1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đánh giá giá trị giải trí và giá trị phi sử dụng của Vườn Quốc gia Ba Bể - Bắc Kạn (2).DOC

109 1,2K 7
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 109
Dung lượng 1,06 MB

Nội dung

Đánh giá giá trị giải trí và giá trị phi sử dụng của Vườn Quốc gia Ba Bể - Bắc Kạn

Trang 1

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I: LÝ THUYẾT VỀ ĐỊNH GIÁ GIÁ TRỊ GIẢI TRÍ VÀ GIÁ TRỊ PHI SỬ DỤNG CỦA MỘT VƯỜN QUỐC GIA 4

1.1 Vườn Quốc gia và Tổng giá trị kinh tế của Vườn Quốc gia 4

1.1.1.Vườn Quốc gia và sự cần thiết đánh giá giá trị của VQG 4

1.1.2 Tổng giá trị kinh tế của một Vườn Quốc gia 6

1.1.3 Phương pháp định giá giá trị của một VQG 10

1.2 Phương pháp chi phí du lịch định giá giá trị giải trí của VQG 11

1.2.1 Phương pháp chi phí du lịch (TCM - Travel Cost Method) 11

1.2.2 Mô hình lý thuyết hàm chi phí du lịch 12

1.2.3 Một số phương pháp tiếp cận chi phí du lịch 14

1.2.4 Tổng quan các nghiên cứu sử dụng phương pháp chi phí du lịch để đánh giá giá trị cảnh quan 19

1.2.5 Một số ưu điểm hạn chế của phương pháp chi phí du lịch 21

1.3 Phương pháp định giá ngẫu nhiên trong định giá giá trị phi sử dụng 22

1.3.1 Phương pháp định giá ngẫu nhiên (Contingent Valuation Method - CVM) 22

1.3.2 Mô hình lý thuyết về định giá ngẫu nhiên 24

1.3.3 Các bước tiến hành định giá ngẫu nhiên 26

1.3.4 Tổng quan các nghiên cứu sử dụng CVM đo lường giá trị phi sử dụng của môi trường 28

1.3.5 Một số ưu điểm và hạn chế của phương pháp định giá ngẫu nhiên 31

CHƯƠNG II: TỔNG QUAN VỀ VƯỜN QUỐC GIA BA BỂ - BẮC KẠN 33

2.1 Sơ lược lịch sử hình thành và phát triển VQG Ba Bể 33

2.2 Điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội 35

2.2.1 Điều kiện tự nhiên 35

2.2.2 Điều kiện kinh tế - xã hội 37

2.3 Giá trị cảnh quan và giá trị đa dạng sinh học của VQG Ba Bể 39

2.3.1 Giá trị cảnh quan văn hoá lịch sử 39

2.3.2 Giá trị đa dạng sinh học 41

2.4 Hoạt động của Vườn Quốc gia Ba Bể 45

2.4.1 Hoạt động bảo tồn thiên nhiên và giáo dục môi trường 45

2.4.2 Hoạt động du lịch 48

2.4.3 Hoạt động kinh tế - xã hội của dân cư và tác động đến tài nguyên rừng 50

2.5 Những áp lực bảo tồn và những việc cần ưu tiên trong quản lý, bảo tồn 52

2.5.1 Mục tiêu đặt ra đối với công tác bảo tồn 52

2.5.2 Các áp lực và thách thức đối với công tác bảo tồn 53

Trang 2

2.5.3 Các hoạt động cần ưu tiên trong công tác bảo tồn 55

CHƯƠNG III: ĐÁNH GIÁ GIÁ TRỊ GIẢI TRÍ VÀ GIÁ TRỊ PHI SỬ DỤNG VƯỜN QUỐC GIA BA BỂ 57

3.1 Bảng hỏi phỏng vấn và các đặc điểm xã hội của đối tượng phỏng vấn 57

3.1.1 Bảng hỏi phỏng vấn 57

3.1.2 Mẫu điều tra 58

3.1.3 Một số đặc điểm kinh tế - xã hội của đối tượng phỏng vấn 59

3.2 Sử dụng phương pháp chi phí du lịch theo vùng (ZTCM) đánh giá giá trị giải trí tại VQG Ba Bể 64

3.2.1 Những giả thiết cơ bản 64

3.2.2 Phân vùng khách du lịch 65

3.2.3 Xác định chi phí du lịch 69

3.2.4 Hàm cầu giải trí 76

3.2.5 Đường cầu giải trí và giá trị cảnh quan du lịch của VQG Ba Bể 77

3.3 Đánh giá giá trị phi sử dụng VQG Ba Bể bằng phương pháp CVM 79

3.3.1 Mô hình đánh giá 79

3.3.2.Thiết lập thị trường giả tưởng 80

3.3.3 Thu nhận thông tin về mức sẵn lòng chi trả 81

3.3.4 Phân tích các yếu tố tác động đến sự bằng lòng chi trả 83

3.3.5 Lượng giá giá trị phi sử dụng VQG Ba Bể 88

3.4 Kết luận rút ra từ nghiên cứu và một số đề xuất 90

KẾT LUẬN 94

TÀI LIỆU THAM KHẢO 95

PHỤ LỤC 1 97

Trang 3

BỘ NN&PTNT BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

Trang 4

TÊN BẢNGTRANG

Bảng 1.1: Giá trị tồn tại và giá trị để lại của một số VQG 29 Bảng 2.1: Thu nhập của dân cư vùng hồ Ba Bể 37 Bảng 2.2: So sánh tài nguyên thú rừng một số VQG 45 Bảng 2.3: Số lượng khách du lịch đến Ba Bể từ 2003 đến 2005 49 Bảng 3.1 Đặc điểm kinh tế - xã hội của du khách trong nước 59 Bảng 3.2: Đặc điểm kinh tế xã hội của du khách nước ngoài 61

Bảng 3.4: Đánh giá chất lượng môi trường của du khách 64 Bảng 3.5: Tỷ lệ du khách theo vùng xuất phát 68 Bảng 3.6: Phương tiện du khách sử dụng đến VQG 70

Bảng 3.9: Chi phí ăn ở của du khách tại Ba Bể 75 Bảng 3.10: Tổng hợp chi phí của du khách theo các vùng 76 Bảng 3.11: Lợi ích giải trí của du khách từ các vùng đến Ba Bể 79 Bảng 3.12: Tỷ lệ du khách sẵn sàng chi trả cho bảo tồn 82

Bảng 3.14: Mức chi trả trung bình cho bảo tồn 83

Trang 5

TÊN HÌNHTRANG

Hình 1.1: Tổng giá trị kinh tế của môi trường 11

Hình 1.3: Đường cầu du lịch trong trường hợp chất lượng môi trường thay đổi

Hình 3.1: Các hoạt động chính của du khách tại VQG 63 Hình 3.2: Một số điểm du khách chưa hài lòng 63 Hình 3.3: Bản đồ phân vùng điểm xuất phát của du khách 67

Trang 6

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Rừng nhiệt đới là một nguồn tài nguyên quan trọng và có giá trị to lớn ở nước ta song thời gian qua chúng đã được khai thác quá mức làm suy giảm cả diện tích và chất lượng Nếu năm 1945 độ che phủ rừng của cả nước là 45% thì nay độ che phủ chỉ còn khoảng 30%

Nhận thức giá trị của rừng đối với cuộc sống là vô cùng quan trọng nên ngay từ những năm 1960, Nhà nước đã cho thành lập các Vườn Quốc gia và Khu bảo tồn thiên nhiên để bảo tồn các giá trị của rừng Tuy nhiên, thực tế cho thấy các Vườn Quốc gia, các Khu bảo tồn vẫn bị xâm hại vì những lợi ích trước mắt Lý do được nhìn nhận trên quan điểm kinh tế là chúng ta chưa hiểu hết giá trị của rừng

Cuộc sống của con người tại các quốc gia nhiệt đới như Việt Nam phụ thuộc rất nhiều vào rừng Rừng không chỉ cung cấp cho con người những giá trị sử dụng trực tiếp như gỗ củi, các loài động thực vật mà còn mang lại nhiều giá trị gián tiếp như hấp thụ cácbon, hạn chế lũ lụt, tạo ra những cảnh quan và là nguồn cảm hứng sáng tạo của loài người Hơn thế, việc bảo tồn các giá trị của hệ sinh thái rừng không chỉ mang lại lợi ích cho thế hệ hiện tại mà còn mang lại lợi ích cho thế hệ tương lai.

Vườn Quốc gia Ba Bể là một trong số 28 VQG ở Việt Nam có giá trị cảnh quan độc đáo và tính đa dạng sinh học cao với nhiều loài đặc hữu Đây là một VQG với đầy đủ các nét đặc trưng của một rừng nguyên sinh miền Bắc đồng thời là một hệ sinh thái đất ngập nước với một hồ nước ngọt lớn bậc nhất cả nước Vườn được thành lập từ năm 1992 với nhiệm vụ bảo tồn các hệ động thực vật, nghiên cứu khoa học và phát triển du lịch sinh thái Thời gian gần đây việc phát triển du lịch và phát triển kinh tế của dân cư quanh Vườn đã tạo sức ép đối với công tác bảo tồn Do đó, việc nhận thức đầy đủ các giá trị của Vườn sẽ có ý nghĩa quan trọng đối với công tác bảo tồn

Đề tài “Đánh giá giá trị giải trí và giá trị phi sử dụng của Vườn Quốc gia

Ba Bể - Bắc Kạn” được thực hiện nhằm xác định giá trị giải trí của VQG Ba Bể bằng

Trang 7

phương pháp chi phí du lịch và xác định giá trị phi sử dụng bằng phương pháp định giá ngẫu nhiên Đây là những giá trị phi thị trường mà việc bảo tồn VQG có thể mang lại cho thế hệ hiện tại và tương lai Từ trước tới nay người ta đều nhận thức được các giá trị vô hình này song việc lượng giá chúng không dễ dàng, mặc dù theo một số nghiên cứu ngoài nước thì chỉ riêng giá trị phi sử dụng đã chiếm khoảng 35 -70% giá trị của tài sản môi trường

Mặt khác, với giá trị cảnh quan, đã có nhiều nghiên cứu đánh giá ở trong và ngoài nước nhưng với giá trị chưa sử dụng có thể đây là một nghiên cứu đầu tiên ở Việt Nam Do đó, đề tài mong muốn xây dựng một phương pháp xác định giá trị chưa sử dụng có thể tham khảo khi thực hiện xác định giá rừng ở nước ta.

2 Mục đích nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu của đề tài là đánh giá giá trị cảnh quan và giá trị chưa sử dụng của Vườn Quốc gia Ba Bể thông qua làm rõ các vấn đề sau:

- Sử dụng phương pháp chi phí du lịch theo vùng ước tính chi phí của du khách đến Ba Bể, từ đó xây dựng hàm cầu và xác định giá trị cảnh quan của khu du lịch Ba Bể.

- Đánh giá chất lượng dịch vụ du lịch, sự hài lòng của du khách và đề xuất mức phí vào cổng của VQG Ba Bể.

- Sử dụng phương pháp định giá ngẫu nhiên để xác định sự bằng lòng chi trả (WTP) của du khách cho hoạt động bảo tồn của VQG Sử dụng mô hình kinh tế lượng phân tích các yếu tố tác động đến WTP.

- Đề xuất một số giải pháp nhằm kết hợp hài hoà giữa hoạt động du lịch và hoạt động bảo tồn.

Trang 8

3 Giới hạn và phạm vi nghiên cứu

Về khoa học, đề tài thực hiện đánh giá giá trị giải trí và giá trị chưa sử dụng của VQG dựa trên lý thuyết của kinh tế học môi trường

Về địa điểm nghiên cứu, đề tài chỉ tập trung nghiên cứu tại khu vực VQG Ba Bể Về thời gian, đề tài tiến hành điều tra thu thập số liệu bằng bảng hỏi đối với du khách và thu thập thông tin thứ cấp từ tháng 7 năm 2005 đến tháng 12 năm 2005 tại VQG Ba Bể.

4 Phương pháp nghiên cứu

Để có số liệu phân tích đánh giá, đề tài sử dụng phương pháp phỏng vấn trực tiếp du khách, phỏng vấn trực tiếp các hộ dân đang sinh sống trong vùng lõi VQG Đề tài sử dụng phương pháp thu thập số liệu thứ cấp từ các cơ quan liên quan, sử dụng phương pháp điều tra thực tế và phương pháp thống kê kinh tế lượng.

