1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

đánh giá những thay đổi về cơ cấu xuất khẩu hàng hóa Việt nam sau khi Việt Nam gia nhập WTO.DOC

8 902 6
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 8
Dung lượng 74 KB

Nội dung

đánh giá những thay đổi về cơ cấu xuất khẩu hàng hóa Việt nam sau khi Việt Nam gia nhập WTO

Trang 1

Đề bài

Anh( chị) hãy đánh giá những thay đổi về cơ cấu xuất khẩu hàng hóa Việt nam sau khi Việt Nam gia nhập WTO

Bài làm

Cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam trong 15 năm gần đây đã có sự thay đổi theo hướng tích cực Tỷ trọng nhóm hàng nông - lâm - thủy sản đã giảm từ 52,2% năm 1990 xuống còn khoảng 20,5% năm 2006 Tỷ trọng xuất khẩu nhóm hàng công nghiệp và thủ công mỹ nghệ tương đối ổn định: 33,9% năm 2001; 40,4% năm 2004 và 39,0% năm 2006 Tỷ trọng nhóm hàng nhiên liệu, khoáng sản cũng dao động trong khoảng từ 21,6 % năm

Nguồn: Báo cáo tổng kết của Bộ Thương mại 2005, 2006

Ba yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu

- Trước hết, các yếu tố kìm hãm xuất khẩu có thể không còn là hàng rào bảo hộ tại các nước bạn hàng, mà ở mức độ nhất định là do những hạn chế mang tính cơ cấu nội tại nền kinh tế như năng suất có hạn, khả năng cạnh tranh thấp do quy trình thủ tục xuất khẩu vẫn còn chưa thuận tiện; chi phí liên quan đến dịch vụ hậu cần (chuyên chở, bưu chính viễn thông, kho bãi, cảng) và dịch vụ tài chính ngân hàng còn cao; công nghiệp phụ trợ chưa phát triển nên phải nhập hầu hết nguyên vật liệu để sản xuất hàng xuất khẩu cũng là các yếu tố kìm hãm đáng kể.

- Yếu tố thứ hai là khả năng chủ động nắm bắt những cơ hội thuận lợi để thâm nhập và khai thác các thị trường xuất khẩu còn hạn chế Các doanh nghiệp cũng chưa tận dụng triệt để lợi ích từ việc gia nhập WTO, các hiệp định thương mại song phương và khu vực

Trang 2

để khai thác hết tiềm năng của các thị trường lớn như Hoa Kỳ, Liên minh châu Âu, Trung Quốc Công tác xúc tiến thương mại nhỏ lẻ, rời rạc, hiệu quả chưa cao.

- Yếu tố thứ ba là biến động của nền kinh tế toàn cầu Hội nhập sâu rộng hơn cũng có nghĩa là tăng trưởng xuất khẩu của nhiều mặt hàng, nhất là đối với các mặt hàng xuất khẩu chủ lực, biến động mạnh cùng với thăng trầm của nền kinh tế thế giới, nhất là của các bạn hàng chính Tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu dệt may suy giảm và kim ngạch xuất khẩu gạo tăng đột biến là hai thí dụ điển hình minh chứng cho điều này.

* Cơ cấu hàng hóa xuất khẩu sau khi Việt nam gia nhậ WTO.

Việc Việt Nam ra nhập WTO đã khiến hàng rào bảo hộ tại các nước nhập khẩu hàng hóa Việt Nam giảm mạnh, hàng hóa VN đã không bị phân biệt đối xử như trước Điều này tạo đà cho hoạt động xuất khẩu (XK) mạnh, hiện hàng hóa XK của Việt Nam đã được mở rộng đến 150 quốc gia và vùng lãnh thổ Không chỉ có vậy, hàng hóa Việt Nam đã thâm nhập sâu hơn vào các thị trường XK trọng yếu như Mỹ, EU, Trung Quốc, Nhật Bản… Đặc biệt, năng lực cạnh tranh của hàng Việt Nam tại các thị trường trọng yếu tăng đáng kể

