1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Cơ hội, thách thức và giải pháp đối với đầu tư nước ngoài vào Việt Nam sau khi gia nhập WTO .DOC

36 2,1K 13
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 36
Dung lượng 337 KB

Nội dung

Cơ hội, thách thức và giải pháp đối với đầu tư nước ngoài vào Việt Nam sau khi gia nhập WTO

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

WTO - thể chế thương mại lớn nhất và mạnh nhất toàn cầu hiện nay Tínhđến nay, Trung Quốc gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) đã được 6 năm.Sáu năm qua là thời kỳ mà kinh tế phát triển nhanh nhất trong lịch sử Trung Quốc.Năm 2002, GDP của Trung Quốc đạt 1.000 tỷ NDT, thì đến năm 2006, GDP đạt2.554 tỷ USD, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu vượt qua ngưỡng 1.500 tỷ USD, dựtrữ ngoại tệ đạt 1.000 tỷ USD, chiếm 40% GDP, có quy mô lớn nhất toàn cầu, thunhập bình quân đầu người đạt 1.943 USD/năm Theo số liệu của Ngân hàng thế giới,

từ khi gia nhập WTO, bình quân đóng góp của Trung Quốc đối với tăng trưởng kinh

tế của thế giới là 13%/năm Phát triển kinh tế của Trung Quốc đã trở thành trụ cộtquan trọng và lực lượng lôi kéo kinh tế toàn cầu phát triển

Đầu tư quốc tế là một hình thức của di chuyển quốc tế về vốn, trong đó vốn được dichuyển từ quốc gia này sang quốc gia khác để thực hiện một hay hoặc một số dự ánđầu tư nhằm đem lại lợi ích cho các bên tham gia

Thực chất của việc đầu tư quốc tế là sự vận động của tiền tệ và tài sản giữa cácquốc gia nhằm điều chỉnh tỷ lệ giữa các yếu tố sản xuất tạo điều kiện cho nền kinh

tế các quốc gia phát triển, góp phần thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế toàn cầunói chung

Từ thực tế này, một loạt vấn đề mới đặt ra trong chính sách thương mại vàđầu tư Trong đó, có đối sách với mỗi quốc gia, mỗi dân tộc trong xu thế thời đại,hoặc tham gia vào tiến trình toàn cầu hoá hay đứng ngoài tiến trình ấy Tham giavào tiến trình toàn cầu hoá, tiến cùng vào thời đại tuy thách thức là rất lớn, nhưng

cơ hội cũng rất nhiều Không tham gia vào tiến trình ấy, trở thành người ngoài cuộc

sẽ bị phân biệt đối xử trong tiếp cận về thị trương hàng hoá, dịch vụ và đầu tư, sẽrất khó khăn trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo công nghiệp hoá, hiện đạihoá, nhất là bối cảnh thế giới đang diễn ra cuộc cách mạng kỹ thuật công nghệ lần thứ3; và từ đó, dẫn tới làn sóng chuyển dịch cơ cấu kinh tế lần thứ 3 Mà sự chuyển dịch

cơ cấu kinh tế ở mỗi nước sẽ dẫn đến sự dịch chuyển cơ cấu kinh tế giữa các nước

Điều quan trọng nữa là quốc gia nào không tham gia vào tiến trình này, quốcgia đó sẽ không có địa vị bình đẳng trong việc bản thảo và xây dựng định chế củanền thương mại thế giới, không có điều kiện để đấu tranh bảo vệ quyền lợi củamình

Nhận thức được tình hình đó, nhiều nước, kể cả các nước trước đây vẫn thực

Trang 2

với bên ngoài, tham gia vào quá trình toàn cầu hoá Nhờ đó kinh tế các nước này liêntục tăng trưởng với tốc độ cao.

Việt Nam đã chính thức gia nhập tổ chức thương mại thế giới ( WTO) Điều

gì đã diễn ra khi chúng ta tham gia Tổ chức thương mại có quy mô toàn cầu này.Đâu là cơ hội mà chúng ta có thể và cần phải tận dụng Những thách thức nào màchúng ta phải nhận biết để vượt qua Và để tận dụng cơ hội, vượt qua thách thứcchúng ta phải làm gì

Cơ hội tự nó không biến thành lực lượng vật chất trên thị trường mà tuỳ thuộcvào khả năng tận dụng cơ hội của chúng ta Thách thức tuy là sức ép trực tiếp nhưngtác động của nó đến đâu còn tuỳ thuộc vào khả năng tận dụng cơ hội, tuỳ thuộc vào nỗlực vươn lên của chúng ta

Cơ hội và thách thức không phải “ nhất thành bất biến” mà luôn vận động,chuyển hoá và thách thức đối với ngành này là cơ hội cho ngành khác phát triển.Tận dụng cơ hội sẽ tạo ra thế và lực mới để vượt qua và đẩy lùi thách thức, tạo ra cơhội mới lớn hơn Ngược lại, không tận dụng được cơ hội, thách thức sẽ lấn át, cơhội sẽ mất đi, thách thức sẽ chuyển thành những khó khăn dài hạn rất khó khắcphục

Sau một thời gian thực hiện, đầu tư nước ngoài đã có những đóng góp đáng

kể cho sự phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam, trong đó phải kể tới những đónggóp làm tăng xuất khẩu, tạo việc làm, tăng thu nhập, nâng cao trình độ sản xuất,phát triển cơ sở hạ tầng Cho đến nay, môi trường đầu tư nước ngoài tại Việt Nam

đã có nhiều bước cải thiện, tuy nhiên vẫn cần có những mặt tồn tại cần khắc phụcbằng những biện pháp cụ thể, phù hợp trong thời gian tới Nếu làm tốt những điều

đó, Việt Nam có thể tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài và tiến tới tiến hành đầu

tư ra nước ngoài một cách có hiệu quả Do đó đề tài: Cơ hội, thách thức và giải pháp đối với đầu tư nước ngoài vào Việt Nam sau khi gia nhập WTO là một đề

tài mang tính chất thời sự, phản ánh tính chất quan trọng của vấn đề đầu tư quốc tếtại Việt Nam hiện nay và tương lai Trong quá trình thực hiện đề tài tôi xin chân

thành cảm ơn sự giúp đỡ quý báu của PGS.TS Nguyễn Thường Lạng và các bạn đồng môn lớp Cao học 17A đã giúp tôi hoàn thành đề tài này.

