1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

so sánh chỉ tiêu sinh sản của cá lóc đầu nhím bằng các phương pháp sinh sản khác nhau

61 542 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 61
Dung lượng 1,39 MB

Nội dung

CHƯƠNG IV KẾT QUẢ THẢO LUẬN4.1 Thí nghiệm 1: Cho cá lóc sinh sản tự nhiên 4.1.1 Các chỉ tiêu môi trường trong thí nghiệm Sự biến động của các yếu tố nhiệt độ và pH trong suốt quá trình t

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ

Sinh viên thực hiện

Phan Hữu NhânMSSV: 1053040016Lớp: NTTS K5

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ

Sinh viên thực hiện

phan hữu nhânMSSV: 1053040016Lớp: NTTS K5

Trang 3

XÁC NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG BẢO VỆ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Sinh viên thực hiện: Phan Hữu Nhân

Cán bộ hướng dẫn Sinh viên thực hiện

Trang 5

LỜI CẢM TẠ

Trước hết tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Ban Giám hiệu, Ban Chủ nhiệm khoa Sinh họcứng dụng và phòng quản lý đào tạo trường Đại học Tây Đô đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôihọc tập và nâng cao kiến thức trong suốt thời gian học tại trường

Xin gửi lời cảm tạ chân thành và biết ơn sâu sắc đến quý thầy cô cùng tập thể cán bộ khoaSinh học ứng dụng đã tận tình truyền đạt những kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm quý báu,những tài liệu quý giá trong suốt thời gian học tập

Xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với cô hướng dẫn - thạc sĩ Trần Ngọc Tuyền đã tận tìnhhướng dẫn và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài và viếtkhóa luận

Cuối cùng xin cảm ơn các bạn trong trại cá và tập thể lớp nuôi trồng thủy sản 5 đã gắn bó,động viên và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành khóa luận

Chân thành cảm ơn!

Trang 6

TÓM TẮT

Thử nghiệm sản xuất giống cá lóc (channa sp.) được thực hiện từ tháng 9 năm 2013 đến

tháng 3 năm 2014, tại Khu Vực An Phú, phường Phú Thứ, quận Ninh Kiều, thành phố CầnThơ Đề tài được thực hiện gồm 2 thí nghiệm: cho cá lóc sinh sản tự nhiên và sinh sản bánnhân tạo với kích thích tố được sử dụng là HCG Mục tiêu nhằm tìm ra biện pháp cho cá lócsinh sản hiệu quả để tạo ra nguồn cá bột có chất lượng và có thể chủ động theo mùa vụ.Qua 2 phương pháp cho cá lóc đầu nhím sinh sản thì kết quả cá lóc sinh sản cuối vụ đều tốthơn ở đầu vụ Cụ thể trong phương pháp cho cá sinh sản tự nhiên: ở cuối vụ có tỷ lệ trứngthụ tinh và tỷ lệ trứng nở là 89,7% và 94,0%, khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05) so với

ở đầu vụ là 78,8% và 79,5% Tỷ lệ dị hình của cá bột ở đầu vụ là 0,93%, ở cuối vụ là 0,65%khác biêt không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05) Đối với thí nghiệm cho cá sinh sản bán nhântạo: ở cuối vụ có tỷ lệ trứng thụ tinh và tỷ lệ trứng nở là 80,0% và 81,2%; ở đầu vụ là 50,2%

và 46,8% khác nhau có ý nghĩa thống kê (p < 0,05) Tỷ lệ dị hình của cá bột ở đầu vụ là1,40%, ở cuối vụ là 1,03% khác nhau không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05)

Trong cùng thời điểm nhưng khác phương pháp sinh sản thi kết quả cũng khác nhau Ở đầu

vụ trong thí nghiệm 1 có tỷ lệ trứng thụ tinh, tỷ lệ trứng nở và tỷ lệ dị hình của cá bột lầnlượt là 78,8%, 79,5% và 0,93% Trong khi đó, ở thí nghiệm 2 đạt lần lượt là 50,2%, 46,8%

và 1,40% Ở cuối vụ trong thí nghiệm 1 có tỷ lệ trứng thụ tinh, tỷ lệ trứng nở và tỷ lệ dị hìnhcủa cá bột lần lượt là 89,7%, 94,0% và 0,65%; trong thí nghiệm 2 đạt lần lượt là 80,0%,81,2% và 1,03%

Kết quả sinh sản của phương pháp cho cá sinh sản tự nhiên cho thấy thời gian để cá bắt cặp

và đẻ kéo dài đến 34,24 giờ; tỷ lệ trứng thụ tinh và tỷ lệ nở tương đối cao đạt lần lượt là84,8% và 87,5%, tỷ lệ dị hình của cá bột thấp là 0,77% Trong phương pháp cho cá sinh sảnbán nhân tạo thì thời gian hiệu ứng diễn ra và tổng thời gian là 21,04 giờ; tỷ lệ trứng thụ tinh

và tỷ lệ nở lần lượt là 65,1% và 64%; tỷ lệ dị hình là 1,21%

Từ khóa: cá lóc đầu nhím, tỷ lệ thụ tinh, tỷ lệ nở, tỷ lệ dị hình.

