Định giá giá trị giải trí và giá trị phi sử dụng của Vườn quốc gia Ba Bể, Bắc Kạn bằng phương pháp chi phí du lịch và phương pháp định giá ngẫu nhiên.

MỤC LỤC

Phương pháp chi phí du lịch định giá giá trị giải trí của VQG 1. Phương pháp chi phí du lịch (TCM - Travel Cost Method)

Sau đó, phương pháp này được áp dụng rất phổ biến trong các nghiên cứu lượng giá giá trị của các loại hình giải trí ngoài trời như câu cá, săn bắn, du thuyền và ngắm cảnh….hoặc đánh giá những thiệt hại ô nhiễm bằng việc quan sát sự thay đổi số lượng du khách đến một địa điểm giải trí nào đó. Phương pháp chi phí du lịch được sử dụng để lượng giá giá trị cảnh quan du lịch của các địa điểm giải trí nói chung và các vườn quốc gia nói riêng dựa trên một giả định giá trị cảnh quan của một địa điểm giải trí được phản ánh thông qua sự sẵn lòng chi trả của du khách để đến địa điểm đó.

Hình 1.2 : Đường cầu du lịch
Hình 1.2 : Đường cầu du lịch

Phương pháp định giá ngẫu nhiên trong định giá giá trị phi sử dụng 1. Phương pháp định giá ngẫu nhiên (Contingent Valuation Method - CVM)

Nguyễn Thị Hải và Trần Đức Thành trong nghiên cứu về giá trị giải trí của VQG Cúc Phương (1996) đã xác định mức WTP cho việc cải thiện đường xá và khu bảo vệ dành cho động vật hoang dã là 119.167 đồng đối với khách quốc tế và 13.270 đồng đối với khách nội địa tại vườn quốc gia Cúc Phương. Mặc dù cơ sở lý thuyết cho rằng tổng giá trị kinh tế bao gồm giá trị sử dụng và giá trị phi sử dụng, tuy nhiên trên thực tế một vấn đề tương đối phức tạp là giá trị tồn tại và giá trị lưu truyền thường rất ít khi được lồng ghép trong quá trình ra quyết định mặc dù giá trị của nó thường được đánh giá rất cao (chiếm từ 35-70% tổng giá trị của tài nguyên).

Bảng 1.1 Giá trị tồn tại và giá trị để lại của một số khu rừng/VQG
Bảng 1.1 Giá trị tồn tại và giá trị để lại của một số khu rừng/VQG

ĐÁNH GIÁ GIÁ TRỊ GIẢI TRÍ VÀ GIÁ TRỊ PHI SỬ DỤNG VƯỜN QUỐC GIA BA BỂ

Bảng hỏi phỏng vấn và các đặc điểm xã hội của đối tượng phỏng vấn 1. Bảng hỏi phỏng vấn

Một giả thuyết đặt ra “một Quỹ bảo tồn được thành lập để bảo vệ vệ sinh thái cảnh quan và toàn bộ các giá trị của VQG cần huy động sự đóng góp của du khách, vậy du khách sẵn sàng đóng góp cho Quỹ không?. Du khách nước ngoài thường là những người làm việc cho các cơ quan đại diện của nước ngoài tại Việt Nam, chuyên gia nước ngoài tại Việt Nam hoặc đang thực hiện một chuyến du lịch dài ngày tại Việt Nam. Du khách tới Ba Bể mục đích nghỉ ngơi, giải trí là chính nên các hoạt động được du khách ưa thích là đi thuyền trên hồ (đặc biệt du khách nước ngoài rất thích đi thuyền độc mộc), khám phá các hang động, tìm hiểu văn hoá bản địa.

Mặc dù du khách tỏ ra rất thích thú với cảnh quan thiên nhiên độc đáo của VQG Ba Bể nhưng cũng có nhiều du khách than phiền và bày tỏ sự không hài lòng về cơ sở hạ tầng (đường xá, hệ thống nhà hàng, khách sạn phục vụ nghỉ ngơi, giải trí của du khách), dịch vụ du lịch (chưa có đội ngũ hướng dẫn viên du lịch được đào tạo, thiếu các điểm vui chơi giải trí, hình thức du lịch đơn điệu) và chất lượng môi trường tại các điểm tham quan.

Bảng 3.1 Đặc điểm kinh tế - xã hội của du khách trong nước
Bảng 3.1 Đặc điểm kinh tế - xã hội của du khách trong nước

Sử dụng phương pháp chi phí du lịch theo vùng (ZTCM) đánh giá giá trị giải trí tại VQG Ba Bể

Kết quả phỏng vấn cho thấy chỉ những người sống tại vùng 1 sử dụng xe máy là phương tiện di chuyển tới Ba Bể; du khách vùng 2, 3, 4 sử dụng xe buýt; du khách vùng 5, 6 có thể sử dụng kết hợp phương tiện tàu hỏa và xe buýt hoặc máy bay và xe buýt. Deaton và Muellbauer (1980) sau này cả Hanley và Spash (1993) cho rằng khi một cá nhân từ bỏ công việc để đến địa điểm giải trí thì mức lương chính là chi phí cơ hội của thời gian, nên sử dụng mức lương như “giá bóng” của chi phí thời gian. Song theo một nghiên cứu của tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD, 1994) các cá nhân có thể thấy hài lòng hoặc không cảm thấy hài lòng khi đến địa điểm giải trí; họ cũng có thể sử dụng những ngày nghỉ cuối tuần cho mục đích du lịch và do đó nên sử dụng chi phí thời gian điều chỉnh để xác định chi phí thời gian cho chuyến đi.

