1.Những ưu điểm .
Trong những năm qua chính sách quản lý các hoạt động kinh tế đối ngoại của nước ta đã có những chuyển biến tích cực đặc biệt là trong quản lý hoạt động xuất nhập khẩu đã mang lại những kết quả to lớn, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội. Đầu tiên phải kể đến là sự mạnh dạn mở cửa của thị trường, thay đổi quan điểm nhà nước độc quyền trong ngoại thương đã mở đầu cho quá trình thay đổi và hoàn thiện các chính sách quản lý của nhà nước đối với hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu .Trong nước ,nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp được xoá bỏ ,thay vào đó là cơ chế thị trường thay thế dần các biện pháp hành chính mệnh lệnh bằng các công cụ kinh tế để quản lý hoạt động kinh tế nói chung và hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu nói riêng, giữ lại các thủ tục hành chính cần thiết cho quản lý nhà nước và được cải tiến phù hợp với tình hình thương mại quốc tế . Nhà nước khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia hoạt động xuất nhập khẩu.
Để thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá ,hiện đại hoá đất nước hoà nhập với thị trường quốc tế ,khai thác tối đa lợi thế so sánh của Việt Nam một trong những yếu tố quan trọng là đổi mới và hoàn thiện cơ chế quản lý xuất nhập khẩu .
Hoạt động xuất nhập khẩu được đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng,Đảng vạch ra phương hướng ,mục tiêu cho hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu. Trên cơ sở đó nhà nước quản lý điều hành hoạt động này thông qua hệ thống pháp luật và các cơ quan nhà nước của mình.Trong thời gian qua nhờ có quan điểm lãnh đạo đúng đắn của Đảng hệ thống pháp luật ngày càng hoàn thiện thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu phát triển. Hoạt động xuất nhập khẩu được quả lý chủ yếu thông qua thuế xuất nhập khẩu.Quản lý hoạt động xuất nhập khẩu bằng thuế quan mang lại hiệu quả to lớn, đảm bảo được sự quản lý chặt chẽ của nhà nước, tăng nguồn thu ngân sách quốc gia.
Luật thuế xuất nhập khẩu ban hành vào ngày 26/12/1991, được sửa đổi bổ sung lần một vào ngay 5/7/1993 và lần hai vào ngày 25/5/98 để phù hợp với
thực tiễn xuất nhập khẩu. Khi luật thuế ban hành hay sửa đổi bổ xung đều có văn bản của các cơ quan quản lý có liên quan hướng dẫn thi hành.
Hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu trước đây còn đòi hỏi rất nhiều thủ tục ,điều kiện để các doanh nghiệp được tiến hành khinh doanh xuất nhập khẩu như trong Nghị định 33/CP (19/4/1994) quy định quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu ,quy định về việc xin giấy phép chuyến của Bộ thương mại cho hoạt động xuất nhập khẩu . Qua thực tiễn nghị định này hạn chế phần nào quyền tham gia hoạt động xuất nhập khẩu của các thành phần kinh tế và thủ tục giấy phép chuyến không cần thiết nên ngày 15/2/1995 Chính phủ gia quyết định số 89/CP bãi bỏ thủ tục giấy phép chuyến . Sự ra đời của luật thương mại ngày 10/5/1997 cùng với các văn bản, thông tư , chỉ thị lập ra hành lang pháp lý hướng dẫn việc kinh doanh của các doanh nghiệp để doanh nghiệp có hướng đi đúng đắn phù hợp với luật pháp và mục tiêu pháp triển kinh tế xã hội . Cùng với việc ban hành Luật thương mại các bộ nghành có liên quan như bộ thương mại , Bộ tài chính , tổng cục hải quan bộ khoa học công nghệ môi trường cũng ban hành một số văn bản quản lý hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu . Ngày 28/4/1997 Bộ thương mại đã ra văn