Việt Nam gia nhập hiệp định về đàn cá di cư của Liên Hợp Quốc năm 1995 thách thức và giải pháp Nguyễn Thị Kim Anh Khoa Luật Luận văn Thạc sĩ ngành: Luật Quốc tế; Mã số: 60 38 60 Người hướng dẫn: TS. Đinh Xuân Thảo Năm bảo vệ: 2009 Abstract: Phân tích, làm rõ nội dung cơ bản và những điểm nổi bật của Hiệp định về đàn cá di cư của Liên Hiệp Quốc năm 1995. Tìm hiểu những kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới như: Ấn Độ, Nhật Bản trong việc gia nhập Hiệp định, cũng như quá trình thực thi Hiệp định của các quốc gia là thành viên trong giai đoạn hiện nay. Đánh giá thực trạng nghề cá Việt Nam, trên cơ sở đó đưa ra những thách thức có thể gặp phải khi Việt Nam gia nhập Hiệp định năm 1995 trong giai đoạn hiện nay. Rút ra một số bài học kinh nghiệm và đề xuất các giải pháp để Việt Nam sớm gia nhập Hiệp định năm 1995 Keywords: Liên hợp quốc; Luật Quốc tế; Pháp luật Việt Nam; Đàn cá di cư Content Mở đầu 1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài Hiện có một số văn bản pháp luật quốc tế điều chỉnh về quản lý nghề cá, đó là: Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (sau đây gọi là Công ước năm 1982); Bộ quy tắc ứng xử nghề cá có trách nhiệm của Tổ chức Nông lương thế giới (FAO) năm 1993, Hiệp định thực thi các điều khoản của Công ước năm 1982 về bảo tồn và quản lý các đàn cá lưỡng cư và di cư xa của Liên hợp quốc năm 1995 (sau đây gọi là Hiệp định năm 1995)… Cho đến nay, Việt Nam đã tham gia Công ước năm 1982; Bộ quy tắc ứng xử nghề cá có trách nhiệm. Đây là cơ sở pháp lý để Việt Nam tiến hành đàm phán, hợp tác về nghề cá với các quốc gia láng giềng nói riêng và với các quốc gia trên thế giới nói chung. Riêng đối với Hiệp định năm 1995, chúng ta đang được khuyến nghị là nên xem xét để gia nhập Hiệp định này. Cuối năm 2005, Chính phủ đã giao Bộ Thuỷ sản, nay là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Bộ Ngoại giao sớm xây dựng lộ trình để trình Thủ tướng Chính phủ về việc xem xét, gia nhập Hiệp định này. 2 Công ước năm 1982 đã quy định về các vấn đề hợp tác liên quan đến luật biển nói chung và về hợp tác nghề cá nói riêng. Trước khi có Công ước năm 1982, việc quản lý, khai thác, sử dụng nguồn lợi thuỷ sản trên biển của các quốc gia chủ yếu tùy thuộc vào ý muốn chủ quan của mỗi quốc gia. Trong khi đó, thuỷ sản khác với các nguồn tài nguyên khác: thuỷ sản luôn vận động; có thể di chuyển từ vùng này sang vùng khác, quốc gia này sang quốc gia khác, khu vực này sang khu vực khác…; là tài nguyên sinh vật nên có thể tái tạo. Do vậy, nếu không có sự quản lý tốt, mạnh ai nấy làm, khai thác một cách bừa bãi, sẽ dẫn tới tình trạng nguồn lợi sinh vật biển dần bị cạn kiệt và có nguy cơ tuyệt chủng. Nguồn lợi thuỷ sản không phải là vô hạn mà đã đến lúc phải có cơ chế để quản lý nguồn lợi thuỷ sản nói chung ở trong vùng đặc quyền kinh tế của mỗi quốc gia và ở vùng biển cả. Vấn đề đặt ra là phải có sự hợp tác giữa các quốc gia để cùng chung tay khai thác và bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản một cách bền vững. Công ước năm 1982 đã quy định các vấn đề liên quan đến nghề cá như: về quyền đánh cá trên biển; cân bằng lợi ích của các quốc gia; tài nguyên sinh vật biển được chia sẻ cho hai hay nhiều quốc gia; ngăn chặn sự suy giảm tài nguyên thuỷ sản trên biển và giải quyết tranh chấp quốc tế về khai thác thuỷ sản. Tuy nhiên trong Công ước năm 1982 còn một số vấn đề quy định