Tăng cường hoạt động quản lý nợ xấu trong hoạt động cho vay của Agribank Hải Phòng

MỤC LỤC

Quản lý nợ xấu trong hoạt động cho vay của Ngân hàng thương mại

+ Đầu tư vào lĩnh vực ngoài kinh nghiệm, chuyên môn, thiếu nhận biết về vị trí của công ty trên thị trường hoặc về vấn đề cạnh tranh : Trong thời kỳ hội nhập kinh tế sâu rộng, việc kinh doanh mạo hiểm cũng như không nhận biết được điểm mạnh, điểm yếu của mình sẽ không thể giúp doanh nghiệp phát triển mở rộng hay ít nhất là giữ vững vị thế hiện có của mình. + Tình hình môi trường vĩ mô : Ngân hàng cần nắm được những yếu tố vĩ mô, nằm ngoài tầm kiểm soát của người vay và ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của người vay như chi phí tăng nhưng lại không thể chuyển một phần sang cho khách hàng, lãi suất cao hơn, vấn đề về ngành kinh doanh..để chủ động đánh giá hoạt động kinh doanh của khách hàng có chịu tác động theo hướng bất lợi hay không.

Bảng 1.1 – Phân loại khách hàng, phân loại nợ
Bảng 1.1 – Phân loại khách hàng, phân loại nợ

Nhân tố ảnh hưởng tới Quản lý nợ xấu trong hoạt động cho vay của Ngân hàng thương mại

Trong trường hợp ngân hàng ban hành đầy đủ và chuẩn xác các quy trình cho vay thì chỉ tiêu về nợ xấu có thể được xây dựng theo hướng nới lỏng hơn (nhưng vẫn phải đảm bảo hiệu quả hoạt động kinh doanh) do đã hạn chế được nợ xấu phát sinh do nguyên nhân chủ quan từ phớa ngõn hàng, ngược lại khi quy trỡnh cho vay chưa đầy đủ hoặc chưa rừ ràng thì chỉ tiêu về nợ xấu cần được thắt chặt để nâng cao hơn nữa ý thức kiểm soát và hiệu quả thu hồi đối với các khoản cho vay. Với một đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm, có trình độ chuyên môn tốt trong thẩm định cho vay, chỉ tiêu về nợ xấu có thể được xây dựng theo hướng nới lỏng và ngược lại khi đội ngũ nhân viên có chất lượng chuyên môn chưa cao, thiếu kinh nghiệm thì chỉ tiêu về nợ xấu cần được thắt chặt.

Quy trình và cơ sở pháp lý trong việc xử lý nợ xấu

- Bước 4: Sau khi kế hoạch được khối quản trị vạch ra, Tổ xử lý nợ xấu, cán bộ tín dụng phụ trách khoản vay có trách nhiệm thực hiện cập nhật dữ liệu vào hệ thống thông tin nợ xấu, tập trung các biện pháp để thu hồi nợ đạt hiệu quả cao nhất, giảm thiệt hại thấp nhất cho Ngân hàng, tiến hành xử lý rủi ro toàn bộ hoặc phần nợ cũn lại bằng quỹ dự phũng rủi ro, chuyển ra ngoại bảng theo dừi và tiếp tục đôn đốc thu hồi nợ. Theo quy định của Ngân hàng nhà nước và Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam về xử lý nợ xấu, khi một khoản nợ được xác định là nợ xấu, Ngân hàng được phép sử dụng các biện pháp xử lý để thu hồi nợ như phát mại tài sản bảo đảm, yêu cầu bên bảo lãnh trả nợ thay, khởi kiện ra toà, thực hiện nghiệp vụ mua bán nợ và tất cả các biện pháp để thu hồi nợ.

