giá công khai hay Trung tâm bán đấu giá.

Agribank Hải Phòng đã làm việc với khách hàng và thực hiện phát mại tài sản bảo đảm, thu hồi nợ xấu của một số khách hàng như: HTX Liên Hương, Công tư đầu tư kinh doanh bất động sản Hải Phòng, Cty TNHH Xây dựng Phú Quý …

Việc yêu cầu người bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh cũng được chi nhánh triển khai áp dụng, đặc biệt đối với các khoản vay lương, tín chấp của cán bộ nhân viên thuộc các cơ quan nhà nước, đơn vị giáo dục, công an. Trong thời gian qua, việc thu hồi nợ xấu bằng biện pháp này đã mang lại kết quả nhất định, hầu hết các khoản nợ xấu tín chấp đều đã được thu hồi. Đối với người bảo lãnh

bằng tài sản, chi nhánh cũng đã yêu cầu người bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh thông qua hình thức nộp tiền thanh toán nợ hoặc bàn giao tài sản bảo lãnh.

*/ Phối hợp với Công ty quản lý nợ và khai thác tài sản Agribank Việt Nam

Công ty quản lý nợ và khai thác tài sản Agribank Việt Nam được thành lập với nhiệm vụ:

+ Tiếp nhận, quản lý các khoản nợ và tài sản bảo đảm nợ vay liên quan đến các khoản nợ phải xử lý của Agribank .

+ Hoàn thiện hồ sơ có liên quan đến các khoản nợ theo quy định của pháp luật

+ Chủ động bán các tài sản bảo đảm nợ vay thuộc quyền định đoạt của Agribank theo giá thị trường bằng các hình thức: tự bán công khai trên thị trường, bán qua trung tâm dịch vụ bán đấu giá tài sản, bán cho Công ty mua bán nợ khác

+ Xử lý tài sản bảo đảm nợ vay bằng các biện pháp thích hợp: cải tạo, sửa chữa, nâng cấp tài sản để bán, cho thuê, khai thác kinh doanh, góp vốn liên doanh bằng tài sản để thu hồi nợ

+ Mua bán nợ tồn đọng của các tổ chức tín dụng khác, thẩm định giá tài sản. Là cơ quan chuyên trách về xử lý nợ xấu, Công ty quản lý nợ và khai thác tài sản của Agribank Việt nam có quyền trực tiếp làm việc với cơ quan hữu quan, thúc đẩy nhanh quá trình xử lý nợ. Với đội ngũ nhân viên am hiểu pháp luật, có kinh nghiệm và chuyên môn sâu, Công ty quản lý nợ và khai thác tài sản của Agribank là một kênh thu hồi nợ xấu độc lập và có hiệu quả.

Hiện tại, Công ty quản lý nợ và khai thác tài sản Agribank có thể thực hiện thu hồi nợ xấu phát sinh từ hoạt động cho vay của Ngân hàng theo hai hình thức:

i) Thực hiện các biện pháp thu hồi nợ xấu như một hoạt động cung cấp dịch

Một phần của tài liệu Tăng cường năng lực quản lý nợ xấu tại Agribank Hải Phòng (3).doc (Trang 50 - 59)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(89 trang)
w