còn thiếu hoặc đã được quy định nhưng chưa thật cụ thể. Đó là, Điều 63 và Điều 64, Công ước năm 1982 chưa có quy định về việc quản lý nguồn lợi đối với đàn cá di cư, chưa đưa ra được cách thức hợp tác giữa các quốc gia; từ Điều 116 đến Điều 119, Công ước chưa nêu rõ được hình thức hợp tác giữa các quốc gia là như thế nào. Hiệp định năm 1995 đã cụ thể hoá các điều khoản của Công ước năm 1982 về việc bảo tồn và quản lý các đàn cá lưỡng cư và di cư xa. Những nội dung chính của Hiệp định năm 1995 là: nguyên tắc bảo tồn và quản lý; cơ chế hợp tác quốc tế trong bảo tồn và quản lý; cơ chế giám sát, kiểm soát và thi hành; yêu cầu của quốc gia đang phát triển và giải quyết tranh chấp đều nhằm mục tiêu là bảo đảm sự tồn tại dài hạn và sử dụng bền vững đàn cá di cư. Khi tham gia Công ước năm 1982 và Hiệp định năm 1995, các quốc gia phải có trách nhiệm nội luật hoá các quy định của Công ước năm 1982 và Hiệp định năm 1995; đảm bảo nguồn lợi thuỷ sản được khai thác một cách bền vững, an toàn nhằm duy trì bảo tồn, quản lý nguồn lợi thuỷ sản, chống hành vi đánh bắt thuỷ sản bất hợp pháp, không theo quy định hoặc không báo cáo. 3 Khi tham gia Hiệp định năm 1995, các quốc gia có quyền thu thập, xử lý và trao đổi thông tin về đàn cá lưỡng cư và di cư xa; thực hiện việc kiểm tra, kiểm soát đối với các hoạt động khai thác nguồn lợi ở vùng biển cả; tiêu thụ sản phẩm thuỷ sản an toàn, có nghĩa là ngư dân phải dán nhãn xuất xứ hàng hoá đối với sản phẩm thuỷ sản do quốc gia mình khai thác được; nghiên cứu khoa học phục vụ cho công tác khai thác nguồn lợi sinh vật biển đảm bảo ở mức cho phép… Như vậy, có thể nói, việc tham gia Hiệp định về đàn cá lưỡng cư và di cư xa mang lại nhiều lợi ích cho quốc gia là thành viên của Hiệp định. Việt Nam là Quốc gia ven biển, nằm trong khu vực Đông Nam á, có chiều dài bờ biển hơn 3.260 km, diện tích vùng nội thuỷ và lãnh hải rộng 226.000 km 2 , vùng đặc quyền kinh tế rộng trên một triệu km 2 với những tiềm năng lớn cả về nuôi trồng và khai thác thuỷ sản. Trong những năm gần đây, ngành Thuỷ sản được coi là Ngành kinh tế mũi nhọn và có vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế – xã hội của đất nước, góp phần xóa đói giảm nghèo và nâng cao mức sống cho cộng đồng ngư dân. Tổng sản lượng toàn ngành Thuỷ sản năm 2007 đạt 4,15 triệu tấn, trong đó, sản lượng khai thác biển là 2.060.000 tấn và tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt 3,8 tỷ đô-la Mỹ [20]. Năm 2008, tổng kim ngạch xuất khẩu hàng thuỷ sản đạt 4,5 tỷ USD, tăng 19,6% so với cùng kỳ năm trước [21]. Biển Việt Nam có trên 2030 loài cá, trong đó có khoảng 130 loài kinh tế, 1.600 loài giáp xác, 2.500 loài nhuyễn thể, ngoài ra còn có các loài rong tảo, chim và thú biển khác như rùa, cá heo, bò biển…Trữ lượng cá ở biển Việt Nam dao động trong khoảng từ 3,1 – 4,2 triệu tấn và khả năng khai thác bền vững từ 1,5 – 1,7 triệu tấn [34]. Việt Nam có nghề cá quy mô nhỏ, nghề cá nhân dân, là nước đang phát triển nên việc xem xét để gia nhập Hiệp định năm 1995 vừa là điều kiện tất yếu khách quan trong xu thế hội nhập, vừa là điều kiện chủ quan. Bởi Việt Nam đã là thành viên của Công ước năm 1982 vào năm 1994, và những lợi ích của Công ước năm 1982, Hiệp định năm 1995 mang lại sẽ có nhiều lợi ích đối với nước ta, một quốc gia đang trong giai đoạn phát triển. Tuy nhiên, cho đến nay mới chỉ có 75 quốc gia và vùng lãnh thổ là thành viên của Hiệp