CHƯƠNG I: ĐẶT VẤN ĐỀ CHUNG

Trang 3

1.Tiếp cận vấn đề nghiên cứu

1.1.Các khái niệm cơ bản

Đầu tư quốc tế: là một hình thức di chuyển quốc tế về vốn, từ quốc gia này

sang quốc gia khác, để thực hiện một hoặc một số dự án đầu tư nhằm đem lại lợi íchcho các bên tham gia

Đầu tư quốc tế được thực hiện với nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó cóthể tổng kết một số nguyên nhân sau:

Thứ nhất, do sự mất cân đối về các yếu tố sản xuất giữa các quốc gia nên có

sự chênh lệch về giá cả giữa các yếu tố Đầu tư quốc tế được thực hiện nhằm đạtđược lợi ích từ sự chênh lệch đó

Thứ hai, do sự gặp gỡ về lợi ích của các bên tham gia, cụ thể là:

Đối với bên có vốn đầu tư: cần tìm nơi đầu tư có lợi, cần tránh hàng rào bảo

hộ mậu dịch cũng như sự kiểm soát hải quan trong buôn bán quốc tế, cần khuyếchtrương thị trường, uy tín, tăng cường vị thế và mở rộng quy mô kinh doanh

Đối với bên tiếp nhận vốn đầu tư: Do thiếu vốn tích lũy, do nhu cầu tăngtrưởng nhanh, nhu cầu đổi mới kỹ thuật, công nghệ và tiếp nhận kinh nghiệm quản

lý tiên tiến để khai thác có hiệu quả các nguồn tài nguyên và tạo việc làm cho laođộng trong nước Đặc biệt, đối với các nước đang phát triển, thực hiện tiếp nhận đầu

tư quốc tế còn nhằm mục đích chuyển dịch cơ cấu kinh tế, xây dựng các khu côngnghiệp và khu công nghệ cao, góp phần thực hiện công cuộc công nghiệp hóa đấtnước

Thứ ba, trong nhiều trường hợp, đầu tư quốc tế còn góp phần giải quyết các

nhiệm vụ đặc biệt như xây dựng các công trình có quy mô vượt ra ngoài phạm vibiên giới quốc gia, đòi hỏi phải có sự phối hợp của nhiều quốc gia

1.2.Tác động của đầu tư quốc tế.

Thực tế cho thấy rằng, đầu tư quốc tế có những tác động mang tính hai mặt(tác động tích cực và tác động tiêu cực) cả đối với nước chủ đầu tư ( nước chủ nhà )

và nước tiếp nhận đầu tư ( nước sở tại)

Trang 4

1.2.1.Đối với nước chủ đầu tư.

* Tác động tích cực:

+ Khắc phục được xu hướng giảm sút lợi nhuận trong nước, có điều kiện thu đượclợi nhuận cao hơn cho chủ đầu tư do tìm được môi trường đầu tư thuận lợi hơn.+ Là biện pháp vượt qua hàng rào bảo hộ mậu dịch nhằm mở rộng thị trường; tậndụng triệt để những ưu ái của nước nhận đầu tư

+ Khuyếch trương được sản phẩm, danh tiếng, tạo lập uy tín và tăng cường vị thếcủa họ trên thị trường thế giới

+ Khai thác được yếu tố đầu vào sản xuất với chi phí thấp hơn so với đầu tư trongnước

* Tác động tiêu cực:

+ Nếu chiến lược, chính sách không phù hợp thì các nhà kinh doanh không muốnkinh doanh trong nước, mà chỉ lao ra nước ngoài kinh doanh, do đó quốc gia cónguy cơ tụt hậu;

- Dẫn đến làm giảm việc làm ở nước chủ đầu tư

- Có thể xảy ra hiện tượng chảy máu chất xám trong quá trình chuyểngiao công nghệ;

- Chủ đầu tư có thể gặp rủi ro lớn nếu không hiểu rõ về môi trường đầu

tư …

1.2.2.Đối với nước tiếp nhận đầu tư.

* Tác động tích cực

+ Góp phần giải quyết khó khăn do thiếu vốn

+ Tạo việc làm, tăng thu nhập cho lao động trong nước

+ Học tập kinh nghiệm quản lý, tác phong làm việc tiên tiến, tiếp nhận công nghệhiện đại từ nước chủ đầu tư

+ Tạo điều kiện để khai thác các nguồn tài nguyên một cách có hiệu quả

+ Giúp cho việc xây dựng các khu công nghiệp, khu công nghệ cao nhằm hỗ trợ choquá trình công nghiệp hoá, chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Trang 5

Từ nội dung trên đã hệ thống những nguyên nhân và tác động mang tính thực tiễncủa đầu tư quốc tế Bên cạnh đó thông qua nhiều công trình nghiên cứu, các nhàkinh tế đã đưa ra những quan điểm khác nhau làm cơ sở lý luận để giải thích chođộng cơ thực hiện đầu tư quốc tế ở các quốc gia.Các lý thiếu tiêu biểu đó là: Lýthuyết lợi ích cận biên, lý thuyêt về chu kỳ sống quốc tế của sản phẩm, lý thuyết vềquyền lực thị trường, lý thuyết về tính không hoàn hảo của thị trường và lý thuyếtchiết trung… Mỗi lý thuyết đều có những thành công và hạn chế nhất định, nhưngcác lý thuyết này đều tập trung lý giải cho những động cơ thực sự của đầu tư quốctế.