5 Kết cấu của đề tài

Đề tài ngoài phần mở đầu kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung của đề tài gồm 3 chương:

Chương 1: Lý thuyết về đánh giá giá trị giải trí và giá trị phi sử dụng của một VQG Chương 2: Tổng quan về Vườn Quốc gia Ba Bể - Bắc Kạn.

Chương 3: Đánh giá giá trị giải trí và giá trị phi sử dụng của VQG Ba Bể.

Trang 9

CHƯƠNG I: LÝ THUYẾT VỀ ĐỊNH GIÁ GIÁ TRỊ GIẢI TRÍ VÀ GIÁ TRỊ PHI SỬ DỤNG CỦA MỘT VƯỜN QUỐC GIA

1.1 Vườn Quốc gia và Tổng giá trị kinh tế của Vườn Quốc gia

1.1.1.Vườn Quốc gia và sự cần thiết đánh giá giá trị của VQG

1.1.1.1 Vườn Quốc gia

Vườn Quốc gia là một vùng đất tự nhiên được thành lập để bảo tồn hệ sinh thái chuẩn của một đất nước Đó là một khu rừng đặc dụng được quản lý và bảo vệ nghiêm ngặt nhằm bảo vệ lâu dài một hay nhiều hệ sinh thái, bảo đảm các yêu cầu cơ bản sau:

1- Là vùng đất tự nhiên bao gồm mẫu chuẩn của các hệ sinh thái cơ bản (còn nguyên vẹn hoặc ít bị tác động của con người); các nét đặc trưng về sinh cảnh của các loài động, thực vật; các khu rừng có giá trị cao về mặt khoa học, giáo dục và du lịch.

2- Là vùng đất tự nhiên đủ rộng để chứa đựng được một hay nhiều hệ sinh thái và không bị thay đổi bởi những tác động xấu của con người; tỷ lệ diện tích hệ sinh thái tự nhiên cần bảo tồn phải đạt từ 70% trở lên

3- Là khu vực có điều kiện về giao thông tương đối thuận lợi.

Hiện nay, Việt Nam đã thành lập 28 VQG phân bố ở cả ba miền, được quản lý bảo vệ theo quy chế quản lý rừng đặc dụng Việc quản lý VQG được phân cấp giao cho Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn trong trường hợp VQG nằm trên địa bàn của nhiều Tỉnh, còn lại giao cho Ủy ban nhân dân Tỉnh quản lý nếu VQG nằm trên địa bàn một địa phương

Mỗi VQG đều được thành lập một ban quản lý Ban quản lý là chủ rừng, được giao đất lâm nghiệp và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, chịu trách nhiệm quản lý, bảo vệ và xây dựng khu rừng được giao.

Do tầm quan trọng của bảo tồn mà Vườn Quốc gia được chia thành các phân khu chức năng như sau:

- Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt: là khu vực được bảo toàn nguyên vẹn, được

quản lý bảo vệ chặt chẽ để theo dõi diễn biến tự nhiên; nghiêm cấm mọi hành vi làm

Trang 10

thay đổi cảnh quan tự nhiên của khu rừng Đây là những khu vực có rừng nguyên sinh, có tính đa dạng sinh học cao được bảo vệ nghiêm ngặt.

- Phân khu phục hồi sinh thái : Là khu vực được quản lý, bảo vệ chặt chẽ để

rừng phục hồi, tái sinh tự nhiên; nghiêm cấm việc du nhập những loài động vật, thực vật không có nguồn gốc tại khu rừng Thông thường đây là khu vực đang được khoanh nuôi để rừng tái sinh tự nhiên.

- Phân khu dịch vụ - hành chính : Là khu vực để xây dựng các công trình làm

việc và sinh hoạt của Ban quản lý, các cơ sở nghiên cứu - thí nghiệm, dịch vụ du lịch, vui chơi giải trí.

Đồng thời, để ngăn chặn những tác động xấu, Vườn Quốc gia phải thiết lập

vùng đệm Vùng đệm là vùng rừng, vùng đất hoặc vùng đất có mặt nước nằm sát ranh giới với các Vườn Quốc gia; có tác động ngăn chặn hoặc giảm nhẹ sự xâm phạm khu rừng đặc dụng Mọi hoạt động trong vùng đệm phải nhằm mục đích hỗ trợ

cho công tác bảo tồn, quản lý và bảo vệ khu rừng đặc dụng; cấm săn bắn, bẫy bắt các loài động vật và chặt phá các loài thực vật hoang dã là đối tượng bảo vệ Diện tích của vùng đệm không tính vào diện tích của khu rừng đặc dụng.

Vùng đệm của VQG thường có dân cư sinh sống Dân cư sống trong VQG chủ yếu được ổn định tại chỗ phải chấp hành nghiêm chỉnh Luật Bảo vệ và Phát triển rừng, phải tuân theo các quy định của Ban quản lý khu rừng đặc dụng Không được di dân từ nơi khác tới VQG và vùng đệm

Trong Vườn Quốc gia, có thể xây dựng nhiều điểm, tuyến du lịch dịch vụ theo

nguyên tắc vừa khuyến khích phát triển các hoạt động du lịch để du khách hiểu thêm giá trị của VQG, vừa không được làm ảnh hưởng xấu đến mục tiêu bảo tồn.

1.1.1.2 Sự cần thiết định giá giá trị của VQG

Định giá giá trị của một VQG hay khu bảo tồn là công việc khó khăn song có ý nghĩa quan trọng và đã được thực hiện tại nhiều quốc gia trên thế giới Đó là việc sử dụng các công cụ kỹ thuật nhằm lượng giá giá trị bằng tiền của các tài sản môi trường là các VQG làm cơ sở cho việc hoạch định chính sách về khai thác, sử dụng và quản lý VQG

Trang 11

Ở Việt Nam, việc định giá giá trị của tài sản môi trường là một VQG hay khu bảo tồn thiên nhiên còn mới mẻ song nếu thực hiện được sẽ có ý nghĩa như sau:

Thứ nhất, Nhà nước đang thực hiện đầu tư rất lớn bằng ngân sách cho hoạt

động bảo tồn các hệ sinh thái cảnh quan VQG song lợi ích thu được mới chỉ được nhìn nhận định tính Lượng giá giá trị của VQG hay khu bảo tồn thiên nhiên sẽ giúp nhìn nhận lợi ích từ công tác bảo tồn đầy đủ hơn, cụ thể hơn.

Thứ hai, định giá giá trị VQG giúp tránh gây thiệt hại tới vốn tài nguyên thiên

nhiên quan trọng, chẳng hạn tính đa dạng sinh học, sự tồn tại của các loài quý hiếm… và cảnh báo những dự án có tác động tới VQG.

Thứ ba, trong một số trường hợp việc lượng giá giá trị bằng tiền của tài sản

môi trường là cơ sở để Nhà nước cân nhắc khi đưa ra một quyết định ảnh hưởng đến vốn tự nhiên; là cơ sở để Nhà nước xác định mức đền bù hoặc bồi thường khi cá nhân, tổ chức gây tổn hại đến tài sản tự nhiên.

Thứ tư, khi tài sản môi trường được định giá tức giá trị của chúng được thừa nhận

gồm cả giá trị sử dụng và giá trị phi sử dụng từ đó nâng cao nhận thức về môi trường của cộng đồng và đưa ra những chỉ dẫn trong quá trình ra quyết định kinh tế của VQG.

1.1.2 Tổng giá trị kinh tế của một Vườn Quốc gia

Vườn Quốc gia là một tài sản môi trường nên tổng giá trị kinh tế của một VQG về nguyên tắc có thể xem xét thông qua các thành phần giá trị của một tài sản môi trường

Các nhà kinh tế học đã rất thành công khi phân loại giá trị kinh tế của một tài sản môi trường Mặc dù thuật ngữ có thể chưa được thống nhất hoàn toàn, nhưng phương pháp luận này đặt cơ sở cho việc giải thích về sự hình thành của giá trị trên cơ sở sự tương tác giữa chủ thể con người - người định ra giá trị và khách thể - vật được đánh giá Về tổng quan, để đo lường tổng giá trị kinh tế của một tài sản môi trường nói chung và một VQG nói riêng, các nhà kinh tế học bắt đầu bằng việc phân

biệt giữa giá trị sử dụng và giá trị phi sử dụng.

Giá trị sử dụng là những lợi ích thu được từ việc sử dụng nguồn tài nguyên

trên thực tế Đôi khi cũng có thể hiểu giá trị sử dụng là giá trị các cá nhân gắn với

Trang 12

việc tiêu dùng một cách trực tiếp hay gián tiếp các dịch vụ do nguồn tài nguyên cung cấp Ví dụ, đối với một VQG hay một khu rừng, con người có thể thu được lợi ích từ gỗ làm nhà, củi đốt; dùng cây cỏ làm thuốc; đi dạo trong rừng, ngắm nhìn các loài động thực vật hoặc chiêm ngưỡng cảnh đẹp

Giá trị sử dụng hình thành từ việc thực sự sử dụng tài sản môi trường, trên thực tế nó bao gồm:

Giá trị sử dụng trực tiếp là các sản phẩm hàng hoá, dịch vụ trực tiếp cung cấp

mà chúng ta có thể tính được giá cả và khối lượng trên thị trường.

Một quan điểm khác cho rằng giá trị sử dụng trực tiếp là các lợi ích nhận được từ việc sử dụng trực tiếp tài sản và có thể được chia thành hai loại là sử dụng tiêu hao và không tiêu hao Chẳng hạn, giá trị sử dụng trực tiếp của rừng gồm giá trị sử dụng tiêu hao như sản xuất gỗ, thực phẩm và các lâm sản ngoài gỗ khác; giá trị sử dụng không tiêu hao bao gồm các hoạt động giải trí và các hình thái du lịch thậm chí chỉ là xem hình ảnh phóng sự trên tivi.

Giá trị sử dụng gián tiếp là những giá trị chủ yếu dựa trên chức năng của hệ

sinh thái, có ý nghĩa về mặt sinh thái và môi trường Nói cách khác đây là các chức năng cơ bản của môi trường gián tiếp hỗ trợ cho hoạt động kinh tế của con người Chẳng hạn, khả năng chống gió bão, khả năng hấp thụ cacbon là giá trị sử dụng gián tiếp của rừng.

Giá trị tuỳ chọn là lượng mà mỗi cá nhân sẵn sàng chi trả để bảo tồn nguồn

lực hoặc một phần nguồn lực để sử dụng cho tương lai Đây là giá trị do nhận thức, lựa chọn của con người đặt ra trong hệ sinh thái Giá trị tuỳ chọn không có tính thống nhất chung và cũng phải được tính về mặt tiền tệ theo tính chất lựa chọn của nó Tuy nhiên, trong một số trường hợp ranh giới giữa giá trị tuỳ chọn và giá trị không sử dụng là không rõ ràng.

Giá trị phi sử dụng còn gọi là giá trị không sử dụng hoặc giá trị chưa sử dụng

và thường trừu tượng hơn giá trị sử dụng

Giá trị phi sử dụng là thành phần giá trị của một tài sản môi trường thu được không phải do việc tiêu dùng một cách trực tiếp hay gián tiếp các các hàng hóa dịch vụ

Trang 13

do tài sản môi trường cung cấp Nó thể hiện các giá trị phi thị trường nằm trong bản chất của sự vật, không liên quan đến việc sử dụng trên thực tế, hoặc thậm chí việc chọn lựa sử dụng tài sản này Thay vào đó các giá trị này được coi như những yếu tố phản ánh sự lựa chọn của con người, sự lựa chọn có kể đến cả sự quan tâm đồng cảm và trân trọng đối với quyền lợi hoặc sự tồn tại của các sinh vật không phải là con người Các giá trị này bao hàm cả nhận thức về giá trị tồn tại của các giống loài khác hoặc của cả quần thể hệ sinh thái Ví dụ, một cá nhân có thể cảm thấy hài lòng khi biết Vườn Quốc Gia Ba Bể tồn tại, các loài đặc hữu vẫn được bảo vệ mặc dù họ chưa tới đó bao giờ, và chắc chắn cũng không tới đó trong tương lai

Giá trị phi sử dụng bao gồm các thành phần:

Giá trị để lại (Bequest value) là thành phần giá trị thu được từ sự mong muốn

bảo tồn và duy trì nguồn tài nguyên cho lợi ích của các thế hệ hiện tại và tương lai Chẳng hạn, người dân sống tại vùng cát Quảng Bình hiểu rằng cuộc sống của họ và con cháu họ trong tương lai phụ thuộc rất nhiều vào rừng phòng hộ chắn cát bay Họ sẵn sàng đóng góp tiền bạc và công sức để duy trì rừng vì lợi ích của họ và con cháu họ Trong trường hợp này, mức sẵn sàng đóng góp của họ được xem là giá trị để lại, giá trị lưu truyền cho thế hệ sau.

