1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

thực nghiệm nuôi thương phẩm cá trê vàng trong ao đất với các loại thức ăn khác nhau

58 2,7K 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 58
Dung lượng 644,37 KB

Nội dung

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌCCHUYÊN NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢNMÃ SỐ: D620301 THỰC NGHIỆM NUÔI THƯƠNG PHẨM CÁ TRÊ VÀNG TRONG AO ĐẤT VỚI CÁC LOẠI THỨC ĂN KHÁC NHAU Sinh viên thực hiện Phạm H

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ

LOẠI THỨC ĂN KHÁC NHAU

Sinh viên thực hiện

Phạm Hiếu NgởiLớp: NTTS5MSSV: 10530400013

Cần Thơ, 2014

Trang 2

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌCCHUYÊN NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN

MÃ SỐ: D620301

THỰC NGHIỆM NUÔI THƯƠNG PHẨM CÁ TRÊ VÀNG TRONG AO ĐẤT VỚI CÁC

LOẠI THỨC ĂN KHÁC NHAU

Sinh viên thực hiện

Phạm Hiếu NgởiLớp: NTTS5MSSV: 10530400013

Cán bộ hướng dẫn

Ths Trần Ngọc Tuyền

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ

KHOA SINH HỌC ỨNG DỤNG

Trang 3

XÁC NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG BẢO VỆ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Họ và tên sinh viên thực hiện: Phạm Hiếu Ngởi

ThS Trần Ngọc Tuyền Phạm Hiếu Ngởi

Trang 4

LỜI CẢM TẠ

Xin chân thành cảm ơn các Thầy, Cô của Khoa sinh học ứng dụng - Trường đạihọc Tây Đô và tập thể lớp các bạn Nuôi trồng thủy sản 5 đã giúp tôi hoàn thành tốtkhóa luận này

Xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của cô Ths Trần Ngọc Tuyền đã chỉdạy và đóng góp nhiều ý kiến cho em trong suốt thời gian thực hiện và viết bàikhóa luận tốt nghiệp

Cám ơn gia đình của con đã giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho con trongsuốt thời gian học tập và thời gian làm đề tài

Xin chân thành cảm ơn!

Trang 5

CAM KẾT KẾT QUẢ

Tôi xin cam kết khóa luận này được hoàn thành dựa trên các kết quả nghiên cứu củatôi và các kết quả của nghiên cứu này chưa được dùng cho bất cứ khóa luận cùngcấp nào khác

Cần Thơ, ngày…tháng…năm 2014

Phạm Hiếu Ngởi

Trang 6

sự khác biệt có ý nghĩa (p < 0,05) Tỷ lệ sống của cá đạt 83,1% ở nghiệm thứcTATC và tỷ lệ sống của cá trê vàng ở nghiệm thức TACN là 85,2% Mặt khác, khixét về chỉ tiêu khối lượng cá thì kết thúc thí nghiệm khối lượng của cá trung bìnhđạt từ 190 - 229,7 g/con (Phụ lục B5) Cá ở nghiệm thức TATC có khối lượng từ

229 - 230 g/con và khối lượng của cá ở nghiệm thức TACN là 189 - 192 g/con (Phụlục B6) Khi so sánh thống kê qua lần thu mẫu của tháng 1 của hai nghiệm thức thì

có sự khác biệt không có ý nghĩa (p > 0,05), nhưng ở những lần thu mẫu cá củatháng 2, 3, 4, 5 thì có ý nghĩa thống kê giữa hai nghiệm thức TATC và TACN Hệ

số chuyển hóa thức ăn của cá ở nghiệm thức TATC là 4,00 ± 0,01 và ở nghiệm thứcTACN là 1,21 ± 0,01 Kết thúc vụ nuôi, sản lượng cá ở nghiệm thức TATC đạt 68,2

± 1,27 (kg/ao/vụ) và ở nghiệm thức với TACN chỉ đạt 58,4 ± 0,42 (kg/ao/vụ)

Từ khóa: Cá trê vàng, nuôi trong ao đất, nuôi thương phẩm, tỷ lệ sống, tăng trưởng.

Trang 7

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

DWG Daily Weight : tốc độ tăng trưởng tuyệt đối về khối lượngFCR Food conversion ratio: hệ số chuyển hóa thức ăn