1.3 Đầu tư nước ngoài và đặc điểm đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.

Hoạt động cơ bản của hợp tác đầu tư nước ngoài là nhận các nguồn vốn,ngày nay thường được quy về các loại tư bản tài chính, tư bản tri thức, tư bản mạohiểm, tư bản xã hội (hai yếu tố quan trọng nhất là hợp tác và lòng tin) cùng các loại

tư bản khác trong các dạng tài sản hữu hình và tài sản vô hình từ nước ngoài hoặcđưa vốn ra nước ngoài để sản xuất kinh doanh, dịch vụ

Đầu tư có 2 hình thức là đầu tư gián tiếp và đầu tư trực tiếp Xét về mọi mặtthì đầu tư trực tiếp có vai trò quan trọng đặc biệt, trước hết đó là những đóng góp tolớn và việc phát triển kinh tế, cung cấp cho nước chủ nhà vốn, công nghệ và kỹnăng quản lý hiện đại

Mục đích chính của các doanh nghiệp - nhà đầu tư thương là làm ra lợi nhuận càngnhiều càng tốt Để hoàn thành mục đích này, họ luôn luôn tìm kiếm cơ hội mở rộngthị trường cho hàng hóa của mình và làm giảm giá thành

1.3.1 Đầu tư gián tiếp.

Khái niệm: Đầu tư gián tiếp nước ngoài là một loại hình di chuyển vốn giữacác quốc gia, trong đó người chủ sở hữu vốn không trực tiếp quản lý và điều hànhcác hoạt động sử dụng vốn Nói cách khác, đầu tư gián tiếp nước ngoài là một loạihình đầu tư quốc tế mà quyền sở hữu tách rời quyền sử dụng đối với một tài sản đầu

tư Chủ đầu tư nước ngoài có thể đầu tư dưới hình thức cho vay và hưởng lãi suấthoặc đầu tư mua cổ phiếu, trái phiếu và hưởng lợi tức

1.3.1.1 Đặc điểm và hình thức của đầu tư gián tiếp.

Nguồn vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài được cung cấp bởi các Chính phủ, các

tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chính phủ (NGO) và tư nhân Nếu là vố của các tổ

Trang 6

suất và thời gian ( gồm thời gian ân hạn và thời gian trả nợ) Ngoài ra, nó còn gắnliền với các yêu cầu mang sắc thái chính trị của các tổ chức quốc tế Nếu là vốn đầu

tư của tư nhân thì được thực hiện thông qua việc mua cổ phiếu, trái phiếu và bịkhống chế ở mức dưới 10 – 25% vốn pháp định hoặc tuỳ theo luật đầu tư của từngnước quy định Chủ đầu tư sẽ được hưởng lợi tức cổ phần và giá trị của lợi tức thuđược sẽ phụ thuộc vào hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp

- Chủ đầu tư nước ngoài không trực tiếp tham gia điều hành hoạt động của đốitượng đầu tư

- Chủ đầu tư nước ngoài thu được lợi nhuận thông qua lãi suất cho vay hoặc lợi tức

cổ phần

Đầu tư gián tiếp nước ngoài được thực hiện từ nhiều nguồn khác nhau, dưới cáchình thức sau: Viện trợ có hoàn lại và viện trợ không hoàn lại, vay ưu đãi hoặckhông ưu đãi, mua cổ phiếu hoặc trái phiếu

Ngoài các hình thức trên, nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức ODA cũng cóthể được

coi là một bộ phận quan trọng của đầu tư gián tiếp nước ngoài

* Hỗ trợ phát triển chính thức ODA là hoạt động hợp tác phát triển Nhà nước hoặc

chính phủ một nước với các Chính phủ nước ngoài, các tổ chức liên chính phủ hoặcliên quốc gia

- Các hình thức của ODA bao gồm:

ODA không hoàn lại

ODA cho vay ưu đãi ( tín dụng ưu đãi)

ODA hỗn hợp

Ngoài ra còn có các khoản vay từ các tổ chức tài chính quốc tế có thành tố hỗ trợdưới 25% như IMF, Ngân hàng tái thiết phát triển quốc tế (IBRD) thuộc WB, quỹnguồn vốn thông thường ( OCR) thuộc ADB

- Các phương thức cung cấp ODA

Hỗ trợ cán cân thanh toán và ngân sách

Hỗ trợ chương trình

Hỗ trợ dự án

- Các lĩnh vực ưu tiên sử dụng ODA thường là các dự án về xoá đói giảm nghèo, y

tế, môi trường, vấn đề xã hội, giáo dục, cơ sở hạ tầng, năng lượng, hỗ trợ cán cânthanh toán và một số lĩnh vực khác theo quyết định của Thủ tướng chính phủ

Trang 7

1.3.1.2 Lợi thế và bất lợi của đầu tư gián tiếp nước ngoài.

- Các nước tiếp nhận vốn đầu tư dễ bị các chủ đầu tư nước ngoài trói buộc vào vòngảnh hưởng chính trị của họ

1.4 Đầu tư trực tiếp nước ngoài.