Giá trị tồn tại (Existence value) là giá trị của tài sản môi trường có được từ

nhận thức rằng tài sản đó còn tồn tại Xét về tổng thể, xã hội cũng nhận được các lợi ích từ hàng hoá môi trường ngoài sự hữu dụng liên quan tới việc sử dụng trực tiếp hay gián tiếp Sự tiêu dùng không có một hàng hoá cụ thể nhưng rõ ràng các cá nhân cảm thấy hài lòng khi biết một nguồn tài nguyên nào đó vẫn còn tồn tại Rất khó giải thích tại sao xã hội lại đánh giá các lợi ích này Tuy nhiên, chúng ta biết rằng xã hội nói chung sẵn lòng chi trả để bảo tồn các tài sản này Trong các trường hợp như vậy lợi ích cho xã hội đơn giản từ việc biết rằng các tài sản này đang tồn tại và đang được bảo vệ Thành phần này của tổng giá trị được biết đến như giá trị tồn tại.

Như vậy, giá trị tồn tại xuất phát từ nhận thức của con người về tài nguyên và môi trường mà người ta cho rằng sự tồn tại của một cá thể hay một giống loài nào đó có ý nghĩa về mặt kinh tế không chỉ trước mắt mà còn cả lâu dài buộc người ta phải

Trang 14

duy trì giống loài đó bằng mọi giá Trong việc tính toán giá trị này thì việc xác lập tiền tệ là khó khăn nhưng sự xác lập nhận thức về mặt giá trị rất dễ dàng.

Về nguyên tắc các giá trị tồn tại là một động cơ quan trọng của nhiều nỗ lực bảo tồn và cũng là cơ sở ban hành chính sách môi trường Một ví dụ thực tế là Đạo luật về bảo vệ và bảo tồn các loài loài chim và các giống loài cây đang bị đe dọa tuyệt chủng được áp dụng tại nhiều nước Đạo luật của Mỹ năm 1973 về các loài đang bị nguy hiểm là một điển hình về sự thừa nhận của Mỹ về giá trị tồn tại Đạo luật đã chính thức lên tiếng bảo vệ tính đa dạng sinh học của trái đất Kết quả quan trọng của nó là hình thành một danh sách chính thức về các sinh vật đang có nguy cơ tuyệt chủng, bất kể chúng có giá trị sử dụng trực tiếp hay gián tiếp đối với con người Ngoài ra, một bằng chứng xác thực khác là sự sẵn lòng chi trả của xã hội cho hoạt động của các tổ chức bảo vệ môi trường mà chương trình hành động của họ tập trung vào việc bảo tồn các loài động thực vật

Một nghiên cứu khá sớm khác về giá trị tồn tại của Krutulla (1967) cho rằng “Khi đề cập đến một kỳ quan lộng lẫy hoặc một hệ sinh thái yếu ớt và duy nhất thì việc bảo tồn và duy trì sự sẵn có là một phần quan trọng trong thu nhập thực của nhiều cá nhân” Điều này có nghĩa việc bảo tồn các giá trị của môi trường là mong muốn của nhiều người không vì mục đích tiêu dùng của họ mà có thể là vì mục đích

tiêu dùng của người khác hoặc giữ gìn cho thế hệ tương lai.

Tiêu dùng của người khác nói đến ý niệm rằng các cá nhân đang đánh giá một

hàng hoá công cộng vì lợi ích nó mang lại cho người khác cho dù bản thân những người đó có biết hay không Điều này cho thấy những lợi ích nhận được có tính phụ thuộc lẫn nhau Một cá nhân có thể nhận được lợi ích từ sự nhận thức rằng những

người khác đang được hưởng lợi từ hàng hoá đó Còn giữ gìn cho thế hệ tương lai

phát sinh từ ý thức phải bảo vệ môi trường cho các thế hệ tương lai, từ sự công nhận giá trị tồn tại của tài nguyên môi trường.

Một cách tổng quát, tổng giá trị kinh tế được hình thành từ giá trị sử dụng trực tiếp và giá trị sử dụng gián tiếp được minh hoạ bằng công thức và sơ đồ sau:

TEV = UV + NUV hay TEV = (DUV + IUV + OV) + ( BV + EV)

Trang 15

trong đó:

DUV: Giá trị sử dụng trực tiếp IUV: Giá trị sử dụng gián tiếp

OV: Giá trị lựa chọn

BV: Giá trị để lại (giá trị lưu truyền) EV: Giá trị tồn tại

Hình 1.1: Tổng giá trị kinh tế của môi trường

Nguồn: Giá trị của tài sản môi trường, Monasinghe, 1992

1.1.3 Phương pháp định giá giá trị của một VQG

Tổng giá trị kinh tế của một VQG nói riêng và tổng giá trị của một tài sản môi trường nói chung thường được đánh giá thông qua giá trị sử dụng và giá trị chưa sử dụng Giá trị sử dụng là những giá trị nhận được từ việc sử dụng trực tiếp VQG bao gồm giá trị thu được từ gỗ củi, thực phẩm, dược liệu và các sản phẩm phi lâm sản Nó còn bao gồm giá trị từ chức năng sinh thái của VQG như khả năng hấp thụ cácbon, khả năng chống gió bão cũng như giá trị cảnh quan du lịch, giá trị nghiên cứu khoa học…Còn giá trị chưa sử dụng là giá trị của tài sản môi trường được đánh giá thông qua nhận thức của những người đang sử dụng hoặc không sử dụng VQG Nó

Trang 16

được đánh giá bằng sự sẵn lòng chi trả để bảo tồn tài sản môi trường hoặc bằng lòng chấp nhận một mức đền bù nếu tài sản môi trường bị xâm hại.

Đối với bộ phận giá trị sử dụng trực tiếp của VQG như giá trị thu được từ gỗ củi, các sản phẩm phi lâm sản có thể xác định thông qua giá thị trường Bộ phận này là giá trị hiện hữu và được xác định dễ dàng thông qua mức giá từng sản phẩm Tuy nhiên, với các VQG ở Việt Nam, giá trị này thường không thể hiện vì toàn bộ các sản phẩm lâm sản hoặc phi lâm sản bị cấm khai thác cho mục đích thương mại.

Bộ phận giá trị sử dụng gián tiếp hoặc giá trị chưa sử dụng thường không có giá trên thị trường, không tồn tại thị trường nên việc định giá phải sử dụng phương pháp tạo dựng thị trường giả định hoặc đánh giá thông qua một hàng hóa thay thế Bốn phương pháp có thể áp dụng để lượng giá các giá trị này là: Phương pháp định giá ngẫu nhiên, Phương pháp chi phí du lịch, phương pháp chi phí cơ hội và phương pháp phân tích sự thay đổi sản lượng.

Trong nghiên cứu này, hai phương pháp được sử dụng là phương pháp chi phí du lịch và phương pháp định giá ngẫu nhiên Cả hai phương pháp này đều tiếp cận dựa trên quan sát hành vi của các cá nhân trong thị trường thực tế hoặc những câu trả lời từ khảo sát thị trường giả định để đánh giá giá trị hàng hoá môi trường.

1.2 Phương pháp chi phí du lịch định giá giá trị giải trí của VQG

1.2.1 Phương pháp chi phí du lịch (TCM - Travel Cost Method)

Phương pháp chi phí du lịch là phương pháp được dùng để đánh giá giá trị kinh tế của các hệ sinh thái cảnh quan, các VQG sử dụng cho mục đích giải trí Đây là một phương pháp về sự lựa chọn ngầm, có thể dùng để ước lượng đường cầu đối với các địa điểm giải trí và từ đó đánh giá giá trị các cảnh quan này Giả thiết cơ bản của phương pháp TCM rất đơn giản đó là chi phí bỏ ra để đến một địa điểm tham quan phản ánh giá trị của địa điểm giải trí đó Vì vậy, chúng ta sẽ phỏng vấn khách tham quan xem họ từ đâu đến, họ phải bỏ bao nhiêu chi phí cho chuyến đi… Từ những câu trả lời của du khách, chúng ta có thể tính toán chi phí du hành của họ và liên hệ với số lần tham quan trong một năm

Trang 17

Thông qua phương pháp này, các nhà phân tích có thể tìm được mối quan hệ hàm số giữa giá một lần tham quan (chi phí du hành) và số lần tham quan được thực hiện.

TCM là một trong các kỹ thuật lượng giá những giá trị phi thị trường đã được sử dụng từ năm 1974 do Hotelling đề xuất nhằm đánh giá giá trị của các Vườn quốc gia của Mỹ Sau đó, phương pháp này được áp dụng rất phổ biến trong các nghiên cứu lượng giá giá trị của các loại hình giải trí ngoài trời như câu cá, săn bắn, du thuyền và ngắm cảnh….hoặc đánh giá những thiệt hại ô nhiễm bằng việc quan sát sự thay đổi số lượng du khách đến một địa điểm giải trí nào đó Hiện nay, phương pháp chi phí du lịch có thể sử dụng để đánh giá giá trị của các nguồn lực tự nhiên (VQG, bãi biển, công viên) được sử dụng cho mục đích giải trí, hoặc đánh giá thiệt hại ô nhiễm môi trường thông qua việc quan sát sự thay đổi lượng khách du lịch đến với địa điểm giải trí.

Cơ sở lý thuyết phương pháp TCM dựa trên giả định chi phí về thời gian và chi phí cho chuyến đi của du khách sẽ đại diện cho giá trị của địa điểm giải trí Do đó, từ sự bằng lòng chi trả của du khách cho chuyến đi và số lượt tham quan của du khách có thể xây dựng đường cầu thể hiện mối quan hệ giữa số lượt tham quan và chi phí tham quan Sau đó, giá trị cảnh quan của địa điểm nghiên cứu được đánh giá như là tổng lợi ích của du khách và được đo bằng phần diện tích dưới đường cầu.

Như vậy, TCM đánh giá giá trị các hàng hoá môi trường không có giá thị trường thông qua hành vi tiêu dùng có liên quan tới thị trường Đặc biệt, các chi phí phải bỏ ra để được tiêu dùng các dịch vụ môi trường sẽ được xem như là sự thay thế cho giá của các dịch vụ đó Các chi phí này bao gồm chi phí đi lại, chi phí vào cửa, các chi phí khác tại địa điểm giải trí và các chi phí cơ hội về thời gian mà du khách đã bỏ ra để có được chuyến đi đến địa điểm giải trí.

1.2.2 Mô hình lý thuyết hàm chi phí du lịch

Một cách tổng quát, chi phí du lịch của du khách i tới địa điểm giải trí j (TCij) phụ thuộc vào một số biến:

TCij = TC(DCij , Tij , Fi)(1) i = 1…n, j = 1… m

Trang 18

Trong đó:

DCij là chi phí về khoảng cách Chi phí này phụ thuộc vào độ dài quãng đường tới điểm du lịch và phụ thuộc vào chi phí cho mỗi km đi lại

Tij là chi phí thời gian Chi phí này phụ thuộc vào thời gian để tới được điểm du lịch và giá trị về thời gian của mỗi cá nhân

Fi là phí vào cửa của địa điểm j

Giả sử Vi là số lượt tham quan của du khách i tới địa điểm j, khi đó Vi là biến phụ thuộc vào chi phí của chuyến đi (TCij) và một số biến thể hiện đặc điểm xã hội của du khách Hàm biểu thị số lượt tham quan của du khách như sau:

Vi = a + b.TCij + c INCi + d EDUi + e AGEi + f SEXi Trong đó:

Vi là số lượt viếng thăm địa điểm j của du khách i TCij: Chi phí của một lần viếng thăm địa điểm j INCi: Thu nhập của du khách i

EDUi: Trình độ học vấn của cá nhân i AGEi: Độ tuổi của du khách i

SEXi: Giới tính của du khách i

Hệ số a, b, c, d, e, f lần lượt là các hệ số cần được ước lượng.

Sau khi ước lượng được các hệ số tiếp tục xây dựng đường cầu mô tả mối quan hệ giữa số lượt tham quan và chi phí tham quan Phần diện tích nằm dưới đường cầu sẽ thể hiện giá trị cảnh quan của địa điểm giải trí.