Khái quát về Agribank Hải Phòng

Có thể thấy việc gia hạn nợ sẽ đem lại hiệu quả nhất định trong công tác xử lý nợ xấu, không chỉ giảm bớt gánh nặng chi phí vốn cho doanh nghiệp (mức lãi suất gia hạn được tính bằng 120% lãi suất cho vay tại thời điểm gia hạn nhưng không vượt quá lãi suất cho vay tối đa theo quy định của Ngân hàng nhà nước, mức lãi suất phạt quá hạn được tính bằng 150% lãi suất cho vay tại thời điểm gia hạn) mà quan trọng hơn, khách hàng sẽ thấy được thiện chí và quan điểm chia sẻ khó khăn của ngân hàng, từ đó tác động tích cực đến tinh thần hợp tác và cam kết trả nợ của khách hàng. Đặc biệt với tài sản bảo đảm không phải là bất động sản (hàng hóa, phương tiện vận tải, máy móc thiết bị…) thì việc xử lý tài sản không mất nhiều thời gian và thủ tục tương đối đơn giản, chủ yếu do khách hàng hoặc ngân hàng tự phát mại mà không thông qua đấu giá công khai hay Trung tâm bán đấu giá. Agribank Hải Phòng đã làm việc với khách hàng và thực hiện phát mại tài sản bảo đảm, thu hồi nợ xấu của một số khách hàng như: HTX Liên Hương, Công tư đầu tư kinh doanh bất động sản Hải Phòng, Cty TNHH Xây dựng Phú Quý …. Việc yêu cầu người bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh cũng được chi nhánh triển khai áp dụng, đặc biệt đối với các khoản vay lương, tín chấp của cán bộ nhân viên thuộc các cơ quan nhà nước, đơn vị giáo dục, công an. Trong thời gian qua, việc thu hồi nợ xấu bằng biện pháp này đã mang lại kết quả nhất định, hầu hết các khoản nợ xấu tín chấp đều đã được thu hồi. Đối với người bảo lãnh. bằng tài sản, chi nhánh cũng đã yêu cầu người bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh thông qua hình thức nộp tiền thanh toán nợ hoặc bàn giao tài sản bảo lãnh. */ Phối hợp với Công ty quản lý nợ và khai thác tài sản Agribank Việt Nam Công ty quản lý nợ và khai thác tài sản Agribank Việt Nam được thành lập với nhiệm vụ:. + Tiếp nhận, quản lý các khoản nợ và tài sản bảo đảm nợ vay liên quan đến các khoản nợ phải xử lý của Agribank. + Hoàn thiện hồ sơ có liên quan đến các khoản nợ theo quy định của pháp luật. + Chủ động bán các tài sản bảo đảm nợ vay thuộc quyền định đoạt của Agribank theo giá thị trường bằng các hình thức: tự bán công khai trên thị trường, bán qua trung tâm dịch vụ bán đấu giá tài sản, bán cho Công ty mua bán nợ khác. + Xử lý tài sản bảo đảm nợ vay bằng các biện pháp thích hợp: cải tạo, sửa chữa, nâng cấp tài sản để bán, cho thuê, khai thác kinh doanh, góp vốn liên doanh bằng tài sản để thu hồi nợ. + Mua bán nợ tồn đọng của các tổ chức tín dụng khác, thẩm định giá tài sản. Là cơ quan chuyên trách về xử lý nợ xấu, Công ty quản lý nợ và khai thác tài sản của Agribank Việt nam có quyền trực tiếp làm việc với cơ quan hữu quan, thúc đẩy nhanh quá trình xử lý nợ. Với đội ngũ nhân viên am hiểu pháp luật, có kinh nghiệm và chuyên môn sâu, Công ty quản lý nợ và khai thác tài sản của Agribank là một kênh thu hồi nợ xấu độc lập và có hiệu quả. Hiện tại, Công ty quản lý nợ và khai thác tài sản Agribank có thể thực hiện thu hồi nợ xấu phát sinh từ hoạt động cho vay của Ngân hàng theo hai hình thức:. i) Thực hiện các biện pháp thu hồi nợ xấu như một hoạt động cung cấp dịch vụ có thu phí. Phí được tính trên cơ sở giá trị khoản nợ được thu hồi và tỷ lệ. phí tương ứng. Theo hình thức này, khoản nợ xấu vẫn được ngân hàng hạch toỏn và theo dừi trong suốt quỏ trỡnh thực hiện cỏc biện phỏp thu hồi nợ. ii) Thực hiện nghiệp vụ mua bán nợ với ngân hàng.