Khái niệm: Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI): là một loại hình của đầu tư

quốc tế, trong đó người sở hữu vốn đồng thời là người trực tiếp quản lý và điềuhành hoạt động sử dụng vốn Về thực chất, FDI là sự đầu tư của các công ty nhằmxây dựng các cơ sở, chi nhánh ở nước ngoài và làm chủ toàn bộ hay từng phần cơ

sở đó

1.4.1 Đặc điểm của đầu tư trực tiếp nước ngoài

Các chủ đầu tư nước ngoài phải đóng góp một số tối thiểu vào vốn phápđịnh, tùy theo luật doanh nghiệp của mỗi nước

Quyền quản lý, điều hành đối tượng đầu tư tùy thuộc vào mức độ góp vốncủa chủ đầu tư Nếu góp 100% vốn thì đối tượng đầu tư hoàn toàn do chủ đầu tưnước ngoài điều hành và quản lý

Lợi nhuận từ hoạt động đầu tư phụ thuộc vào kết quả hoạt động sản xuất

Trang 8

Đầu tư trực tiếp nước ngoài được xây dựng thông qua việc xây dựng doanhnghiệp mới, mua lại toàn bộ hay từng phần doanh nghiệp đang hoạt động hoặc mua

cổ phiếu để thôn tính hay sáp nhập các doanh nghiệp với nhau

1.4.2 Các hình thức của đầu tư trực tiếp nước ngoài

Trong thực tiễn, đầu tư trực tiếp nước ngoài được thực hiện theo nhiều hìnhthức khác nhau, trong đó những hình thức được áp dụng phổ biến bao gồm:

- Hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng hợp tác kinh doanh

Hợp đồng hợp tác kinh doanh là văn bản ký kết giữa hai hoặc nhiều bên (gọi tắt làcác bên hợp doanh) quy định trách nhiệm và phân chia kết quả kinh doanh cho mỗibên để tiến hành đầu tư kinh doanh ở nước chủ nhà mà không thành lập pháp nhân Hình thức này có các đặc trưng sau:

+ Các bên cùng nhau hợp tác kinh doanh trên cơ sở phân định trách nhiệm,quyền lợi và nghĩa vụ rõ ràng

+ Không thành lập pháp nhân mới

+ Mỗi bên làm nghĩa vụ tài chính đối với nước chủ nhà theo những quy địnhriêng

Hình thức này khá phổ biến ở các nước đang phát triển và cũng được áp dụng ởnước ta

- Doanh nghiệp liên doanh

Doanh nghiệp liên doanh là doanh nghiệp được thành lập tại nước chủ nhàtrên cơ sở hợp đồng liên doanh ký giữa bên hoặc các bên chủ nhà với bên hoặc cácbên nước ngoài để đầu tư kinh doanh tại nước chủ nhà

- Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài

Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài là doanh nghiệp thuộc sở hữu của đầu

tư nước ngoài, do nhà đầu tư nước ngoài thành lập tại nước chủ nhà, tự quản lý và

tự chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh

Hình thức này có các đặc trưng:

+ Hình thành dạng công ty TNHH, có tư cách pháp nhân tuân theo pháp luậtcủa nước chủ nhà

Trang 9

+ Chủ đầu tư nước ngoài tự quản lý và tự chịu trách nhiệm về kết quả kinhdoanh.

Tùy vào điều kiện cụ thể của từng quốc gia, các hình thức đầu tư trên được

áp dụng ở mức độ khác nhau

Bên cạnh đó, để tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư, chính phủ nước

sở tại còn lập ra các khu ưu đãi đầu tư trong lãnh thổ nước mình như: Khu chế xuất,khu công nghiệp tập trung, khu công nghiệp cao và đặc khu kinh tế, đồng thời còn

áp dụng các hợp đồng xây dựng – kinh doanh – chuyển giao (B.O.T), xây dựng –chuyển giao – kinh doanh (B.O.T) và xây dựng chuyển giao (B.T)

1.4.3 Lợi thế và bất lợi của đầu tư trực tiếp nước ngoài

Lợi thế:

Đối với nước chủ đầu tư:

Chủ đầu tư có khả năng kiểm soát hoạt động sử dụng vốn đầu tư và có thể đưa ranhững quyết định có lợi nhất cho họ Do đó, vốn đầu tư thường được sử dụng có hiệuquả cao

Giúp chủ đầu tư nước ngoài tránh được hàng rào bảo hộ mậu dịch và chiếm lĩnh thịtrường nước sở tại

Chủ đầu tư nước ngoài có thể giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm do khai thácđược nguồn nguyên liệu và lao động với giá cả thấp của nước sở tại Vì vậy, thôngqua thực hiện đầu tư trực tiếp nước ngoài, chủ đầu tư có thể nâng cao được khảnăng cạnh tranh của họ trên thị trường thế giới

Đối với nước tiếp nhận đầu tư

Đầu tư trực tiếp nước ngoài tạo cho nước tiếp nhận đầu tư cơ hội tiếp thu kỹ thuật

và công nghệ hiện đại, kinh nghiệm quản lý và tác phong làm việc tiên tiến củanước ngoài

Nước tiếp nhận đầu tư có thể khai thác một cách có hiệu quả nguồn lao động, nguồntài nguyên thiên nhiên và nguồn vốn trong nước, từ đó góp phần mở rộng tích lũy

và nâng cao tốc độ tăng trưởng kinh tế

Bất lợi:

Đối với nước chủ đầu tư:

Chủ đầu tư có thể gặp rủi ro cao nếu không hiểu rõ môi trường đầu tư của nước sở tại

Có thể xảy ra tình trạng chảy máu chất xám nếu chủ đầu tư nước ngoài để mất bảnquyền sở hữu công nghệ, bí quyết sản xuất trong quá trình chuyển giao

Đối với nước tiếp nhận đầu tư:

Trang 10

Nước tiếp nhận đầu tư khó chủ động trong việc bố trí cơ cấu đầu tư theo ngành vàtheo vùng lãnh thổ Nếu nước nhận đầu tư không có một quy hoạch đầu tư cụ thể vàkhoa học sẽ dẫn đến hiện tượng đầu tư tràn lan kém hiệu quả, tài nguyên thiên nhiên

bị khai thác quá mức và nạn ô nhiễm môi trường trầm trọng

Nếu nước tiếp nhận đầu tư không thẩm định kỹ các dự án sẽ dẫn đến sự du nhập củacác công nghệ lạc hậu, công nghệ gây ô nhiễm môi trường với giá đắt làm thiệt hạilợi ích của nước sở tại

1.5 Một số vấn đề chung về luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam

Năm 1977, chính phủ Việt Nam đã ban hành “Điều lệ về đầu tư nước ngoài tại nướccộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”

Trên cơ sở những đổi mới tư duy kinh tế, cho đến nay “Luật đầu tư nước ngoài tạiViệt Nam” đã được sửa đổi bổ sung và ban hành mới 4 lần

Tháng 11 năm 2005 Quốc hội đã thông qua Luật đầu tư, đây là luật điều chỉnhchung thống nhất cả hoạt động đầu tư trong nước và hoạt động đầu tư nước ngoài.Bên cạnh đó, chính phủ và các cơ quan quản lý Nhà nước có liên quan còn ban hành

hệ thống các văn bản dưới luật nhằm quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành luậtđầu tư nước ngoài tại Việt nam

Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam có tư tưởng chủ đạo là tạo nên khung cảnhpháp lý thuận lợi và bình đẳng cho môi trường đầu tư tại Việt Nam, vừa tạo nên sựhấp dẫn, vừa bảo vệ lợi ích của đất nước và phù hợp với thông lệ quốc tế

Theo quy định của luật hiện hành, đối tượng đầu tư tại Việt Nam là các doanhnghiệp, các cá nhân người nước ngoài, người Việt nam định cư tại nước ngoài có đủnăng lực pháp lý được phép tham gia liên doanh với bên Việt Nam thuộc mọi thànhphần kinh tế, kể cả doanh nghiệp tư nhân để thực hiện dự án đầu tư tại Việt Nam.Các dự án FDI được phép triển khai trong hầu hết các ngành kinh tế của Việt Nam,

kể cả trong các ngành y tế và đào tạo Trong đó có sự khuyến khích và ưu đãi đốivới những dự án đầu tư vào các chương trình kinh tế lớn, sử dụng nhiều lao động,công nghệ cao và xây dựng cơ sở hạ tầng

1.6.Mục đích, phạm vi và phương pháp nghiên cứu.

Trong nền kinh tế thị trường, dòng vốn luôn chuyển từ kênh đầu tư này sang kênhđầu tư khác theo sức hút của tỷ suất lợi nhuận; các kênh đầu tư cũng ngày càngphong phú, từ hàng hoá, dịch vụ thông thường đến bất động sản….Đồng tiền để yên

là đồng tiền “chết”, đồng tiền phải đưa vào đầu tư để “tiền đẻ ra tiền” mới là đồng

Trang 11

tiền sống; nhưng nếu chọn nhầm kênh đầu tư thì đồng tiền còn “chết” hơn cả đồngtiền để yên

Trong nội dung đề tài, mục đích chính của đề tài nêu lên các cơ hội, thách thức vàgiải pháp đối với đầu tư nước ngoài vào Việt Nam trong phạm vi sau khi Việt Namgia nhập WTO Qua đó nâng cao nhận thức của bản thân về môn học và trang bịcho cá nhân một cách nhìn tổng quan về kinh tế quốc tế nói chung Tình hình đầu tưquốc tế - đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, mạnh dạn nêu lý thuyết Cảnh báo sớmkinh tế và dự báo tình hình FDI tại của nước ta trong thời gian tới

Phương pháp nghiên cứu dựa trên phương pháp thống kê mô tả kết hợp với nghiêncứu tài liệu có được thông qua sưu tầm, tìm tòi và nhận thức của bản thân về đề tàinghiên cứu

Trang 12

CHƯƠNG II CƠ HỘI VÀ THỰC TRẠNG CỦA VIỆT NAM VỀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI

2.1.Cỏ hội và thách thức đối với Việt Nam sau khi gia nhập WTO và tiếp nhận đầu tư nước ngoài

Cơ hội và thách thức của Việt Nam khi gia nhập WTO Hội nhập kinh tế quốc tế vàgia nhập WTO đã mang lại cho nền kinh tế Việt Nam nhiều cơ hội và không ít tháchthức Những cơ hội mà việc gia nhập WTO đem lại cho Việt Nam có thể khái quátnhư sau: - Mở rộng thị trường và tăng cường xuất khẩu: Việt Nam đã có cơ hội mởrộng thị trường và đẩy mạnh xuất khẩu những mặt hàng mà mình có tiềm năng, đặcbiệt trong các lĩnh vực hàng nông sản và dệt may Hàng hóa và dịch vụ Việt Nam đãđược đối xử bình đẳng trên thị trường của tất cả các thành viên WTO (theo nguyêntắc MFN), tránh được những bất lợi trong các hiệp định thương mại song phươnggắn với những điều kiện phi thương mại như tiêu chuẩn lao động, yêu cầu về môitrường…

- Hàng hóa và dịch vụ Việt Nam được đối xử bình đẳng

- Hệ thống chính sách minh bạch, ổn định đã giúp tăng cường thu hút đầu tưnước ngoài, tạo môi trường thuận lợi cho đầu tư trong nước và nước ngoài

Cải cách các chính sách liên quan đến đầu tư theo hướng giảm thiểu các rào cản tráivới quy định của WTO, bãi bỏ sự phân biệt đối xử theo MFN và NT, các nhà đầu tư

đã yên tâm hơn khi tiến hành đầu tư vào thị trường tiêu thụ rộng

Việt Nam đã nhận được nhiều sự hỗ trợ về tài chính, tín dụng và viện trợ khônghoàn lại của các tổ chức và các chính phủ nước ngoài