Một phương pháp tiếp cận khác có thể dựa trên mô hình tối đa hoá độ thoả dụng Xuất phát từ bài toán tối đa hóa độ thỏa dụng của người tiêu dùng:

U(x,r,q) maxtrong đó:x - là lượng hàng hóa tiêu dùng,

r - là số chuyến đi đến địa điểm giải trí, q- là chất lượng của địa điểm.

Với hai giới hạn: giới hạn ngân quỹ, giới hạn thời gian có thể xác định 2 ràng buộc:

m + tww = x + cr

Trang 19

trong đó: m- là thu nhập ngoại sinh, w- là mức lương, tw- là thời lượng dùng để làm

việc, c- là chi phí bằng tiền của mỗi chuyến đi, t- là thời gian tổng cộng, t1- là thời

gian di chuyển cho một chuyến đi khứ hồi, t2- là thời gian ở tại địa điểm Kết hợp hai ràng buộc nói trên, ta có:

m + tw = x + [c + (t1+t2)w]r

c + (t1+t2)w = pr là tổng chi phí cho mỗi chuyến đi Bao gồm chi phí bằng

tiền cũng như chi phí cơ hội về thời gian dùng cho chuyến đi Giải bài toán của người

tiêu dùng sẽ có được các hàm cầu cho x và r Số chuyến đi tối ưu là một hàm của pr,

m và q hay r(pr,m,q).

1.2.3 Một số phương pháp tiếp cận chi phí du lịch

Có ba phương pháp tiếp cận chi phí du lịch để đánh giá giá trị giải trí gồm: - Phương pháp tiếp cận chi phí du lịch theo vùng (ZTCM): sử dụng chủ yếu dữ liệu thứ cấp và một số thông tin từ khách du lịch.

- Phương pháp tiếp cận chi phí du lịch của cá nhân (ITCM): sử dụng chủ yếu các thông tin phỏng vấn được từ du khách.

- Phương pháp tiếp cận dựa trên độ thoả dụng ngẫu nhiên (RUA): sử dụng thông tin từ điều tra và các nguồn dữ liệu khác kết hợp với một số kỹ thuật thống kê.

1.2.3.1 Phương pháp chi phí du lịch theo vùng (ZTCM)

Tiếp cận chi phí du lịch theo vùng (Zone Travel Cost Approarch) là cách tiếp cận đơn giản và ít tốn kém Để lượng giá giá trị cảnh quan thông qua chi phí du lịch bằng phương pháp này cần thực hiện 7 bước:

Bước 1: Phân chia khu vực xung quanh địa điểm du lịch được nghiên cứu thành

các vùng du lịch cơ bản Các vùng này có thể được phân chia theo các đường tròn đồng tâm kể từ điểm du lịch nhưng cũng có thể phân chia theo khu vực hành chính có cùng đặc điểm nào đó Thông thường, số liệu về dân số thu thập theo địa giới hành chính dễ dàng hơn thu thập theo các đường tròn đồng tâm Số lượng các vùng có thể tương đối lớn tùy theo đặc thù của địa điểm nghiên cứu.

Trang 20

Bước 2: Thu thập thông tin về số lượng du khách tới từ các vùng khác nhau và

tổng số chuyến tham quan tới điểm du lịch ở thời điểm trước năm nghiên cứu Thông tin về lượng khách có thể thu thập từ số liệu thứ cấp tại địa điểm nghiên cứu hoặc thu thập từ các công ty lữ hành.

Bước 3: Tính tỷ lệ du khách (VR- Visitation Rate) đến thăm điểm du lịch trên

1000 dân mỗi vùng Tỷ lệ du khách đến thăm điểm du lịch được xác định bằng cách lấy tổng số du khách đến điểm giải trí trong năm của mỗi vùng chia cho tổng dân số của vùng đó tính theo đơn vị nghìn người.

Bước 4: Ước lượng khoảng cách trung bình và thời gian di chuyển từ các vùng

tới điểm du lịch Giả định ở vùng 0 (vùng kề cận điểm du lịch) khoảng cách và thời gian đi lại trung bình bằng 0 Khoảng cách trung bình và thời gian đi lại sẽ tăng dần theo khoảng cách địa lý.

Sau khi ước lượng được khoảng cách trung bình và thời gian đi lại, người nghiên cứu xác định toàn bộ chi phí đi lại Chi phí đi lại có thể xác định dựa trên thông tin về loại phương tiện sử dụng và mức chi phí trên mỗi km hoặc trên mỗi giờ

Với chi phí cơ hội về thời gian dành cho chuyến đi thường có nhiều phức tạp hơn Cách đơn giản nhất để ước tính chi phí thời gian là xác định chi phí thời gian dựa trên mức lương theo ngày

Bước 5: Sử dụng phân tích hồi quy để tìm ra mối liên hệ giữa tỷ lệ du khách với chi

phí du lịch và một số biến xã hội quan trọng khác Hàm mô tả mối quan hệ này sẽ có dạng: Vzj = V(TCzj, Sz) (*)

Trong đó: Vzj là tỷ lệ du khách từ vùng Z tới địa điểm j,

TCzj là chi phí du lịch của du khách vùng Z tới địa điểm j, Sz là các biến kinh tế - xã hội của du khách vùng Z

Bước 6: Xây dựng đường cầu du lịch cho địa điểm nghiên cứu trên cơ sở kết quả

của phân tích hồi quy Mức chi phí du lịch sẽ tăng lên cho đến khi số lần viếng thăm của khách giảm xuống bằng 0, nói cách khác có ít hơn một khách sẵn sàng bỏ ra mức phí đó để được vào thăm khu du lịch Điểm đầu của đường cầu là số lượng du khách đến với điểm giải trí trong trường hợp chi phí du lịch bằng 0 Các điểm khác trên đường cầu

Trang 21

được xác định bằng số lượng du khách ứng với từng mức chi phí khác nhau Điều này được thể hiện bởi mô hình sau đây:

Hình 1.2 : Đường cầu du lịch

Trong mô hình trên, lượng khách đến từ vùng 0 (vùng kề cận điểm du lịch) là V0 Từ hàm quan hệ giữa chi phí du lịch và lượng khách có thể xác định các điểm còn lại trên đường cầu Chẳng hạn, tại mức phí du lịch P1, lượng khách sẽ giảm từ V0

xuống V1, nếu mức phí tăng lên mức P2 thì số lượng khách sẽ giảm xuống mức V2 Những tổ hợp chi phí - lượng khách là các dự đoán dựa trên quan hệ giữa chi phí du lịch với lượng khách du lịch Giả thuyết quan trọng nhất ở đây là khi chi phí du lịch được xác định trong biểu thức (*) tăng lên thì số lượng khách tới thăm khu du lịch giảm đi.

Bước 7: Ước lượng giá trị cảnh quan của điểm nghiên cứu thông qua tính

thặng dư tiêu dùng đối với du khách hoặc xác định phần diện tích nằm phía dưới đường cầu.

1.2.3.2 Phương pháp tiếp cận chi phí du lịch cá nhân (Individual Travel Cost Method – ITCM)

Với phương pháp tiếp cận dựa trên chi phí du lịch của từng cá nhân, hàm chi phí du lịch được xác định như sau:

Trang 22

Trong đó: Vi là số lượt tham quan của cá nhân i trong năm, TCi là chi phí du lịch của cá nhân i,

Si là các biến số xã hội của cá nhân i như độ tuổi, giới tính, thu nhập, trình độ học vấn, tình trạng hôn nhân.

Phương pháp tiếp cận chi phí du lịch cá nhân cũng không quá phức tạp song đòi hỏi dữ liệu thu thập từ cuộc điều tra nhiều hơn so với sử dụng phương pháp tiếp cận theo vùng Chẳng hạn, nếu địa điểm du lịch là một công viên hay VQG mà du khách thường lui tới trong năm thì các thông tin sau cần phải thu thập:

-Khoảng cách từ nơi ở của du khách đến địa điểm giải trí

-Số lần du khách tới địa điểm giải trí đó trong năm qua hoặc trong mùa vừa qua -Thời gian lưu lại tại địa điểm giải trí

-Các khoản chi tiêu cho chuyến đi -Thu nhập cá nhân của du khách

-Các thông tin về đặc điểm xã hội của đối tượng phỏng vấn -Các địa điểm khác mà du khách muốn ghé thăm trong chuyến đi -Sự hài lòng về cảnh quan và chất lượng môi trường

-Các địa điểm thay thế cho địa điểm này.

Sử dụng những dữ liệu từ cuộc điều tra có thể xác định mối quan hệ giữa số lượt tham quan của du khách với chi phí mà họ phải bỏ ra Tương quan này sẽ cho chúng ta hàm cầu về tỷ lệ du khách đến tham quan địa điểm giải trí và phần diện tích nằm dưới đường cầu cho biết thặng dư tiêu dùng trung bình Trên cơ sở số liệu về dân số của vùng mà du khách sinh sống có thể ngoại suy tổng thặng dư tiêu dùng của địa điểm giải trí.

Do có thêm các thông tin về đặc điểm xã hội của du khách, địa điểm thay thế, chất lượng môi trường tại địa điểm giải trí nên có thể đưa thêm các biến số này vào mô hình Việc có thêm thông tin về chất lượng của địa điểm giải trí có thể giúp đánh giá sự thay đổi giá trị khi chất lượng của địa điểm giải trí thay đổi Cụ thể, có thể xây dựng hai đường cầu ứng với từng mức độ chất lượng môi trường, khi đó khoảng cách

Trang 23

giữa hai đường cầu sẽ đo lường sự thay đổi trong thặng dư tiêu dùng khi chất lượng môi trường thay đổi.

Hình 1.3: Đường cầu du lịch trong trường hợp chất lượng môi trường thay đổi

Theo mô hình trên, đường cầu du lịch trước khi có sự thay đổi chất lượng môi trường là V1, sau khi chất lượng môi trường thay đổi là V2 Phần tổn thất lợi ích do thay đổi chất lượng môi trường được đo lường bằng diện tích ABCD cũng là phần giảm thặng dư tiêu dùng.

1.2.3.3 Phương pháp TCM tiếp cận dựa trên độ thoả dụng ngẫu nhiên (Random Utility Approach).

Cách tiếp cận dựa trên độ thoả dụng là phức tạp nhất, tốn kém chi phí nhất trong các phương pháp chi phí du lịch Đây là cách tiếp cận tiên tiến vì nó tạo ra sự linh hoạt trong tính toán lợi ích Cách tiếp cận này cũng cho phép đánh giá lợi ích khi có sự thay đổi chất lượng của địa điểm giải trí hoặc so sánh các điểm giải trí trong trường hợp có nhiều địa điểm cần so sánh.

Cách tiếp cận dựa trên độ thoả dụng ngẫu nhiên giả định các cá nhân sẽ lựa chọn địa điểm giải trí mà họ ưa thích Các cá nhân sẽ đưa ra quyết định địa điểm giải trí dựa trên chất lượng và giá cả của từng điểm Người nghiên cứu sẽ đưa ra thông tin về địa điểm giải trí mà các cá nhân có thể lựa chọn, chất lượng của từng địa điểm và chi phí của từng địa điểm.

Trang 24

Chẳng hạn, nếu đánh giá giá trị của một địa điểm câu cá giải trí thì người nghiên cứu có thể gọi điện thoại phỏng vấn trực tiếp ngẫu nhiên một số người dân địa phương xem họ có đi câu cá giải trí hay không Nếu trả lời “có”, tiếp tục phỏng vấn họ về số lần đi trong năm vừa qua, địa điểm họ tới, khoảng cách từ nơi ở đến các địa điểm và các thông tin liên quan đến chi phí họ đã bỏ ra cho chuyến đi Có thể phỏng vấn họ về số lượng cá đánh bắt được mỗi lần, các loài cá đặc biệt ở mỗi lần đánh bắt

Sử dụng những thông tin này, chúng ta có thể xây dựng mô hình xác định mối quan hệ giữa sự lựa chọn câu cá hay không với những nhân tố ảnh hưởng (biến ngoại sinh) được lựa chọn trong mô hình Nếu có biến độc lập là chất lượng địa điểm thì mô hình có thể dễ dàng xác định giá trị của việc thay đổi chất lượng địa điểm giải trí Ví dụ, nếu một cá nhân nào đó sẵn sàng di chuyển xa hơn để tới một nơi có số lượng cá nhiều hơn hoặc chất lượng tốt hơn thì giá trị của chất lượng bổ sung được đo lường bởi chi phí di chuyển bổ sung.