SGR Specific Growth Rate: tốc độ tăng trưởng tương đối

TACN Thức ăn công nghiệp

Trang 8

MỤC LỤC

TRANG XÁC NHẬN i

LỜI CẢM TẠ ii

CAM KẾT KẾT QUẢ iii

TÓM TẮT iv

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT v

MỤC LỤC vi

DANH SÁCH HÌNH ix

DANH SÁCH BẢNG x

CHƯƠNG 1: ĐẶT VẤN ĐỀ 1

1.1 Giới thiệu 1

1.2 Mục tiêu đề tài 2

1.3 Nội dung của đề tài 2

CHƯƠNG 2: LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 3

2.1 Đặc điểm sinh học cá trê vàng 3

2.1.1 Phân loại 3

2.1.2 Phân bố và điều kiện môi trường sống 3

2.1.3 Hình thái bên ngoài 3

2.1.4 Đặc điểm dinh dưỡng và sinh trưởng 4

2.1.5 Đặc điểm sinh sản 5

2.2 Tình hình nuôi cá trê trong và ngoài nước 5

2.3 Mô hình nuôi cá trê vàng 6

2.3.1 Nuôi kết hợp 6

2.3.2 Nuôi trong ao đất 6

2.3.2.1 Chuẩn bị ao nuôi 7

2.3.2.2 Thả giống 7

2.3.2.3 Thức ăn 7

2.3.2.4 Chăm sóc và quản lý ao nuôi 7

2.3.2.5 Thu hoạch 7

2.4 Các loại thức ăn trong nuôi cá trê vàng 7

Trang 9

2.4.1 Thức ăn tự chế 7

2.4.2 Thức ăn công nghiệp 8

CHƯƠNG 3: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 9

3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu 9

3.1.1 Thời gian 9

3.1.2 Địa điểm 9

3.2 Vật liệu nghiên cứu 9

3.3 Phương pháp nghiên cứu 9

3.3.1 Đối tượng và nguồn gốc cá thí nghiệm 9

3.3.2 Thức ăn cho cá 9

3.3.3 Chuẩn bị ao nuôi 11

3.3.3.1 Đào ao và xử lý ao 11

3.3.3.2 Chuẩn bị nguồn nước 11

3.3.4 Bố trí thí nghiệm 11

3.3.5 Chăm sóc và quản lý 11

3.4 Ghi nhận các chỉ tiêu 12

3.4.1 Chỉ tiêu về môi trường 12

3.4.2 Các chỉ tiêu của cá 12

3.4.3 Xác định chỉ số FCR 13

3.4.4 So sánh hiệu quả kinh tế 13

3.5 Xử lý số liệu 14

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 15

4.1 Các điều kiện môi trường trong thí nghiệm 15

4.2 Tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá 16

4.2.1 Tăng trưởng của cá trê vàng trong thí nghiệm 16

4.2.1.1 Tăng trưởng về khối lượng (WG) 16

4.2.1.2 Tăng trưởng về khối lượng tuyệt đối ( DWG) 17

4.2.1.3 Tốc độ tăng trưởng đặc biệt về khối lượng của cá ( SGR) 18

4.2.2 Tỷ lệ sống 19

4.3 Hệ số chuyển hóa thức ăn 19

Trang 10

4.4 Sản lượng và năng suất 19

4.5 Hạch toán hiệu quả kinh tế 21

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 23

TÀI LIỆU KHAM KHẢO 24

PHỤ LỤC 24

Trang 11

DANH SÁCH HÌNH

Hình 2.1 Hình thái bên ngoài của cá trê vàng 4

Hình 3.1 Bộ test pH, nhiệt độ 12

Hình 4.2 Cân mẫu cá trê 12

Hình 4.1 Tỷ lệ khoản chi phí nuôi cá trê vàng trong ao đất ở hai nghiệm thức 21

Trang 12

DANH SÁCH BẢNG

Bảng 2.1 Sản phẩm thức ăn công nghiệp dùng phổ biến trong nuôi cá trê 8

Bảng 3.1 Thành phần nguyên liệu của thức ăn tự chế 9

Bảng 3.2 Thành phần dinh dưỡng thức ăn tự chế 10

Bảng 3.3 Thành phần dinh dưỡng của thức ăn công nghiệp dùng trong thí nghiệm 10

Bảng 3.4 Thành phần % đạm và kích cỡ viên TACN dùng trong thí nghiệm 11

Bảng 4.1 Điều kiên môi trường trong thí nghiêm 15

Bảng 4.2 Tăng trưởng khối lượng cá (WG) qua các đợt thu mẫu 16

Bảng 4.3 Tăng trưởng tuyệt đối (DWG) của cá trê vàng qua các đợt thu mẫu 17

Bảng 4.4 Tốc độ tăng trưởng đặc biệt (SGR) của cá trê vàng qua các đợt thu mẫu 18

Bảng 4.5 Tỷ lệ sống của cá trê vàng giữa các nghiệm thức 19

Bảng 4.6 Hệ số thức ăn của thí nghiệm 19

Bảng 4.7 Sản lượng và năng suất cá trê vàng nuôi trong ao đất 20

Bảng 4.8 Hạch toán hiệu quả kinh tế của thí nghiệm 22

Trang 13

CHƯƠNG 1 ĐẶT VẤN ĐỀ

1.1 Giới thiệu

Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) là vùng châu thổ sông Mê-Kông, được xem

là vùng trù phú nhất không chỉ của Việt Nam mà còn của cả khu vực Đông Nam Á.Nơi đây có đặc trưng của một châu thổ của một vùng nhiệt đới ẩm điển hình Với hệthống sông ngòi chằng chịt, ĐBSCL còn là vùng nuôi thủy sản lớn nhất của cả nước,sản lượng nuôi trồng thủy sản chiếm khoảng 65%, diện tích nuôi trồng khoảng 60%

và giá trị xuất khẩu chiếm 51% của cả nước (Dương Nhựt Long, 2004) Nhiều mặthàng thủy sản không chỉ đáp ứng nhu cầu của vùng mà còn của cả nước Trong đó,

cá trê vàng (Clarias macrocephalus) là loài cá quen thuộc, được nuôi phổ biến khắp

các tỉnh ĐBSCL, không chỉ bởi đặc điểm là chịu được điều kiện khắc nghiệt môitrường tốt, chất lượng thịt ngon mà còn do giá trị dinh dưỡng cao Mặt khác, cá trê

là đối tượng ăn tạp, chủ động được nguồn thức ăn, có khi sử dụng được phế phẩmnông nghiệp (Dương Nhựt Long, 2004)

Nghề nuôi thủy sản nước ngọt ở ĐBSCL đã phát triển rất sớm, những tỉnh có nghề

cá nổi tiếng như An Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ… với những đối tượng nuôitruyền thống là cá Tra và Basa, do đây là đối tượng có giá trị kinh tế cao Tuy nhiên,thời gian gần đây ngành thủy sản gặp khó khăn về giá cả thị trường Do đó, hoạtđộng nuôi trồng thủy sản đã được mở rộng ra nhiều đối tượng nuôi khác như: cáLóc, cá trê, Sặc rằn, Rô đồng… Trong phong trào nuôi thương phẩm, thì cá trê đãphát triển rất sớm và mở rộng ra nhiều tỉnh ở ĐBSCL Do đây là một trong nhữngloài thủy sản đặc hữu của vùng, luôn có giá cao và ổn định, vì vậy nhiều địa phương

đã và đang phát triển mô hình nuôi cá trê vàng thương phẩm cho hiệu quả kinh tếrất khả quan (Đoàn Hữu Nghị, 2013)

Hiện nay, nhiều nhà máy chế biến sản phẩm cá tra ở ĐBSCL phát triển mạnh đã tạo

ra nguồn phế phẩm từ sản phẩm lớn, với giá thành thấp, có hàm lượng protein cao.Trong khi đó, cá trê vàng có thể ăn và tăng trưởng nhanh khi sử dụng phế phẩm nàylàm thức ăn cho cá Do đó, nguồn phế phẩm này có thể vừa làm thức ăn thay thế

cho TACN đồng thời tận dụng nguồn phụ phẩm rẽ tiền sẵn có Vì vậy đề tài “Thực

nghiệm nuôi thương phẩm cá trê vàng (Clarias macrocephalus) trong ao đất

bằng các loại thức ăn khác nhau” được thực hiện.