định. Trong khi đó, ở khu vực Đông Nam á chưa có quốc gia nào tham gia Hiệp định này. Nhiều quốc gia, như Hàn Quốc, Trung Quốc, Malaixia, Thái Lan… đang trong quá trình nghiên cứu, cân nhắc việc gia nhập Hiệp định. Việt Nam cũng nằm trong những quốc gia đó. Để có cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc xem xét, gia nhập Hiệp định này trong thời gian tới, tác giả mạnh dạn lựa chọn đề tài “Việt Nam gia nhập Hiệp định về đàn cá di cư của Liên Hợp quốc năm 1995, thách thức và giải pháp” làm đề tài nghiên cứu của mình với 4 mong muốn đóng góp phần nào vào quá trình chuẩn bị để Việt Nam sớm gia nhập Hiệp định này. 2. Tình hình nghiên cứu Luận văn đề cập đến một vấn đề hoàn toàn mới mà trước nay ở Việt Nam chưa có công trình nào nghiên cứu. Mong muốn của tác giả là thông qua luận văn này, đưa ra được những đánh giá về lợi ích và khó khăn, thách thức đối với Việt Nam khi gia nhập Hiệp định; trên cơ sở khái quát thực trạng việc gia nhập Hiệp định này theo pháp luật quốc tế và pháp luật quốc gia, luận văn nêu lên một số đề xuất về các giải pháp để Việt Nam sớm là thành viên của Hiệp định này. 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài 3.1. Mục đích Mục đích của việc nghiên cứu đề tài là góp phần làm rõ hơn nội dung của Hiệp định năm 1995 trong mối tương quan với các điều ước quốc tế về thuỷ sản có liên quan, đồng thời, nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của một số quốc gia trên thế giới trong việc gia nhập và thực hiện Hiệp định này. Trên cơ sở đó, rút ra những bài học kinh nghiệm, đề xuất các giải pháp góp phần đẩy nhanh tiến trình để Việt Nam sớm gia nhập Hiệp định này. 3.2. Nhiệm vụ Với mục đích trên, luận văn có nhiệm vụ cơ bản sau đây: - Phân tích, làm rõ nội dung cơ bản và những điểm nổi bật của Hiệp định năm 1995. - Tìm hiểu những kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới trong việc gia nhập Hiệp định, cũng như quá trình thực thi Hiệp định của các quốc gia là thành viên trong giai đoạn hiện nay. - Đánh giá thực trạng nghề cá Việt Nam, trên cơ sở đó đưa ra những thách thức có thể gặp phải khi Việt Nam gia nhập Hiệp định năm 1995 trong giai đoạn hiện nay. - Rút ra bài học kinh nghiệm và đề xuất các giải pháp để Việt Nam sớm gia nhập Hiệp định năm 1995. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài Luận văn đi sâu nghiên cứu về nội dung cơ bản, những điểm nổi bật của Hiệp định năm 1995 so với các điều ước quốc tế về thuỷ sản khác có liên quan. Từ đó đề ra các giải pháp để Việt Nam sớm là thành viên của Hiệp định năm 1995. Về phạm vi nghiên cứu, luận văn tập trung nghiên cứu những vấn đề sau: 5 - Một số vấn đề lý luận về Hiệp định năm 1995; - Phân tích, tìm hiểu những kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới trong việc gia nhập Hiệp định, cũng như quá trình thực thi Hiệp định của các quốc gia là thành viên trong giai đoạn hiện nay; - Phân tích, đánh giá thực trạng nghề cá Việt Nam, trên cơ sở đó đưa ra những thách thức có thể gặp phải khi Việt Nam gia nhập Hiệp định năm 1995 trong giai đoạn hiện nay. - Rút ra bài học kinh nghiệm và đề xuất các giải pháp để Việt Nam sớm gia nhập Hiệp định năm 1995. 