Việc thực hiện những cam kết về mở của thị trường dịch vụ chắc chắn cũng đã kéotheo một làn sóng đầu tư nước ngoài vào nhiều ngành kinh tế dịch vụ

Đầu tư nước ngoài gia tăng đã đem lại những lợi ích cho nền kinh tế như:

- Tạo động lực tăng trưởng sản xuất công nghiệp

- Tác động mạnh mẽ tới tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu

- Góp phần đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý và cán bộ kinh doanh năng động,sáng tạo

- Giải quyết việc làm cho lao động trực tiếp và gián tiếp trong nhiều ngànhkinh tế

- Góp phần chủ yếu vào việc chuyển giao công nghệ, đầu tư nghiên cứu vàphát triển

Trang 13

- Tăng mức độ cạnh tranh trên thị trường, giúp các doanh nghiệp và các nhàquản lý doanh nghiệp trong nước học hỏi thêm về cách thức bố trí sản xuất, quản lý,tiếp thu công nghệ, kiểu dáng sản phẩm và cách thức tiếp thị, phục vụ khách hàng…

- Tạo điều kiện cải cách chính sách, thể chế luật pháp:

+ Việt Nam hoàn thiện hệ thống pháp luật, hoàn thiện cơ chế thị trường, cảicách hành chính và cải cách doanh nghiệp trong nước, minh bạch hóa toàn bộ cácchính sách liên quan đến thương mại và thông báo các kế hoạch hành động để tuânthủ các nguyên tắc của WTO;

+ Hệ thống pháp luật sẽ phù hợp với thông lệ quốc tế, tạo môi trường kinhdoanh thuận lợi, cạnh tranh lành mạnh và khuyến khích thương mại, đầu tư cũngnhư hợp tác về các vấn đề khác với cộng đồng quốc tế;

+ Doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp nước ngoài đầu tư ở Việt Namđược đối xử công bằng khi tham gia vào thị trường của các nước thành viên WTO

- Tạo điều kiện thuận lợi trong việc giải quyết tranh chấp thương mại:

+ Có lợi thế hơn trong giải quyết tranh chấp thương mại, do tiếp cận được hệthống giải quyết tranh chấp công bằng và hiệu quả của WTO, tránh tình trạng bị cácnước lớn gây sức ép trong các tranh chấp thương mại quốc tế

+ Tạo điều kiện để Việt Nam không bị đối xử như một nền kinh tế phi thịtrường (NME) trong các vụ tranh chấp thương mại như trước kia

Bên cạnh đó, việc gia nhập WTO cũng đặt ra những thách thức không nhỏ đốivới Việt Nam:

* Thách thức đối với Chính phủ

- Phải sửa đổi và xây dựng cơ chế chính sách phù hợp với các quy định củaWTO:

Sửa đổi và xây dựng mới khối lượng lớn văn bản luật và pháp lệnh

Khuôn khổ pháp luật về kinh tế thương mại cần được hoàn thiện để hoạt độnghiệu quả hơn và phù hợp hơn với các quy định và chuẩn mực quốc tế

Nội luật hóa những vấn đề mới phát sinh trong thương mại quốc tế

Bỏ các phương thức quản lý không phù hợp với WTO như những lệnh cấm,hạn chế định lượng, trợ cấp không đúng qui định

Xây dựng các chính sách mới phù hợp với quy định của WTO như AMS, hỗtrợ xuất khẩu trong xúc tiến thương mại, nâng cao chất lượng hàng hóa, hỗ trợ cướcvận tải.v.v…

- Nguồn thu ngân sách bị suy giảm: Việc cắt giảm thuế nhập khẩu sẽ làm giảmđáng kể nguồn thu ngân sách trong giai đoạn đầu

Trang 14

- Vấn đề cán cân thanh toán: Thâm hụt cán cân thanh toán sau khi gia nhậpWTO là vấn đề lo ngại của các nước đang phát triển nói chung và Việt Nam nóiriêng.

- Giải quyết vấn đề phát sinh như đào tạo lại để giải quyết việc làm cho nhữngngười lao động mất việc…

- Việc cải cách doanh nghiệp đòi hỏi đầu tư rất nhiều về vốn, kỹ thuật và cả yếu tốcon người

- Nguồn nhân lực là một yếu tố quan trọng và bao trùm nhiều thách thức lớntrong tiến trình hội nhập Các cán bộ Việt Nam thường hạn chế về kinh nghiệm,kiến thức kinh tế thị trường, ngoại ngữ và đặc biệt là kỹ năng đàm phán

- Vấn đề an sinh xã hội: Giải quyết việc làm cho người lao động dư thừa do cải

tổ ngành sản xuất trong nước để phát triển, đặc biệt đảm bảo đời sống của ngườinông dân;

* Thách thức đối với doanh nghiệp

- Mở cửa thị trường dẫn tới cạnh tranh gay gắt trong khi doanh nghiệp ViệtNam phần lớn vốn ít, công nghệ không cao, năng suất lao động thấp, khả năng cạnhtranh không cao

- Doanh nghiệp không được Nhà nước bao cấp vì phải bỏ những loại trợ cấp,

hỗ trợ trái quy định của WTO;

- Các doanh nghiệp chưa sẵn sàng tận dụng những cơ hội tiếp cận thị trườngmới do hạn chế khả năng và kiến thức hiểu biết thị trường bạn Các nước lại có xuhướng áp đặt nhiều biện pháp bảo hộ thông qua các biện pháp kỹ thuật, chống bánphá giá, trợ cấp, tự vệ, tiêu chuẩn môi trường…;

- Cạnh tranh trên thị trường nội địa sẽ tăng khi các hàng rào thương mại đượccắt giảm;