Trang 7

MỤC LỤC

TRANG XÁC NHẬN i

CAM KẾT KẾT QUẢ ii

LỜI CẢM TẠ iii

TÓM TẮT iv

MỤC LỤC v

DANH SÁCH HÌNH vii

DANH SÁCH BẢNG viii

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ix

CHƯƠNG I GIỚI THIỆU 1

1.1 Đặt vấn đề 1

1.2 Mục tiêu đề tài 1

1.3 Nội dung đề tài 1

CHƯƠNG II TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2

2.1 Đặc điểm sinh học của cá lóc 2

2.1.1 Phân loại 2

2.1.2 Đặc điểm hình thái 2

2.1.3 Đặc điểm phân bố và sự thích nghi 3

2.1.4 Đặc điểm dinh dưỡng 3

2.1.5 Đặc điểm sinh trưởng 4

2.1.6 Đặc điểm sinh sản 4

2.2 Kỹ thuật sinh sản 5

2.2.1 Phân biệt đực cái 5

2.2.2 Phương pháp cho cá đẻ tự nhiên 5

2.2.3 Phương pháp cho cá đẻ bằng kích thích tố 6

2.2.3.1 Hormone kích thích cá sinh sản nhân tạo 6

2.2.3.2 Phương pháp cho cá đẻ 6

2.2.4 Kỹ thuật ấp trứng 7

CHƯƠNG III VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 8

3.1 Thời gian và địa điểm thực hiện đề tài 8

3.2 Vật liệu nghiên cứu 8

3.2.1 Dụng cụ 8

3.2.2 Đối tượng nghiên cứu 8

3.2.3 Thức ăn 8

Trang 8

3.3.1 Chuẩn bị ao đất và nguồn nước 8

3.3.2 Tiêu chuẩn chọn cá bố mẹ 9

3.3.3 Bố trí thí nghiệm 9

3.3.3.1 Thí nghiệm 1: Cho cá đẻ sinh thái 9

3.3.3.2 Thí nghiệm 2: Cho cá sinh sản bán nhân tạo 9

3.3.4 Ghi nhận các chỉ tiêu 10

3.3.4.1 Chỉ tiêu môi trường 10

3.3.4.2 Chỉ tiêu sinh sản của cá lóc 10

3.3.5 Phương pháp xử lý số liệu 11

CHƯƠNG IV KẾT QUẢ THẢO LUẬN 12

4.1 Thí nghiệm 1: Cho cá lóc sinh sản tự nhiên 12

4.1.1 Các chỉ tiêu môi trường trong thí nghiệm 12

4.1.2 So sánh các chỉ tiêu sinh sản của cá lóc trong TN1 ở cuối vụ (9 - 10/2013) 12

4.1.3 So sánh Các chỉ tiêu sinh sản của cá lóc trong TN1 ở đầu vụ (2 - 3/2014) 13

4.1.4 So sánh kết quả sinh sản tự nhiên của cá lóc ở đầu vụ và cuối vụ 14

4.2 Thí nghiệm 2: Cho cá sinh sản bán nhân tạo 16

4.2.1 Các chỉ tiêu môi trường trong thí nghiệm 16

4.2.2 So sánh các chỉ tiêu sinh sản của cá lóc trong TN2 ở cuối vụ (9 - 10/2013) 16

4.2.3 So sánh các chỉ tiêu sinh sản của cá lóc trong TN2 ở đầu vụ (02 - 3/2014) 17

4.2.4 So sánh kết quả sinh sản bán nhân tạo của cá lóc ở đầu vụ và cuối vụ 18

4.3 So sánh các chỉ tiêu sinh sản của cá lóc sinh sản tự nhiên và bán nhân tạo 19

4.3.1 So sánh kết quả cho cá sinh sản trong TN1 và TN2 ở cuối vụ (9 - 10/2013) 19

4.3.2 So sánh kết quả cho cá sinh sản đầu vụ (02 - 3/2014) 20

4.3.3 So sánh kết quả cho cá sinh sản tự nhiên và sinh sản bán nhân tạo 21

CHƯƠNG V KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 23

5.1 Kết luận 23

5.2 Đề xuất 23

TÀI LIỆU THAM KHẢO 24

PHỤ LỤC A 26

PHỤ LỤC B 29

PHỤ LỤC C 32

PHỤ LỤC D 34

Trang 9

DANH SÁCH HÌNH

Hình 2.1 Hình thái bên ngoài của cá lóc đầu nhím 2

Hình 3.1 Ao bố trí thí nghiệm 8

Hình 3.2 Tổ cá lóc đẻ 8

Hình 3.3 Hình thái bên ngoài cá đực và cá cái 9

Hình 3.4 Tổ trứng cá lóc và cá bột 11

Trang 10

DANH SÁCH BẢNG

Bảng 4.1 Chỉ tiêu nhiệt độ và pH trong thí nghiệm cho cá sinh sản ở cuối vụ……….12

Bảng 4.2 Kết quả các chỉ tiêu sinh sản của cá lóc ở cuối vụ (TN1)……… 13

Bảng 4.3 Kết quả các chỉ tiêu sinh sản của cá lóc ở đầu vụ (TN1)……… 14

Bảng 4.4 So sánh kết quả sinh sản tự nhiên của cá lóc đầu vụ và cuối vụ……… 15

Bảng 4.5 Chỉ tiêu nhiệt độ và pH trong thí nghiệm cho cá sinh sản ở đầu vụ……… 16

Bảng 4.6 Kết quả các chỉ tiêu sinh sản của cá lóc ở cuối vụ (TN2) 16

Bảng 4.7 Kết quả các chỉ tiêu sinh sản của cá lóc ở đầu vụ (TN2) 17

Bảng 4.8 So sánh kết quả sinh sản bán nhân tạo của cá lóc đầu vụ và cuối vụ 18

Bảng 4.9 Kết quả cho cá sinh sản cuối vụ (TN1 và TN2)……… 19

Bảng 4.10 Kết quả cho cá sinh sản đầu vụ (TN1 và TN2)… 20

Bảng 4.11 So sánh kết quả sinh sản tự nhiên và bán nhân tạo 21

Trang 11

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

ĐBSCL: Đồng Bằng Sông Cửu Long

TGHU: Thời gian hiệu ứng

SSSTD: Sức sinh sản tương đối

Trang 12

CHƯƠNG I GIỚI THIỆU

1.1 Đặt vấn đề

Nghề nuôi trồng thủy sản ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đã phát triển từ rất sớm,với những đối tượng nuôi xuất khẩu chủ lực như: cá tra, cá basa Bên cạnh đó, những đốitượng nuôi để tiêu thụ nội địa như: cá điêu hồng, cá thát lát, cá lóc, cá trê… cũng được nhiều

hộ nuôi lựa chọn Trong đó, cá lóc là đối tượng nuôi đang phát triển mạnh và được nhiềungười quan tâm Trong thời gian qua, hiệu quả lợi nhuận thu được từ hoạt động nuôi đốitượng này đã góp phần cải thiện và nâng cao đời sống của nhiều hộ nuôi ở ĐBSCL

Cá lóc là một trong những loài cá đặc trưng ở nước ta, đang được nuôi nhiều ở ĐBSCL.Ngoài một số loài cá lóc được nuôi phổ biến như lóc đen, lóc bông, lóc môi trề, thì cá lócđầu nhím được người nuôi ưa chuộng bởi thịt ngon, bán được giá, ít bị bệnh và dị tật, phân

bố rộng, tăng trưởng nhanh, có thể sống trong môi trường chật hẹp hay điều kiện nước bẩn,nước tù, thiếu ôxy

Trong những năm gần đây, phong trào nuôi cá lóc ở Đồng bằng sông Cửu Long phát triểnngày càng nhanh nhất là ở các tỉnh An Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ, Hậu Giang, với quy

mô ngày càng lớn Tuy nhiên, việc sản xuất giống hiện nay chủ yếu là cho cá đẻ tự nhiên,nguồn cá giống tạo ra tập trung chủ yếu vào mùa vụ sinh sản, mà nhu cầu nguồn cá giống làquanh năm, nên chưa đáp ứng được nhu cầu về con giống của người nuôi Để khắc phụcđược những nhược điểm trên, cần phải có những biện pháp sản xuất giống cá lóc phù hợptheo từng thời điểm trong năm và đạt được hiệu quả trong sản xuất là điều rất cần thiết trong

tình trạng thực tế hiện nay Xuất phát từ vấn đề thực tế trên, đề tài “So sánh các chỉ tiêu sinh sản của cá lóc đầu nhím bằng các phương pháp sinh sản khác nhau” được thực

hiện

1.2 Mục tiêu đề tài

Đánh giá tính hiệu quả kích thích cá lóc sinh sản tự nhiên và bán nhân tạo

1.3 Nội dung đề tài

So sánh sinh sản cá lóc đầu nhím bằng 2 phương pháp: sinh sản tự nhiên và sinh sản bánnhân tạo sử dụng kích thích tố HCG Xác định chỉ tiêu môi trường: nhiệt độ và pH trong thờigian cho cá lóc sinh sản tự nhiên và bán nhân tạo

Trang 13

CHƯƠNG II TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1 Đặc điểm sinh học của cá lóc

Theo Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương (1993) cá lóc có đầu lớn, đỉnh đầu rất rộng

và dẹp bằng, mõm ngắn, miệng to hướng lên, rạch miệng xiên và kéo dài qua dường thẳngđứng kể từ bờ sau của mắt Răng bén nhọn, cá không có râu, mắt lớn, lỗ mang lớn Thân dài,hình trụ, tròn ở phần trước và dẹp bên ở phần sau Vảy lược lớn, phủ khắp thân và đầu.Đường bên hoàn toàn gãy khúc ở hai nơi khoàn vảy 15 - 20 và thụt xuống hai hàng vảy,phần sau của đường bên chạy liên tục khoảng giữa thân

Hình 2.1 Hình thái bên ngoài của cá lóc đầu nhím

Trang 14

Trong quá trình sống cá có màu xanh đen, nâu đen đến đen ở phần lưng và nhạt dần xuốngbụng, bụng cá có màu trắng sữa Đối với cá nhỏ ở hai bên hông có từ 10 - 14 sọc đen lợt vắtxéo ngang thân, các sọc này nhạt dần và mất hẳn ở cá lớn Vi lưng, vi hậu môn, vi đuôi cócác đốm đen vắt ngang qua các tia vi (Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương, 1993).