1.2.4 Tổng quan các nghiên cứu sử dụng phương pháp chi phí du lịch để đánh giá giá trị cảnh quan

Phương pháp chi phí du lịch được áp dụng đầu tiên vào năm 1974 khi Tổ chức các Vườn Quốc gia Mỹ có ý xác định giá trị của các VQG để bảo tồn Harold Hotelling là người đầu tiên đưa ra phương pháp này

Ý tưởng của Hotelling là các cá nhân đến tham quan một VQG đều phải bỏ ra một khoản chi phí, đặc biệt là chi phí du lịch Vì mỗi người đến từ một địa điểm khác nhau nên chi phí du lịch của họ cũng khác nhau Điều này có thể kết hợp với số lượt tham quan để xây dựng đường cầu giải trí cho địa điểm đó.

Hotelling cũng gợi ý tập hợp các chuyến đi của du khách từ địa điểm khác nhau theo vùng lấy tâm là VQG Từ đó, chi phí du lịch của các cá nhân đến từ bất kỳ địa điểm nào trong một vùng có thể coi bằng nhau Với mỗi vùng cần xác định số lượt tham quan của du khách, chi phí bỏ ra cho chuyến đi và dân số của mỗi vùng để xây dựng đường cầu du lịch trong đó “giá” là chi phí cho chuyến đi và “lượng” là số lượt tham quan.

Trang 25

Do khả năng ứng dụng rộng rãi của phương pháp chi phí du lịch mà sau này đã có rất nhiều nghiên cứu trong và ngoài nước áp dụng phương pháp này.

So sánh các phương án xây dựng đường ở vùng rừng Grampian là ứng dụng đầu tiên của phương pháp TCM ở Australia Sau đó Ulph và Reynolds (1978) suy ra giá trị 100$ thặng dư tiêu dùng trung bình trong một ngày ở công viên quốc gia Warrumbungle - New South Wales Nghiên cứu cũng sử dụng chi phí du hành này để so sánh các lợi ích giải trí và các chi phí của công viên.

Bennett và Thomas (1982) khảo sát việc đưa chi phí thời gian như một thành phần của chi phí du lịch cho việc giải trí ở vùng sông Muray ở Tây Australia Hunloe (1990) ước lượng thặng dư của người tiêu dùng cho du khách đến thăm vùng dãy san hô lớn của Australia (Great Barrier Reef) bằng 118 triệu đô la hàng năm Giá trị này sau đó đã được so sánh với các phương án sử dụng khác.

Phương pháp chi phí du lịch cũng cho phép tính toán những giá trị có ích để so sánh các địa điểm khác nhau Chẳng hạn nghiên cứu của Sinden (1990) đã đánh giá và so sánh lợi ích của việc giải trí tại 25 địa điểm dọc sông Ovens và King ở Đông bắc Victoria Uỷ ban đánh giá tài nguyên (1992) cũng sử dụng phương pháp này để đánh giá giá trị tham quan giải trí ở vùng rừng Đông Nam (Úc), từ đó so sánh lợi ích của việc bảo tồn với lợi ích thu được từ việc đốn gỗ.

Một nghiên cứu sự thay đổi của chất lượng nước dẫn đến sự thay đổi hàm cầu du lịch được thực hiện bởi Choe và cộng sự năm 1996 tại Vịnh Davao (Philippin) Bằng việc xây dựng hàm cầu giải trí trước và sau khi có sự thay đổi chất lượng nước, Choe đã chỉ ra rằng tổn thất phúc lợi là 10.800.000 pesos (tương đương 432.000USD) và tổn thất trung bình của mỗi hộ gia đình hàng tháng do ô nhiễm nước là 10 peso (tương đương 0,4USD).

Một nghiên cứu được thực hiện sớm tại Việt Nam là nghiên cứu của Nguyễn Thị Hải và Trần Đức Thành tại VQG Cúc Phương năm 1996 Nghiên cứu sử dụng phương pháp chi phí du lịch theo vùng để xây dựng hàm cầu du lịch và tính được tổng lợi ích du lịch là 1.502.186 ngàn đồng, tổng thặng dư tiêu dùng của du khách

Trang 26

đến tham quan là 105.415 ngàn đồng Tuy nhiên, nghiên cứu này chỉ tính toán cho khách du lịch trong nước mà không tính cho khách du lịch nước ngoài.

Nghiên cứu của Phạm Khánh Nam và Trần Võ Hùng Sơn tại Đảo Hòn Mun thuộc Vịnh biển Nha Trang là một nghiên cứu xác định chi phí du lịch cho cả khách trong nước và khách quốc tế Bằng cả phương pháp chi phí du lịch theo vùng (ZTCM) và chi phí du lịch cá nhân (ITCM), nghiên cứu đã xây dựng đường cầu du lịch cho cả khách trong nước và nước ngoài Giá trị cảnh quan được tính là 17,9 triệu đô la/năm bằng phương pháp chi phí du lịch theo vùng và 8,7triệu đô/năm theo phương pháp chi phí du lịch cá nhân Nghiên cứu cũng chỉ rằng việc mở rộng cảng biển có thể làm giảm 20% giá trị cảnh quan tại khu vực này.

1.2.5 Một số ưu điểm hạn chế của phương pháp chi phí du lịch

Phương pháp chi phí du lịch được sử dụng để lượng giá giá trị cảnh quan du lịch của các địa điểm giải trí nói chung và các vườn quốc gia nói riêng dựa trên một giả định giá trị cảnh quan của một địa điểm giải trí được phản ánh thông qua sự sẵn lòng chi trả của du khách để đến địa điểm đó Việc lượng giá giá trị cảnh quan của một địa điểm nào đó thường được các nhà nghiên cứu sử dụng phương pháp TCM bởi một số ưu điểm sau:

1 Xuất phát từ chi phí thực sự của du khách cho chuyến đi và sử dụng kỹ thuật phân tích để đánh giá mà không phải thiết lập một thị trường giả định nên phương pháp chi phí du lịch không gây ra sự tranh cãi về kỹ thuật đánh giá

2 Kết quả ước tính giá trị cảnh quan thường có độ tin cậy cao vì du khách dễ dàng bộc lộ các thông tin về chuyến đi cũng như các thông tin về đặc điểm xã hội của mình.

3 Có thể mở rộng mẫu điều tra cho một địa điểm giải trí nhất là đối với một địa điểm được nhiều người quan tâm Ngay cả trong trường hợp một VQG có du khách chỉ tập trung một mùa trong năm thì phương pháp này vẫn cho phép lựa chọn mẫu tại các thời điểm khác nhau để phân tích.

4 Phương pháp chi phí du lịch thường có chi phí rẻ hơn các phương pháp tiếp cận khác Kết quả tính toán dễ giải thích, phân tích.

Trang 27

Tuy nhiên, sử dụng phương pháp chi phí du lịch cũng bộc lộ một số nhược điểm sau:

1 Phương pháp chi phí du lịch giả định du khách biết được chi phí cho chuyến đi của mình song trên thực tế nhiều du khách thấy khó ước tính vì tại thời điểm phỏng vấn du khách có thể chưa kết thúc chuyến đi hoặc họ được tài trợ cho chuyến đi.

2 Mô hình đơn giản nhất của TCM dựa trên giả định chuyến đi của du khách chỉ đến một địa điểm giải trí song trên thực tế có nhiều du khách đến nhiều điểm trong cùng một chuyến đi nên phải có kỹ thuật tốt mới phân tách được các khoản chi phí gộp.

3 Việc tính toán chi phí cơ hội về thời gian của du khách cho chuyến đi thường dựa trên thu nhập hàng tháng của du khách song du khách không dễ bộc lộ thu nhập của mình.

4 Để ước lượng đường cầu giải trí cần có đủ quan sát về sự thay đổi khoảng cách đến địa điểm giải trí ảnh hưởng tới chi phí du lịch và chi phí du lịch tác động tới số lượt tham quan Song với những địa điểm giải trí chỉ có du khách địa phương thường xuyên viếng thăm thì không có sự khác biệt về khoảng cách và do đó khó xây dựng được đường cầu.

1.3 Phương pháp định giá ngẫu nhiên trong định giá giá trị phi sử dụng

1.3.1 Phương pháp định giá ngẫu nhiên (Contingent Valuation Method - CVM)

Khi dữ liệu thị trường không sẵn có hoặc không đáng tin cậy, các nhà kinh tế có thể sử dụng một phương pháp ước lượng thay thế dựa trên các điều kiện thị trường giả định Phương pháp này sử dụng các số liệu điều tra để thăm dò mức sẵn sàng chi trả (WTP) của các cá nhân một hàng hóa dịch vụ môi trường nào đó Cách tiếp cận dựa vào số liệu khảo sát để ước lượng lợi ích được gọi là phương pháp định giá ngẫu nhiên (CVM) bởi vì các kết quả có tính phụ thuộc hoặc có tính ngẫu nhiên theo các điều kiện thị trường đưa ra

“Phương pháp định giá ngẫu nhiên là phương pháp xác định giá trị kinh tế của các hàng hóa và dịch vụ không mua bán trên thị trường Phương pháp này sử

Trang 28

dụng bảng hỏi phỏng vấn để xác định giá trị của hàng hóa dịch vụ không trao đổi và do đó không có giá trên thị trường”(Theo Katherine Bolt – Estimating the Cost of Environmental Degradation).

Như vậy, phương pháp đánh giá ngẫu nhiên là một cách tiếp cận dựa trên thị trường giả định để đánh giá giá trị của một hàng hoá không tồn tại thị trường Mọi người sẽ được hỏi rằng họ sẵn sàng trả bao nhiêu tiền cho sự cải thiện môi trường đến một mức nào đó hoặc họ sẽ chấp nhận mức bao nhiêu cho đền bù những thiệt hại môi trường Tổng mức sẵn lòng chi trả (WTP) hoặc bằng lòng chấp nhận (WTA) chính là giá trị của tài sản môi trường.

Thực hiện cách tiếp cận dựa vào khảo sát này bao gồm ba công việc sau đây: •Xây dựng một mô hình chi tiết về thị trường giả định, bao gồm các đặc điểm của hàng hoá và bất kỳ điều kiện nào ảnh hưởng đến thị trường.

•Thiết kế một công cụ khảo sát để đạt được một ước lượng không chệch về mức bằng lòng chi trả (WTP) của các cá nhân.

•Đánh giá tính trung thực của thông tin thu thập được từ cuộc khảo sát.

Các nghiên cứu gần đây thường ưa thích phương pháp CVM vì nó có thể áp dụng được cho nhiều loại hàng hoá môi trường khác nhau và vì nó có thể đánh giá giá trị tồn tại cũng như giá trị sử dụng Tuy nhiên, do phương pháp này đưa ra các kết luận về các thị trường thực từ một mô hình giả định nên kết quả ước lượng chệch được xem như một khiếm khuyết đặc trưng Chẳng hạn, sự không sẵn lòng bộc lộ WTP của một cá nhân do vấn đề sử dụng miễn phí hoặc sự trả giá mang tính chống đối khi đối tượng phỏng vấn biết mình không phải chi trả

Để đối phó lại với khả năng ước lượng chệch tiềm ẩn, các nhà kinh tế không ngừng cải tiến phương pháp CVM Ví dụ, một số nghiên cứu đưa thêm một chi tiết vào các mô hình giả định của họ, số khác cải tiến khâu thiết kế công cụ khảo sát Một số khảo sát có dùng các bản đồ để minh hoạ vị trí của hàng hoá hoặc các bức ảnh về hàng hoá và khu vực bị ảnh hưởng để đối tượng được hỏi có thêm thông tin Nhưng dù là dưới hình thức nào thì mục tiêu đều giống nhau: làm cho tình huống thị trường giả định càng thật và càng gần với các điều kiện thực tế càng tốt.

Trang 29

1.3.2 Mô hình lý thuyết về định giá ngẫu nhiên

Các nghiên cứu đánh giá giá trị phi sử dụng của một VQG từ trước đến nay đều xuất phát từ khái niệm phúc lợi trong kinh tế học Giả định rằng các cá nhân hay hộ gia đình đều tìm cách tối đa hóa độ thỏa dụng khi thu nhập không thay đổi bằng cách lựa chọn hàng hóa cá nhân và hàng hóa công cộng Nếu coi bảo tồn VQG là một hàng hóa công cộng thì sự bằng lòng chi trả của các cá nhân là một hàm của chi phí bảo tồn, giá của các hàng hóa thay thế, thu nhập và sở thích Trong đó sở thích tiêu dùng lại phụ thuộc vào các biến số xã hội như độ tuổi, giới tính, trình độ học vấn, nhận thức môi trường của các cá nhân.