Ngay sau khi gia nhập WTO, một số mặt hàng đã tăng đột biến về kim ngạch XK như: Sản phẩm nhựa tăng 56,9%, dệt may 32,1%, túi xách và ví tăng 24,9% Trong 2 năm 2008-2009, kim ngạch xuất nhập khẩu trung bình đạt 150 tỷ USD/năm, tương đương với hơn 160% GDP của cả nước Tuy nhiên điều đáng mừng hơn cả là sự thay đổi tích cực trong cơ cấu hàng xuất khẩu Cơ cấu XK chuyển dịch dần từ XK sản phẩm thô (dầu mỏ, than đá, cao su, gạo…) sang sản phẩm công nghệ chế biến, kể cả sản phẩm có hàm lượng công nghệ và giá trị gia tăng cao như điện tử - máy tính luôn có mức tăng trưởng từ 20,8 - 28,4% trong giai đoạn 2006 - 2008, trong năm 2009 mặc dù gặp nhiều khó khăn do khủng hoảng tài chính, mặt hàng này vẫn có tốc độ tăng trưởng 15,3% " Điều đó chứng tỏ Việt Nam bước đầu đã phát huy được lợi thế động bên cạnh việc tiếp tục tận dụng những lợi thế tĩnh vốn có của mình", ông Tú nhận định

Việc gia nhập WTO cũng góp phần làm tăng tính cạnh tranh của các mặt hàng XK của Việt Nam Điều này được thể hiện qua việc trong giai đoạn 2007- 2008, tốc độ tăng trưởng XK của Việt Nam vào các thị trường chính luôn cao hơn tốc độ tăng trưởng nhập

Trang 3

khẩu của các nước này Năm 2009, mức XK của Việt Nam tại các thị trường này nhỏ hơn mức giảm nhập khẩu của họ Điều này cho thấy sức cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam đã được cải thiện và thị phần của hàng Việt Nam trên các thị trường lớn đã gia tăng Theo đánh giá của nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan: 3 năm hội nhập với nền kinh tế thế giới, đã thúc đẩy việc gia tăng XK, mặc dù năm 2009 bị âm 9% do tác động của khủng hoảng kinh tế thế giới Nhưng nếu chúng ta không tham gia hội nhập, XK sẽ còn bị giảm nhiều hơn.

Nông nghiệp

Nông nghiệp được coi là lĩnh vực chịu nhiều tác động nhất trong quá trình gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) của Việt Nam Nhiều lo ngại về sức cạnh tranh của nông sản Việt Nam trên sân chơi lớn này xuất phát từ những hạn chế trong năng lực sản xuất, chế biến, tạo dựng thương hiệu và uy tín của từng mặt hàng nông sản Nhìn từ khía cạnh xuất khẩu nông sản, sau một năm gia nhập WTO, những mặt hàng chủ lực của nền nông nghiệp Việt Nam vẫn đang chứng tỏ thế và lực của một đất nước với không ít sản phẩm nông nghiệp được ghi danh trên thương trường thế giới Theo đánh giá của Vụ Kế hoạch (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn), năm 2007 tiếp tục là năm thành công trong xuất khẩu nông sản Đến thời điểm này, kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thuỷ sản của cả nước đã đạt 10,5 tỷ USD So với năm 2006, năm cũng được coi là rất thành công trong xuất khẩu nông sản của Việt Nam, con số này đã tăng tới 20% Đến hết tháng 10/2007, xuất khẩu gạo đã hoàn thành chỉ tiêu với sản lượng xuất khẩu xấp xỉ năm trước (4,5 triệu tấn) nhưng kim ngạch xuất khẩu tăng 18% (1,42 tỷ USD) Trong tuần đầu của tháng 11, cà phê Việt Nam vượt ngưỡng xuất khẩu 1 triệu tấn với tổng giá trị kim ngạch 1,55 tỷ USD (cao hơn mức dự kiến xuất khẩu của cả năm) Hiện đã có tới 5 mựt hàng là thuỷ sản, gỗ và sản phẩm gỗ, cà phê, gạo và cao su đạt giá trị xuất khẩu từ 1-3 tỷ USD