2.1.3 Đặc điểm phân bố và sự thích nghi

Cá lóc sống ở nước ngọt, có thể sống ở nước lợ có độ mặn dưới 15‰, chúng sống ở sôngsuối, ao đìa và đồng ruộng Vùng phân bố của cá lóc khá rộng từ Trung Quốc đến Việt Nam,Campuchia, Lào, Thái Lan, Ấn Độ, Philippin (Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương,1993)

Cá lóc thích nghi với điều kiện xung quanh rất tốt, nhờ có cơ quan hô hấp phụ nên ở vùngnước có hàm lượng ôxy thấp cá vẫn sống được và chúng có thể sống rất lâu trên cạn, vớiđiều kiện chỉ cần ẩm ướt toàn thân Cá thích ở nơi có rong đuôi chó, cỏ, đám bèo, vì ở nơiđây cá dể ẩn mình rình mồi Vào mùa hè cá thường hoạt động và bắt mồi ở tầng nước mặt.Mùa đông cá hoạt động ở tầng nước sâu hơn (Dương Nhựt Long, 2005)

2.1.4 Đặc điểm dinh dưỡng

Cá lóc là loài cá dữ có kích thước tròn dài Lược mang dạng hình núm Thực quản ngắn,vách dầy, bên trong thực quản có nhiều nếp nhăn Dạ dày to hình chữ Y Cá là loài cá dữ, ănđộng vật điển hình

Theo Dương Nhựt Long (2005), khi giải phẩu ống tiêu hóa của cá lóc cho thấy cá chiếm63,01%; tép 35,94%; ếch nhái 1,03% và 0,02% là bọ gạo; côn trùng và mùn bã hữu cơ.Chúng ăn mạnh vào mùa hè, khi nhiệt độ giảm xuống dưới 12oC cá ngừng kiếm ăn

Theo Phạm Văn Khánh (2003), giai đoạn cá mới nở, cá dinh dưỡng bằng noãn hoàng trong 3

- 5 ngày Sau khi hết noãn hoàng, cá chuyển sang ăn thức ăn bên ngoài có kích cỡ nhỏ nhưcác loài động vật phù du (luân trùng, giáp xác chân chèo,…) vừa cỡ miệng Khi chiều dài cákhoảng 5 - 6 cm, cá thường săn mồi và bắt mồi chủ động, chúng có thể bắt các loài cá, tépnhỏ Khi cơ thể dài trên 10 cm, cá có tập tính ăn như cá trưởng thành Ngoài ra cá còn có thể

ăn được thức ăn chế biến (Huỳnh Thu Hòa, 2004)

Cá lóc có tính ăn lẫn nhau và được dựa trên kích thước, hình thái của độ rộng miệng, độrộng đầu và chiều dài cơ thể Sự khác nhau về kích cỡ làm tăng tỷ lệ ăn nhau Để giảm sự ănnhau của chúng bằng cách phân cỡ và cho ăn thỏa mãn nhu cầu của cá (Quin Jian Guang và

ctv, 1996; trích bởi Nguyễn Thị Ngọc Lan, 2004).

Theo Phan Phương Loan (2000), thời gian tiêu hóa thức ăn cá lóc phụ thuộc vào loại thức ăn,mỗi loại thức ăn khác nhau có thành phần dinh dưỡng khác nhau và độ tiêu hóa cũng sẽ khácnhau Kết quả phân tích sau 8 giờ cho cá ăn, đối với nghiệm thức cá được cho ăn là trùn chỉ

Trang 15

Thức ăn có hàm lượng đạm càng cao trong giới hạn cho phép thì tốc độ sinh trưởng về chiềudài và khối lượng của cá diễn ra càng nhanh, nhanh nhất ở thức ăn có hàm lượng đạm 50%

và thấp nhất ở thức ăn có hàm lượng đạm 30% (Ngô Thị Hạnh, 2001; trích bởi Nguyễn HữuNhẹ, 2010)

2.1.5 Đặc điểm sinh trưởng

Sinh trưởng là sự gia tăng về kích thước và khối lượng của cơ thể trong đời sống Một trongnhững điều kiện quan trọng ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của cá là thức ăn Cùng một loài

cá nhưng sống trong các thủy vực và chế độ dinh dưỡng khác nhau thì tốc độ sinh trưởngkhác nhau

Cá lóc là loài có tốc độ tăng trưởng nhanh Giai đoạn nhỏ, cá tăng chủ yếu về chiều dài Cácàng lớn thì sự gia tăng về khối lượng diễn ra nhanh hơn Theo Dương Nhựt Long (2005), cálóc 1 năm tuổi có chiều dài và cân nặng lần lượt là 19 - 39 cm; nặng 0,1 - 0,75 kg Cá 2 nămtuổi có chiều dài 38 - 45 cm, nặng 1,2 - 2 kg Cá có thể sống trên 10 năm tuổi có chiều dài vàcân nặng đạt từ 67 - 85 cm và nặng 7 - 8 kg

Trong tự nhiên, tốc độ tăng trưởng của cá không đều và phụ thuộc vào điều kiện thức ăn nếuthức ăn đầy đủ cá có thể đạt từ 0,5 - 0,8 kg/năm (Phạm Văn Khánh, 2003)

Trong điều kiện nuôi tốt, sau 6 tháng nuôi cá có thể đạt khối lượng từ 0,8 - 1,2 kg/con, tỷ lệsống 75 - 85% và năng suất có thể đạt từ 30 - 60 tấn/ha Cá ăn nhiều, hoạt động mạnh và lớnnhanh vào mùa xuân - hè Trong cùng giai đoạn phát triển thì cá đực có chiều dài dài hơn cácái nhưng ngược lại cá cái lại có khối lượng nặng hơn so với cá đực (Dương Nhựt Long,2005)

2.1.6 Đặc điểm sinh sản

Tuổi thành thục: cùng một loài cá nhưng sống trong các thủy vực và chế độ dinh dưỡng khácnhau thì tuổi thành thục cũng khac nhau Ngoài ra, tuổi thành thục của cá còn phụ thuộc vàođiều kiện môi trường sống (nhiệt độ, pH, độ mặn, )

Ở Đồng Bằng Sông Cửu Long, trong điều kiện tự nhiên, cá lóc thành thục sinh dục sớmkhoảng 8 - 12 tháng tuổi Sức sinh sản phụ thuộc vào khối lượng cá cái, bình quân giao động

từ 5.000 - 10.000 trứng/tổ đối với cá có khối lượng 0,5 - 0,8kg và 10.000 - 15.000 trứng/tổ

đối với cá có khối lượng từ 1 - 1,5kg (Nguyễn Văn Kiểm, 2005; trích bởi Nguyễn Hữu Nhẹ,

2010)

Trong quá trình nuôi vỗ cá đực thành thục sớm hơn cá cái, cá đực thành thục sớm nhất làtháng 4 - 5, trong khi sự thành thục sinh dục tốt nhất ở cá cái là tháng 5 - 6 (Nguyễn VănTriều, 1999)

Theo Ngô Trọng Lư và Thái Bá Hồ (2005), mùa sinh sản của cá từ tháng 4 - 8, tập trung vàotháng 4 - 5, cá có thể đẻ khoảng 5 lần/năm Cá thường đẻ nơi yên tĩnh có cây cỏ thủy sinh,

Trang 16

đẻ vào sáng sớm, sau những trận mưa rào 1 - 2 ngày Trước khi đẻ, cá làm tổ hình tròn,đường kính khoảng 40 - 50 cm.