bản số 1882 / TM – DB trình bầy dự thảo phương án lộ trình cắt giảm hạn chế định lượng và hàng rào phi thế quan trong tiến trình thực hiện CEPT/AFTA xây dựng bổ xung một cách chính xác chế độ tối huệ quốc (MFN) và chế độ đãi ngộ quốc gia . Bên cạnh đó Bộ thương mại đã thành lập tổ công tác liên vụ về WTO để xây dựng phương án đàm phán gia nhập tổ chức thương mại quốc tế . Trước đây hoạt động xuất nhập khẩu của công ty thường gặp nhiều khó khăn khi khai báo hải quan . Để tăng cường quản lý nhà nước về hải quan , đảm bảo tính thống nhất tránh ách tắc phiền hà Chính phủ đã ban hành một số nghị định về hoạt động hải quan như : Nghị định số 54/ 1998/NĐ CP ngày 21/7 /1998 quy định sử phạt hành chính trong lĩnh vực quản lý Nhà nước về hải quan , nghị định số 15/ 1999/ NĐ_CP (27/3/1999) quy định về thủ tục hải quan , giám sát hải quan và lệ phí hải quan các nghị định ra đời đã giúp cho doanh nghiệp chủ động hơn trong việc khai báo và thực hiện giao nhận hàng qua cửa khẩu giảm bớt được những thủ tục không cần thiết . Để thực hiện nhiệm vụ của mình Tổng cục hải quan đã ban hành các
thông tư hướng dẫn thực hiện hai nghị định trên là thông tư số 05/1998/ TT- TCHQ ngày 29/8/1998 hướng dẫn thi hành nghị định 54/1998/NĐ-CP và thông tư số 01/1999/TT-TCHQ ngày 10/5/1999 hướng dẫn về thủ tục hải quan quy định tại nghị định số 15/1999 /NĐ_CP ngày 27/3/1999 . Để thuận tiện cho hoạt động của mình và các doanh nghiệp Tổng cục hải quan ban hành các mẫu tờ khai hải quan , ban hành thông tư số 12/1998/TT_TCHQ (10/12/1998) hướng dẫn thi hành quy chế kho ngoại quan ban hành kèm theo quyết định số 2/12/1998/QĐ-TTg ngày 2/11/1998 của Thủ tướng chính phủ . Căn cứ vào các nghị định của Chính phủ , thông tư của Tôngr cục hải quan các doanh nghiệp tiến hành kê khai hải quan , cùng các nhân viên hải quan kiểm tra hàng hoá thấy phù hợp sẽ được phép giao nhận hàng qua biên giới .
Hoạt động kiểm tra , giám định chất lượng hàng nhập khẩu đối với Việt Nam nên ngày 22/6/1999 Bộ khoa học công nghệ môi trường ra quýêt định số 109/1999/QĐ_ BKHCNMT quy định về kiểm tra chất lượng hàng hoá , ngày 17/4/2000 bộ thương mại và tổng cục hải quan ra thông tư liên tịch số 09/2000/TTLT_ BTM _TCHQ về việc xác định kiểm tra xuất xứ hàng hoá .
Ngoài việc quản lý hoạt động xuất nhập khẩu bằng biện pháp thuế quan Nhà nước còn sử dụng các biện pháp phi thế quan .Hàng năm Thủ tướng chính phủ ra quyết định điều hành xuất nhập khẩu kềm theo phụ lục về hành hoá cấm xuất nhập khẩu , xuất nhập khâủ có hạn ngạch có giấy phép để quản lý hoạt động xuất nhập khẩu tại Việt Nam.
Để tạo thuận lợi cho doanh nghiệp tiến hành xuất nhập khẩu Nhà nước đã ký kết nhiều hiệp định thương mại song phương , đa phương với các quốc gia trên thế giới ra nhập tổ chức kinh tế như ASEAN. ..
Việc gia nhập ASEAN nước ta phải thực hiện hiệp định về ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung (CEPT) cho khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA). Lịch trình cắt giảm tthuế ở Việt Nam phải thực hiện bắt đầu từ năm 1996. Hàng năm chính phủ ra danh mục cắt giảm thuế theo hiệp định này như năm 1999 chính phủ ban hành nghị định ssố 14/1999/NĐ_CP (23/3/1999) về doanh mục hàng hoá và thuế suất của Việt Nam để thực hiện hiệp định về ưu đãi thuế quan có hỉệu lực chung (CEPT) cho khu vực mậu dịch tự do ASEAN năm 1999 , năm
2000 là nghị định số 09/2000/NĐ-CP (21/3/2000) khi nghị định ban hành bộ tài chính sẽ ra thông tư hướng dẫn thi hành nghị định đó .
