Trong quá trình kí kết thực hiện hợp đồng những mâu thuẫn bất đồng, tranh chấp xẩy ra là điều khó tránh khỏi. Để giải quyết các bất đồng, tranh chấp các bên thường lựa chọn những phương thức sau đây:
a. Thương lượng trực tiếp giữa các bên:
Khi bắt đầu phát sinh tranh chấp, các bên tự nguyện và nhanh chóng liên hệ gặp gỡ nhau để thương lượng tìm cách tháo gỡ bất đồng. Theo luật thương mại Việt Nam tại điều 239.1 khi xẩy ra tranh chấp trước hết phải được giải quyết thông qua thương lượng .Quá trình tiến hành thương lượng được chia làm bốn giai đoạn:
- Định hướng để hình thành quan điểm thương lượng. - Tranh luận , thuyết phục.
- Tìm ra mâu thuẫn.
- Thoả thuận giải quyết mâu thuẫn hoặc thất bại
Thương lượng có thể được tiến hành độc lập hoặc tiến hành cùng với quá trình tố tụng tại toà án, trọng tài . Thương lượng độc lập đạt được thoả thuận mới về tranh chấp các bên phải tự nguyện thực hiện thoả thuận đó theo quy định luật áp dụng về nghĩa vụ thực hiện hợp đồng. Nếu thương lượng tiến hành cùng với quá trình tố tụng tại toà án hay trọng tài các bên có thể yêu cầu ra văn bản công nhận kết quả thương lượng và kết quả đó có giá trị như quyết định của trọng tài, toà án.
b.Hoà giải.
Hiện nay hoà giải được nhiều nhà kinh doanh và luật gia sử dụng trong thực tiễn, thị trường quốc tế đặc biệt là trong hoạt động mua bán hàng hoá quốc tế .Hoà giải là việc hai bên mời hoà giải viên là người thứ 3 giúp các bên tranh chấp đạt được sự thoả thuận.
Khi hoà giải phải tuân thủ theo các nguyên tắc nhất định. Hoà giải phải dựa trên tự do ý chí của các bên, phải đảm bảo khách quan công bằng và hợp lý.Hoà giải sẽ chấm dứt khi hai bên không muốn tiếp tục hoà giải, ngoài ra trong quá trình hoà giải phải bảo toàn bí mật về tài liệu chứng cứ, ý kiến của các bên.
Hiệu lực cao nhất của thoả thuận giải quyết bằng hoà giải chỉ giống như một điều khoản hợp đồng ràng buộc giữa các bên do hoà giải mang tính chất tự nguyện. Trên thực tế hiệu lực của hoà giải chưa cao, do thoả thuận giải quyết hoà giải không được bắt buộc thi hành. Hiện nay phương thức tốt nhất được lựa chọn là hoà giải kết hợp với các phương thức giải quyết tranh chấp như hoà giải kết hợp với trọng tài hoặc toà án.
c. Giải quyết tranh chấp theo thủ tục trọng tài
Giải quyết tranh chấp theo thủ tục trọng tài là quá trình giải quyết tranh chấp do các bên tự nguyện lựa chọn, trong đó bên thứ ba trung lập, sau khi nghe các bên trình bày sẽ ra quyết định có tính chất bắt buộc đối với các bên. Giải quyết tranh chấp theo thủ tục trọng tài giống hoà giải là phải có sự thoả thuận giữa các bên về việc đưa tranh chấp ra xét sử bằng trọng tài và cũng mời bên thứ ba. Phương thức này khác hoà giải ở chỗ người thứ ba có quyền đưa ra quyết định sau khi cân nhắc chứng cứ và lập luận của các bên. Quyết định đó có thể đựơc toà án công nhận và cho thi hành.
Thủ tục tố tụng trọng tài các bên tranh chấp có thể thoả thuận với nhau hoặc có thể chọn quy tắc của trọng tài có uy tín quốc tế. Thông thường trình tự tố tụng như sau:
- Một bên gửi đơn kiện tới trung tâm trọng tài mà hai bên đã lựa chọn, mỗi bên trong hợp đồng có thể chọn trọng tài cho mình, sau đó đến bước chuẩn bị xét xử ,tổ chức phiên họp xét xử và chuẩn bị phán trọng tài. Khi nhận được phán quyết trọng tài các bên thường tự nguyện thi hành.
Nếu một bên không đồng ý có thể đưa đơn lên toà án yêu cầu sửa đổi đình chỉ phán quyết của trọng tài và ngược lại bên được cũng có thể làm đơn đến toà án để khẳng định phán quyết đó. Hiện nay phương thức giải quyết tranh chấp theo thủ tục trọng tài được đa số các thương nhân lựa chọn vì thủ tục trọng tài nhanh gọn, chi phí ít và giữ được bí mật kinh doanh, các phán quyết của trọng tài thường có hiệu lực thi hành cao, có rất ít khả năng để toà án có thể xem xét thay đổi quyết định trọng tài.
Phương thức giải quyết tranh chấp này thực chất là phương thức giải quyết tranh chấp tại toà án của một đó nước nào đó.Việc một bên gửi đơn kiện lên toà để giải quyết tranh chấp, không phụ thuộc vào sự đồng ý của bên kia nếu hai bên chưa chọn thủ tục trọng tài. Khi gửi đơn kiện nguyên đơn phải xác định toà án để xét xử vụ kiệnlà toà áncó thẩm quyền giải quyết và hiệu lực của bản án đối với nước có liên quan đến vụ kiện.
Theo luật thương mại Việt Nam đối với các tranh chấp thương mại với thương nhân nước ngoài,nếu các bên không có thoả thuận hoặc điều ước quốc tế mà nước Cộng hoà XHCN Việt Nam ký kết, tham gia không có quy định tranh chấp thì tranh chấp được giải quyết tại toà án Việt Nam.
Toà án chỉ chấp nhận hồ sơ kiện nếu hồ sơ kiện được gửi tới trong thời hiệu kiện .Thời hiệu kiện có thể cho hai bên thoả thuận, nếu không thoả thuận thì căn cứ vào quy định của luật áp dụng để xác định. Thủ tục tố tụng tại toà án ở các nước khác nhau có sự khác nhau nhất định và việc công nhận, thi hành bản án là bước tố tụng cuối cùng. Do chưa có điều ước quốc tế chung về công nhận và thi hành bản án của toà án nước ngoài nên các nước đều áp dụng nguyên tắc có đi có lại .
Phương thức giải quyết tranh chấp theo thủ tục tư pháp tại toà án ít được lựa chọn trong thực tiễn giải quyết tranh chấp hợp đồng do thủ tục phức tạp, thời gian dài và chi phí cao khó giữ được bí mật kinh doanh. Hơn nữa việc thi hành bản án của toà án lại phù thuộc vào quốc gia giữa hai bên đã kí kết hiệp định chung về vấn đề đó chưa.
Như vậy có rất nhiều phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng. Mỗi phương thức đều có ưu và nhược điểm nhất định, khi lựa chọn phương thức mỗi bên phải tính đến ưu nhược điểm của từng phương thức giải quyết tranh chấp để lựa chọn được cách giải quyết có hiệu quả nhất.