Mùa vụ sinh sản trong tự nhiên của cá lóc từ tháng 3 - 4 và kéo dài tới tháng 9 - 10, tập trungnhất vào tháng 5 - 7 Hệ số thành thục trung bình từ 0,5 - 1,5% Trong tự nhiên đến mùa vụsinh sản của cá lóc, cá đực và cá cái tự bắt cặp khi tham gia sinh sản Cá thường chọn nơicây cỏ thủy sinh kín đáo nhưng thoáng để đẻ trứng và thụ tinh Trứng cá lóc màu vàng sậm,

có chứa hạt dầu nên nổi được trên mặt nước (Phạm Văn Khánh, 2003) Theo Nguyễn VănHải (1997), sau mỗi lần đẻ cá bố mẹ bảo vệ con khoảng 1 tháng rồi mới tiếp tục đẻ lần khác.Thời gian phát triển phôi của cá lóc từ sau khi thụ tinh đến khi cá nở là 26 giờ 10 phút, nhiệt

độ từ 26 - 30oC (Nguyễn Hữu Nhẹ, 2010)

2.2 Kỹ thuật sinh sản

2.2.1 Phân biệt đực cái

Đối với cá đực thành thục, cá có các vạch màu sậm trên thân từ vây ngực đến lổ sinh dục,thể hiện rõ hơn cá cái Thân cá đực thon, dài, bụng nhỏ và cứng, lổ sinh dục hẹp nhỏ và hơilõm vào, tách xa lổ hậu môn Cá đực có khối lượng lớn hơn 1kg vuốt lườn bụng để kiểm tramức độ thành thục có thể có tinh dịch chảy ra nhưng có rất ít (Phạm Văn Khánh, 2003).Đối với cá cái thành thục, cá có thân ngắn mập và bụng lớn, mềm Các vần đen không hiện

rõ từ vây ngực đến lổ sinh dục như cá đực Lổ sinh dục tròn và hơi hồng, nằm sát với lổ hậumôn Trứng cá thành thục có đường kính 1,4 - 1,8 mm, màu vàng sậm và nổi trên mặt nước(Phạm Văn Khánh, 2003)

2.2.2 Phương pháp cho cá đẻ tự nhiên

Theo Phạm Văn Khánh (2003), trong điều kiện cho cá lóc sinh sản tự nhiên thì ao đất cho cá

đẻ có diện tích từ 50 - 100 m2, hoặc ao lót bạt cao su diện tích 30 - 50 m2 hoặc bể xây ximăng Độ sâu của ao đất từ 0,3m (chỗ nông) đến 1m (chỗ sâu) Trên mặt ao, bể có thiết kếcác khung tre ở một góc ao, bể và thả lục bình hoặc rong (chiếm 40 - 50% diện tích) Mật độthả 1 cặp/2m2 với cỡ cá từ 0,5 - 0,8 kg Sau đó tạo dòng nước chảy nhẹ hoặc phun mưa nhântạo để kích thích cá đẻ Cá bắt đầu đẻ trứng sau khi kích thích từ 10 - 20 giờ, tùy thuộc vàomức độ thành thục của cá Trong khi cá đẻ thì ngưng phun nước để không làm hỏng tổ trứng.Theo Nguyễn Văn Kiểm (2004), thời gian cá đẻ phụ thuộc vào mức độ thành thục của cá,nếu thành thục tốt, tạo dòng nước chảy nhẹ hoặc phun mưa nhân tạo để kích thích cá đẻ thìsau khoảng 20 - 26 giờ cá sẽ đẻ, ở nhiệt độ 28 - 29oC

Theo Nguyễn Thành Nghĩa (2011), cho sinh sản cá lóc trong mùa vụ sinh sản, thì thời giansau khi ghép cặp tự nhiên từ 36 - 44 giờ thì cá bắt đầu đẻ, tỷ lệ đẻ là 100%, tỷ lệ thụ tinh và

tỷ lệ nở cao từ 92 - 96%,

Trang 17

2.2.3 Phương pháp cho cá đẻ bằng kích thích tố

2.2.3.1 Hormone kích thích cá sinh sản nhân tạo

Nguyên tắc cơ bản của vấn đề kích thích cá sinh sản là phải sử dụng đúng loại hormone,đúng liều lượng và theo một trình tự hợp lý phù hợp với bản chất tác dụng của hormone.Trong sinh sản nhân tạo tùy theo từng trường hợp cụ thể mà số lần tiêm hormone khác nhau,tuy nhiên nguyên tắc chung của kích thích sinh sản cá là tiêm nhiều lần với liều lượng thấpphù hợp với từng giai đoạn phát triển của buồng trứng và tế bào trứng

HCG (Human Chorionic Gonadotropin)

HCG là kích dục tố màng đệm hoặc kích dục tố nhau thai được Zondec và Aschaein pháthiện năm 1927 trong nước tiểu của phụ nữ có thai

Theo Nguyễn Văn Kiểm (2004), HCG là hoạt chất chiết xuất từ nước tiểu phụ nữ có thai (2

-3 tháng) HCG chỉ chứa yếu tố rụng trứng là LH (Lutenezing hormone) Thuốc được sử dụngrất tốt cho: cá, động vật và cho cả con người Thuốc được đóng gói trong lọ thủy tinh vớilượng chứa 5.000 UI hoặc 10.000 UI (UI viết tắt của chữ đơn vị quốc tế - Unit International)khi sử dụng cần pha vói nước cất hoặc nước muối sinh lý (tốt nhất là nước muối sinh lý).Hormone HCG có tác dụng chính là kích thích quá trình rụng trứng của cá cái nhanh hơn

2.2.3.2 Phương pháp cho cá đẻ

Biện pháp này nhằm làm cho đàn cá có thể đẻ đồng loạt để thu được một lượng cá bột lớn.Nhưng cũng tùy thuộc vào mức độ thành thục của cá bố mẹ và kinh nghiệm lựa chọn của cácnhà kỹ thuật Cá chọn cho đẻ phải có buồng trứng phát triển ở giai đoạn IV thành thục thìthuốc kích dục tố mới phát huy tác dụng và đẻ có hiệu quả (Phạm Văn Khánh, 2003)

Theo Nguyễn Thành Nghĩa (2011), đã cho cá lóc sinh sản bằng kích thích tố HCG tiêm mộtlần duy nhất với liều lượng: ở con đực 3.000 UI/kg, ở con cái 1.000 UI/kg đã thụ được cácchỉ tiêu như: thời gian hiệu ứng thuốc là 19 giờ; tỷ lệ đẻ là 100%; tỷ lệ thụ tinh 76% và tỷ lệ

nở là 92%

Mặt khác, theo Vũ Thị Ngọc Hân (2011), đã cho cá lóc đồng sinh sản bằng kích thích tố với

2 nghiệm thức là HCG và não thùy cá và mỗi nghiệm thức lặp lại 3 lần Khoảng cách giữa 2lần tiêm là 24 giờ Nghiệm thức 1 là HCG, cá cái chỉ tiêm liều quyết định 2.000 UI/kg Ở cáđực tiêm liều sơ bộ 1.000 UI/kg và liều quyết định 3.000 UI/kg, kết quả thời gian hiệu ứng là14,5 giờ, tỷ lệ cá đẻ là 100%, tỷ lệ thụ tinh là 63,0% và tỷ lệ nở là 20% Nghiệm thức 2 sửdụng não thùy, cá đực được tiêm liều sơ bộ 1 mg/kg và liều quyết định 4 mg/kg Đối với cácái chỉ tiêm 1 liều quyết định cùng với liều quyết định của cá đực với liều 2 mg/kg, có thờigian hiệu ứng là 19,875 giờ, tỷ lệ cá đẻ là 100%, tỷ lệ thụ tinh là 89,0% và tỷ lệ nở là 28,7%