Cùng với những ưu thế sẵn có của nông sản Việt Nam, việc gia nhập WTO tiếp tục tạo đà thuận lợi cho xuất khẩu nông sản Bên cạnh những bạn hàng truyền thống, hầu hết các ngành hàng xuất khẩu trong năm nay đều tiếp nhận thêm những bạn hàng mới Nếu như nhiều năm trước đây, xuất khẩu cao su của Việt Nam chủ yếu tập trung vào thị trường

Trang 4

Trung Quốc thì năm qua đã có sự chuyển dịch rõ rệt Từ đầu năm đến nay sản lượng cao su xuất khẩu sang Trung Quốc giảm chỉ còn khoảng 59%, trong khi xuất sang các thị trường khác như Hàn Quốc, Đài Loan, Malaixia, Đức lại tăng đáng kể Đặc biệt, sản lượng cao su xuất sang thị trường Malaixia trong năm nay đã tăng 3 lần so với năm trước và đây được đánh giá là thị trường chiến lược của cao su Việt Nam trong

Với ngành chè, những nỗ lực cải thiện chất lượng chè Việt Nam sau khi gia nhập WTO còn mang lại kết quả rõ nét hơn Theo Hiệp hội hội Chè Việt nam, sau những nỗ lực của ngành chè trong việc đầu tư phát triển các cơ sở công nghiệp chế biến chè theo quy hoạch, đồng thời tổ chức lại ngành chè theo hướng từng bước hiện đại hoá, tăng nhanh tỷ lệ các sản phẩm chè tinh chế, có chất lượng cao và đa dạng hoá sản phẩm, năm nay giá chè xuất khẩu của Việt Nam đã được cải thiện đáng kể với mức tăng khoảng 25%, tương ứng mức tăng 270-280 USD/tấn

Thủy sản

Theo nhận định của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), trong quý I/2009, cá tra, basa chiếm tỷ trọng cao nhất trong kim ngạch xuất khẩu thủy sản Tuy nhiên, ngày càng có nhiều thị trường tiêu thụ sản phẩm này của Việt Nam (Pháp, Tây Ban Nha, Na Uy, Italy, Ai Cập, Mỹ ) đã và đang sử dụng các chương trình truyền thông nhằm hạ bệ sản phẩm cá tra để bảo vệ sản phẩm cá trong nước Điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến xuất khẩu sản phẩm cá tra của Việt Nam

Dự báo vấn đề này còn tiếp tục gia tăng trong thời gian tới, vì vậy cần chuẩn bị tốt trong việc phản hồi với những thông tin không đúng và có hệ thống giúp người tiêu dùng các nước có cái nhìn đúng và sát thực hơn

Thêm vào đó, xuất khẩu tôm dự báo sẽ không có tín hiệu khả quan do nhu cầu của đa số các thị trường chính giảm, thị trường xuất khẩu bị thu hẹp, đồng USD rớt giá Hiện nay, các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu tôm chỉ hoạt động cầm chừng do thiếu tôm nguyên liệu, lượng tồn kho lớn trong khi vốn không đảm bảo Nhu cầu thực phẩm cao cấp như cá ngừ sẽ tiếp tục giảm, ngay thị trường các nước lớn cũng sút giảm nên xuất

Trang 5

Do vậy, VASEP cho rằng xuất khẩu thủy sản Việt Nam trong các tháng tới sẽ tiếp tục khó khăn, giá trị xuất khẩu cả năm 2009 hy vọng đạt bằng mức năm ngoái là 4,5 tỷ USD đã là thành công Tuy nhiên, sự năng động của cộng đồng doanh nghiệp và các đơn vị sản xuất nhằm giảm chi phí hạ giá thành sản phẩm, mở rộng thị trường sẽ là những giải pháp cho xuất khẩu thủy sản Việt Nam trong năm khó khăn 2009 Quý I/2009, xuất khẩu thủy sản cả nước đạt 166.695 tấn, trị giá 579,26 triệu USD, giảm trên 8% về cả khối lượng và giá trị so với cùng kỳ Trong đó cá tra, basa chiếm tỷ trọng cao nhất 36% với 208,4 triệu USD, giảm 5%; tôm đông lạnh tụt xuống thứ 2 với giá trị kim ngạch trên 181,2 triệu USD; xuất khẩu cá ngừ giảm mạnh nhất với gần 40%./.\