5. Phương pháp nghiên cứu đề tài Luận văn được nghiên cứu trên cơ sở các quan điểm của Chủ nghĩa Mác - Lê nin và tư tưởng Hồ Chính Minh về pháp luật, quan điểm của Đảng và Nhà nước Việt Nam về việc ký kết, gia nhập điều ước quốc tế. Trong quá trình nghiên cứu, luận văn đã áp dụng một số phương pháp cụ thể như: Phương pháp phân tích để làm sáng tỏ những nội dung thuộc phạm vi nghiên cứu; phương pháp so sánh được sử dụng để làm rõ mức độ tương quan giữa quy định của pháp luật quốc tế với pháp luật Việt Nam và đặc biệt là thông qua phương pháp này để có được những đánh giá khách quan giữa quy định của pháp luật với thực tiễn thực hiện các quy định ấy; phương pháp tổng hợp và thống kê được sử dụng để khái quát nội dung nghiên cứư một cách hệ thống, làm cho vấn đề nghiên cứu trở nên ngắn gọn, súc tích, dễ hiểu. Đồng thời, phương pháp này được dùng để thu thập và cung cấp một số số liệu liên quan đến việc thực thi Hiệp định năm 1995 trên thực tiễn; phương pháp xã hội học được dùng để đánh giá, phân tích nhữnh điều kiện kinh tế, chính trị xã hội với việc thực hiện Hiệp định năm 1995 ở Việt Nam 6. Những kết quả nghiên cứu mới của luận văn - Luận văn góp phần xác định rõ sự cần thiết phải sớm nghiên cứu và xây dựng lộ trình Việt Nam gia nhập Hiệp định năm 1995, những thuận lợi và thách thức có thể gặp phải khi Việt Nam gia nhập Hiệp định này. - Đưa ra những bài học kinh nghiệm và đề xuất những giải pháp để Việt Nam sớm gia nhập Hiệp định năm 1995. - Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho các cơ quan, đơn vị, cá nhân có liên quan trong quá trình tìm hiểu nội dung, cũng như xây dựng lộ trình để tham gia Hiệp định năm 1995. 7. Cơ cấu của luận văn 6 Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm có 4 chương, 12 tiết. Chương 1. Bối cảnh ra đời và việc gia nhập Hiệp định về đàn cá di cư của Liên hợp quốc năm 1995 Chương 2. Khảo cứu nội dung cơ bản của Hiệp định về đàn cá di cư của Liên hợp quốc năm 1995 trong mối tương quan với Công ước năm 1982 Chương 3. Thực trạng nghề cá Việt Nam và việc gia nhập Hiệp định về đàn cá di cư của Liên hợp quốc năm 1995 trong giai đoạn hiện nay Chương 4. Bài học kinh nghiệm và giải pháp đối với Việt Nam trong việc gia nhập Hiệp định về đàn cá di cư của Liên hợp quốc năm 1995. References Tiếng Việt I. Các văn bản nghị quyết của đảng 1. Đảng cộng sản Việt Nam, Bộ Chính trị (2005), Nghị quyết số 48-NQ/TW về chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010 định hướng đến năm 2020, Hà Nội. 2. Đảng cộng sản Việt Nam, Bộ Chính trị (2008), Nghị quyết số 26- NQ/TW ngày 5/8/2008 Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương khoá X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, Hà Nội. II. Các văn bản pháp luật của Nhà nước 3. Bộ Tư pháp (2006), Quyết định số 06/2006/QĐ-BTP ngày 24/7/2006 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp về việc ban hành Quy chế thẩm định Điều ước Quốc tế, www.luatvietnam.com.vn 4. Bộ Thủy sản (2006), Thông tư số 01/2006/TT-BTS ngày 6/2/2006 của Bộ trưởng Bộ Thuỷ sản hướng dẫn thực hiện Nghị định số 191/2004/NĐ-CP ngày 18/11/04 của Chính phủ về quản lý hoạt động thuỷ sản của tàu cá nước ngoài trong vùng biển của Việt Nam, www.luatvietnam.com.vn 5. Chính phủ (2008), Nghị định số 01/2008/NĐ-CP ngày 3/1/2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, www.luatvietnam.com.vn 6. Chính phủ (2004), Nghị định số 191/2004/NĐ-CP ngày 18/11/04 của Chính phủ về quản lý hoạt động thuỷ sản của tàu cá nước ngoài trong vùng biển của Việt Nam, www.luatvietnam.com.vn 7 7. Chính phủ (2005), Nghị định số 128/2005/NĐ-CP ngày 11/10/05 của Chính phủ quy định