Kết quả đạt được

Một phần của tài liệu Tăng cường năng lực quản lý nợ xấu tại Agribank Hải Phòng (3).doc (Trang 59 - 61)

- Tiền gửi tiết kiệm Phát hành GTCG

2006 Năm 2007 Năm 2008 2009 Năm 2010 Năm 09/08 10/09 09/08 10/09 So sánh (%)

2.3.1. Kết quả đạt được

Với thực trạng tình hình nợ xấu như phân tích ở trên và các biện pháp xử lý nợ xấu đã được triển khai, có thể thấy Agribank Hải Phòng trong thời gian qua đã đạt được một số kết quả đáng khích lệ trong quản lý nợ xấu, cụ thể:

Thứ nhất: Ban lãnh đạo chi nhánh thường xuyên phân tích, đánh giá về nợ xấu, ảnh hưởng của nợ xấu tới kết quả hoạt động kinh doanh, xác định nhiệm vụ xử lý nợ xấu là một nhiệm vụ trọng tâm. Các chỉ tiêu về xử lý, thu hồi nợ xấu được giao cụ thể đến từng cán bộ, nhân viên và là căn cứ để đánh giá, xếp loại thi đua. Hàng tuần, các bộ phận kinh doanh đều có báo cáo Ban lãnh đạo chi nhánh tình hình nợ xấu, kết quả thu hồi nợ thông qua Phòng Tín dụng.

Thứ hai: Chi nhánh đã hoàn thiện triển khai mô hình tổ chức theo mô hình chung của Agribank, phù hợp với các nguyên tắc Basel về quản lý nợ xấu đó là: Về cơ bản thực hiện phân tách chức năng bán hàng, chức năng thẩm định, quản lý rủi ro tín dụng và chức năng quản lý nợ trong hoạt động cấp tín dụng cho khách hàng. Theo đó, toàn bộ việc xây dựng giới hạn tín dụng trên cơ sở xác định rủi ro tổng thể do Khối quản trị rủi ro thực hiện độc lập, đảm bảo tính khách quan cũng như hạn chế sự phân tán thông tin khi

cung cấp các sản phẩm tín dụng. Đối với việc đánh giá, thẩm định từng lần cho vay tùy mức độ sẽ do bộ phận quan hệ khách hàng trực tiếp thực hiện hoặc do bộ phận thẩm định thuộc Khối quản trị rủi ro thực hiện. Khoản vay sau khi được phê duyệt sẽ do bộ phận quản lý nợ (Hỗ trợ tín dụng) trực tiếp theo dõi và kiểm soát việc thực hiện các điều kiện tín dụng được phê duyệt. Việc triển khai mô hình trên đã giúp phân định rõ chức năng, nhiệm vụ, trách nhiệm của từng bộ phận trong công tác quản lý, theo dõi và thu hồi nợ xấu phát sinh.

Thứ ba: Với nỗ lực của toàn bộ chuyên viên cũng như Ban lãnh đạo, công tác xử lý nợ xấu đã đạt được một số kết quả:

Bảng 10: - Kết quả xử lý nợ xấu Đơn vị: Tỷ đồng STT Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 1 Nợ xấu nội bảng Phát sinh tăng 56 33 83 126 48 Phát sinh giảm 51 61 54 99 95 2 Nợ xấu ngoại bảng Phát sinh tăng 14 27 52 35 59 Phát sinh giảm 12 14 9 21 23 3 Tổng cộng tăng/giảm 7 -15 72 41 -11

(Nguồn: Phòng Tín dụng – Chi nhánh Hải Phòng)

Như vậy, nhìn một cách tổng thể có thể thấy chi nhánh đã kiểm soát được lượng nợ xấu phát sinh, ngoài ra cũng đã thu hồi được một phần nợ xấu

tồn đọng tuy nhiên con số này không nhiều. Đặc biệt năm 2010 chi nhánh đã có nhiều tích cực trong việc giảm nợ xấu, tổng cộng tăng giảm đã giảm được 11 tỷ nợ xấu.

Một phần của tài liệu Tăng cường năng lực quản lý nợ xấu tại Agribank Hải Phòng (3).doc (Trang 59 - 61)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(89 trang)
w