Dầu thô Kim ngach xuất khẩu khẩu dầu thô giảm mạnh

Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN) cho biết: Qúy I/2009, kim ngạch xuất khẩu dầu thô chỉ đạt 1,45 tỷ USD, giảm 47% so với cùng kỳ năm 2008.

Mặc dù sản lượng dầu thô khai thác qúy I đạt 4,36 triệu tấn nhưng do giá dầu trung bình trong qúy I chỉ đạt khoảng 45 USD/thùng, giảm 55USD/thùng so với trung bình quý I/2008 làm giá trị xuất khẩu giảm đáng kể

Bên cạnh đó, nhu cầu dầu thô cho các nhà máy lọc hóa dầu trên thế giới giảm, đồng thời sản lượng từng hợp đồng thấp hơn trước cũng là nguyên nhân ảnh hưởng đến kim ngạch xuất khẩu dầu thô của Việt Nam

Theo PVN, do giá dầu giảm nên doanh thu toàn Tập đoàn cũng giảm 20% so với cùng kỳ năm 2008 và nộp ngân sách đạt 18.600 tỷ đồng, giảm 26% so với cùng kỳ năm 2008 và giảm 33% so với quý IV năm 2008.

Trong tình hình các chỉ tiêu tài chính đều đạt thấp hơn so với cùng kỳ, PVN hiện đang tập trung việc nâng cao hiệu quả quản lý, tiết kiệm nhằm giảm chi phí /.

Dệt may

Sau 3 năm Việt Nam gia nhập WTO, dù gặp nhiều thách thức nhưng thị trường dệt may VNkhông ngừng phát triển và hiện nay đã đạt được con số kim ngạch xuất khẩu 10,5 tỷ USD/năm, thị trường xuất khẩu mở rộng ra nhiều quốc gia trên thế giới Việt Nam phấn đấu là 1 trong 10 nước xuất khẩu lớn nhất hàng dệt may trên thế giới vào năm nay Theo ông Phan Chí Dũng, Vụ trưởng Vụ Công nghiệp nhẹ thuộc Bộ Công

Trang 6

Thương, thành công đáng ghi nhận của ngành dệt may trong thời gian này là đã nâng kim ngạch xuất khẩu năm 2007 lên trên 7,8 tỷ USD, gấp 2,2 lần so với năm 2004 và chiếm tới 15% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước.

Da giầy

Da giày đặt mục tiêu xuất khẩu 5 tỷ USD năm 2010

Kế hoạch tăng trưởng từ 10 đến 15% mà ngành da giày Việt Nam đặt ra cho năm 2010 hứa hẹn sẽ đem lại doanh số xuất khẩu khoảng 5 tỷ USD

Năm 2009, ngành da giày Việt Nam xuất khẩu gần 4,1 tỷ USD, giảm khoảng 13% so với năm 2008 Sự sụt giảm về kim ngạch chủ yếu do xuất khẩu vào thị trường Mỹ giảm (năm 2009 chỉ đạt khoảng 1,1 tỷ USD, trong khi năm 2008 đã đạt tới 1,5 tỷ USD) Với thị trường Liên minh châu Âu, năm 2008, xuất khẩu da giày đạt 2,2 tỷ USD và năm 2009 vẫn đạt xấp xỉ 2,1 tỷ USD.