Trường hợp sử dụng mức thu nhập bình quân theo số liệu điều tra để xác định chi phí thời gian của du khách (trường hợp 2) có giá trị R2, giá trị thống kê F và P – Value của mô hình cao hơn đồng thời giá trị P – Value của từng biến cao hơn chứng tỏ mô hình có độ tin cậy cao hơn và được chọn để xây dựng đường cầu giải trí.

Hình 3.3: Bản đồ phân vùng điểm xuất phát của du khách
Hình 3.3: Bản đồ phân vùng điểm xuất phát của du khách

Đánh giá giá trị phi sử dụng VQG Ba Bể bằng phương pháp CVM 1. Mô hình đánh giá

- Thông tin về cảm nhận của du khách đối với giá trị của VQG: Trong phần này bảng hỏi cung cấp thêm một số thông tin về giá trị của VQG như tính đa dạng sinh học, các loài đặc hữu có nguy cơ tuyệt chủng cần được bảo vệ để du khách có thể hiểu giá trị của VQG và sự cần thiết phải bảo tồn những giá trị hiện có. - Thông tin về sự sẵn sàng chi trả của du khách để bảo tồn VQG Ba Bể: Đề tài đặt giả định “một Quỹ bảo tồn được thành lập nhằm bảo tồn cảnh quan và các loài động thực vật trong VQG cần đến sự đóng góp tiền của khách tham quan, vậy ông/bà có sẵn lòng bỏ ra một khoản tiền cho mục đích này không và mức chi trả có thể là bao nhiêu cho lần tham quan này?” Tiếp theo, tác giả đặt ra câu hỏi xem xét mục đích chi trả của du khách từ đó định giá đối với từng loại giá trị. Như vậy, có khoảng 85,6% du khách sẵn sàng chi trả để bảo tồn giá trị của VQG, số còn lại không đưa ra câu trả lời hoặc không đưa ra mức bằng lòng chi trả song theo kết quả khảo sát thì hơn 95% số người được hỏi mong muốn giữ gìn giá trị của VQG, mong muốn VQG tồn tại mãi.

Kết quả khảo sát cho thấy trong tổng số những du khách có thu nhập từ 2 triệu đồng/tháng trở lên (29%), có hơn 90% du khách sẵn lòng chi trả mức hơn 50 ngàn đồng. Giá trị P- value là 0,00 chứng tỏ quan hệ giữa thu nhập và sự bằng lòng chi trả là chặt. Độ tuổi của du khách có quan hệ thuận với mức sẵn lòng chi trả. Du khách có độ tuổi trung niên trở lên thường có mức sẵn lòng chi trả cao hơn. Điều này có thể được giải thích là với độ tuổi đó họ đã có một mức thu nhập cao, ổn định và đã có trải nghiệm cuộc sống nên họ quan tâm đến việc bảo tồn hơn. Giới tính của du khách cũng có ảnh hưởng đến mức sẵn lòng chi trả, nam giới thường sẵn lòng chi trả nhiều hơn nữ giới. Trình độ học vấn của du khách càng cao thì du khách càng quan tâm đến bảo tồn thể hiện qua mức sẵn lòng chi trả cao hơn. Một điểm đáng quan tâm là nhiều du khách đến Ba Bể có trình độ học vấn cao. Có 68% du khách được hỏi trả lời học có trình độ đại học, trên đại học chứng tỏ du lịch sinh thái được những người có học vấn cao quan tâm hơn. 4) Sự hiểu biết vốn có của du khách về giá trị của VQG Ba Bể có quan hệ chặt với bằng lòng chi trả, du khách càng có nhiều thông tin về VQG trước và trong chuyến đi thì càng thấy được lợi ích của bảo tồn thể hiện mức sẵn sàng chi trả cao.

Bảng 3.12: Tỷ lệ du khách sẵn sàng chi trả cho bảo tồn
Bảng 3.12: Tỷ lệ du khách sẵn sàng chi trả cho bảo tồn

TIN VỀ CHUYẾN ĐI CỦA DU KHÁCH

Xin bạn vui lòng cung cấp cho chúng tôi một số thông tin bằng cách trả lời các câu hỏi dưới đây. Chúng tôi xin đảm bảo các thông tin mà bạn cung cấp được bảo mật và chỉ được sử dụng cho mục đích nghiên cứu khoa học. Thăm các hang động Đến các thôn bản tìm hiểu văn hoá bản địa Ngắm các loài động thực vật Đi câu cá.

Với cùng mức chi phí và thời gian bạn có muốn đến một địa điểm nào khác thay cho khu du lịch sinh thái này không?.

MỨC SẴN LềNG CHI TRẢ CỦA DU KHÁCH

Giả sử có một Quỹ bảo tồn được thành lập nhằm bảo tồn các giá trị của VQG Ba Bể đang cần đến sự đóng góp của bạn. Vậy bạn có sẵn sàng đóng góp một khoản tiền cho mục đích đó hay không?. 1.Tôi không quan tâm tới vấn đề này 2 .Tôi đã mất quá nhiều tiền cho chuyến đi.

Hiện nay Nhà nước giao khoán khoanh nuôi và bảo vệ rừng cho các hộ dân với mức 50.000đ/ha/năm.

TIN CHUNG VỀ DU KHÁCH

Experts and people in Ba Be believe that creating master plan is the best approach to preserving the Ba Be, but they are not sure if the program will be successful. New source of funds will be needed to pay programs and for jobs for people who no longer will be able to earn their living from exploring National Park. Would you be willing to pay more fee each time you visit and use the Ba Be National Park to help fund new programs to manage the Protected Area?.

If you answered Yes to question 11, what is the highest user fee that you would be willing to pay more (not including paying the return trip ticket to travel agency) for new programs to manage the Ba be National Park?.