Trang 14

1.2 Mục tiêu đề tài

Tận dụng được nguồn phụ phẩm từ cá tra sẵn có của địa phương

Thay thế thức ăn công nghiệp bằng thức ăn tự chế từ đó giảm chi phí thức ăn cho vụnuôi

1.3 Nội dung của đề tài

Nghiên cứu sự ảnh hưởng của các loại thức ăn lên sự tăng trưởng và tỷ lệ sống của

cá trê vàng trong ao đất

Theo dõi các chỉ tiêu môi trường trong ao nuôi cá trê vàng : nhiệt độ, pH

Trang 15

CHƯƠNG 2 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU

2.1 Đặc điểm sinh học cá trê vàng

Loài: Clarias macrocephalus Gunther, 1864

2.1.2 Phân bố và điều kiện môi trường sống

Cá Trê sống ở sông, suối, ao, mương, kênh rạch nơi phân bố tập trung là đồngruộng và rừng tràm Phân bố ở Philipin, Ấn Độ, Thái Lan, Mã Lai, Lào,Campuchia và Đồng Bằng Sông Cửu Long Việt Nam (Trương Thủ Khoa và TrầnThị Thu Hương, 1993)

Cá có thể chịu đựng với điều kiện khắc nghiệt của môi trường như ao tù mươngrãnh, nơi có hàm lượng ôxy thấp vì cơ thể cá trê có cơ quan hô hấp phụ là hoa khếgiúp cá hô hấp được nhờ khí trời và có thể chịu được nơi có pH thấp từ 4 - 4,5(Dương Nhựt Long, 2004)

Cá Trê là loài sống trong môi trường nước ngọt nhưng chúng có thể sống được môitrường hơi phèn và trong điều kiện nước lợ (độ mặn < 5‰) Cá phát triển tốt trongmôi trường có pH khoảng 5,5 - 8,0 (Bạch Thị Quỳnh Mai, 2004) Khả năng thíchnghi với môi trường rất tốt, đặc biệt là cá có cơ quan hô hấp bằng khí trời nhờ vào

cơ quan hô hấp phụ (hoa khế) mà cá có thể sống trong điều kiện bất lợi như ao tù,mương rãnh và cả những nơi có điều kiện ôxy rất thấp, khoảng 1 - 2 mg/l (ĐoànKhắc Độ, 2008) Cá trê vàng có nhiệt độ thích hợp từ 12 - 390C (Vũ Ngọc Út và ctv,

1991)

2.1.3 Hình thái bên ngoài

Theo Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương (1993), cá trê vàng có đầu rộng,dẹp bằng, da đầu ở sọ não mỏng, xương sọ nổi lên rõ ràng, miệng cận dưới, không

co duỗi được, rạch miệng thẳng nằm ngang, răng trên hàm nhỏ, mịn, cứng chắc Cá

có 4 đôi râu khá phát triển: 1 đôi râu mũi, 1 đôi râu mép và 2 đôi râu cằm dưới, râu

Trang 16

mép to và dài hơn các râu khác Mắt nhỏ, nằm ở mặt lưng của đầu và gần chót mõmhơn điểm cuối nắp mang Phần trán giữa hai mắt rộng Đầu có 2 lổ thóp, một lổ nằmphía sau đường ngang nối hai mắt, còn hai lổ kia nằm trước mấu xương chẩm, mấuxương chẩm tròn, chiều rộng mấu xương chẩm tương đương 3 - 5 lần chiều cao của

nó Lổ mang hẹp, nằm ở mặt bụng của đầu, xương nắp mang kém phát triển Cá cóthân dài, phần trước tròn, phần sau mỏng, dẹp bên Cuống đuôi ngắn đường bênhoàn toàn chạy từ mép trên của lổ mang và kết thúc ở điểm giữa của vi đuôi, phầntrước lệch xuống mặt bụng và phần trên trục giữa của thân Vi hậu môn dài, phầncuối gần chạm gốc vi đuôi Cơ gốc vi phát triển, phủ lên gần phía ngọn các tia Gai

vi ngực cứng, nhọn, cả hai đều có răng cưa hướng xuống gốc, xương vi ngực lộ hẳn

ra ngoài Vi đuôi tròn không chẻ hai Mặt lưng của thân và đầu có màu xám đến nâuđen và nhạt dần xuống bụng Bụng và mặt dưới của đầu có màu vàng Trên thânmỗi bên có khoảng 10 chấm nhỏ màu trắng nằm vắt ngang thân

Hình 2.1 Hình thái bên ngoài của cá trê vàng

2.1.4 Đặc điểm dinh dưỡng và sinh trưởng

Cá trê vàng là loài ăn tạp thiên về chất hữu cơ và xác chết động vật Khi còn nhỏ ởgiai đoạn cá bột và cá hương, cá trê cũng thể hiện tính ăn dữ như cá Tra (PhạmMinh Thành và Nguyễn Văn Kiểm, 2009) Thức ăn thích hợp là tôm tép, cá con,phiêu sinh vật, động vật không xương sống, côn trùng và các phụ phẩm từ trại chănnuôi, các phế phẩm từ nhà máy chế biến thủy sản, rất thích ăn mồi là động vật thốirữa Khả năng sử dụng và tiêu hóa thức ăn chế biến cũng rất cao (Nguyễn VănKiểm, 2004)