Xuất khẩu da giày của Việt Nam ra thị trường thế giới có Bắc Mỹ (Mỹ, Mehico và Canada), 27 nước của Liên minh châu Âu và Liên bang Nga, Đông Âu Thị trường nhập khẩu rất lớn Trong khi đó 5 nước xuất khẩu của châu Á luôn cạnh tranh với nhau: Trung Quốc (chiếm khoảng 50%), Việt Nam hiện ở vị trí thứ hai, tiếp đến là Ấn Độ, Indonesia và Bangladesh Tổng lượng sản xuất của 5 nước hiện đạt trên 80% dung lượng giày cần nhập khẩu trên thị trường toàn thế giới

Năm 2010, ngành da giày đề ra kế hoạch tăng trưởng từ 10 – 15%, đảm bảo doanh số xuất khẩu 4,5 – 5 tỷ USD Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu này, chúng tôi kiến nghị với Bộ Công Thương nghiên cứu hỗ trợ cho ngành da giày giống như ngành dệt may là xây dựng một thương hiệu của ngành công nghiệp thời trang da giày, trong đó chú trọng nhất là khâu đào tạo lực lượng thiết kế tạo giá trị gia tăng cao.

Hiện nay, riêng để phục vụ sản xuất dòng giày thể thao thì ngành công nghiệp giày Việt Nam đã chủ động được tới 65% nguồn nguyên liệu, còn lại 35% là những loại da đặc thù hoặc những loại da, loại PU cao cấp vẫn đang nằm ở Đài Loan, Trung Quốc, Italia mà họ không chuyển giao cho Việt Nam Muốn có được các loại nguyên liệu này chúng ta phải có những cụm công nghiệp chuyên ngành về phụ liệu.

Trang 7

Vì vậy, ngành da giày đang rất “bí”, bởi rất nhiều Hiệp hội của thế giới đang muốn đầu tư vào Việt Nam để thuộc da nhưng không có chỗ để đặt hàng, không tỉnh nào nhận, đề nghị Chính phủ, lãnh đạo Bộ Công Thương và các địa phương quan tâm làm sao để ngành da giày có thể đầu tư công nghệ nguyên liệu gốc – tức là thuộc da Hiện Việt Nam mới thuộc da được chưa tới 20% trong tổng số nhu cầu cần phải có nên đều phải nhập khẩu nguyên liệu da đã thuộc rồi về chế biến.

Mặc dù việc gia nhập WTO đã giúp các doanh nghiệp Việt Nam tăng kim ngạch XK nhưng cũng bộc lộ những hạn chế trong hoạt động xuất khẩu

Theo TS Đinh Văn Ân - Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương: Hiện hoạt động XK của Việt Nam có những hạn chế mang tính cơ cấu nội tại của nền kinh tế như năng suất có hạn, quy trình thủ tục XK còn rườm rà, các chi phí liên quan đến dịch vụ hậu cần, tài chính ngân hàng cao dẫn đến khả năng cạnh tranh của hàng XK Việt Nam thấp Công nghiệp phụ trợ chưa phát triển nên hầu hết nguyên liệu sản xuất phải nhập khẩu nên giá trị gia tăng của hàng XK không cao Khả năng chủ động nắm bắt cơ hội thuận lợi để thâm nhập khai thác thị trường của doanh nghiệp còn hạn chế; Công tác xúc tiến thương mại nhỏ lẻ, rời rạc

Theo Phòng Thương mại và Công nghiệp VN: Hiện chủng loại mặt hàng xuất khẩu còn nghèo nàn, tập trung vào một số ít mặt hàng XK chủ lực nên thiếu tính đột phá Giá trị và khối lượng XK một số mặt hàng chủ lực như sản phẩm gỗ, giầy dép, dây diện và cáp điện chưa có sự biến đổi mạnh so với thời điểm trước khi Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế, thậm chí có xu hướng chững lại, thậm chí còn thấp hơn so với giai đoạn trước khi ra nhập WTO Chẳng hạn, tăng trưởng kim ngạch XK bình quân hàng năm trong hai năm 2007 - 2008 của sản phảm dây điện và cáp điện giảm xuống còn 19,1%, trong khi ở giai đoạn 2004-2006 tăng trưởng kim ngạch XK của mặt hàng này lên đến 42,7% Ngoài ra, cơ cấu hàng XK vẫn phụ thuộc vào các mặt hàng thô như khoáng sản, nông lâm thủy sản; Các mặt hàng công nghiệp như điện tử, máy tính… vẫn mang tính gia công, lắp ráp nên giá trị gia tăng thấp Hiện tỷ trọng giá trị XK các mặt hàng sử dụng công nghệ thấp chiếm đến 44,5% tổng giá trị kim ngạch XK Tỷ trọng giá trị XK các mặt hàng có sử dụng công nghệ cao tăng trưởng chậm từ 14,5% năm 2004 lên 18,1% năm 2008.