về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản, www.luatvietnam.com.vn 8. Chính phủ (2005), Nghị định số 59/2005/NĐ-CP ngày 4/5/05 của Chính phủ về điều kiện sản xuất, kinh doanh một số ngành nghề thuỷ sản, www.luatvietnam.com.vn 9. Chính phủ (2005), Nghị định số 27/2005/NĐ-CP ngày 8/3/2005 Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuỷ sản, www.luatvietnam.com.vn 10. Chính phủ (2005), Nghị định số 66/2005/NĐ-CP ngày 19/5/2005 Về đảm bảo an toàn cho người và tàu cá hoạt động thuỷ sản, www.luatvietnam.com.vn 11. Chính phủ (2005), Nghị định số 107/2005/NĐ-CP ngày 17/8/2005 Về tổ chức và hoạt động của Thanh tra thuỷ sản, www.luatvietnam.com.vn 12. Chính phủ (2006), Nghị định số 123/2006/NĐ-CP ngày 27/10/2006 Về quản lý hoạt động khai thác thuỷ sản của tổ chức và cá nhân Việt Nam trên các vùng biển, www.luatvietnam.com.vn 13. Liên hợp quốc (1982), Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982- Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 1999. 14. Quốc hội (2009), Luật Thuỷ sản và các văn bản hướng dẫn thi hành, tập 1, Nxb. Lao động, Hà Nội 15. Quốc hội (2005), Luật ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế năm 2005, www.luatvietnam.com.vn 16. Thủ tướng Chính phủ (2007), Quyết định số 29/2007/QĐ-TTg ngày 28/02/2007 quy định về việc thành lập, tổ chức, hoạt động của quỹ tái tạo nguồn lợi thuỷ sản, www.luatvietnam.com.vn 17. Thủ tướng Chính phủ (2004), Quyết định số 131/2004/QĐ-TTg ngày 16/7/2004 Phê duyệt Chương trình bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản đến năm 2010 www.luatvietnam.com.vn 18. Thủ tướng Chính phủ (2005), Quyết định số 150/2005/QĐ-TTg ngày 20/6/2005 Phê duyệt quy hoạch chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông, lâm nghiệp, thuỷ sản cả nước đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020, www.luatvietnam.com.vn 19. Thủ tướng Chính phủ (2006), Quyết định số 10/2006/QĐ-TTg ngày 11/1/2006 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển ngành Thuỷ sản đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020, http://www.agroviet.gov.vn III. Các tài liệu tham khảo khác 8 20. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2008), Báo cáo triển khai kế hoạch phát triển nông nghiệp nông thôn năm 2008, http://www.agroviet.gov.vn 21. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2009), Báo cáo triển khai kế hoạch phát triển nông nghiệp nông thôn năm 2009, http://www.agroviet.gov.vn 22. Bộ Thủy sản (2004), Hiệp định hợp tác nghề cá Việt Nam – Trung Quốc, Nxb Lao động xã hội. 23. Sanjay Chaturvedi, Trung tâm nghiên cứu địa chính trị, Trường Đại học Pajab India, ấn Độ (2007), Xem xét về lợi ích, nhận thức và chính sách, kinh nghiệm của ấn Độ trong việc gia nhập Hiệp định về đàn cá lưỡng cư và di cư xa, Bài trình bày tại Hội thảo quốc tế tổ chức tại Hà Nội, Dự án Luật Thuỷ sản, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 24. Cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2009), Tình hình đầu tư, hoạt động của cá cảng cá, bến cá và những tồn tại 25. PGS.TS. Nguyễn Bá Diến (2006), Chính sách pháp luật biển của Việt Nam và chiến lược phát triển bền vững, (sách chuyên khảo), Đại học Quốc gia Hà Nội, Khoa Luật, Trung tâm Luật Biển và Hàng hải quốc tế, NXB Tư pháp, Hà Nội 26. William Edeson (2003), Giới thiệu các điều khoản quy định trong luật pháp quốc tế về thuỷ sản ở vùng đặc quyền kinh tế; Hiệp định thi hành của FAO và Hiệp định về đàn cá lưỡng cư và di cư xa; Công cụ luật pháp “mềm” về thuỷ sản (Kỷ yếu hội thảo), Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. 