Một cuộc thăm dò được tiến hành có thể thấy rằng cá nhân i sẵn sàng trả X $ cho hoạt động bảo tồn VQG nếu như độ thỏa dụng của họ trong trường hợp bảo tồn cao hơn độ thỏa dụng trong trường hợp không bảo tồn Tức là:

U(0, Y; S) ≤ U(1, Y - X; S) trong đó: 0: Trường hợp không bảo tồn VQG,

1: Trường hợp có bảo tồn VQG, Y: Thu nhập của cá nhân,

X: Mức sẵn lòng chi trả,

S: Biến số xã hội có ảnh hưởng đến sự bằng lòng chi trả.

Một cách tiếp cận khác dựa trên lý thuyết về độ thỏa dụng ngẫu nhiên (Random Utility Theory - RUT) Lý thuyết này cho rằng việc một cá nhân lựa chọn một hàng hoá trong một nhóm các hàng hoá phụ thuộc vào độ thoả dụng U của hàng hoá đó so với độ thoả dụng của các hàng hoá khác (Morrison và cộng sự 1996) Nói cách khác, cá nhân q sẽ chọn phương án i thay vì phương án j khi và chỉ khi Uiq> Ujq

(i≠j ∈ A), trong đó A là tập hợp các lựa chọn.

Cũng theo RUT, độ thoả dụng của một hàng hoá được cho là phụ thuộc vào các biến số quan sát được như vectơ của các thuộc tính của hàng hoá (x) và các đặc điểm cá nhân (s), cũng như các biến số không quan sát được (e) Các biến (e) được gọi là nhiễu và được xử lý như các đại lượng ngẫu nhiên tuân theo qui luật phân bố nào đó Độ thoả dụng của một hàng hoá có thể được thể hiện như sau:

Trang 30

Uiq= V(sq, xiq) + eiq

Trong đó:

Uiq Độ thoả dụng của hàng hoá i của cá nhân q,

xiq Véctơ thuộc tính của hàng hoá trong phương án I, eiq Các yếu tố không quan sát được (nhiễu của mô hình).

Xác suất của việc lựa chọn phương án i có thể được thể hiện như sau: P(i/i,j∈A) = P[(Viq + eiq) > (Vjq + ejq)] (*) Trong đó:

P(i/i,j∈A) xác suất lựa chọn phương án i thay vì phương án j trong tập A Theo cách thể hiện này, xác suất mà một cá nhân chọn i thay vì j tương đương với xác suất của độ thoả dụng đã định (V) cộng với độ thoả dụng ngẫu nhiên (e) đối với i lớn hơn đối với j.

Bằng cách biến đổi biểu thức (*), xác suất một cá nhân ngẫu nhiên từ mẫu nghiên cứu sẽ chọn phương án i tương đương với xác suất mà hiệu số giữa độ thoả dụng ngẫu nhiên của i và j nhỏ hơn hiệu số giữa độ thoả dụng đã định của i và j:

P(i/i,j∈A) = P[(Viq - Vjq) > (eiq - ejq)]

Mặt khác, sự lựa chọn tiêu dùng một hàng hóa là thể hiện sự bằng lòng chi trả (WTP) của cá nhân cho hàng hóa đó Đến lượt nó, WTP của một cá nhân lại chịu ảnh hưởng bởi nhiều các yếu tố khác Các yếu tố này bao gồm các đặc điểm về kinh tế xã hội của người được phỏng vấn như thu nhập (w), độ tuổi (a), trình độ học vấn (e), và các biến đo lường “số lượng” của tài nguyên được định giá.

Nói cách khác, WTP có thể được biểu diễn bằng hàm số thể hiện quan hệ của các biến như sau:

WTP = f(wi, ai, ei, q)

Trang 31

Trong đó:

i: Chỉ số của quan sát hay người được điều tra, WTP: Mức độ sẵn lòng chi trả,

wi: Thu nhập của cá nhân I, ai: Tuổi của cá nhân i,

ei: Trình độ học vấn của cá nhân i,

q: Số lượng của tài nguyên được định giá.

Hồi qui WTP theo các biến nêu trên sẽ xem xét được ảnh hưởng của các yếu tố tới WTP.

1.3.3 Các bước tiến hành định giá ngẫu nhiên

Một nghiên cứu sử dụng CVM có sáu bước: •Bước 1: Thiết lập thị trường giả định

Đây là bước quan trọng có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả thu thập được sau này Nội dung của thiết lập thị trường giả định gồm:

- Mô tả các dịch vụ được định giá.

- Các tình huống giả định mà trong đó dịch vụ được cung cấp cho người trả lời phỏng vấn.

- Làm rõ công cụ trả giá: Thông thường có thể có các cách thức trả giá như thuế, phí, đóng góp từ thiện…

Bước 2: Thu nhận các giá được trả

Sau khi đã tiến hành xây dựng thị trường giả định, người nghiên cứu có thể thực hiện cuộc khảo sát bằng cách phỏng vấn gặp trực tiếp, phỏng vấn qua điện thoại hay gửi thư

Mục đích của cuộc khảo sát là xác định mức sẵn lòng chi trả lớn nhất của đối tượng cho những cải thiện chất lượng môi trường Để thu thập thông tin về WTP có thể sử dụng một số cách sau:

- Trò chơi đấu giá: Đưa ra hàng hóa dịch vụ cần định giá sau đó hỏi mức giá mà họ có thể trả bằng bao nhiêu Mức giá thu được bằng cách phỏng vấn này thường cao nhất vì đối tượng phỏng vấn có thể đánh giá quá cao giá trị của tài sản.

Trang 32

- Trưng cầu ý kiến hay bỏ phiếu với câu hỏi đóng “Nếu cung cấp dịch vụ với giá xx USD, bạn có quan tâm và chấp nhận không?”

- Câu hỏi mở: Bạn sẵn lòng trả bao nhiêu cho hàng hóa này hoặc mức giá của hàng hóa này nên là bao nhiêu?

Bước 3: Tính WTP/WTA trung bình

Tính số trung bình và số trung vị của giá được trả và loại bỏ các trả giá mang tính chống đối.

Bước 4: Ước tính các Đường Trả giá (Đường biểu diễn WTP/WTA)

Mục đích bước này là khảo sát các yếu tố ảnh hưởng tới WTP/WTA Vì vậy, WTP/WTA được coi là biến phụ thuộc và chúng ta cần xác định hàm hồi quy đối với một loạt các biến độc lập như thu nhập, giới tính, độ tuổi, trình độ học vấn

Bước 5: Tổng gộp dữ liệu

Tổng gộp dữ liệu nhằm xác định tổng mức sẵn lòng chi trả hoặc sẵn lòng chấp nhận của toàn bộ các cá nhân tại địa điểm nghiên cứu cho hàng hóa dịch vụ môi trường Vậy làm thế nào để tính từ giá trị trung bình của mẫu giá trị cho toàn bộ dân số? Để tổng gộp dữ liệu có thể thực hiện theo một trong hai cách:

1 Nếu mẫu mang tính đại diện, có thể nhân WTP/WTA trung bình của mẫu cho tổng số dân là một ước lượng điểm tốt cho tổng giá trị.

2 Nếu mẫu phản ánh thiên lệch tổng thể là dân số liên quan, cần thực hiện các điều chỉnh bằng các kỹ thuật của kinh tế lượng.

Bước 6: Đánh giá cuộc khảo sát CVM đã tiến hành

Để đánh giá cuộc khảo sát CVM đã tiến hành cần trả lời các câu hỏi: Cuộc khảo sát có nhiều trả giá mang tính chống đối không? Có bằng chứng cho thấy những người trả lời phỏng vấn đã hiểu về thị trường giả định không? So với các kết quả nghiên cứu khác, các mức giá được trả giá có phù hợp không? Trong trường hợp này có thể làm các kiểm định để xác định độ tin cậy của các câu trả lời

Trang 33

1.3.4 Tổng quan các nghiên cứu sử dụng CVM đo lường giá trị phi sử dụng của môi trường

Một lĩnh vực nghiên cứu phổ biến của CVM là đo lường WTP của xã hội đối với việc cải thiện chất lượng nước Hai ví dụ điển hình là nghiên cứu của Smith, Desvoiusges (1986) tại một khu vực nước đặc thù - sông Monogahela ở bang Pennylvania và một phân tích của Carson và Mitchell (1988) ước tính một mức sẵn lòng chi trả cho tất cả các con sông ở Mỹ Nghiên cứu của Smith và Desvousges (1986) cho thấy hộ gia đình trung bình ở miền Tây bang Pennsylvania sẵn lòng trả 25 đôla/năm (theo giá năm 1981) để cải thiện sông Monongahela từ mức chất lượng nước có thể vận tải được đến mức chất lượng nước có thể nuôi cá được Nghiên cứu trên phạm vi toàn quốc của Carson và Mitchell (1988) cho thấy một người trả lời trung bình sẵn sàng trả 80 đôla/năm (theo giá 1983) cho những cải thiện chất lượng nước Do mức sẵn lòng chi trả theo nghiên cứu trên phạm vi quốc gia cao hơn kết quả đánh giá trên phạm vi địa phương của Smith và Desvousges (1986), nên sự khác biệt này có thể được tính cho giá trị tồn tại Tại sao lại như vậy? Vì những người trả lời phỏng vấn trong khảo sát trên phạm vi cả nước sẵn lòng trả cho những cải thiện chất lượng nước trên khắp nước Mỹ, mặc dù họ không mong đợi sẽ sử dụng các nguồn nước này cho chính bản thân họ.

Các lợi ích tăng thêm từ cải thiện chất lượng không khí cũng được ước lượng theo phương pháp CVM Song trên thực tế nhiều người lập luận rằng phương pháp CVM đặc biệt hữu ích cho việc đánh giá những cải thiện có thể nhận thấy được tại các công viên quốc gia, nơi mà giá trị tồn tại có thể là quan trọng Nghiên cứu rất sớm của Schulze và Brookshire (1983) dường như ủng hộ giả thuyết này Nghiên cứu

chỉ ra rằng giá trị sử dụng của việc cải thiện tầm nhìn xa ở công viên quốc gia Grand

Canyon từ 70 đến 100 dặm là dưới 2 đôla/du khách/năm Ngược lại, nghiên cứu lại thấy rằng các hộ gia đình chấp nhận một mức đền bù là 95 đôla hộ/năm nếu tầm nhìn bị giảm ở công viên quốc gia Grand Canyon.

Vì phương pháp CVM có thể đo lường giá trị tồn tại, nên nó cũng được sử dụng để đánh giá các lợi ích bảo tồn hệ sinh thái như việc bảo tồn một loài đang bị đe

Trang 34

dọa Ví dụ, một nghiên cứu ước tính rằng các cá nhân có thể sẵn lòng trả 22$/năm (theo giá năm 1983) để cứu loài sếu châu Mỹ Một nghiên cứu khác nhận ra người ta có thể trả 11$/năm để bảo tồn đại bàng trọc ở Mỹ

Áp dụng CVM, Gutierrez và Pearce (1992) trong nghiên cứu của mình về giá trị tồn tại của rừng Amazon ở Brazin cho thấy mức độ sẵn lòng chi trả của người dân là 30$/ha Kết quả này được tính toán dựa trên mức WTP tổng hợp ở nhóm người trong độ tuổi thanh niên

Một trong những nghiên cứu sử dụng CVM gần đây đã được Dioxon và Sherman (1995) tiến hành nhằm xác định mức chi trả cao nhất để bảo tồn loài voi tại rừng quốc gia Khao Yai, Thái Lan Mức WTP trung bình thu được là 7$/người Tuy nhiên điểm hạn chế của nghiên cứu này khoản tiền trên được xem như giá trị không sử dụng của việc bảo tồn Trên thực tế các tác giả vẫn chưa phân tách được giá trị tồn tại và giá trị phụ thuộc của việc bảo tồn đàn voi.