Cá trê vàng có kích cỡ nhỏ, tốc độ tăng trưởng ở mức trung bình Giai đoạn cá bộtlên cá giống, cá tăng trưởng nhanh chủ yếu về chiều dài Khi kích thước 15 cm trởlên thì khối lượng của cá tăng nhanh hơn (Đoàn Khắc Độ, 2008) Sức lớn cá phụthuộc vào mật độ cá thả nuôi, số lượng và chất lượng thức ăn, điều kiện ao nuôi (Từ

Trang 17

Thanh Dung và ctv, 1994) Cá 1 năm tuổi trong tự nhiên có khối lượng trung bình

400 - 500 g/con (Phạm Văn Khánh và ctv, 2004; đươc trích dẫn bởi Trần Thị Thúy

An, 2009)

2.1.5 Đặc điểm sinh sản

Trong tự nhiên cá có thể sinh sản quanh năm, cá thành thục lần đầu khi đượckhoảng 8 tháng tuổi Theo Dương Nhựt Long (2004), mùa vụ sinh sản của cá vàomùa mưa từ tháng 4 - 9 tập trung chủ yếu vào tháng 5 - 7 Trong điều kiện nuôi, cá

có thể sinh sản từ 4 - 6 lần trong 1 năm Nhiệt độ thích hợp để cá sinh sản từ 25 - 32

0C Sau khi sinh sản xong có thể nuôi vỗ tái thành thục khoảng 30 ngày thì cá có thểtham gia sinh sản trở lại Sức sinh sản của cá trê vàng từ 60.000 - 80.000 trứng/kg

cá cái, đường kính trứng 1,1 - 1,2 mm, trứng có màu nâu nhạt, vàng nâu Trứng cátrê thuộc trứng dính và có tập tính làm tổ đẻ gần bờ ao, mương nơi có mực nướckhoảng 0,3 - 0,5m Cá thường đẻ vào ban đêm và thường rộ nhất vào lúc gần sáng(Huỳnh Kim Hường, 2005) Nhiệt độ tốt nhất cho sự sinh sản của cá từ 28 - 30 0C(Nguyễn Văn Kiểm, 2004)

2.2 Tình hình nuôi cá trê trong và ngoài nước

Ở một số nước trên thế giới như: Thái lan, Philippin, Ấn độ, Đài loan,… Nghề nuôi

cá trê đã có từ rất lâu đời, đặc biệt là Thái Lan, Philippin nghề nuôi cá được phổ cậpđến các gia đình

Ở nước ta có nhiều công trình nghiên cứu về cá trê như:

Từ năm 1972 - 1979 các nhà khoa học đã tiến hành cho sinh sản và ương nuôi cá trêđen và nghiên cứu đặc điểm sinh học của loài này (Trích bởi Danh Thanh Tùng,2006)

Vào khoảng những năm 1982 - 1987 ở Thành phố Hồ Chí Minh và một số tỉnh ởĐBSCL đã sản xuất ra lượng cá trê phi giống khá lớn cung cấp cho người nuôi Do

có sự có mặt của cá trê phi ở Nam bộ mà biện pháp kỹ thuật lai tạo giữa cá trê phi

và cá trê vàng ra đời Vấn đề lai tạo cá trê phi và cá trê vàng thu được những kếtquả khá khích lệ (Nguyễn Văn Kiểm, 1999) Cá trê phi có tốc độ tăng trưởng nhanhnhất cả về chiều dài và khối lượng, cá trê vàng có tốc độ tăng trưởng chậm nhất, cátrê lai có tốc độ tăng trưởng trung gian giữa cá trê vàng và cá trê phi (Lê TuyếtMinh, 2000)

Năm 1988, cán bộ Khoa Thủy Sản của Trường Đại Học Cần Thơ đã cho lai tạothành công hai loài cá trê vàng và cá trê phi được con lai F1, con lai thể hiện tính ưuviệt của nó là lớn nhanh, phẩm chất thịt ngon, chịu đựng được điều kiện khắc nghiệtcủa môi trường và từ đó phong trào nuôi cá trê đươc phát triển nhanh ở các tỉnhĐBSCL (Trích bởi Danh Thanh Tùng, 2006)

Trang 18

Năm 2012, Trung Tâm Ứng dụng Tiến bộ Khoa học & Công nghệ Long An kết hợpvới Trường Đại học Cần Thơ thực hiện đề tài khoa học “ Phát triển mô hình sản

xuất giống và nuôi thương phẩm cá trê vàng ( Clarias macrocephalus) “ ở Đồng

Tháp, đề tài được thực hiện trong 30 tháng.Đề tài đã hoàn thiện quy trình sản xuấtgiống và nuôi thương phẩm cá trê vàng, chủ động sản xuất được nguồn giống nhântạo phục vụ nhu cầu nuôi, tạo thêm sản phẩm cá thịt phục vụ thị trường người tiêudùng, góp phần đa dạng hóa mô hình nuôi, khai thác hiệu quả tiềm năng diện tíchđất canh tác, bảo vệ nguồn lợi thủy sản, tạo thêm thu nhập cho các nông hộ vùngĐồng Tháp Mười tỉnh Đồng Tháp Kết quả đã cung cấp con giống đạt chất lượng tốtcho người nuôi trong vùng với số lượng khoảng 200.000 con đạt kích cỡ trung bình

từ 5 - 7 cm; Sản lượng cá trê vàng thương phẩm khoảng 30 tấn/ha

2.3 Mô hình nuôi cá trê vàng

Trong vài năm qua, cá trê vàng là loài cá đồng luôn có giá cao và ổn định bởi cá trêvàng là đối tượng khá dễ nuôi và chi phí đầu tư thấp Tuy nhiên, nguồn lợi cá trêvàng tự nhiên ngày càng cạn kiệt Do đó, nhiều tỉnh ở ĐBSCL đã và đang tìm ranhiều mô hình nuôi khác nhau, có thể nuôi đơn hoặc nuôi ghép với nhiều đối tượngkhác nhằm mang lại hiệu quả kinh tế tốt nhất và hiện nay có các mô hình nuôi cá trêvàng điển hình là: nuôi cá trê vàng trong ao đất, nuôi trong bè hay nuôi kết hợp vớicác loài khác, dưới đây là những mô hình nuôi tiêu biểu và mang lại kết quả