Những năm qua chính sách quản lý hoạt động xuất nhập khẩu của ta co tiến bộ rõ rệt .Hệ thống luật tuy chưa thật hoàn chỉnh song tạo ra được hành lang pháp lý cho các doanh nghiệp tến hành hoạt động kinh doanh của mình , giảm bớt được được những thủ tục hành chính rườm rà gây khó khăn cho doanh nghiệp góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước . Quốc hội và chính phủ đã bân hành những văn bản pháp lý quân trọng tạo diều kiện cho hoat đông xuất nhập khẩu Việt Nam có hướng đi đúng đắn phục vụ cho mục tiêu phát triển cuả đất nước . Bộ thương mại , Bộ tài chính tổng cục hải quan và các cơ quan liên quan đã lỗ lực quyết tâm thực hiện tốt nhiệm vụ của mình góp phần nâng cao hiểu quả quản lý nhà nước trong giai đoạn hiện nay .
3. Những nhược điểm :
Bên cạnh những mặt tích cực trong chính sách quản lý hoạt động xuất khẩu của nhà nước ta vẫn còn tồn tại nhiều nhược điểm các chính sách quản lý chưa thực sự thông thoáng còn thiếu đồng bộ và chưa ổn định . Việc cấp giấy phép xuát nhập khẩu tồn tại quá lâu dẫn tới khó khăn cho hoạt động của doanh nghiệp .
Hệ thống văn bản quản lý hoạt động xuất nhập khẩu khá phức tạp và liên quan tới nhiều bộ nhiều ngành qua nhiều cấp. Khi Quốc hội ban hành luật, đợi Nghị định Chính phủ hướng dẫn, tiép tới là thông tư của các bộ, các ngành khác có liên quan hướng dẫn thực hiện. Các văn bản cách nhau hàng tháng, luật và Nghị định đã ban hành nhưng hướng dẫn cụ thể chưa có khi đó các doanh nghiệp gặp phải không ít khó khăn do tình trạng này gây ra. Các chính sách quản lý không ổn định, chưa đảm bảo tính khái quát cao, các văn bản sửa đổi bổ sung có khi chỉ cách nhau chưa đầy một tháng làm cho doanh nghiệp rất khó nắm hết được chính sách quản lý của Nhà nước. Vì vậy các cơ quan quản lý ban hành rất nhiều văn bản hướng dẫn hoạt động nhưng doanh nghiệp vẫn thấy lúng túng trong quá trình thực hiện.
Một nhược điểm khác trong các quy định về hoạt động xuất nhập khẩu là thiếu chi tiết và tính khái quát chưa cao. Ví dụ trong quy chế tạm thời hướng dẫn ký kết và thực hiẹn hợp đồng ngoại thương số 4794-TN-XNK do Bộ thương mại ban hành nêu lên điều kiện để hợp đồng mua bán hàng hoá là hợp đồng ngoại thương là:
- Chủ thể của hợp đồng là các bên có quốc tịch khác nhau. - Hàng hoá được chuyển từ nước này sang nước khác.
- Đồng tiền thanh toán trong hợp đồng là ngoại tệ đối với một hoặc hai bên. Khái niệm này chưa có tính khái quát cao và qua thực tế điều chỉnh quan điểm này tồn tại nhiều điểm không hợp lý:
Thứ nhất: là vấn đề quốc tịch chưa đủ điều kiện để xác định là hợp đồng ngoại thương. Ví dụ như chủ thể bên Đài Loan sang lập công ty tại Việt Nam theo luật đầu tư nước ngoài (thương nhân này có trụ sở thương mại ở Việt Nam nhưng quốc tịch không phải là quốc tịch Việt Nam) và thực hiện việc mua hàng của một doanh nghiệp Việt Nam nếu theo quan điểm này thì hợp đồng trên là hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế.
Thứ hai: Vấn đề vận chuyển hàng qua biên giới cũng chỉ là tương đối. Ví dụ như việc doanh nghiệp Việt Nam mua hàng từ các thương nhân nước ngoài hoạt động tại khu chế xuất của Việt Nam, theo quy chế khu chế xuất của Chính phủ thì đó là hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế.
Thứ ba: Đồng tiền thanh toán là ngoại tệ đối với một hoặc hai bên cũng chưa thể là tiêu chuẩn để xác định yếu tố nước ngoài vì hợp đồng xuất nhập khẩu đều có đồng tiền thanh toán thoả mãn điều kiện này xong ngược lại không phải bất cứ hợp đồng nào có đồng tiền thanh toán là ngoại tệ đối với một hoặc hai bên là hợp đồng xuất nhập khẩu (có nhứng hợp đồng kinh tế, hợp đồng dân sự đồng tiền thanh toán cũng thoả mãn điều kiện này).
Như vậy với cả ba điều kiện đặt ra song chưa có điều kiện nào có thể phản ánh được yếu tố nước ngoài của hợp đồng xuất nhập khẩu. Khái niệm này còn tồn tại những điểm không phù hợp nhưng đã được áp dụng trong thực tiễn hoạt động ở nước ta nhiều năm. Đây cũng là tồn tại chung trong chính sách quản lý của Nhà nước. Luật thương mại Việt Nam có hiệu lực từ ngày 1/1/1998 quy định
hợp đồng mua bán quốc tế là hợp đồng được ký kết giữa thương nhân Việt nam với một thương nhân nước ngoài. Với khái niệm này chưa cho ta cách hiểu cụ thể về hợp đồng xuất nhập khẩu vì thế nào là thương nhân nước ngoài thì doanh nghiệp phải tự tìm hiểu. Khái niệm này không cụ thể và cũng không có tính tổng quát. Trong luật thương mại hợp đồng xuất nhập khẩu tuy đã được đề cập đến nhưng còn rất sơ sài chưa đáp ứng được yêu cầu của hoạt động ngoại thương hiện nay. Vì vậy luật ra đời nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra và các văn bản hướng dẫn cụ thể còn rất ít.
Thuế là công cụ quản lý hữu hiệu nhất nhưng luật thuế xuất nhập khẩu của Việt Nam còn tồn tại nhiều hạn chế. Danh mục mặt hàng và thuế suất của từng mặt hàng chưa phát huy tác dụng khuyến khích hay hạn chế đối với việc xuất nhập khẩu mặt hàng đó. Cơ chế thuế còn quá phức tạp với nhiều mức thuế khác nhau có một số mức thuế còn quá cao, còn nhiều kẽ hở trong luật thuế để bọn gian thương thực hiện trốn thuế.
Quản lý hoạt động xuất nhập khẩu bằng biện pháp phi thuế quan cùng tồn tại những điểm bất hợp lý. Hàng năm Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định điều hành kinh doanh xuất nhập khẩu và đưa ra danh mục hàng cấm nhập, hàng xuất nhập khẩu có hạn ngạch, hàng xuất nhập khẩu phải xin giấy phép vào cuối năm để thực hiện cho năm sau. Tuy nhiên trong năm các Quyết định này cũng có sự thay đổi, hậu quả trực tiếp của sự thay đổi đó dẫn đến các doanh nghiệp trong nước phải chịu thua thiệt các bạn hàng nước ngoài không yên tâm khi ký hợp đồng với các doanh nghiệp Việt Nam. Do đó bạn hàng của doanh nghiệp Việt Nam thường chỉ là các bạn hàng truyền thống, ít có quan hệ mở rộng với bạn hàng mới, thị trường bị bó hẹp. Các doanh nghiệp Việt Nam sẽ bị thụ động trong việc lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch xuất nhập khẩu của mình. Trong tương lai để hoà nhập với kinh tế thế giới, tham gia vào các tổ chức thương mại quốc tế nhà nước cần giảm bớt biện pháp quản lý hành chính và nâng cao hiệu quả của biện pháp quản lý bằng thuế quan.