Với mỗi du khách đến Ba Bể, chi phí của họ bao gồm: chi phí đi lại, chi phí ăn ở, chi phí thời gian và một số khoản chi khác.
3.2.3.1 Chi phí đi lại
Theo Deshazo (1997), chi phí đi lại của du khách bao gồm chi phí mua vé tàu xe hoặc chi phí mua nhiên liệu cho phương tiện nếu du khách sử dụng xe riêng. Do vậy, chi phí đi lại của du khách phụ thuộc vào khoảng cách và phương tiện sử dụng.
Hanlay và Spash (1993) gợi ý rằng chi phí đi lại chính là “chi phí của khoảng cách” và nên tính chúng dựa trên chi phí cho mỗi dặm đường theo 2 cách tiếp cận:
1. Sử dụng chi phí nhiên liệu với ý nghĩa là chi phí biên.
2. Sử dụng toàn bộ chi phí liên quan đến việc di chuyển của khách tới điểm giải trí kể cả hao mòn phương tiện, bảo hiểm v.v..
Tuy nhiên, gợi ý trên chỉ có thể áp dụng cho trường hợp du khách sử dụng phương tiện giao thông cá nhân (xe hơi, xe máy), trường hợp du khách chủ yếu sử dụng phương tiện giao thông công cộng đến Ba Bể thì không thể áp dụng.
Một số nghiên cứu sau đây đã được tác giả xem xét, tham khảo để xác định chi phí đi lại:
1. Nghiên cứu của Nguyễn Thị Hải và Trần Đức Thanh tại VQG Cúc Phương sử dụng mức giá điều chỉnh 150đồng/km/du khách làm mức giá giả định đối với những người thuê xe buýt.
2. Kramel (1995) sử dụng giá vé máy bay khứ hồi từ thành phố của du khách đến địa điểm giải trí làm chi phí đi lại.
3. Dựa trên thông tin của du khách về phương tiện đi lại và địa điểm xuất phát, DeShazo tính toán chi phí đi lại cho từng du khách bằng sự kết hợp giữa khoảng cách và chi phí đơn vị.
4. Tobias và Mendelson (1991) sử dụng chi phí trung bình trên mỗi km và khoảng cách từ vùng du khách ở đến địa điểm giải trí để tính chi phí đi lại.
Với du khách đến Ba Bể, do khoảng cách từ thị xã Bắc Kạn lên Ba Bể khá dài (70km) và giao thông không thuận tiện nên du khách ngoại tỉnh thường thuê xe buýt hoặc đặt xe tour. Kết quả điều tra cho thấy, du khách đi theo đoàn lớn lựa chọn thuê xe buýt từ 15 đến 45 chỗ ngồi, khách đi lẻ thường đặt tour. Một phần nhỏ du khách xuất phát từ vùng 1 gần VQG lựa chọn phương tiện xe máy.
Bảng 3.6: Phương tiện du khách sử dụng đến VQG
Phương tiện Số người sử dụng Tỷ lệ (%) Ghi chú
Xe hơi riêng 5 2,3
Xe buýt 139 66,5
Xe máy 50 23,9 Du khách vùng 1
Tàu, máy bay + xe buýt 15 7,3 Du khách vùng 5, 6
Tổng 209 100
Nguồn: Tính toán từ số liệu điều tra.
Như vậy, có đến 73,8% những người được phỏng vấn sử dụng xe buýt làm phương tiện chính để tới Ba Bể. Họ có thể thuê xe nếu đi đoàn từ 15 người trở lên hoặc thuê xe tour nếu đoàn ít người. Một số người sống tại địa phương hoặc những tỉnh lân cận cũng sử dụng xe buýt cho chuyến đi của mình.
Kết quả phỏng vấn cho thấy chỉ những người sống tại vùng 1 sử dụng xe máy là phương tiện di chuyển tới Ba Bể; du khách vùng 2, 3, 4 sử dụng xe buýt; du khách vùng 5, 6 có thể sử dụng kết hợp phương tiện tàu hỏa và xe buýt hoặc máy bay và xe buýt.
Với du khách sử dụng xe máy, chi phí đi lại của họ là chi phí xăng xe, lệ phí cầu đường và một số chi phí khác để đến được địa điểm. Theo họ, với khoảng cách trung bình từ vùng 1 đến Ba Bể 110km, họ phải bỏ ra 50.000 đồng cho chuyến đi khứ hồi. Nếu sử dụng xe buýt, du khách cũng phải trả từ 50 – 60 ngàn đồng một vé khứ hồi cho khoảng cách này.
Với du khách sử dụng xe buýt, chi phí đi lại là tiền vé xe buýt họ đã chi trả. Căn cứ vào kết quả khảo sát một số công ty lữ hành, chi phí đi lại khứ hồi cho một du khách dao động từ 200 – 230đồng/km tùy từng chất lượng phương tiện và chất lượng đường xá. Mức chi phí này cũng tương đương với kết quả phỏng vấn về chi phí đi lại của du khách thuê xe theo đoàn hoặc mua vé xe tour. Tác giả sử dụng mức giá 220đồng/km/du khách để tính chi phí đi lại cho du khách sống tại các vùng 2, 3.
Với du khách sử dụng kết hợp cả hai phương tiện thường là du khách đến từ rất xa (vùng 4, 5, 6). Họ kết hợp chuyến đi đến nhiều địa điểm trong đó Ba Bể là một điểm dừng. Họ có thể đến các địa điểm khác trong khu vực như Pác Bó – Cao Bằng, khu ATK Thái Nguyên. Vì vậy, chi phí đi lại của du khách cần có sự điều chỉnh. Tác giả đã điều chỉnh bằng cách sử dụng vé tàu xe một chiều làm chi phí đi lại của du khách thuộc vùng này.
Kết quả tính toán chi phí đi lại của du khách từng vùng dựa trên khoảng cách từ địa điểm xuất phát đến Ba Bể được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 3.7: Chi phí đi lại của du khách
Vùng Khoảng cách đến Ba Bể (km) Chi phí đi lại (đồng) Ghi chú
1 100 50.000 Khứ hồi 2 240 – 270 110.000 Khứ hồi 3 330 – 350 165.000 Khứ hồi 4 480 – 530 190.000 Một chiều 5 810 – 880 390.000 Một chiều 6 1930 – 2100 950.000 Một chiều
Nguồn: Tác giả ước tính từ số liệu điều tra 3.2.3.2 Chi phí thời gian
Du khách sử dụng thời gian cho chuyến đi đến Ba Bể dù dài hay ngắn đều phải từ bỏ các công việc khác. Vì vậy, chi phí về thời gian là chi phí cơ hội (sử dụng thời gian cho mục đích du lịch du khách đã mất cơ hội sử dụng thời gian để làm việc, tạo thu nhập) và cần phải xác định chi phí thời gian trong chi phí của du khách.
Deaton và Muellbauer (1980) sau này cả Hanley và Spash (1993) cho rằng khi một cá nhân từ bỏ công việc để đến địa điểm giải trí thì mức lương chính là chi phí cơ hội của thời gian, nên sử dụng mức lương như “giá bóng” của chi phí thời gian.
Song theo một nghiên cứu của tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD, 1994) các cá nhân có thể thấy hài lòng hoặc không cảm thấy hài lòng khi đến địa điểm giải trí; họ cũng có thể sử dụng những ngày nghỉ cuối tuần cho mục đích du lịch và do đó nên sử dụng chi phí thời gian điều chỉnh để xác định chi phí thời gian cho chuyến đi. Cesario trước đó (1976) cũng đã đề xuất cách điều chỉnh chi phí thời gian bằng ½ hay ¼ mức lương.
Hanley và Spash (1993), trước đó có McConnel và Strand (1981) lại đề xuất rằng chúng ta nên lựa chọn mức chi phí thời gian nào mà khi xây dựng hàm hồi quy sẽ cho hệ số tương quan R2 lớn nhất.
Từ kinh nghiệm xác định chi phí cơ hội của thời gian của các nghiên cứu nêu trên và kết quả phỏng vấn du khách, tác giả tính chi phí thời gian dựa trên giả định sau:
1. Thời gian du khách sử dụng để đến VQG bao gồm thời gian đi lại, thời gian lưu trú của du khách. Do đó, chi phí thời gian được tính cho thời gian du khách đã từ bỏ công việc để đến địa điểm giải trí.
Việc xác định thời gian du khách sử dụng để tới VQG căn cứ vào thời gian lưu trú trung bình và thời gian đi lại của từng vùng. Với du khách có chuyến đi đến nhiều địa điểm (vùng 4, 5, 6) thời gian đi lại của du khách được điều chỉnh bằng cách tính ½ tổng thời gian đi lại.
2. Chi phí thời gian được tính theo hai cách: dựa trên thu nhập bình quân được Tổng cục thống kê công bố năm 2005 và dựa trên thu nhập bình quân của đối tượng phỏng vấn. Cách xác định chi phí nào khi thực hiện hồi quy có hệ số tương quan R2
cao hơn sẽ được lựa chọn.
Số liệu điều tra cho thấy, hầu hết du khách đều xuất phát từ các thành phố, thị xã hoặc thị trấn (>90%). Họ đều là những cư dân đô thị có mức thu nhập khá và có khả năng chi trả cho chuyến đi vì trên thực tế du lịch vẫn là thứ hàng hóa xa xỉ ở Việt Nam. Vì vậy, đề tài sử dụng mức thu nhập bình quân ngày tại các đô thị là cơ sở xác định chi phí thời gian cho chuyến đi của du khách từ các địa điểm khác nhau.
Mức thu nhập bình quân (TNBQ) tháng tại các đô thị năm 2005 được Tổng cục thống kê (TCTK) công bố là 794,8 ngàn đồng/tháng, tương đương 26,49 ngàn đồng/ngày, trong khi mức thu nhập trung bình theo số liệu điều tra mẫu là 1435,1 ngàn đồng/ người/tháng tương đương 47,8 ngàn đồng/ngày.
Kết quả xác định chi phí thời gian của du khách được thể hiện dưới bảng sau:
Bảng 3.8: Chi phí thời gian của du khách
Vùng Khoảng cách (km)
Thời gian đi lại và thời gian lưu trú trung bình (ngày)
Chi phí thời gian (ngàn đồng) Theo TNBQ (TCTK) Theo TNBQ điều tra 1 100 1,35 35,76 64,53 2 240 - 270 2,22 58,8 106,11 3 330 – 350 2,34 61,99 111,85 4 480 – 530 3 79,47 143,4 5 810 – 880 3,8 100,67 181,64 6 1930 – 2100 4,2 111,27 200,76
Nguồn: Tác giả tính toán từ số liệu điều tra.
Chi phí thời gian tính toán dựa trên thu nhập trung bình của đối tượng phỏng vấn gấp 1,8 lần so với chi phí thời gian tính toán dựa trên số liệu thu nhập trung bình của dân cư thành thị năm 2005. Nhưng thực tế kết quả điều tra chỉ có 10,2% những người được hỏi có thu nhập hàng tháng dưới 800 ngàn đồng, chứng tỏ hầu hết du khách đến Ba Bể có thu nhập cao hơn mức thu nhập bình quân của đô thị.
3.2.3.3. Chi phí khác
Các chi phí khác của du khách gồm: phí vào cửa, phí hướng dẫn, chi phí ăn ở, chi phí mua đồ lưu niệm...
•Vé vào cửa: Du khách đến Ba Bể đều phải mua vé vào cửa với mức giá là 11.000 đồng/người. Khách đi theo đoàn lớn có thể được giảm giá song mức giảm không đáng kể.
•Chi phí ăn ở: Là khoản chi lớn khi du khách lưu trú tại VQG. Chi phí ăn ở phụ thuộc vào thu nhập của du khách, thời gian lưu trú của du khách và các hoạt động của du khách tại VQG.
Trên thực tế, do dịch vụ phục vụ khách tại VQG Ba Bể chưa phát triển mạnh nên các khoản chi tiêu của du khách không có sự chênh lệch quá lớn giữa những nhóm người có thu nhập cao và người nhóm có thu nhập thấp hơn. Nói chung du khách đến đây đều được hưởng chất lượng dịch vụ ngang nhau do không có sự khác biệt quá lớn về chất lượng dịch vụ dù du khách có thu nhập cao sẵn sàng chi trả nhiều hơn để có được dịch vụ tốt hơn.
Du khách đến Ba Bể có thể lựa chọn nghỉ tại nhà nghỉ VQG hoặc tại nhà sàn của dân địa phương. Tại VQG có nhà nghỉ phục vụ du khách với mức giá 150 ngàn đồng/phòng đôi/ngày, còn du khách nghỉ tại nhà sàn phải trả 30.000đ/người/ngày. Hầu hết du khách chọn nghỉ tại nhà nghỉ, chỉ có một lượng nhỏ du khách là học sinh, sinh viên hoặc người nước ngoài lựa chọn nghỉ tại nhà sàn.
Du khách được phục vụ ăn uống ngay tại VQG với mức chi phí tối thiểu là 30.000đ/bữa chính và 10.000đ/bữa phụ. Ngoài ra du khách có thể lựa chọn thêm đồ ăn hoặc đồ uống và khoản tiền này tính ngoài; du khách cũng có thể đặt ăn theo yêu cầu. Căn cứ vào kết quả phỏng vấn du khách và một số nhà hàng tại VQG có thể ước tính chi phí ăn uống của du khách khoảng 70.000 đồng/người/ngày.
•Chi phí tham quan, mua sắm đồ lưu niệm:
Khách đến Ba Bể thường lựa chọn xuồng máy để đến các địa điểm tham quan vì đây là cách duy nhất để đến được các địa điểm tham quan. Du khách được du lịch trên lòng hồ rồi từ các bến thuyền đi bộ đến các địa điểm tham quan.
Người dân địa phương được tham gia vào các hoạt động du lịch bằng việc đưa du khách tham quan theo các địa điểm đã được xác định như Thác Đầu Đẳng, Ao Tiên, Động Puông, Đảo Bà Góa…bằng xuồng máy chạy dầu. Chi phí cho một lần thuê xuồng là 300.000 đồng trong thời gian 3 giờ, chi phí thuê xuồng trung bình cho mỗi du khách là 30.000 đồng. Du khách có thời gian lưu trú 1 hoặc 2 ngày thường thuê xuồng đi tham quan 1 tuyến, du khách lưu trú lâu hơn có thể đi 2 tuyến tham quan.
Một số chi phí khác như chi phí thuê hướng dẫn viên, chi phí mua sắm đồ lưu niệm thường rất nhỏ và ít được du khách chi tiêu nên không đề cập đến trong đề tài.
Giả thiết chi phí ăn ở hàng ngày của du khách trong cả quá trình đi lại và lưu trú tại Ba Bể không thay đổi, có thể xác định chi phí của du khách dưới bảng sau:
Bảng 3.9: Chi phí của du khách tại Ba Bể
ĐVT: 1000 đồng Vùng Thời gian lưu
trú (ngày)
Vé vào cổng
Chi phí ăn ở Chi phí thuê xuồng máy Tổng 1 1,35 11 35 30 76 2 2,22 11 319 30 360 3 2,34 11 339,3 30 380 4 3 11 435 30 386 5 3,8 11 551 30 592 6 4,2 11 609 30 650
Nguồn: Tác giả tính toán trên số liệu điều tra.
Như vậy, ngoài vùng 1 là những địa điểm lân cận Ba Bể, du khách đến từ các vùng còn lại thường có thời gian lưu trú là 2 ngày đêm, một số du khách từ xa tới có thời gian lưu trú lâu hơn. Thời gian đi lại và lưu trú lâu hơn nên chi phí của du khách ở xa cao hơn nhiều so với du khách đến từ vùng 1.
3.2.3.4 Tổng hợp chi phí du lịch
Từ kết quả tính toán chi phí đi lại, chi phí thời gian và chi phí khác có thể tổng gộp số liệu về chi phí của du khách ở các vùng khác nhau như sau:
Bảng 3.10: Tổng hợp chi phí của du khách theo các vùng
Vùng Chi phí đi lại
Chi phí thời gian Chi
phí khác Tổng Theo TNBQ (TCTK) Theo TNBQ điều tra Theo TNBQ (TCTK) Theo TNBQ điều tra 1 50 35,76 64,53 76 161,76 190,53 2 110 58,8 106,11 360 528,8 576,11 3 165 61,99 111,85 380 606,9 656,8 4 190 79,47 143,4 386 655,47 719,4 5 390 100,67 181,64 592 1082,6 1163,6 6 950 111,27 200,76 650 1711,2 1800,7
Nguồn: Tác giả tổng hợp từ số liệu chi phí