2.3.1 Nuôi kết hợp

Với mô hình nuôi kết hợp cá trê vàng với các đối tượng khác thì người nuôi tậndụng được diện tích nuôi và tối đa hóa lợi nhuận

Theo Lin (1990), cá trê vàng được thả nuôi chung với cá rô phi đơn tính Thả 400

-800 cá trê vàng vào trong bè có diện tích 2m x 2m, và bè được đặt trong ao 250 m2.Trong ao thả 220 con cá Rô Phi đơn tính để sử dụng chất thải từ bè cá trê và thức ăn

tự nhiên Kết quả sau 149 ngày nuôi, năng suất từ cá trê đạt 33,7 - 83 kg/bè với khốilượng trung bình của mỗi cá thể 111 - 137g, tốc độ tăng trưởng 0,6 - 0,9 g/ngày.Bên cạnh đó, sản lượng cá rô phi đạt 8 tấn/ha/năm Ngoài kết hợp nuôi cá Rô Phiđơn tính, có thể kết hợp cá trê vàng với gia súc Ưu điểm từ mô hình này là tậndụng được nguồn phân của gia súc làm thức ăn cho cá đồng thời làm sạch môitrường nuôi

2.3.2 Nuôi trong ao đất

Theo Đoàn Hữu Nghị (2013), đã công bố mô hình nuôi thương phẩm cá trê vàngtrong ao đất với diện tích ao là 500 - 1.000m2.mực nước dao động 1,6 - 1,8 m cá trêvàng giống có kích cỡ từ 5 - 10 cm và mật độ thả là : 15 - 20 con/m2 Thức ăn được

sử dụng cho cá trê vàng là TACN chiếm khoảng 4 - 6% khối lượng của cá Định kỳ

2 lần/tuần trộn thêm Vitamin C với liều lượng 0,05 - 0,1% lượng thức ăn hàng ngày

và chất khoáng đa lượng như: Canxi, photpho với liều lượng từ 1 - 3% lượng thức

Trang 19

ăn hàng ngày trộn với thức ăn để tăng cường sức đề kháng cũng như giúp cá tăngtrưởng tốt hơn Sau 5 - 6 tháng nuôi cá trê vàng sẽ đạt kích cỡ thương phẩm là : 150

- 250g tiến hành thu hoạch

2.3.2.1 Chuẩn bị ao nuôi

Diện tích ao nuôi cá trê vàng thích hợp từ 500 - 1.000 m2 Mực nước dao động từ1,6 - 1,8 m Ao nuôi bố trí gần nguồn cung cấp nước, chủ động được khâu cấp,thoát nước Đáy ao ít bùn khoảng 10 - 15 cm, bờ ao vững chắc

Cải tạo ao nuôi bằng cách tát cạn ao, bón vôi 10 kg/100 m2 Phơi đáy ao từ 3 - 4ngày, sau đó cấp nước vào qua lưới lọc Sử dụng bột đậu nành hay bột cá để bónvới liều lượng từ 2 - 3 kg/100 m2nhằm gây nuôi thức ăn tự nhiên

2.3.2.2 Thả giống

Cá giống được chọn là những cá thể có kích thước đồng đều, kích cỡ từ 5 - 10 cm,không xây xát, dị hình Mật độ thả từ 15 - 20 con/m2 Nên thả cá vào lúc trời mát.Trước khi thả cá cần tắm cá bằng nước muối với liều lượng từ 3 - 5% nhằm loại kýsinh

2.3.2.3 Thức ăn

Sử dụng thức ăn công nghiệp hằng ngày Điều chỉnh lượng thức ăn cung cấp cho cávừa đủ, chiếm khoảng 4 - 6% khối lượng của cá Định kỳ 2 lần/tuần trộn thêmVitamin C với liều lượng 0,05 - 0,1% lượng thức ăn hàng ngày và chất khoáng đalượng như: Canxi, photpho với liều lượng là 1 - 3% lượng thức ăn hàng ngày trộnvới thức ăn để tăng cường sức đề kháng cũng như giúp cá tăng trưởng tốt hơn

2.3.2.4 Chăm sóc và quản lý ao nuôi

Cần duy trì mực nước trong ao nuôi ổn định trong suốt vụ nuôi Định kỳ thay nước

từ 10 - 15 ngày/lần, mỗi lần thay 1/3 nước trong ao Thường xuyên kiểm tra bờ,bọng, rào chắn cẩn thận đề phòng sự thất thoát cá nuôi, nhất là vào mùa mưa lũ

Ngoài ra người nuôi còn có thể tận dụng nguồn thức ăn sẵn có khi chọn là thức ăn

tự chế Cá trê vàng lai ăn tạp, rất háu ăn Thức ăn dùng nuôi cá gồm các loại phụphế phẩm đông lạnh như đầu vỏ tôm, da cá, đầu cá nước ngọt, đầu cá biển, ốc, cua,cám, thức ăn gia súc, cám gạo, bột bắp (Trung tâm Khuyến Nông An Giang, 2009)

Trang 20

Theo Vân Thị Nhi (2009), thức ăn tự chế là các phụ phế phẩm của các nhà máyđông lạnh và phụ phẩm nông nghiệp muốn giúp cá tăng trưởng nhanh, ít bệnh.Trong quá trình nuôi cần bổ sung thêm premix, vitamin C một tuần một lần vớilượng 1 - 2% của tổng thức ăn cho ăn hằng ngày.