Trang 18

2.2.4 Kỹ thuật ấp trứng

Sau khi cá đẻ xong, tiến hành vớt trứng cá đưa vào các dụng cụ ấp như thau nhựa, thaunhôm, bể xi măng, bể lót bạt, bể vòng Mực nước ấp từ 0,2 - 0,3m Mật độ ấp trứng/m2mặtnước bể ấp Thau nhựa có đường kính 0,5m có thể ấp được 7.000 - 8.000 trứng Trong quátrình ấp, thay nước 4 - 6 lần một ngày đêm, hoặc có dòng nước chảy nhẹ liên tục Trong quátrình ấp trứng loại bỏ ngay những trứng bị ung (màu trắng đục) Ở nhiệt độ 28 -30oC, sau 20

- 26 giờ trứng sẽ nở thành cá bột Lúc này cá bột còn rất yếu và nổi trên mặt nước và dinhdưỡng bằng noãn hoàng cho đến ngày thứ 3 - 4 (Phạm Văn Khánh, 2003)

Trang 19

CHƯƠNG III VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Thời gian và địa điểm thực hiện đề tài

Đề tài được thực hiện từ tháng 9/2013 - 6/2014, tại Khu Vực An Phú, Phường Phú Thứ,Quận Cái Răng, Thành phố Cần Thơ

3.2 Vật liệu nghiên cứu

3.2.1 Dụng cụ

Cân điện tử, nhiệt kế, test pH

Thước, vợt vớt cá, thau, xô

Hóa chất và một số dụng cụ khác cho nghiên cứu

Kích thích tố HCG

3.2.2 Đối tượng nghiên cứu

Thí nghiệm được thực hiện trên đối tượng là cá lóc đầu nhím (Channa sp.) Nguồn cá bố mẹ

được bắt từ hộ nuôi ở huyện Châu Phú, tỉnh An Giang

Ao chuẩn bị cho sinh sản gồm 6 ao đất, mỗi ao có diện tích 9m2(3 x 3m) với độ sâu 1m Bờ

ao được đắp chắc chắn và cao, có rào quanh ao bằng lưới cao 60 - 80 cm để tránh cá nhảy rangoài và xung quanh bờ ao để cỏ mọc tự nhiên Trước khi thả cá phải tát cạn ao, vét bùn đáy,rải vôi bột 8 - 10 kg/100 m2 để diệt cá tạp Sau đó phơi đáy khoảng 1 ngày thì cho nước từ từvào ao khoảng 0,8m Trên mặt ao có thể thiết kế khung che mát (khoảng 50 cm2) ở một góc

Trang 20

ao và thả rau muống để cá làm tổ đẻ Có lưới chắn quanh tổ (lưới chắn đặt sâu khoảng 20cmsao cho khi cá đẻ trứng không bị trôi ra ngoài).

Nước được cấp từ hệ thống kênh rạch Ngã Bát và được lọc qua lưới lọc khi cấp nước vào bể

đẻ nhằm hạn chế sinh vật gây hại cho cá bột sau khi nở

3.3.2 Tiêu chuẩn chọn cá bố mẹ

Chọn những cá lóc bố mẹ khỏe mạnh, không xay xát, không bị dị tật, không có dấu hiệu bịbệnh Chọn cá cái có bụng to mềm, lổ sinh dục lõm và có màu hồng Cá đực chọn cá thể cóthân mình thon dài, màu sắc sáng, lổ sinh dục hơi lồi và có màu hồng

Hình 3.3 Hình thái bên ngoài cá đực và cá cái

3.3.3 Bố trí thí nghiệm

3.3.3.1 Thí nghiệm 1: Cho cá đẻ sinh thái

Thí nghiệm được thực hiện cho cá sinh sản 2 đợt vào lúc đầu vụ từ tháng 2 - 3/2014 và cuối

vụ sinh sản từ tháng 9 - 10/2013, mỗi đợt cho cá sinh sản 2 lần và mỗi lần 3 cặp cá

Chọn cá bố mẹ đã thành thục tốt Khi cá bố mẹ được chọn xong, bố trí cá vào 3 ao đã chuẩn

bị sẵn mỗi ao một cặp Trong thời gian cho cá đẻ, có bổ sung thức ăn cho cá bằng cá tạp,mỗi ngày một lần vào buổi sáng đến khi cá đẻ

3.3.3.2 Thí nghiệm 2: Cho cá sinh sản bán nhân tạo

Thí nghiệm được thực hiện cho cá sinh sản 2 đợt vào lúc đầu vụ từ tháng 2 - 3/2014 và cuối

vụ sinh sản từ 9 - 10/2013, mỗi đợt 2 lần và mỗi lần 3 cặp cá Sau khi chọn cá xong thì tiếnhành tiêm thuốc cho cá bằng HCG với liều 3.000 UI/kg đối với cá đực và 500 UI/kg đối với

cá cái, khi tiêm xong bố trí cá vào ao đã chuẩn bị sẵn mỗi ao một cặp

Trang 21

3.3.4 Ghi nhận các chỉ tiêu

3.3.4.1 Chỉ tiêu môi trường

Theo dõi các chỉ tiêu như: nhiệt độ, pH được xác định 2 lần/ngày vào lúc 7h30 và 14h Đốivới nhiệt độ nước dùng nhiệt kế để đo, pH của nước dùng bộ test pH để xác định

3.3.4.2 Chỉ tiêu sinh sản của cá lóc

Xác định thời gian hiệu ứng thuốc, tỷ lệ cá đẻ, sức sinh sản tương đối

Thời gian hiệu ứng thuốc: là thời gian từ lúc tiêm liều quyết định đến khi cá đẻ.

Tỷ lệ cá đẻ: tỷ lệ cá đẻ được tính dựa vào tỷ lệ phần trăm số cá sinh sản trên tổng số cá cho

sinh sản

Sức sinh sản tương đối: là tổng số trứng thu được trên 1kg cá cái cho tham gia sinh sản.

Lấy 3 khay nhựa để chứa trứng (100 trứng/khay), đồng thời theo dõi các chỉ tiêu tỷ lệ thụtinh, tỷ lệ nở và tỷ lệ dị hình của cá bột

Tỷ lệ thụ tinh: được tính theo tỷ lệ phần trăm số trứng thụ tinh trên tổng số trứng quan sát.

Trang 22

Hình 3.4 Tổ trứng cá lóc và cá bột

3.3.5 Phương pháp xử lý số liệu

CáC giá trị trung bình, độ lệch chuẩn được tính bằng cách sử dụng phần mềm MicrosofeExcel để tính Phân tích số liệu bằng phần mềm SPSS 16.0

Trang 23

CHƯƠNG IV KẾT QUẢ THẢO LUẬN

4.1 Thí nghiệm 1: Cho cá lóc sinh sản tự nhiên

4.1.1 Các chỉ tiêu môi trường trong thí nghiệm

Sự biến động của các yếu tố nhiệt độ và pH trong suốt quá trình thí nghiệm cho cá sinh sản

tự nhiên được trình bày ở bảng 4.1

Bảng 4.1 Chỉ tiêu nhiệt độ và pH trong thí nghiệm cho cá đẻ ở cuối vụ và đầu vụ (TN1)

Giá trị thể hiện là số trung bình và độ lệch chuẩn.