White và Lovett (1999) đã ước lượng WTP cho việc bảo tồn tự nhiên ở Vườn quốc gia North York Moors tại Anh thông qua việc sử dụng CVM Kết quả cho thấy CVM trung bình của một người để bảo tồn tài nguyên ở đây là 3,1 bảng Anh Nghiên cứu này chỉ ra có sự ủng hộ đáng kể từ xã hội cho công tác bảo tồn, nâng cấp cảnh quan của Vườn Quốc gia không phụ thuộc vào vấn đề sử dụng

Ngoài ra, Michell và Carson trong nghiên cứu của mình cũng đưa ra danh sách 100 nghiên cứu của Mỹ có sử dụng CVM Ở Anh có 26 nghiên cứu áp dụng CVM cũng được Green và các cộng sự đề cập đến trước đó Có thể xem CVM như một phương pháp ưu việt trong việc đánh giá giá trị phi sử dụng của tài nguyên.

Bảng sau trình bày tóm tắt một vài nghiên cứu có liên quan tới giá trị tồn tại và giá trị để lại trong giá trị phi sử dụng tại một số khu rừng và VQG:

Trang 35

Bảng 1.1 Giá trị tồn tại và giá trị để lại của một số khu rừng/VQG

Bảo tồn thêm 5% diện tích rừng nhiệt đới trên thế giới

Giá trị của vùng hoang dã ở

Colorado Giá trị tồn tại Walsh và cộng sự, 1984 $12-45/ha

Giá trị của rừng ở Colorado Walsh và cộng sự, 1984 Giá trị tồn tại và giá trị để lại: Mức tài trợ để bảo tồn môi

trường thông qua quĩ GEF

Pearce, 1996 2$/ha

Nguồn: CBD Technical Series # 4

Ở Việt Nam, việc lượng giá các giá trị tồn tại và giá trị để lại còn tương đối mới mẻ Việc đánh giá giá trị tài nguyên tự nhiên, các khu rừng quốc gia hay các khu vui chơi giải trí đã được tiến hành trong khoảng 10 năm trở lại đây, song phần lớn chỉ dừng lại ở việc xác định giá trị sử dụng và đánh giá WTP của các đối tượng trực tiếp hưởng lợi cho việc nâng cấp cảnh quan

Nguyễn Thị Hải và Trần Đức Thành trong nghiên cứu về giá trị giải trí của VQG Cúc Phương (1996) đã xác định mức WTP cho việc cải thiện đường xá và khu bảo vệ dành cho động vật hoang dã là 119.167 đồng đối với khách quốc tế và 13.270 đồng đối với khách nội địa tại vườn quốc gia Cúc Phương

Phạm Khánh Nam và Trần Võ Hùng Sơn khi nghiên cứu việc thành lập vùng biển được bảo vệ ở Nha Trang quanh đảo Hòn Mun đã xác định được mức sẵn lòng chi trả của các du khách cho mục đích trên là 17.956 đồng đối với khách nội địa và 26.786 đồng đối với khách quốc tế

Những giá trị WTP thu được từ các kết quả nghiên cứu ở Việt Nam thấp hơn rất nhiều so với các khu vực tương tự trên thế giới và mới chỉ phản ánh một phần giá trị phi sử dụng của tài nguyên song đã góp phần tích cực trong việc khẳng định các

Trang 36

giá trị phi sử dụng của môi trường vốn ít được nhận biết và cân nhắc trong việc hoạch định chính sách tại Việt Nam.

1.3.5 Một số ưu điểm và hạn chế của phương pháp định giá ngẫu nhiên

Ưu điểm lớn của phương pháp CVM là trên lý thuyết, nó có thể được sử dụng để đánh giá các nguồn tài nguyên mà sự tồn tại tiếp tục của nó được người ta đánh giá cao, nhưng bản thân họ không bao giờ đến tham quan cả Một ví dụ về tài sản môi trường như thế là Nam Cực, nơi mà người ta sẵn sàng trả cho việc bảo vệ, nhưng nói chung là không mấy khi có người muốn đến thăm Một ví dụ khác gần hơn về giá trị phi sử dụng là việc một công ty lâm nghiệp của Anh đã thông báo dự định của họ về việc thoát nước và trồng cây ở vùng Flow Country, nơi sinh sống của các sinh vật hoang dã quan trọng và là khu đất ngập nước ở miền Bắc Scotland Mặc dù thực tế rất ít người đến thăm khu vực này Cuộc nghiên cứu CVM (tiến hành khảo sát các hộ gia đình qua đường bưu điện) cho thấy rằng các cá nhân sẵn lòng trả một số tiền để gìn giữ khu vực này cao hơn nhiều so với nguồn lợi do trồng gỗ mang lại

Một ưu điểm khác của CVM là không đòi hỏi một số lượng lớn thông tin như các phương pháp khác Số liệu dùng cho CVM có thể thu thập dưới nhiều góc độ khác nhau với mức độ phức tạp khác nhau tuỳ thuộc vào thời gian và nguồn tài chính

Có thể nói so với các phương pháp đã được nêu ở trên đây, phương pháp CVM tương đối rõ ràng và phù hợp với việc nghiên cứu môi trường Tuy nhiên, phương pháp này cũng tiềm ẩn nhiều vấn đề liên quan tới tính chính xác và độ tin cậy trong kết quả tính toán:

Bởi CVM không phân tích những hành động thực tế, mà chỉ thăm dò ý kiến của những dự định có thể xảy ra trong tương lai, vì thế kết quả nhận được hoàn toàn phụ thuộc vào nhận thức, hành vi, thái độ, quan điểm về tài nguyên được định giá và mức sống của người được phỏng vấn Đây cũng chính là lý do giải thích vì sao WTP ở các nước đã phát triển thường cao hơn ở các nước đang phát triển, của người sống tại các khu vực đô thị thường cao hơn người sống tại khu vực nông thôn Ngoài ra WTP thường bị hạ thấp do người được hỏi thường có tâm lý “sử dụng không mất tiền” các nguồn lực tự nhiên hoặc không cảm thấy cần thiết đến sự tồn tại của các loại tài nguyên này Bên

Trang 37

cạnh đó một số khiếm khuyết của CVM liên quan tới những thiên lệch trong các kỹ thuật, chủ yếu là thiên lệch chiến lược, thiên lệch do điểm xuất phát, thiên lệch do cơ chế thanh toán, thiên lệch do thông tin và thiên lệch có tính chất giả thiết Tuy nhiên các thiên lệch này có thể khắc phục được trong quá trình điều tra đánh giá.

Mặc dù cơ sở lý thuyết cho rằng tổng giá trị kinh tế bao gồm giá trị sử dụng và giá trị phi sử dụng, tuy nhiên trên thực tế một vấn đề tương đối phức tạp là giá trị tồn tại và giá trị lưu truyền thường rất ít khi được lồng ghép trong quá trình ra quyết định mặc dù giá trị của nó thường được đánh giá rất cao (chiếm từ 35-70% tổng giá trị của tài nguyên) Một trong những nguyên nhân đó là do CVM là phương pháp duy nhất có thể đánh giá được giá trị này

Trang 38

CHƯƠNG II: TỔNG QUAN VỀ VƯỜN QUỐC GIA BA BỂ - BẮC KẠN

2.1 Sơ lược lịch sử hình thành và phát triển VQG Ba Bể

Lịch sử hình thành VQG Ba Bể được tính từ năm 1977 theo Quyết Định số 41-TTg ngày 24/1/1977 của Thủ tướng Chính phủ chính thức công nhận Ba Bể là khu văn hoá lịch sử Quan điểm trên được tái khẳng định trong Nghị Định 194/CP, ngày 9/8/1986 của Chủ tịch HĐBT giao cho Bộ Lâm Nghiệp và các cơ quan chức năng tiến hành khảo sát và xây dựng dự án đầu tư cho Ba Bể thành VQG.

Năm 1992, Viện Điều tra quy hoạch rừng đã hoàn thành việc xây dựng dự án

đầu tư thành lập VQG Ba Bể Dự án đã được Chính phủ phê duyệt và Vườn Quốc gia

Ba Bể được chính thức thành lập từ 10/11/1992 theo quyết định số 83/TTg của Thủ tướng Chính phủ Chức năng nhiệm vụ của Vườn là: bảo tồn các nguồn gen động, thực vật, các hệ sinh thái, cảnh quan môi trường; tổ chức, quản lý, phục vụ nghiên cứu khoa học, du lịch dịch vụ.

Theo các nhà địa chất, Vườn Quốc gia Ba Bể nằm trong vùng caxtơ Chợ Rã Ba Bể - Chợ Đồn, gồm khối đá vôi Givet (kỷ Đề vôn giữa) nằm trên phiến đá Protezel và bên cạnh là khối đá hoa cương đã trải qua chế độ lục địa khoảng 200 triệu năm Điều này khẳng định sự già nua của địa hình caxtơ ở đây khác với những nơi khác Độ cao trung bình của núi đá vôi là 800 - 900 m so với mặt biển và quá trình diễn biến địa chất phức tạp vẫn tiếp tục xảy ra

Trước đây, Vườn Quốc Ba Bể thuộc tỉnh Cao Bằng, sau khi tái lập tỉnh, Vườn nằm trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn (1997) Từ năm 1997 đến năm 2002, Vườn Quốc gia Ba Bể chịu sự quản lý trực tiếp của Bộ Nông Nghiệp & Phát triển Nông thôn Đến cuối năm 2002, VQG Ba Bể được giao cho UBND tỉnh Bắc Kạn quản lý (Quyết định số 51/2002/QĐ-TTg ngày 17/4/2002 của Thủ tướng Chính phủ v/v chuyển VQG Ba Bể thuộc Bộ NN và PTNT về UBND tỉnh Bắc Kạn quản lý) Hiện nay, tổng số cán bộ nhân viên của Vườn có 65 người, cùng với 20 lao động hợp đồng Giúp việc cho Ban quản lý có các đơn vị trực thuộc là Hạt kiểm lâm, Trung tâm du lịch, và các phòng chức năng Tại khu trung tâm Vườn đã có hệ thống đường giao thông đi lại

Trang 39

tốt, có cơ sở vật chất đảm bảo yêu cầu làm việc của Ban quản lý Hiện có tất cả 11 trạm kiểm lâm bảo vệ rừng được bố trí tại các điểm quan trọng ở trong và dọc theo ranh giới Vườn.

Trong kế hoạch Hành động ĐDSH (1994) đã đề xuất mở rộng VQG Ba Bể lên 50.000 ha Năm 1995, dự án đầu tư mở rộng Vườn được xây dựng với diện tích đề nghị là 23.340 ha Tuy nhiên cho đến nay dự án này vẫn chưa được Bộ NN&PTNN phê duyệt Trong danh sách các khu rừng đặc dụng Việt Nam quy hoạch đến năm 2010, diện tích của VQG Ba Bể đề xuất là 23.340 ha, trong đó có 13.373 ha rừng tự nhiên.

Trong Vườn có các dân tộc Tày, Nùng, Dao, H’Mông, và Kinh sinh sống lâu đời tại các bản làng xung quanh (vùng đệm) và bên trong Vườn, đan xen trong các thung lũng núi đá vôi và bên bờ hồ Hoạt động kinh tế chính của họ là canh tác lúa nước Tuy nhiên diện tích ruộng không đủ Nhiều người trong số họ vẫn lén lút kiếm sống bằng các hoạt động săn bắt, khai thác lâm sản trái phép trong VQG Bên cạnh đó là các hoạt động mưu sinh tương tự của những cộng đồng sinh sống ở vùng đệm, nhất là các thôn bản nằm dọc theo các đường chính dẫn vào vùng trung tâm Vườn.

Điểm nhấn của VQG Ba Bể là Hồ Ba Bể Hồ Ba Bể là địa điểm du lịch khá nổi tiếng, hàng năm đã thu hút rất nhiều khách du lịch trong và ngoài nước đến tham quan và nghỉ dưỡng Cùng với hệ thống sông suối trong vùng, hồ Ba Bể còn đóng vai trò quan trọng đối với sự giao lưu đi lại của người dân địa phương Hồ cũng là nơi cung cấp nguồn thuỷ sản quan trọng cho nhân dân địa phương và giữ vai trò to lớn trong việc điều tiết lũ sông Năng Hồ Ba Bể có nhiều chức năng kinh tế và môi trường quan trọng đối với các địa phương trong vùng và các vùng lân cận.

Do tăng cường công tác quản lý bảo vệ nên rừng đang được phục hồi, chiếm trên 85% diện tích Số lượng các loài chim thú xuất hiện ngày càng nhiều Bên cạnh các loài động, thực vật quý hiếm tìm thấy trước đây, nay đã xuất hiện Voọc đen má trắng ven hồ và dọc sông Năng Tuy nhiên, do có nhiều dân cư sống xen kẽ trong vùng lõi và xung quanh Vườn, đời sống kinh tế chưa được cải thiện, tập quán canh tác lạc hậu nên đã tạo sức ép khá lớn từ phía cộng đồng đối với công tác bảo tồn VQG.