- Những doanh nghiệp năng lực cạnh tranh kém có nguy cơ phá sản, hoặc giảmlợi nhuận vì tác động của giảm thuế mở cửa thị trường;

- Doanh nghiệp Việt Nam thường vấp phải nhiều tranh chấp trong thương mạiquốc tế và luôn ở thế yếu hơn

* Thách thức đối với người dân và xã hội

- Giải quyết lao động dôi ra do cải cách bộ máy hành chính, cải tổ ngành côngnghiệp, nông nghiệp, doanh nghiệp phá sản, bị đóng cửa do làm ăn thua lỗ;

- Khoảng cách giàu nghèo và mất công bằng trong xã hội gia tăng trong quátrình phát triển kinh tế nếu như không có sự can thiệp hợp lý của Chính phủ

Trang 15

- Đòi hỏi về trình độ lao động, chuyên môn, ngoại ngữ, tác phong lao độngcông nghiệp đối với người lao động ngày càng cao hơn, đòi hỏi họ phải khôngngừng học hỏi thêm.

Tuy nhiên đầu tư vào Việt Nam, cơ hội nhiều hơn thách thức

Đầu tư nước ngoài trong năm 2008 ngoài sự gia tăng đột biến với hơn 1.059 dự ánvới trên 60 tỷ USD cam kết trong đó giải ngân được hơn 10 tỷ USD, đã có nhữngchuyển biến đáng kể về chất của dòng vốn đầu tư vào Việt Nam, với sự góp mặt củacác tập đoàn công nghiệp Compac, Foxconn trong thời gian đây.Quy mô vốn camkết của các dự án tăng dần, như dự án Công ty gang thép Hưng Nghiệp Formosacủa tập đoàn Formosa – Đài Loan đầu tư vào Hà Tĩnh đạt gần 7,9 tỷ USD và Liêndoanh nhà máy lọc dầu ở Nghi Sơn, Thanh Hoá với 6,2 tỷ USD… Sự phát triểnmạnh mẽ của khu vực có vốn đàu tư nước ngoài là do tính hấp dẫn bền vững củamôi trường đầu tư và những lợi thế đặc thù của Việt Nam ( một nền kinh tế có tốc

độ tăng trưởng GDP luôn ổn định và ở mức cao Trong bối cảnh kinh tế thế giớiđang suy giảm nhưng kinh tế Việt Nam vẫn là một điểm sáng của bức tranh kinh tếtoàn cầu.Việt Nam tiếp tục khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài tham gia và cáclĩnh vực xây dựng hạ tâng giao thông, cảng biển, kết cấu hạ tầng đô thị, viễn thông

… nhằm tạo bước đột phá về cơ sở hạ tầng

Trên thực tế nhiều nhà đầu tư quốc tế rất lạc quan về môi trường đầu tại Việt Nam.Chủ tịch Phòng thương mại châu Âu tại Việt Nam Alain Cany phân tích, mặc dù áplực tài chính tăng trên toàn cầu, nhưng Việt Nam vẫn cải thiện được các chỉ số pháttriển trong quý III/2008 và từng bước giảm bớt áp lực khó khăn của kinh tế vĩ mô

Sự cải thiện rõ nhất mà nhà đầu tư nước ngoài nhận thấy ở Việt Nam sau thời điểmtháng 9/2008 là giá trị đồng Việt Nam ổn định, vốn đầu tư nước ngoài vẫn ồ ạt đổvào Việt Nam, nguồn dự trữ ngoại tệ hơn 20 tỷ USD đã hỗ trợ đồng tiền Việt Nam

và giúp cân bằng cán cân thanh toán

2.2 Thực trạng đầu tư nước ngoài.

Luỹ kế tình hình ĐTNN từ 1988 đến hết năm 2007 : Tính đến hết năm 2007,

cả nước có 8.684 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký 85,05 tỷ USD, vốn thựchiện (của các dự án còn hoạt động) đạt gần 30 tỷ USD (Nếu tính cả các dự án đãhết hiệu lực thì tổng vốn thực hiện đạt hơn 43 tỷ USD )

Phân theo ngành: Lĩnh vực công nghiệp và xây dựng chiếm tỷ trọng lớn nhất chiếm

67% về số dự án và 60% tổng vốn đầu tư đăng ký Tiếp theo là lĩnh vực dịch vụchiếm 22,3% về số dự án và 34,3% (tăng từ mức 30,7% đến hết năm 2006) về số

Trang 16

.Phân theo hình thức đầu tư:- Hình thức 100% vốn nước ngoài chiếm 77,6% về số

dự án và 61,6% về tổng vốn đăng ký; Liên doanh chiếm 18,8% về số dự án và28,8% về tổng vốn đăng ký Số còn còn lại đầu tư theo hình thức Hợp doanh, BOT,

công ty cổ phần và công ty quản lý vốn

Phân theo nước: Đã có 82 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại Việt Nam,

trong đó nước châu Mỹ chiếm 4% vốn đăng ký Riêng 4 nền kinh tế đứng đầu trongđầu tư vào Việt các nước châu Á chiếm 66% tổng vốn đăng ký; các nước châu Âuchiếm 29% tổng vốn đăng ký; các Nam theo thứ tự: Hàn Quốc, Singapore, Đài Loan và

Nhật Bản đã chiếm 55% tổng vốn đăng ký

Phân theo địa phương: Các thành phố lớn, có điều kiện kinh tế xã hội thuận lợi

thuộc các vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và phía Bắc vẫn là những địa phươngdẫn đầu thu hút ĐTNN, trong đó 5 địa phương dẫn đầu theo thứ tự như sau:

(1) TP Hồ Chí Minh chiếm 27,6% về số dự án và 20% tổng vốn đăng ký;