Thức ăn tự chế có thành phần dinh dưỡng cao, giá rẻ nhưng người nuôi không chủđộng được nguồn thức ăn, không bảo quản được lâu và chứa nhiều mầm bệnh,nhiều vùng nuôi mang tính tự phát, người nuôi sử dụng thức ăn tự chế không đảmbảo chất lượng ảnh hưởng xấu đến môi trường dẫn đến việc sử dung thuốc và hóachất, điều này ảnh hưởng xấu đến thị trường xuất khẩu (Bộ Thủy Sản, 2005)

2.4.2 Thức ăn công nghiệp

Trong nuôi thương phẩm cá trê vàng, người nuôi chọn thức ăn cho cá là dạngTACN thì phải đáp ứng được chất lượng và số lượng của thức ăn cho cá Ngoài ra,thức ăn phải phù hợp với từng giai đoạn phát triển của của cá, phù hợp về dinhdưỡng và kích cỡ thức ăn cho phù hợp với kích cỡ miệng

Đặc điểm của thức ăn công nghiệp là có thể bảo quản lâu, do đặc tính của loại thức

ăn này là có độ ẩm thấp, ngoài ra còn đảm bảo được thành phần dinh dưỡng củathức ăn và luôn chủ động được nguồn thức ăn Tuy nhiên, giá thành thức ăn cao,chiếm 77% tổng chi phí sản xuất (Nguyễn Thanh Phương, 1998), đây là vấn đề màngười nuôi quan tâm lớn khi chọn thức ăn công nghiệp cho vụ nuôi

Hiện nay trong nuôi cá trê đã chủ động được vấn đề thức ăn đó là thức ăn côngnghiệp, một số sản phẩm được sử dụng để nuôi cá trê như: Tomboy, De heus…Bảng 2.1 Sản phẩm thức ăn công nghiệp dùng phổ biến trong nuôi cá trê

356611311,80,81,5 - 2,51,0 - 1,5

Trang 21

CHƯƠNG 3 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu

3.1.1 Thời gian

Thí nghiệm được thực hiện từ tháng 01/2014 đến tháng 06/2014

3.1.2 Địa điểm

Địa điểm nghiên cứu tại: Khu vực An Phú, Phú Thứ, Quận Cái Răng, Tp Cần Thơ

3.2 Vật liệu nghiên cứu

Thí nghiệm gồm 6 ao đất, với mỗi ao có diện tích là 24 m2 (8m x 3m)

Cân, Lưới mành, thau

Nhiệt kế, test pH, cối xay cá, sàn ăn

Các vật liệu khác cần thiết cho thí nghiệm

3.3 Phương pháp nghiên cứu

3.3.1 Đối tượng và nguồn gốc cá thí nghiệm

Thí nghiệm được thực hiện trên đối tượng cá trê vàng (Claria macrocephslus).

Nguồn cá từ trại sản xuất giống 2Y ở Hậu Giang

3.3.2 Thức ăn cho cá

Thức ăn cung cấp cho cá trong thí nghiệm gồm 2 loại sau:

Loại thức ăn A: thức ăn tự chế (Bảng 3.1)

Bảng 3.1 Thành phần nguyên liệu của thức ăn tự chế

Thành phần nguyên liệu Tỷ lệ phối chế (%)

Trang 22

Bảng 3.2 Thành phần dinh dưỡng của TATC

Thành phần dinh dưỡng của thức TATC Tỷ lệ (%)

Bảng 3.3 Thành phần dinh dưỡng của TACN dùng trong thí nghiệm

Thành phần dinh dưỡng (%) Kích cỡ thức ăn (mm)

326611291,30,81,0 - 2,50,5 - 2,0

306611271,10,71,0 - 2,50,5 - 2,0

Trang 23

3.3.3 Chuẩn bị ao nuôi

3.3.3.1 Đào ao và xử lý ao

Ao được thiết kế hình chữ nhật, có diện tích là: 8m x 3m, với độ sâu của ao là 1m

Ao làm thí nghiệm được đào mới và được rửa nhiều lần giúp hạn chế phèn trong aođồng thời được bón vôi CaO với liều lượng 10 kg/100 m2 giúp tăng pH nhanh vàđồng thời diệt mầm bệnh có trong ao, mặt đáy ao tương đối bằng phẳng, xungquanh ao được dọn hết cỏ, thoáng và được rào lưới xung quanh ao

3.3.3.2 Chuẩn bị nguồn nước

Nguồn nước cấp vào ao là nước ngọt, nguồn nước được lấy trực tiếp từ sông NgãBát và được lọc qua lưới trước khi đưa vào ao nuôi

3.3.4 Bố trí thí nghiệm

Thí nghiệm được thực hiện trong thời gian 5 tháng với mật độ nuôi là 15 con/m2và

cỡ cá ban đầu là 16 g/con Thí nghiệm được bố trí ngẫu nhiên gồm 2 nghiệm thứcthức ăn khác nhau là TACN và TATC, mỗi nghiệm thức được lặp lại 3 lần như sau:NT1: cho cá ăn TATC (A1, A2, A3)

NT2: cho cá ăn TACN (A4, A5, A6)

3.3.5 Chăm sóc và quản lý

Cho cá ăn mỗi ngày 2 lần vào 7h và 17h Đối với thức ăn tự chế khi cho ăn phải đặtsàn ăn để kiểm soát được lượng thức ăn cho cá, khẩu phần phải đảm bảo theo nhucầu phát triển của cá Đối với thức ăn dạng công nghiệp thì chọn loại thức ăn phảiđảm bảo thành phần dinh dưỡng và kích cỡ viên thức ăn phù hợp kích cỡ miệng vànhu cầu dinh dưỡng của loài (Bảng 3.4)

Bảng 3.4 Thành phần % đạm và kích cỡ TACN cung cấp cho cá trê vàng

Thời gian nuôi (tháng) Kích cỡ (mm) Đạm (%)

Trang 24

Định kỳ dọn cỏ, bụi rặm xung quanh ao để góp phần tăng lượng ôxy hòa tan vàotrong nước, đồng thời kiểm tra bờ bao, sửa chữa kịp thời tránh cá thất thoát ra ngoài

và giữ mức nước luôn ổn định

Trong thời gian nuôi theo dõi và quản lý các chỉ tiêu về: pH, nhiệt độ trong phạm vicho phép