Trang 40

Vườn cũng đang tiến hành đầu tư xây dựng các công trình cơ bản phục vụ bảo tồn và dân sinh như làm đường giao thông ở vùng đệm giúp dân ở 3 xã phía Tây không phải đi xuyên qua Vườn, nâng cấp tuyến đường tuần tra bảo vệ kết hợp du lịch sinh thái Tuy nhiên, cơ sở hạ tầng và trang thiết bị vẫn chưa đáp ứng yêu cầu quản lý bảo vệ Trình độ cán bộ nhân viên của Vườn trên các lĩnh vực được phân công còn nhiều hạn chế Các chương trình điều tra nghiên cứu, giám sát sinh cảnh và đa dạng sinh học chưa được triển khai thường xuyên.

Cuối năm 2004, Vườn quốc gia Ba Bể cùng với ba Vườn Quốc gia khác của Việt Nam là Hoàng Liên ở Lào Cai, Chư Mom Ray ở Kon Tum và Kon Ka Kinh ở Gia Lai được công nhận là Vườn di sản ASEAN Đây là một danh hiệu có giá trị về phát triển du lịch, nghiên cứu khoa học, văn hóa, giáo dục của ASEAN

2.2 Điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội

2.2.1 Điều kiện tự nhiên

Vườn Quốc gia Ba Bể cách Hà Nội 250 km về phía Bắc thuộc địa bàn huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Cạn, bao gồm toàn bộ diện tích đất xã Nam Mẫu, một phần ở các xã Khang Ninh, Cao Thượng, Cao Trĩ.

Vườn có tọa độ địa lý: 22030 độ vĩ Bắc, 105036’ độ Kinh Đông Tổng diện tích đất đai tự nhiên Vườn đang quản lý là 7.610ha trong đó khu bảo vệ nghiêm ngặt 3.226,2 ha, khu phục hồi sinh thái 4.038,6 ha, khu hành chính dịch vụ 300,2 ha, vùng đệm ước tính khoảng 42.100 ha.

Vườn Quốc gia Ba Bể nằm trên độ cao từ khoảng 150 đến 1.098 mét so với mặt nước biển Về cấu trúc địa chất, chiếm ưu thế là đá vôi với nhiều đỉnh cao lởm chởm, độ phân cắt lớn, nhiều sườn đồi dốc bao quanh các thung lũng, sông suối Địa hình núi đá vôi có nhiều hang động, lớn nhất là Động Puông, dài tới 300m, có sông Năng chảy qua, tạo nên cảnh quan thiên nhiên đầy vẻ ngoạn mục.

Đặc điểm nổi bật nhất của Vườn Quốc gia Ba Bể là trên địa hình đá vôi có một hồ nước ngọt - Hồ Ba Bể Hồ nằm ở vị trí trung tâm của Vườn, có cấu tạo đặc biệt thắt ở giữa và phình to ở hai đầu Quanh Hồ là những vách đá, chỗ dựng đứng như một bức tường, chỗ lại vòng vèo uốn lượn ăn sâu vào các thung lũng làm cho

Ngày đăng: 08/09/2012, 13:32

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Chương trình Kinh tế Môi trường Đông Nam Á, Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, Kinh tế tài nguyên và môi trường – Tài liệu đọc thêm 2005 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kinh tế tài nguyên và môi trường
2. Dự án bảo tồn tài nguyên thiên nhiên (PARC), Báo cáo hội thảo khoa học quốc gia VQG Ba Bể và Khu bảo tồn thiên nhiên Nà Hang – Nhà xuất bản lao động 2003 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo hội thảo khoa học quốc gia VQG Ba Bể và Khu bảo tồn thiên nhiên Nà Hang
Nhà XB: Nhà xuất bản lao động 2003
3. Frances Cairncross, Lượng giá trái đất, NXB Havard, 2000 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lượng giá trái đất
Nhà XB: NXB Havard
4. GS.TS.Trần Văn Đính, TS.Trần Thị Minh Hòa, Giáo trình Kinh tế Du lịch, NXB Lao động – Xã hội, 2004 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Kinh tế Du lịch
Nhà XB: NXB Lao động – Xã hội
5. PGS.TS.Nguyễn Thế Chinh chủ biên, Giáo trình Kinh tế và Quản lý Môi trường, NXB Thống kê, 2003 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Kinh tế và Quản lý Môi trường
Nhà XB: NXB Thống kê
6. TS.Nguyễn Quang Dong, Bài tập Kinh tế lượng với sự trợ giúp của phần mềm Eviews, NXB Khoa học kỹ thuật, 2002 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bài tập Kinh tế lượng với sự trợ giúp của phần mềm Eviews
Nhà XB: NXB Khoa học kỹ thuật
7. TS.Nguyễn Văn Mạnh, TS.Phạm Hồng Chương, Giáo trình Quản trị Kinh doanh Lữ hành, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân, 2006 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Quản trị Kinh doanh Lữ hành
Nhà XB: NXB Đại học Kinh tế Quốc dân
8. Trần Võ Hùng Sơn, Nhập môn phân tích lợi ích chi phí, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, 2001.II. Tiếng Anh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhập môn phân tích lợi ích chi phí
Nhà XB: Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
1. Billy Manoka, Exitence Value: A Re – Appraisal and Cross – Cultural Comparison, Research Reports Sách, tạp chí
Tiêu đề: Exitence Value: A Re – Appraisal and Cross – Cultural Comparison
2. Camille Bann, The Economic Valuation of Tropical Forest Land Use Option: A Manual for Researchers, EEPSEA 1998 Sách, tạp chí
Tiêu đề: The Economic Valuation of Tropical Forest Land Use Option: A Manual for Researchers
4. Herminia Francisco and David Glover, Economy and Environment – Case Study in Viet Nam, EEPSEA 1999 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Economy and Environment – Case Study in Viet Nam
5. Katherine Bolt, Estimating the Cost of Environmental Degradation, 2005 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Estimating the Cost of Environmental Degradation
6. John A Dixon, Economic Analysis of Environmental Impacts, 1995 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Economic Analysis of Environmental Impacts
8. PARC Ba Be – Na Hang, Ecotourism Development for Ba Be and Na Hang, Second Mission Report and Appendices Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ecotourism Development for Ba Be and Na Hang
9. Pearce, D. and R. Turner, Economics of Natural Resources and the Environment, Harvester Wheatsheaf, NewYork, 1990 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Economics of Natural Resources and the Environment
10. Pham Khanh Nam and Tran Vo Hung Son, Analysis of the Recreational Value of the Coral-surrounded Hon Mun Islands in VietNam, Research Reports Sách, tạp chí
Tiêu đề: Analysis of the Recreational Value of the Coral-surrounded Hon Mun Islands in VietNam
11. Tran Dinh Thao, On-Site Costs and Benefits of Soil Conservation in The Mountainous Regions of Northern VietNam, Research Reports Sách, tạp chí
Tiêu đề: On-Site Costs and Benefits of Soil Conservation in The Mountainous Regions of Northern VietNam
12. Trice, A. and S. Wood, Measurement of Recreation Benefit. Land Economics, 1958 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Measurement of Recreation Benefit. Land Economics
13. Udomsak Seenprachawong, An Economic Valuation of Coastal Ecosystems in Phang Nga Bay, Thailand, 2002 Sách, tạp chí
Tiêu đề: An Economic Valuation of Coastal Ecosystems in Phang Nga Bay
14. Randall A.Kramer, Narendra Sharma and Mohan Munasinghe, Valuing Tropical Forests: Methodology and Case Study of Madagascar, World Bank Environment Paper Number 13, 1995 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Valuing Tropical Forests: Methodology and Case Study of Madagascar

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1.1: Tổng giá trị kinh tế của môi  trường - Đánh giá giá trị giải trí và giá trị phi sử dụng của Vườn Quốc gia Ba Bể - Bắc Kạn (2).DOC
Hình 1.1 Tổng giá trị kinh tế của môi trường (Trang 15)
Hình 1.2 : Đường cầu du lịch - Đánh giá giá trị giải trí và giá trị phi sử dụng của Vườn Quốc gia Ba Bể - Bắc Kạn (2).DOC
Hình 1.2 Đường cầu du lịch (Trang 21)
Hình 1.3: Đường cầu du lịch trong trường hợp chất lượng môi trường thay đổi - Đánh giá giá trị giải trí và giá trị phi sử dụng của Vườn Quốc gia Ba Bể - Bắc Kạn (2).DOC
Hình 1.3 Đường cầu du lịch trong trường hợp chất lượng môi trường thay đổi (Trang 23)
Bảng 1.1 Giá trị tồn tại và giá trị để lại của một số khu rừng/VQG - Đánh giá giá trị giải trí và giá trị phi sử dụng của Vườn Quốc gia Ba Bể - Bắc Kạn (2).DOC
Bảng 1.1 Giá trị tồn tại và giá trị để lại của một số khu rừng/VQG (Trang 35)
Bảng 2.1 Thu nhập của dân cư vùng Hồ Ba Bể - Đánh giá giá trị giải trí và giá trị phi sử dụng của Vườn Quốc gia Ba Bể - Bắc Kạn (2).DOC
Bảng 2.1 Thu nhập của dân cư vùng Hồ Ba Bể (Trang 42)
Bảng 2.3: Số lượng khách du lịch đến Ba Bể từ 2003 đến 2005 - Đánh giá giá trị giải trí và giá trị phi sử dụng của Vườn Quốc gia Ba Bể - Bắc Kạn (2).DOC
Bảng 2.3 Số lượng khách du lịch đến Ba Bể từ 2003 đến 2005 (Trang 54)
Bảng 3.1 Đặc điểm kinh tế - xã hội của du khách trong nước - Đánh giá giá trị giải trí và giá trị phi sử dụng của Vườn Quốc gia Ba Bể - Bắc Kạn (2).DOC
Bảng 3.1 Đặc điểm kinh tế - xã hội của du khách trong nước (Trang 64)
Bảng 3.3 : Số lượng du khách trong mỗi nhóm - Đánh giá giá trị giải trí và giá trị phi sử dụng của Vườn Quốc gia Ba Bể - Bắc Kạn (2).DOC
Bảng 3.3 Số lượng du khách trong mỗi nhóm (Trang 67)
Bảng 3.1: Các hoạt động chính của du khách tại VQG - Đánh giá giá trị giải trí và giá trị phi sử dụng của Vườn Quốc gia Ba Bể - Bắc Kạn (2).DOC
Bảng 3.1 Các hoạt động chính của du khách tại VQG (Trang 68)
Hình 3.3: Bản đồ phân vùng điểm xuất phát của du khách - Đánh giá giá trị giải trí và giá trị phi sử dụng của Vườn Quốc gia Ba Bể - Bắc Kạn (2).DOC
Hình 3.3 Bản đồ phân vùng điểm xuất phát của du khách (Trang 72)
Hình 3.4: Đường cầu giải trí - Đánh giá giá trị giải trí và giá trị phi sử dụng của Vườn Quốc gia Ba Bể - Bắc Kạn (2).DOC
Hình 3.4 Đường cầu giải trí (Trang 82)
Bảng 3.14: Mức chi trả trung bình cho bảo tồn của du khách - Đánh giá giá trị giải trí và giá trị phi sử dụng của Vườn Quốc gia Ba Bể - Bắc Kạn (2).DOC
Bảng 3.14 Mức chi trả trung bình cho bảo tồn của du khách (Trang 88)
Bảng 3.16: Kết quả ước lượng - Đánh giá giá trị giải trí và giá trị phi sử dụng của Vườn Quốc gia Ba Bể - Bắc Kạn (2).DOC
Bảng 3.16 Kết quả ước lượng (Trang 90)
Bảng 3.17: Kiểm định phương sai của sai số - Đánh giá giá trị giải trí và giá trị phi sử dụng của Vườn Quốc gia Ba Bể - Bắc Kạn (2).DOC
Bảng 3.17 Kiểm định phương sai của sai số (Trang 91)
Bảng 3.18: Tổng mức sẵn lòng chi trả của du khách - Đánh giá giá trị giải trí và giá trị phi sử dụng của Vườn Quốc gia Ba Bể - Bắc Kạn (2).DOC
Bảng 3.18 Tổng mức sẵn lòng chi trả của du khách (Trang 95)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w