(2) Hà Nội chiếm 11,6% về số dự án; 14,9% tổng vốn đăng ký;

(3) Đồng Nai chiếm 10,5% về số dự án; 13,7% tổng vốn đăng ký;

(4) Bình Dương chiếm 18,2% về số dự án; 10,0% tổng vốn đăng ký;

(5) Bà Rịa –Vũng Tàu chiếm 1,8% về số dự án; 7,2% tổng vốn đăng ký;

Trang 17

Sau gần 2 năm gia nhập sân chơi lớn WTO, đã có những tác động nhiều mặt đếnnền kinh tế Việt Nam, trong đó nhìn về tổng thể tác động ròng là tích cực với tốc độtăng trưởng cao GDP năm 2007 tăng 8,47% (trong khi đó GDP chỉ tăng 7% trongnhững năm 90 và 7,8% từ năm 2000- 2006) Sản xuất công nghiệp năm 2007 tăng10,3%; dịch vụ tăng 7,15%, nông nghiệp tăng 3,84% Đi đôi với việc tốc độ tăngtrưởng cao là việc mở rộng sản xuất trong các ngành sử dụng nhiều lao động, pháttriển các đô thị mới, các dự án đầu tư ở nhiều địa phương Vốn FDI vào Việt Nam

11 tháng đầu năm 2008 vượt 60 tỷ USD: Trong 11 tháng đầu năm, lượng vốn đầu

tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đăng ký vào Việt Nam đạt gần trên 60 tỷ USD, phầnnhiều từ các dự án công nghiệp quy mô lớn

Theo Cục đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), tính cả lượng cấp mới vàtăng vốn tại các dự án đang hoạt động, nguồn vốn mà các doanh nghiệp nước ngoàiđăng ký là 60,09 tỷ USD, trong đó các dự án mới chiếm 59 tỷ USD Riêng trongtháng 11, lượng vốn FDI đăng ký đạt trên 781 triệu USD

Công nghiệp và xây dựng là những dự án thu hút nhiều vốn cấp mới nhất, 32,5 tỷ

Trang 18

Các ngành dịch vụ có lượng vốn đăng ký lớn thứ hai, với khoảng 26,2 tỷ USD.Nông - lâm - ngư nghiệp vẫn thu hút ít vốn hơn cả, với gần 250 triệu USD

Malaysia, với dự án khu liên hợp thép của tập đoàn Lion tại Ninh Thuận liên doanhvới Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam (Vinashin) trị giá gần 9,8 tỷ USD,tiếp tục là đối tác đầu tư nhiều nhất vào Việt Nam Dự án này cũng vừa được khởicông tại Ninh Thuận Đài Loan và Nhật là những đối tác FDI lớn tiếp theo của ViệtNam

Các địa phương thu hút nhiều vốn FDI tiếp tục là Ninh Thuận, Bà Rịa - Vũng Tàu

và TP HCM Dự kiến cả năm 2008, tổng vốn FDI ước đạt từ 65 tỉ USD – 67 tỉ USD.Trên lĩnh vực đầu tư nước ngoài, Việt Nam đã tạo nên những bước phát triển nhảyvọt, nếu năm 2007 nguồn FDI đăng ký là 20,3 tỷ USD thì những tháng đầu năm

2008 đã lên đến 31,6 tỷ USD và dự báo cả năm là từ 65 đến 67 tỷ USD Đóng gópcủa FDI vào GDP đạt 22% trong năm 2007 (trong khi đó năm 2006 là 17%) NguồnFDI đầu tư vào các ngành sản xuất chiếm 70% vốn đăng ký trong giai đoạn 2001-

2006 Từ năm 2007 nguồn FDI tăng mạnh trong lĩnh vực dịch vụ, bất động sản,công nghiệp nặng, nhiều dự án lớn và phân bổ rộng hơn Từ những kết quả trên,FDI có vai trò quan trọng trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế- xã hội Từ nhữngthành công trong thu hút đầu tư nước ngoài, thị trường xuất khẩu của Việt Nam đadạng hơn, xuất khẩu năm 2007 tăng 22%, thì trong những tháng đầu năm 2008 tăngđến 31,8%

Điều quan trọng hơn là Việt Nam chuyển dần từ xuất khẩu nguyên liệu thô sangxuất khẩu các mặt hàng chế tác (tỷ trọng năm 2005 là 50,4%, năm 2007 là 52,4%)

Về nhập khẩu tăng 39,6% trong năm 2007 và những tháng đầu năm 2008 tăng60,3% Trong đó, máy móc và nguyên liệu công nghiệp chiếm tỷ trọng lớn; hàngtiêu dùng chiếm tỷ trọng thấp nhưng đang có xu hướng tăng (năm 1996- 2006 là7,5% thì năm 2007 là 11,4%)

Tuy nhiên, do mới bước vào sân chơi lớn, chúng ta vẫn gặp phải những tồn tại do chậmcải thiện môi trường kinh doanh, khoảng cách giữa luật và thực tế, giữa các tỉnh, thànhphố còn lớn

Theo đánh giá của các nhà quản lý, mặc dù vốn ĐTNN trong 11 tháng qua tăngmạnh nhưng vẫn chưa tương xứng với tiềm năng, đặc biệt là vốn thực hiện vẫn cònthấp so với vốn cam kết; còn có sự mất cân đối ngành nghề, vùng lãnh thổ, nhất làđầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp và chế biến nông sản còn ít ĐTNN vẫn chủ yếutập trung vào những vùng kinh tế trọng điểm; ngành công nghiệp phụ trợ chưa thuhút được nhiều vốn ĐTNN Nguyên nhân do tình hình khó khăn chung của nền kinh

Ngày đăng: 04/09/2012, 01:52

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w