Nhiệt độ môi trường có tác động trực tiếp đến đời sống của cá, ảnh hưởng đến sự sinhtrưởng, phát triển và sinh sản của cá Bên cạnh đó, pH cũng là một yếu tố môi trường quantrọng ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của cá Qua hai đợt cho cá lóc sinh sản tự nhiên ởđầu vụ và cuối vụ, nhiêt độ nước trong ao dao động từ 25,7 - 29,8 0C và pH từ 7,3 - 7,8.Theo Trương Quốc Phú (2004), thì nhiệt độ thích hợp cho tôm cá phát triển là từ 25 - 32 0C

và pH thích hợp trong khoảng 6,5 - 9,0 Với kết quả trên thì nhiệt độ và pH phù hợp cho cásinh sản

4.1.2 So sánh các chỉ tiêu sinh sản của cá lóc trong TN1 ở cuối vụ (9 - 10/2013)

Từ kết quả ở bảng 4.2 cho thấy, thời gian trung bình để cá bắt đầu bắt cặp giữa hai lần sinhsản có sự chênh lệch không nhiều Thời gian cá bắt đầu bắt cặp sinh sản trong sinh sản lần 1

là 33,97 giờ, lần 2 là 37,23 giờ khác nhau không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05) Có thể là domức độ thành thục của cá khác nhau, nhiệt độ lúc cho cá sinh sản lần 1 cao hơn lần 2, nhiệt

độ lần 1 dao động từ 26,7 - 28,30C và lần 2 từ 25,7 - 27,50C, do đó thời gian hiệu ứng trongsinh sản lần 1 ngắn hơn lần 2 Theo Nguyễn Thành Nghĩa (2011), cho cá lóc sinh sản tựnhiên có thời gian hiệu ứng từ 36 - 44 giờ so với kết quả trên là hoàn toàn phù hợp

Tỷ lệ cá đẻ ở lần 1 cao hơn lần 2: cụ thể lần 1 là 100%; lần 2 là 66,7% Sức sinh sản tươngđối trung bình ở lần 1 là 12.971 trứng/kg cá cái cao hơn sức sinh sản tương đối trung bình ởlần 2 là 9.983 trứng/kg cá cái Nguyên nhân là do ảnh hưởng từ khối lượng của cá cái chosinh sản, cá cho sinh sản lần 1 có khối lượng lớn hơn lần 2: cá cái cho sinh sản lần 1 có khốilượng đạt 0,7 - 0,95 kg, lần 2 là 0,5 - 0,75kg Bên cạnh đó, thời gian cho cá sinh sản lần 2 so

Trang 24

với mùa vụ sinh sản của cá là quá trễ (khoảng cách giữa 2 lần sinh sản là 40 ngày) nênkhông phù hợp cho cá sinh sản và mức độ thành thục của cá đã giảm.

Bảng 4.2 Kết quả các chỉ tiêu sinh sản của cá lóc ở cuối vụ (TN1)

Chỉ tiêu theo dõi Sinh sản lần 1 (4/9/2013) Sinh sản lần 2 (15/10/2013)

Giá trị thể hiện là số trung bình và độ lệch chuẩn.

Các giá trị trong cùng một dòng có các ký tự giống nhau thì khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p

> 0,05).

Tỷ lệ trứng thụ tinh và tỷ lệ nở của trứng cá trong sinh sản lần 1 cao hơn lần 2, tỷ lệ trứngthụ tinh và tỷ lệ nở của trứng cá trong sinh sản lần 1 là 92,4% và 96,8%; lần 2 là 85,5% và89,9% (Bảng 4.2) và khác nhau có ý nghĩa thống kê (p < 0,05) Tỷ lệ dị hình của cá bộttrong hai lần sinh sản thấp và không có sự chênh lệch nhiều, tỷ lệ dị hình lần 1 là 0,50%; lần

2 là 0,87% khác nhau không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05) Nguyên nhân do lúc cho cá sinhsản lần 2 là thời gian sinh sản quá trễ so với mùa vụ sinh sản của cá lóc, nên không thích hợpcho cá sinh sản, trứng và tinh trùng đã đi vào giai đoạn thoái hóa Vì vậy, các chỉ tiêu sinhsản của cá lóc lần 2 thấp hơn lần 1 Theo Nguyễn Thành Nghĩa (2011), cho cá lóc sinh sản

tự nhiên có tỷ lệ trứng thụ tinh và tỷ lệ nở dao động trong khoảng 92 - 96% Như vậy, kếtquả thí nghiệm trên là phù hợp với kết quả thí nghiệm của Nguyễn Thành Nghĩa (2011)

4.1.3 So sánh các chỉ tiêu sinh sản của cá lóc trong TN1 ở đầu vụ (2 - 3/2014)

Từ kết quả ở bảng 4.3 cho thấy, trong 2 lần cho cá lóc sinh sản tự nhiên đều có tỷ lệ cá đẻ là66,7% Thời gian của cá bắt cặp sinh sản lần 1 kéo dài đến 42,13 giờ, trong khi đó thời giancủa cá bắt cặp sinh sản lần 2 rút ngắn lại chỉ có 23,78 giờ Do trong sinh sản lần 1 là thờigian quá sớm ở đầu vụ nên mức độ thành thục của cá chưa tốt, trứng cá chưa tới giai đoạnchín và rụng trứng Bên cạnh đó, nhiệt độ nước lúc cho cá sinh sản lần 2 cao hơn lần 1, cụthể nhiệt độ lần dao động từ 26,3 - 27,8 0C và lần 2 từ 27,8 -29,8 0C (Bảng 4.1), nên thờigian bắt đầu bắt cặp của cá sinh sản lần 2 ngắn hơn lần 1 Sức sinh sản tương đối trung bìnhcủa cá giữa 2 lần sinh sản không chênh lệch nhiều, sinh sản lần 1 là 15.386 trứng/kg cá cái

và sinh sản lần 2 là 17.171 trứng/kg cá cái và khác nhau không có ý nghĩa thống kê (p >0,05) Do khối lượng cá cái không có sự chênh lệch nhiều: cụ thể khối lượng cá cái cho sinhsản lần 1 dao động từ 0,9 - 1,05kg và lần 2 dao động từ 1,07 - 1,25kg

Trang 25

Bảng 4.3 Kết quả các chỉ tiêu sinh sản của cá lóc ở đầu vụ (TN1)

Chỉ tiêu theo dõi Sinh sản lần 1 (20/02/2013) Sinh sản lần 2 (10/3/2013)

Giá trị thể hiện là số trung bình và độ lệch chuẩn.

Các giá trị trong cùng một dòng có các ký tự giống nhau thì khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p

> 0,05).

Qua bảng 4.3 cũng cho thấy, tỷ lệ thụ tinh và tỷ lệ dị hình của cá bột trong sinh sản lần 1 là78,2% và 1,10% khác nhau không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05) so với tỷ lệ thụ tinh và tỷ

lệ dị hình trong sinh sản lần 2 lần lượt là 79,4% và 0,77% Do cá được chọn cho sinh sản đều

có mức độ thành thục tương tự nhau, đều cho sinh sản lần đầu, khoảng cách giữa 2 lần sinhtương đối ngắn (20 ngày) nên không có sự chênh lệch lớn Tỷ lệ nở trứng cá trong sinh sảnlần 1 là 77,9%, tỷ nở trong sinh sản lần 2 là 82,0% khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05)

Do chất lượng tế bào trứng và tinh trùng không đều nhau, nên làm ảnh hưởng đến quá trìnhphát triển phôi, nên tỷ lệ nở của trứng giữa lần sinh sản có sự khác biệt