Sơ đồ 2.1: - Sơ đồ tổ chức bộ máy
Sơ đồ 2.1: - Sơ đồ tổ chức bộ máy

Đánh giá thực trạng quản lý nợ xấu tại Agribank Hải Phòng 1. Kết quả đạt được

Đối với doanh nghiệp, việc chấm điểm xếp hạng tín dụng chỉ được thực hiện khi doanh nghiệp cung cấp báo cáo tài chính hai năm gần nhất, như vậy với những doanh nghiệp mới thành lập, có thời gian hoạt động dưới hai năm sẽ không đủ điều kiện để thực hiện xếp hạng theo Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ với loại hình là khách hàng doanh nghiệp, vì thế ngân hàng không thực hiện chấm điểm xếp hạng tín dụng mà thực hiện phân loại nợ chủ yếu theo thời gian quá hạn (quy định tại điều 6 QĐ 493) hoặc phải thực hiện xếp hạng theo bộ chỉ tiêu dành cho khách hàng có quy mô nhỏ (với đối tượng khách hàng này, việc đánh giá sẽ được loại bỏ một số chỉ tiêu so với khách hàng doanh nghiệp) từ đó sẽ ảnh hưởng tới việc xác định và phân loại nợ của những khách hàng này. Do chưa có quy trình xử lý nợ xấu thống nhất, thêm vào đó là đội ngũ cán bộ nhân viên trẻ, thiếu kinh nghiệm đã dẫn đến có sự lúng túng trong quản lý nợ xấu nói chung và xử lý nợ xấu nói riêng, chưa có được sự phối hợp đồng bộ giữa các bộ phận chức năng trong xử lý thu hồi nợ xấu tại chi nhánh cũng như với các cơ quan chuyên trách tại Hội sở (Tổ xử lý nợ - Phòng Tín dụng), chưa phõn định rừ quyền hạn và trỏch nhiệm cũng như tiến trỡnh xử lý cụ thể đối với các khoản nợ xấu phát sinh, vì thế ảnh hưởng không nhỏ tới hiệu quả xử lý nợ xấu tại chi nhánh.

Bảng 10: - Kết quả xử lý nợ xấu
Bảng 10: - Kết quả xử lý nợ xấu

Định hướng hoạt động cho vay của Agribank Hải Phòng trong thời gian tới

- Tiếp tục chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu cho vay theo hướng: Nâng cao tỷ lệ cho vay có tài sản đảm bảo, lựa chọn khách hàng có tình hình tài chính lành mạnh, có uy tín. - Triển khai có hiệu quả một số sản phẩm cho vay hiện chi nhánh chưa thực hiện như chiết khấu bộ chứng từ xuất khẩu, bao thanh toán, cho vay theo hạn mức thấu chi….

Giải pháp tăng cường quản lý nợ xấu tại Agribank Hải Phòng

Dữ liệu được lưu trữ bên cạnh những thông tin chi tiết về khách hàng, khoản vay còn cần được bổ sung các thông tin khác có liên quan về quá trình xử lý nợ xấu đã thực hiện, nhận định đánh giá của cán bộ tín dụng trong quá trình xử lý nợ tại từng thời điểm, những vấn đề lưu ý khác liên quan đến tính đặc thù và mối quan hệ với các bên liên quan…Đối tượng sử dụng, khai thác các thông tin này sẽ được phân cấp theo từng User truy nhập, đảm bảo tính bảo mật, theo đúng phạm vi, quyền hạn và trách nhiệm. Sau khi nhận được hồ sơ về khoản nợ xấu, chuyên viên xử lý nợ xấu tiến hành rà soát khoản vay, thu thập thông tin cập nhật để đánh giá lại tình hình khách hàng như tài liệu liên quan đến khoản vay, tài sản bảo đảm, thiện chí của khách hàng, tình hình tài chính..Ngoài ra, chuyên viên xử lý nợ xấu phải rà soát và hoàn thiện các thủ tục pháp lý liên quan đến tài sản bảo đảm, đánh giá lại giá trị tài sản bảo đảm.

Sơ đồ 3.1 : - Quy trình xử lý nợ xấu
Sơ đồ 3.1 : - Quy trình xử lý nợ xấu

Kiến nghị

Khắc phục ngay tình trạng thực hiện đăng ký giao dịch bảo đảm chậm trễ, chưa có được hệ thống thông tin phản hồi kịp thời đối với các NHTM về tình trạng tài sản được đăng ký giao dịch bảo đảm (có nhiều tài sản sau khi thực hiện đăng ký giao dịch bảo đảm mất một vài tháng mới có thông tin phản hồi lại cho NHTM là tài sản chưa được đăng ký, yêu cầu bổ sung thủ tục, sửa đơn đăng ký,..) và tình trạng thiếu trách nhiệm của các Cán bộ, nhân viên của những cơ quan này khi được các NHTM hỏi thông tin về tình trạng tài sản được đăng ký. NHNN cần xây dựng hệ thống tiêu chuẩn về khái niệm, phân loại nợ xấu của NHTM theo hướng phù hợp với chuẩn mực quốc tế, thống nhất lại tên gọi đối với các khoản vay cùng tính chất (không có khả năng được thanh toán đúng hạn, đầy đủ), tránh trường hợp tồn tại hai khái niệm chồng chéo như hiện nay (theo điều 6 QĐ 493 thì nợ quá hạn bao gồm nợ xấu, theo điều 7 QĐ 493 thì nợ xấu có thể không phải nợ quá hạn).