3.4 Ghi nhận các chỉ tiêu

3.4.1 Chỉ tiêu về môi trường

Chỉ tiêu về môi trường cần theo dõi là: nhiệt độ và pH Chỉ tiêu nhiệt độ của nướcđược đo bằng nhiệt kế và pH được xác định bằng bộ test pH Các chỉ tiêu được ghinhận định kỳ 3 ngày/đợt với 2 thời điểm trong ngày là: 6h và 14h

Hình 3.1 Bộ test pH, nhiệt độ

3.4.2 Các chỉ tiêu của cá

Trước thí nghiệm tiến hành cân cá, tiến hành cân 100 con để xác định khối lượngcủa cá Trong thí nghiệm, định kỳ hàng tháng cân 50 con cá để xác định tốc của độtăng trưởng cá và kết thúc thí nghiệm tiến hành thu và đếm toàn bộ cá, đồng thờixác định các chỉ tiêu khác: tỷ lệ sống, tăng trưởng của cá

Hình 3.2 Cân mẫu cá trê vàng

Trang 25

Xác định tỷ lệ sống (Survival rate, SR): Tỷ lệ sống của cá sẽ được xác định sau

khi kết thúc thời gian thí nghiệm bằng cách đếm số cá còn lại ở các lần lặp lại củatừng nghiệm thức so với tổng số cá thả ban đầu theo công thức:

Tăng trưởng khối lượng (Weight Gain, WG): là khối lượng cá thu được trừ cho

khối lượng cá ban đầu, được tính theo công thức:

Tăng trưởng khối lượng theo ngày (Daily Length Gain, DLG): Lấy khối lượng

cá thu được trừ khối lượng cá ban đầu lúc thả nuôi chia cho thời gian nuôi được tínhtheo công thức:

Trong đó:

Tc, Tđ: thời gian thả và thu cân cá theo định kỳ (ngày)

Wđ, Wc: lần lượt là khối lượng đầu và khối lượng cuối (g) của cá sau các đợt thumẫu

Tốc độ tăng trưởng đặc biệt (Specific growth rate, SGR)

SGR (%/ngày) = x 100

3.4.3 Xác định chỉ số FCR

Hệ số thức ăn: là lượng thức ăn để tăng một đơn vị khối lượng vật nuôi và được

tính bằng công thức:

FCR = Tổng khối lượng thức ăn cung cấp/1 kg cá tăng trọng (3.5)

Trong đó thức công nghiệp tính bằng khối lượng khô, thức ăn tự chế tính bằng khốilượng tươi và động vật nuôi tính bằng khối lượng tươi

3.3.2.4 So sánh hiệu quả kinh tế

Tổng chi phí, tổng thu nhập, lợi nhuận của mô hình nuôi cho một vụ sản xuất đượctính theo Lê Xuân Sinh (2008) Trong đó:

Tổng chi phí (nghìn đồng/ao) = Vốn cố định + Chi phí vận hành sản xuất

Tổng thu nhập (nghìn đồng/ao) = Sản lượng x Giá sản phẩm

Lợi nhuận (nghìn đồng/ao) = Tổng thu nhập - Tổng chi phí

(3.9)

Trang 26

3.5 Xử lý số liệu

Các số liệu về giá trị trung bình, độ lệch chuẩn được sử dụng bằng phần mềmMicrosoft Excel So sánh thống kê, về các giá trị như: tỷ lệ sống, tăng trưởng của cá

ở 2 nghiệm thức bằng phần mềm SPSS 16.0

Trang 27

CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1 Các điều kiện môi trường trong thí nghiệm

Trong thí nghiệm nuôi thương phẩm cá trê vàng trong ao đất thì môi trường là mộttrong những yếu tố được quan tâm nhiều nhất Vì chúng tác động rất lớn đến quátrình sinh trưởng và phát triển của động vật thủy sinh Các yếu tố môi trường trongthí nghiệm được xác định là: nhiệt độ, pH Các giá trị môi trường được xác định cụthể ở Bảng 4.1

Bảng 4.1 Điều kiện môi trường trong thí nghiệm

Ghi chú: Giá trị của bảng là số trung bình và độ lệch chuẩn.

Qua bảng 4.1 cho thấy nhiệt độ được ghi nhận trong quá trình nuôi dao động trungbình từ 25,7 - 28,70C , nhiệt độ vào buổi sáng thấp nhất ở A5 là 25,30C và cao nhất

ở A2 và A6 với nhiệt độ là 25,90C (Phụ lục A1) Nhiệt độ vào buổi chiều cao nhất ởA3 là 28,80C và thấp nhất ở A2, A4 với 28,60C (Phụ lục A1) Nhiệt độ của các aovào buổi sáng và buổi chiều có sự khác biệt lớn như vậy là do thí nghiệm được thựchiện ngoài trời và diện tích ao nuôi nhỏ nên nhiệt độ dể biến động và thí nghiệmthực hiện từ tháng 1 đến tháng 5 nên nhiệt độ giữa buổi sáng và chiều trên lệch nhaulớn Nhìn chung nhiệt độ nước ở các ao của cả 2 nghiệm thức không chênh lệchnhau lớn khi đo cùng 1 thời điểm do thí nghiệm được bố trí cùng diện tích và cùngđịa điểm

Theo Trương Quốc Phú (2002), nhiệt độ thích hợp cho tôm, cá vùng nhiệt đới nằmtrong khoảng 25 - 320C Tuy nhiên cá có thể chịu đựng nhiệt độ trong khoảng biếnthiên từ 20 - 350C Như vậy, nhiệt độ và dao động nhiệt giữa sáng và chiều trongthời gian thực nghiệm là thích hợp cho sự phát triển của cá

pH có ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp đến đời sống của thủy sinh vật thông quaquá trình hóa học, sinh học Khi pH quá cao hoặc quá thấp đều không thuận lợi cho

sự phát triển của thủy sinh vật Theo Trương Quốc Phú (2009), các loài thủy sinhvật sinh trưởng tốt khi pH nằm trong khoảng 7,5 - 8,5, sinh trưởng chậm thậm chí làchết khi pH nằm ngoài khoảng đó Trong thí nghiệm nuôi thương phẩm cá trê vàngdao động từ 7,1 - 7,9 hoàn toàn phù hợp cho sự phát triển của cá pH được xác địnhvào buổi sáng thấp nhất ở A3 và cao nhất ở A4; vào buổi chiều giá trị này đạt thấpnhất ở A2 và cao nhất ở A5 (Phụ lục A2) Nhìn chung, pH vào buổi chiều cao hơn