4.1.4 So sánh kết quả sinh sản tự nhiên của cá lóc ở đầu vụ và cuối vụ

Từ bảng 4.4 cho thấy, tỷ lệ cá đẻ có sự chênh lệch nhau, ở đầu vụ là 66,7%, trong khi đó tỷ

lệ cá đẻ ở cuối vụ lên đến 83,4% Do thời gian sinh sản giữa hai đợt khác nhau, mức độthành thục của cá cũng khác nhau nên ảnh hưởng đến tỷ lệ cá đẻ Bên cạnh đó, thời gian củahai đợt sinh sản không phải là thời gian thích hợp cho sinh sản tự nhiên của cá lóc nên có tỷ

lệ cá đẻ thấp Nguyên nhân dẫn đến độ lệch chuẩn của tỷ lệ cá đẻ ở cuối vụ lớn là do tỷ lệ cá

đẻ giữa 2 lần sinh sản ở cuối vụ có sự chênh lệch lớn: cụ thể, tỷ lệ cá đẻ lần 1 là 100%; lần 2

là 66,7% Thời gian cá bắt đầu đẻ ở đầu vụ ngắn hơn ở cuối vụ: đầu vụ là 32,95 giờ, ở cuối

vụ là 35,27 giờ khác nhau không có ý nghĩa thống kê giữa 2 đợt sinh sản (p > 0,05) Do nhiệt

độ ảnh hưởng rất lớn đến thời gian rụng trứng mà nhiệt độ giữa hai đợt sinh sản tươngđương nhau: nhiệt độ trong đợt sinh sản đầu vụ từ 26,3 – 29,8 0C; cuối vụ từ 25,7 - 28,30C(Bảng 4.1) Theo Nguyễn Văn Kiểm (2004), nhiệt độ càng cao (trong giới hạn cho phép) sẽcùng thúc đẩy quá trình sinh sản của cá và ngược lại Nhìn chung qua hai đợt cho cá lóc sinhsản tự nhiên thì cá đẻ không đồng loạt, thời gian chênh lệch nhau nhiều và tỷ lệ cá đẻ tươngđối thấp

Trang 26

Bảng 4.4 So sánh kết quả sinh sản tự nhiên của cá lóc đầu vụ và cuối vụ

Giá trị thể hiện là số trung bình và độ lệch chuẩn.

Các giá trị trong cùng một dòng có các ký tự giống nhau thì khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p

> 0,05).

Sức sinh sản tương đối trung bình của hai đợt cho cá lóc sinh sản có sự chênh lệch nhiều: ởđầu vụ là 16.279 trứng/kg cá cái, cuối vụ là 11.776 trứng/kg cá cái khác nhau có ý nghĩathống kê (p < 0,05) Có nhiều nguyên nhân ảnh hưởng đến sức sinh sản tương đối của cá.Một trong những nguyên nhân đó là khối lượng cá cái cho sinh sản ở đầu vụ có khối lượnglớn hơn nên sức sinh sản tương đối trung bình ở đầu vụ cao hơn ở cuối vụ: khối lượng cá cáicho sinh sản đầu vụ dao động từ 0,9 - 1,25kg; cuối vụ dao động từ 0,5 - 0,95kg TheoNguyễn Thành Nghĩa (2011) cho cá lóc sinh sản tự nhiên, với kết quả ghi nhận được sứcsinh sản tương đối dao động trong khoảng 13.432 - 15.091 trứng/kg cá cái Như vậy, kết quảcho cá lóc sinh sản trong thí nghiệm trên là phù hợp

Tỷ lệ trứng thụ tinh và tỷ lệ trứng nở ở đợt sinh sản cuối vụ là 89,7% và 94,0%, trong khi đó

ở đợt sinh sản đầu vụ chỉ đạt 78,8% và 79,5% khác nhau có ý nghĩa thống kê (p < 0,05),Nhìn chung, kết quả thực nghiệm cho cá sinh sản tự nhiên ở đầu vụ và cuối vụ có tỷ lệ trứngthụ tinh và tỷ lệ nở tương đối cao Do trong điều kiện cho cá lóc sinh sản tự nhiên phù hợpvới đặc điểm sinh sản của cá lóc, nhưng vẫn có sự chênh lệch giữa hai đợt sinh sản Nguyênnhân có sự chênh lệch giữa 2 đợt là do thời gian cho sinh sản cá sinh sản không phải là chính

vụ, thời điểm cho cá sinh sản từng đợt khác nhau Tỷ lệ dị hình của cá bột cho sinh sản đầu

vụ là 0,93%, sinh sản cuối vụ là 0,65% So với kết quả cho cá lóc sinh sản tự nhiên củaNguyễn Thành Nghĩa (2011) có tỷ lệ trứng thụ tinh và tỷ lệ nở dao động từ 92% - 96% Nhưvậy, kết quả sinh sản của cá lóc trong lần thí nghiệm này thấp hơn

Trang 27

4.2 Thí nghiệm 2: Cho cá sinh sản bán nhân tạo

4.2.1 Các chỉ tiêu môi trường trong thí nghiệm

Sự biến động của các yếu tố nhiệt độ và pH trong suốt quá trình thí nghiệm cho cá lóc sinhsản bán nhân tạo ở đầu vụ và cuối vụ được trình bày ở bảng 4.5

Bảng 4.5 Chỉ tiêu nhiệt độ và pH trong thí nghiệm cho cá đẻ ở đầu vụ và cuối vụ (TN2)

Qua bảng 4.5 cho thấy nhiệt độ nước trong ao bố trí thí nghiệm cho cá sinh sản bán nhân tạo

ở đầu vụ và cuối vụ dao động trong khoảng từ 25,8 - 29,50C và pH nước dao động từ 7,3 7,7 Nhìn chung nhiệt độ và pH nước trong ao phù hợp cho cá lóc sinh sản

-4.2.2 So sánh các chỉ tiêu sinh sản của cá lóc trong TN2 ở cuối vụ (9 - 10/2013)

Kết quả các chỉ tiêu sinh sản của cá lóc trong điều kiền cho sinh sản bán nhân tạo ở cuối vụđược trình bày trong bảng 4.6

Bảng 4.6 Kết quả các chỉ tiêu sinh sản của cá lóc ở cuối vụ (TN2)

Chỉ tiêu theo dõi Sinh sản lần 1 (4/9/2013) Sinh sản lần 2 (15/10/2013)

Giá trị thể hiện là số trung bình và độ lệch chuẩn.

Các giá trị trong cùng một dòng có các ký tự giống nhau thì khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p

> 0,05).

Qua bảng 4.6 cho thấy, trong 2 lần cho cá sinh sản đều có tỷ lệ cá đẻ là 100% Thời gianhiệu ứng ngắn và không có sự chênh lệch nhiều giữa 2 lần sinh sản dao động từ 20,37 - 21,5giờ khác nhau có ý nghĩa thống kê (p < 0,05), nguyên nhân là do cá rụng trứng đồng loạt hơnnhờ có sự tác động của kích thích tố HCG kích thích quá trình rụng trứng diễn ra nhanh hơn.Sức sinh sản tương đối trung bình của sinh sản lần 1 là 12.582 trứng/kg cá cái không có sự

Trang 28

(p > 0,05) Kết quả sinh sản lần này cũng tương đối phù hợp với kết quả cho cá lóc sinh sảnbán nhân tạo của Nguyễn Thành Nghĩa (2011), có sức sinh sản thực tế dao động từ 9.774 -12.037 trứng/kg cá cái.