27. Hội Nghề cá Việt Nam (2006), Bách khoa Thuỷ sản, NXB Nông nghiệp, Hà Nội 28. Terje Lobach, Cố vấn cao cấp về pháp luật của Ban Giám đốc nghề cá Nauy (2006), Giới thiệu về Hiệp định về đàn cá lưỡng cư và di cư xa, Bài trình bày tại Hội thảo quốc tế tổ chức tại Hà Nội, Dự án Luật Thuỷ sản, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 29. Terje Lobach, Cố vấn cao cấp về pháp luật của Ban Giám đốc nghề cá Nauy (2007), Kinh nghiệm gia nhập Hiệp định về đàn cá lưỡng cư và di cư xa của một số quốc gia trên thế giới và hợp tác trong khu vực, Bài trình bày tại Hội thảo quốc tế tổ chức tại Hà Nội, Dự án Luật Thuỷ sản, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 30. Joji Morishita, Trưởng Ban đàm phán quốc tế, Cục Nghề cá Nhật Bản (2007), Kinh nghiệm của Nhật Bản trong việc gia nhập Hiệp định về đàn cá lưỡng cư và di cư xa, Bài trình bày tại Hội thảo quốc tế tổ chức tại Hà Nội, Dự án Luật Thuỷ sản, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 9 31. Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên hợp quốc (1995), Bộ Quy tắc ứng xử nghề cá có trách nhiệm, Hà Nội. 32. Trường Đại học Luật Hà Nội (2007), Giáo trình Luật Quốc tế, NXB Công an Nhân dân, Hà Nội 33. Viện Nghiên cứu Nhà nước và Pháp luật (1994), Một số vấn đề lý luận cơ bản về Luật quốc tế, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội 34. Chu Tiến Vĩnh, Nguyễn Thị Diệu Thuý, Đặng Văn Thi, Nguyễn Bá Thông (2009), Những thách thức về tính bền vững của nguồn lợi hải sản biển Việt Nam, Thông tin KHCN – Kinh tế, số (1 + 2) 35. Vụ Hợp tác quốc tế, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (2008), Hiệp định về thực thi các điều khoản của Công ước của Liên Hợp quốc về Luật Biển năm 1982 về quản lý và bảo tồn các đàn cá lưỡng cư và di cư xa năm 1995, bản dịch không chính thức 36. Phạm Trọng Yên (2007), Báo cáo về Uỷ ban Nghề cá Tây và Trung Thái Bình Dương (WCPFC) và xuất khẩu cá ngừ, cá kiếm Việt Nam, Vụ Hợp tác quốc tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 37. Website của Liên Hợp Quốc, www.un.org/depts/los. 38. Website của Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam, www.vasep.com.vn 39. Website của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, www.agroviet.gov.vn Tiếng Anh 40. Evelyne Meltzer, Canadian fisheries expert, april, 2005, Global overview of Straddling and highly Migratory fish Stocks, source: http://www.org/Depts/los 41. Satya N. Nandan, Secretary-Generay, Authority on international sea bed, Modern fisheries management, presentation at annual meeting on straddling fish stocks and highly migratory fish stocks, 2006, source: www.un.org/depts/los. . cá Việt Nam và việc gia nhập Hiệp định về đàn cá di cư của Liên hợp quốc năm 1995 trong giai đoạn hiện nay Chương 4. Bài học kinh nghiệm và giải pháp đối với Việt Nam trong việc gia nhập Hiệp. hạn và sử dụng bền vững đàn cá di cư. Khi tham gia Công ước năm 1982 và Hiệp định năm 1995, các quốc gia phải có trách nhiệm nội luật hoá các quy định của Công ước năm 1982 và Hiệp định năm 1995; . gặp phải khi Việt Nam gia nhập Hiệp định năm 1995 trong giai đoạn hiện nay. Rút ra một số bài học kinh nghiệm và đề xuất các giải pháp để Việt Nam sớm gia nhập Hiệp định năm 1995 Keywords: