III. Kiến nghị đối với việc ký kết và thực hiện hợp đồng nhậpkhẩu tại Việt Nam:
1. Kiến nghị với Nhà nước:
a. Về việc ban hành pháp luật có tính đồng bộ và ổn định:
Hệ thống văn bản pháp luật có tác động quan trọng tới hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung, hoạt động nhập khẩu nói riêng .Có tác động trực tiếp tới
từng doanh nghiệp và toàn xã hội, là công cụ để doanh nghiệp được đảm bảo quyền lợi của mình là phương tiện để Nhà nước quản lý xã hội.
Tuy nhiên trên thực tế hệ thống văn bản pháp luật của ta chưa đảm bảo tính đồng bộ và thiếu tính ổn định cần thiết. Để khắc phục tình trạng này các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành văn bản qui phạm pháp luạt sau đây: - Bảo đảm tính hợp hiến hợp pháp và tính thống nhất của hệ thống văn bản qui phạm pháp luật. Trong hệ thống văn bản qui phạm pháp luật nước ta Hiến pháp là luật cơ bản có hiệu lực pháp lý cao nhất không một văn bản nào được trái với hiến pháp. Theo thứ bậc các cơ quan ban hành hiệu lực văn bản của cấp trên phải cao hơn văn bản cấp dưới để đảm bảo tính thống nhất trong hệ thống pháp luật. Đối với lĩnh vực liên quan đến nhiều ngành nghề cần thiết phải ban hành các thông tư liên tịch thì các cơ quan cần phối hợp với nhau để ban hành văn bản theo đúng nguyên tắc trên.
- Bảo đảm sự tham gia ý kiến rộng rãi của nhân dân trong việc xây dựng văn bản qui phạm pháp luật:
Trong quá trình xây dựng văn bản qui phạm pháp luật tuỳ thuộc vào tính chất và nội dung của văn bản cần ban hành để lấy các ý kiến của các cơ quan tổ chức xây dựng văn bản qui phạm pháp luật. Có như vậy văn bản mới phù hợp với thực tế.
- Bảo đảm tính cụ thể của văn bản qui phạm pháp luật:
Đây là một nguyên tắc quan trọng mà cơ quan ban hành văn bản cần thực hiện triệt để. Hiện nay trong hệ thống pháp luật nước ta các văn bản của cơ quan quyền lực cao thì qui định nguyên tắc chung do vậy khi ban hành người dân lại phải đơị những văn bản hướng dẫn cụ thể của cơ quan cấp dưới gây ra không ít khó khăn. Để hạn chế tình trạng này văn bản qui phạm pháp luật kể cả văn bản của cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất là Quốc Hội như luật ,pháp lệnh cần phải qui định cụ thể nội dung của văn bản, nguyên tắc này được đảm bảo sẽ làm cho văn bản qui phạm pháp luật có hiệu lực thi hành ngay, hệ thống văn bản pháp luật được đồng bộ và ngắn gọn các thành viên dễ nắm bắt được chính sách quản lý Nhà nước.
Trong trường hợp pháp lệnh có những nội dung cần qui định chi tiết thi hành bằng văn bản khác thì ngay trong nội dung đó cần chỉ định rõ cơ quan và thời hạn ban hành văn bản đó.Các văn bản pháp luật đảm bảo tính khái quát cao để tránh tình trạng troing một thời gian ngắn ra hết văn bản sửa đổi bổ sung kèm theo gây khó khăn cho việc thực thi văn bản.
Các văn bản hướng dẫn cần ban hành kịp thời khi luật có hiệu lực để đảm bảo tính thực thi của các văn bản qui phạm pháp luật.
b. Quản lý hạn ngạch và cấp giấy phép kinh doanh:
Hàng năm Thủ tướng Chính phủ ra quyết định điều hành hoạt động xuất nhập khẩu trong năm và ban hành kèm theo phụ lục về hàng cấm nhập khẩu, hàng xuất nhập khẩu có hạn ngạch hàng xuất nhập khẩu có giấy phép. Đây là biện pháp quản lý hoạt động xuất nhập khẩu bổ sung cho biện pháp quản lý bằng thuế quan để đảm bảo hoạt động sản xuất trong nước phát triển.
Trong thời gian qua việc quản lý bằng hạn ngạch và giấy phép kinh doanh chưa thực sự đạt hiệu quả và gây ra tình trạng tiêu cực trong hoạt động quản lý Nhà nước.
Để quản lý Nhà nước bằng hạn ngạch có hiệu quả Nhà nước cần ra những văn bản qui định chi tiết về việc phân bổ hạn ngạch cho từng đơn vị kinh doanh trực tiếp , tránh tình trạng phân bổ hạn ngạch cho nhiều ngành nhiều khâu trung gian, các doanh nghiệp cần quota thì không có, các doanh nghiệp đơn vị khác mặc dù thiếu vốn, thiếu phương tiện kinh doanh lại giữ quota trong tay khi đó việc quản lý hạn ngạch vừa gây khó khăn cho doanh nghiệp vừa tạo ra kẽ hở dẫn tới tình trạng tiêu cực trong quản lý.
Về chế độ giấy phép cũng cần có những hướng dẫn chi tiết và điều kiện cần thiết để cấp giấy phép giám sát, kiểm tra việc cấp giấy phép. Những điều kiện này cần phù hợp với thực tế kinh doanh của các doanh nghiệp. Nếu không phù hợp với thực tế sẽ dẫn đến tình trạng kinh doanh xuất nhập khẩu không tuân thủ theo qui định Nhà nước, tình trạng luồn lách để trốn tránh pháp luật sẽ gia tăng.
Nhà nước chỉ nên giữ lại những giấy phép cần thiết để đảm bảo cho quản lý, nên có biện pháp thay thế quản lý bằng hạn ngạch, giấy phép sang biện pháp quản lý bằng thuế quan nếu phù hợp.
c. Về chế độ hải quan:
Trong thời gian gần đây thủ tục hải quan đã có nhiều tiến bộ, giảm nhẹ những thủ tục phiền hà gây cản trở cho doanh nghiệp giao nhận hàng hoá qua cửa khẩu. Chính phủ đã ban hành những Nghị định cần thiết trong lĩnh vực hải quan như thủ tục hải quan, giám sát hàng hoá, lệ phí hải quan, quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực hải quan... và tổng cục hải quan cũng ra thông tư hướng dẫn chi tiết thi hành. Tuy nhiên trên thực tế hàng qua cửa khẩu vẫn còn chưa được giải quyết nhanh, cán bộ hải quan vẫn còn nhiều nhũng nhiễu đối với doanh nghiệp. Để khắc phục tình trạng này Nhà nước cần có biện pháp quản lý đẩy mạnh công tác cải cách bộ máy tổ chức hải quan; giảm bớt những thủ tục gây cản trở cho hoạt động thông quan hàng qua của khẩu. Nhà nước cần có biện pháp phát hiện và xử lý kịp thời việc gian lận thương mại; tổng cục hải quan cần ra những qui định cần thiết xử lý cán bộ nhân viên hải quan biến chất làm trong sạch bộ máy hải quan.
d. Chế độ thuế nhập khẩu:
Luật thuế xuất nhập khẩu của Việt Nam được hoàn thiện vào năm 1991, được sửa đổi vào năn 1993 và gần đây là năm 1998. Các doanh nghiệp đã nắm được thuế suất và tự kê khai thuế khi làm thủ tục nộp thuế tại cửa khẩu. Việc thi hành luật thuế do vây đã đi vào nề nếp và là nguồn thu quan trọng trong ngân sách Nhà nước.
Tuy nhiên trên thực tế thuế của ta vẫn còn những hạn chế nhất định chưa thực sự là công cụ điều tiết hữu hiệu hoạt động xuất nhập khẩu của Nhà nước. Ví dụ như biểu thuế còn cao so với các nước khác; việc phân loại hàng hoá chưa được cụ thể...
Do vậy để thuế phát huy vai trò của nó chế độ thuế của ta cần có những thay đổi cho phù hợp với thực tế về thuế suất; miễn thuế; giảm thuế, hoàn lại thuế, truy thu thuế.
Để tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam trong hoạt động xuất nhập khẩu, Nhà nước cần tạo ra hành lang pháp lý cần thiết điều chỉnh hoạt động nhập khẩu tại Việt Nam như:
Khi ban hành luật thương mại các văn bản hướng dẫn chi tiết thi hành chưa nhiều. Trong nghị định 57/1998/NĐ-CP ngày 31/07/1998 qui định chi tiết thi hành luật thương mại về hoạt động xuất nhập khẩu trong chương 2 cũng chỉ qui định về hàng hoá xuất nhập khẩu và ai được kinh doanh xuất nhập khẩu mà chưa có biện đưa ra quản lý hoạt động này. Do vậy chính phủ cần ban hành thêm các văn bản hướng dẫn để quản lý hoạt động ký kết thực hiện hợp đồng.
Hiện nay, chính sách kinh tế đối ngoại của ta là hướng tới xuất khẩu giảm nhập khẩu nên quản lý hoạt động nhập khẩu của cơ quan Nhà nước chưa được coi trọng đúng mức .Vì vậy hoạt động nhập khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam thường gặp phải khó khăn. Hợp đồng nhập khẩu ở Việt Nam chủ yếu là máy móc thiết bị, các hợp đồng này có giá trị cao song quá trình ký kết và thực hiện phức tạp; các nội dung về kinh tế kỹ thuật của thiết bị ở Việt Nam chưa có chuyên gia giỏi để tư vấn cho hoạt động này, pháp luật chưa đẩy đủ do vậy các doanh nghiệp rất lúng túng khi thực hiện.
Nhà nước ngoài việc ban hành những văn bản hướng dẫn cho các doanh nghiệp trong nhập khẩu còn nên thành lập các tổ chức chuyên môn và cố vấn pháp luật để giúp đỡ cho doanh nghiệp trong khi ký kết và thực hiện hợp đồng.
Các toà kinh tế, trọng tài thương mại trong nước cần nâng cao hiệu quả trong xét xử để các doanh nghiệp có chỗ dựa vững chắc để bảo vệ quyền lợi của mình.
Bên cạnh đó các cơ quan quản lý và các tổ chức có liên quan cũng cần nâng cao hiểu biết thực tiễn thương mại quốc tế để ban hành những văn bản pháp qui điều chỉnh hoạt động này cho phù hợp.
g. Gia nhập các tổ chức kinh tế thế giới:
Ngày nay, hoạt động kinh tế ở mỗi nước càng hoà nhập với nhau trong bức tranh tổng thể về kinh tế thế giới. Mỗi quốc gia chỉ là một mắt xích hữu cơ của toàn bộ dây chuyền thế giới. Vĩ vậy khái niệm về nền kinh tế đóng trở nên xa lạ trong thời đại ngày nay,thay vào đó là khái niệm kinh tế mở. Các quốc gia đều
có xu hướng gia nhập vào các cộng đồng thương mại thế giới để tăng cường hoạt động kinh té đối ngoại của mình và Việt Nam cũng nằm trong trào lưu đó. Để tạo môi trường thuận lợi cho doanh nhiệp trong và ngoài nước tham gia vào thị trường thế giới Nhà nước ta đang có những biện pháp để tham gia vào tổ chức kinh tế khu vực và thế giới.
Việt Nam đã gia nhập vào ASEAN. Là thành viên của nó Việt Nam phải tuân theo đúng những cam kết mà Việt Nam góp phần xây dựng lên. Sau khi gia nhập ASEAN nước ta đã tham gia khu vực mậu dịch thương mại tự do Đông Nam Á (APTA) nhằm đẩy mạnh giao lưu kinh tế với các nước trong khu vực và khai thác lợi thế thương mại của Việt Nam. Từ 1995, Việt Nam đã có những văn bản qui định về thuế để thực hiện Hiệp định và thuế quan ưu đãi có hiệu lực chung (CEPT) như Nghị quyết số 292/NQ-UBTVQH (8/11/1995) và Nghị định 91/CP ngày 18/11/1995 ban hành Các mặt hàng thực hiện theo CEPT. Danh mục này hàng năm đều có sửa đổi bổ sung.
Hiện nay rất nhiều khối mậu dịch tự do ra đời ở hầu hết châu lục với nội dung chủ yếu là xoay quanh việc gỡ bỏ hàng rào thuế quan và phi thuế quan. Vì vậy khi gia nhập các khối đó Việt Nam cần phải xem xét những thuận lợi và khó khăn đưa lại để có chính sách gia nhập cho phù hợp. Ví dụ như khi quan hệ với các thành viên NAFTA Việt Nam phải đổi mới cơ cấu ngành trong nền kinh tế, nâng cao chất lượng sản phẩm để trao đổi XNK hay khi gia nhập WTO nước ta phải điều chỉnh hệ thống và chính sách thương mại tương đồng với WTO và phải chấp nhận nhân nhượng về thuế và mửo cửa thị trường hàng hoá dịch vụ...
Hiện nay Việt Nam đã mở rộng quan hệ thương mại với nhiều nước và nhiều tổ chức thương mại quốc tế và khu vực .Việt Nam cũng đã ký hiệp định thương mại song phương và đa phương ,chúng ta cẫn coi trọng và tổ chức thực hiện đúng đắn các hiệp định mà ta đã chấp nhận, kịp thời điều chỉnh các chính sách cụ thể thích với diễn biến nhạy cảm của tình hình quốc tế và khu vực. Nhà nước cần ban hành những ấn phẩm để phổ biến kịp thời các nội dung đó tới cá nhân, đơn vị kinh tế.