Tỷ lệ trứng thụ tinh và tỷ lệ trứng nở trong sinh sản lần 1 là 85,0% và 82,6%, nhưng trongsinh sản lần 2 chỉ đạt lần lượt là 75,0% và 79,7% Do ảnh hưởng trực tiếp từ yếu tố mùa vụsinh sản làm ảnh hưởng đến chất lượng trứng, tinh trùng của cá bố mẹ Theo Nguyễn ThànhNghĩa (2011), cho cá lóc sinh sản bán nhân tạo đã ghi nhận các kết quả như: tỷ lệ trứng thụtinh và tỷ lệ trứng nở là 76% và 92% Như vậy, kết quả sinh sản trên là tương đối phụ hợp

Tỷ lệ dị hình của cá bột trong sinh sản lần 1 là 0,95% và tỷ lệ dị hình của cá bột trong sinhsản lần 2 là 1,11% khác nhau không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05)

4.2.3 So sánh các chỉ tiêu sinh sản của cá lóc trong TN2 ở đầu vụ (02 - 3/2014)

Kết quả các chỉ tiêu sinh sản của cá lóc trong điều kiền cho sinh sản bán nhân tạo ở đầu vụđược thể hiện trong bảng 4.7

Bảng 4.7 Kết quả các chỉ tiêu sinh sản của cá lóc ở đầu vụ (TN2)

Chỉ tiêu theo dõi Sinh sản lần 1 (20/02/2014) Sinh sản lần 2 (10/3/2014)

Giá trị thể hiện là số trung bình và độ lệch chuẩn.

Các giá trị trong cùng một dòng có các ký tự giống nhau thì khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p

Trang 29

-Tỷ lệ thụ tinh và tỷ lệ nở trong sinh sản lần 1 là 41,4% và 37,8%, và lần 2 đạt lần lượt là58,9% và 55,9% khác nhau có ý nghĩa thống kê (p < 0,05) (Bảng 4.7) Do ảnh hưởng trựctiếp từ yếu tố mùa vụ, mức độ thành thục của cá, trong đợt sinh sản lần 2 thì thời điểm nàygần tới lúc chính vụ nên có kết quả sinh sản tốt hơn Nguyên nhân dẫn đến kết quả tỷ lệtrứng thụ tinh và tỷ lệ trứng nở của 2 lần sinh sản thấp là do lúc cho sinh sản không chính vụ,mức độ thành thục của cá chưa tốt và ảnh hưởng của liều lượng kích thích tố sử dụng TheoLâm Mỹ Lệ (2011) cho cá lóc sinh sản bán nhân tạo đã ghi nhận tỷ lệ trứng thụ tinh và tỷ lệtrứng nở là 56% và 85% Như vậy, kết quả sinh sản trên là tương đối thấp hơn Tỷ lệ dị hìnhcủa cá bột trong sinh sản lần 1 là 1,61%, cao hơn tỷ lệ này trong sinh sản lần 2 là 1,18% vàkhác biệt không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05).

4.2.4 So sánh kết quả sinh sản bán nhân tạo của cá lóc ở đầu vụ và cuối vụ

Kết quả các chỉ tiêu sinh sản của cá lóc ở 2 đợt sinh sản trong điều kiện cho sinh sản bánnhân tạo ở đầu vụ và cuối được trình bày ở bảng 4.8

Bảng 4.8 So sánh kết quả sinh sản tự bán nhân tạo của cá lóc đầu vụ và cuối vụ

Giá trị thể hiện là số trung bình và độ lệch chuẩn.

Các giá trị trong cùng một dòng có các ký tự giống nhau thì khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p

> 0,05).

Qua bảng 4.8 cho thấy hai đợt sinh sản đều có tỷ lệ cá đẻ là 100% Thời gian hiệu ứng thuốcgiữa hai đợt cho cá sinh sản đều gần như nhau, ở sinh sản đầu vụ là 21,15 giờ, cuối vụ là20,93 giờ Do có sự can thiệp của kích thích tố HCG nên quá trình sinh sản của cá lóc diễn

ra đồng loạt và nhanh hơn Kết quả này phù hợp với kết quả thí nghiệm của Ngô Thị Hạnh(2001) cho cá lóc sinh sản bán nhân tạo đã ghi nhận thời gian hiệu ứng của cá là 22 giờ.Đồng thời, kết quả trên cũng phù hợp với kết quả thí nghiệm cho cá lóc sinh sản bán nhântạo của Nguyễn Hữu Nhẹ (2010), có thời gian hiệu ứng dao động từ 19 - 21 giờ

Sức sinh sản tương đối khi cho cá sinh sản của hai đợt có sự chênh lệch nhiều, ở đầu vụ là15.402 trứng/kg cá cái, cuối vụ là 11.920 trứng/kg cá cái khác nhau có ý nghĩa thống kê(p<0,05) Do khối lượng cá cái ảnh hưởng trực tiếp đến sức sinh sản tương đối của cá, màkhối lượng cá cái cho sinh sản ở đầu vụ lớn hơn ở cuối vụ: cụ thể, khối lượng cá cái cho sinhsản đầu vụ dao động từ 0,85 - 1,2kg; cuối vụ dao động từ 0,75 - 1kg

Trang 30

Qua bảng 4.8 cho thấy, tỷ lệ trứng thụ tinh và tỷ lệ trứng nở trong đợt cho cá sinh sản cuối

vụ cao hơn ở đầu vụ: cuối vụ đạt lần lượt là 80% và 81,2%, ở đầu vụ chỉ đạt lần lượt là50,2% và 46,8% khác nhau có ý nghĩa thống kê (p < 0,05) Ngược lại, tỷ lệ dị hình của cábột ở đầu vụ cao hơn so với ở cuối vụ, cụ thể ở đầu vụ là 1,40% và cuối vụ là 1,03% Điềunày được giải thích do ảnh hưởng của yếu tố mùa vụ, thời điểm cho cá sinh sản từng đợtkhác nhau, mức độ thành thục và chất lượng trứng và tinh trùng của cá bố mẹ cũng khácnhau

4.3 So sánh các chỉ tiêu sinh sản của cá lóc sinh sản tự nhiên và bán nhân tạo

4.3.1 So sánh kết quả cho cá sinh sản trong TN1 và TN2 ở cuối vụ (9 - 10/2013)

Trong đợt sinh sản cuối vụ lần 1 kết quả các chỉ tiêu sinh sản của cá lóc trong điều kiện chosinh sản tự nhiên và bán nhân tạo được trình bày ở bảng 4.9

Bảng 4.9 Kết quả cho cá sinh sản ở cuối vụ (TN1 và TN2)

Giá trị thể hiện là số trung bình và độ lệch chuẩn.

Các giá trị trong cùng một dòng có các ký tự giống nhau thì khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p

> 0,05)

Từ bảng 4.9 cho thấy, thí nghiệm cho cá sinh sản bán nhân tạo tiêm kích thích tố HCG có tỷ

lệ cá đẻ là 100%, trong khi đó ở sinh sản tự nhiên chỉ đạt 83,4% Nguyên nhân là do trongsinh sản bán nhân tạo có sự tác dụng của kích thích tố, còn trong sinh sản tự nhiên phụ thuộcvào điều kiện sinh lý, sinh thái

Khoảng thời gian cá bắt đầu sinh sản của thí nghiệm 1 và thời gian hiệu ứng thuốc của cá ởthí nghiệm 2 có sự chênh lệch nhiều Trong thí nghiệm cho cá sinh sản tự nhiên, thời gian cábắt đầu sinh sản là 35,27 giờ, trong khi ở thí nghiệm cho cá sinh sản bán nhân tạo thời gianhiệu ứng thuốc chỉ có 20,93 giờ Điều này được giải thích: đối với thí nghiệm cho cá đẻ bánnhân tạo có can thiệp của kích thích tố HCG làm cho trứng rụng nhanh hơn so với thínghiệm cho cá đẻ tự nhiên, (HCG tác động lên nang trứng cá, làm cho nang trứng sản xuất rayếu tố gây chín trứng là hormone Steroid C21 và yếu tố gây rụng trứng, chẳng hạn như

Ngày đăng: 20/12/2014, 16:04

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w