Trang 28

buổi sáng là do thí nghiệm được bố trí ngoài trời, cường độ ánh sáng vào buổi chiềucao làm cho ánh sáng hấp thụ qua nước lớn từ đó quá trình quang hợp của tảo trong

ao cũng lớn hơn đã góp phần làm cho pH tăng theo

4.2 Tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá

4.2.1 Tăng trưởng của cá trê vàng trong thí nghiệm

Sinh trưởng là một yếu tố quan trọng trong nuôi cá thương phẩm và là vấn đề đượcngười nuôi quan tâm Trong quá trình nuôi việc tìm ra loại thức ăn thích hợp, cáchcho ăn hợp lý để cá tăng trưởng nhanh, phát triển tốt mà ít tốn thức ăn, làm tănghiệu quả kinh tế là rất quan trọng

4.2.1.1 Tăng trưởng về khối lượng (WG)(g)

Khối lượng trung bình của cá trê vàng tăng nhanh ở lần thu mẫu của tháng thứ 3, 4,

và 5 ở cả hai nghiệm thức nhưng ở nghiệm thức với TATC thì cá tăng trưởng nhanhhơn ở nghiệm thức cho ăn TACN (Bảng 4.2)

Bảng 4.2 Tăng trưởng khối lượng cá (WG) qua các đợt thu mẫu

45,3 ± 0,70a29,3 ± 0,70a

WG2 (g)

81,2 ± 0,28a65,2 ± 0,29a

78,8 ± 0,06b63,8 ± 0,06b

WG3 (g)

119,7 ± 0,47a103,7 ± 0,47a

112,2 ± 0,52b96,3 ± 0,53b

WG4 (g)

175,1 ± 0,35a151,1 ± 0,35a

147,2 ± 1,21b131,2 ± 1,22b

WG5 (g)

229,7 ± 0,23a213,7 ± 0,33a

190,0 ± 0,12b174,0 ± 0,12a

Ghi chú: Giá trị trong cùng một hàng theo sau bởi các chữ cái khác nhau thì khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức (p < 0,05)

Trong thí nghiệm nuôi thương phẩm cá trê vàng thì định kỳ mỗi tháng cân cá để xácđịnh được sự tăng trưởng về khối lượng của cá Với lần cân cá đầu tiên trước khibắt đầu thí nghiệm và ở tháng 1 thì giữa hai nghiệm thức khác biệt không có ý nghĩathống kê (p > 0,05) Nguyên nhân chủ yếu là do khối lượng cá giống bắt đầu tiến

Trang 29

hành thí nghiệm ở cả hai nghiệm thức chênh lệch nhau nhưng không lớn, chủ yếu là

do chế độ dinh dưỡng Ở lần thu cá tháng thứ nhất thì khối lượng của cá gần bằngnhau giữa hai nghiệm thức, với khối lượng của cá ở nghiệm thức TATC và TACNlần lược là: 29,2g và 29,3g (Bảng 4.2) Tăng trưởng về khối lượng của cá ở nghiệmthức cho cá ăn TATC chậm hơn ở nghiệm thức cho cá ăn TACN và thấp hơn nhữnglần cân kế tiếp Phần lớn là do thay đổi thức ăn của cá Khi ương nguồn cá trê giống,người ương đã tập cho cá ăn TACN, khi tiến hành thí nghiệm bắt đầu chuyển loạithức ăn cho cá sang TATC Những cá thể quen với loại thức ăn mới sẽ lớn nhanh,còn những cá thể thích nghi chậm với TATC thì sẽ ăn ít, chậm lớn hơn những cá thểkhác trong cùng 1 đàn Từ đó, dẫn đến không đồng cỡ trong cùng 1 ao và trongcùng 1 nghiệm thức là TATC Đồng thời, có sự tăng trưởng về khối lượng của cáthấp hơn so với nghiệm thức khi tập cá ăn TACN ngay khi ương cá giống Ngoài ra,giai đoạn đầu cá chủ yếu tăng trưởng về chiều dài, cá càng lớn thì tăng trưởng

nhanh về khối lượng (Dương Nhựt Long và ctv, 2004 Khối lượng cá cân ở tháng 2,

3, 4, 5 ở nghiệm thức cho ăn TATC đạt lần lượt là: 65,2g; 103,7g; 151,1g; 213g.Trong khi đó ở nghiệm thức cá ăn TACN có giá trị này đạt lần lượt là: 63,8; 96,3g;131,2g; 174,0g Qua phân tích thống kê, tăng trưởng về khối lượng của cá ở thờiđiểm thu mẫu của 2 nghiệm thức thức ăn có sự khác biệt (p < 0,05).Khi nuôi thươngphẩm càng về cuối vụ nuôi thì tốc độ tăng trưởng của cá nhanh và liên tục Nhưng ởnghiệm thức cho ăn TATC thì cá có tốc độ tăng trưởng về khối lượng nhanh hơn ởnghiệm thức cho ăn TACN Do ở giai đoạn này cá đã quen với thức ăn, cá ăn nhiều

và thành phần dinh dưỡng trong TATC mà cá có thể hấp thụ được cho sự phát triểncủa cơ thể cá

4.2.1.2 Tăng trưởng về khối lượng tuyệt đối ( DWG)

Bảng 4.3 Các chỉ tiêu về tăng trưởng tuyệt đối (DWG) của cá trê vàng qua các đợtthu mẫu

Ngày đăng: 20/12/2014, 15:39

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w