Mục tiêu tổng quát trong chiến lược xuất khẩu của Việt Nam

Trang 8

Đến năm 2010 là tăng trưởng cao và bền vững, đẩy mạnh đầu tư phát triển sản xuất các mặt hàng xuất khẩu có lợi thế cạnh tranh Đây là những nội dung của đề án phát triển XK giai đoạn 2006-2010 do Bộ Thương mại xây dựng vừa được Thủ tướng Chính phủ ban hành.

Theo đề án này tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa phấn đấu đạt mức bình quân 17,5%/năm và đến năm 2010 đạt khoảng 72,5 tỷ USD; tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu dịch vụ đạt bình quân 16,3%/năm và đến năm 2010 đạt khoảng 12 tỷ USD

Nhóm hàng nông, lâm, thuỷ sản sẽ giảm dần tỷ trọng trong cơ cấu hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam từ 19,1% năm 2006 xuống còn 13,7% năm 2010 Nhóm hàng nhiên liệu, khoáng sản với hai mặt hàng chủ yếu là dầu thô và than đá giảm mạnh từ 21,0% năm 2006 xuống còn 9,6% năm 2010 Riêng nhóm hàng công nghiệp và thủ công mỹ nghệ tăng khá mạnh từ 45,9% năm 2006 lên 54,1% năm 2010 Trong khi đó mặt hàng dầu thô, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này sẽ bắt đầu giảm mạnh từ năm 2009 trở đi do sản lượng khai thác được sẽ dành một phần để phục vụ cho hoạt động của nhà máy lọc dầu trong nước Theo kế hoạch dự kiến, lượng dầu thô xuất khẩu từ năm 2009 xuống còn 16 triệu tấn, năm 2010 còn 15,6 triệu tấn Mức giá dự tính sẽ vẫn dao động ở mức cao, trung bình khoảng 54 USD/thùng (tương đương với khoảng 400 USD/tấn) Theo kế hoạch dự kiến, xuất khẩu than sẽ duy trì ở mức 11 triệu tấn trong năm 2006 - 2007 và năm 2008 giảm xuống còn 10 triệu tấn, năm 2009 còn 9 triệu tấn và năm 2010 còn 8 triệu tấn Mức giá bình quân dự tính đạt 35 - 40 USD/tấn.

Theo dự đoán của các chuyên, nhóm sản phẩm công nghiệp và thủ công mỹ nghệ dự kiến sẽ là nhóm hàng có tốc độ tăng trưởng cao nhất đạt 36,3%/năm, chiếm 50,6% tổng kim ngạch xuất khẩu giai đoạn 2006-2010 của cả nước Dự kiến, năm 2006 tỷ trọng của nhóm này là 45,9% và tăng lên 54,1% vào năm 2010 với kim ngạch đạt được trên 39 tỷ USD Thị trường Hoa Kỳ vẫn là một trong những thị trường quan trọng nhất của Việt Nam xét tại thời điểm hiện nay lẫn tiềm năng trong tương lai, cần tích cực khai thác để có thể mở rộng quy mô xuất khẩu, đặc biệt là đối với một số mặt hàng như dệt may, giày dép, thuỷ sản, đồ gỗ, máy móc thiết bị điện, điện tử, hạt điều, cao su, đồ gốm sứ và đồ mũ nón, vali, túi xách.

Ngày đăng: 07/09/2012, 14:47

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w