Chúng ta cũng sẽ có nhiều thuận lợi trong tiếp cận với các đối tác kinh doanh để hợp tác sản xuất, chuyển giao công nghệ, có nhiều điều kiện để tiếp cận với công nghệ mới từ các nước có
Trang 1MỤC LỤC
Phần I 3
TỔNG QUAN VỀ WTO 3
1 WTO là gì? 3
2 Mười lợi ích của việc gia nhập WTO 4
3 WTO và 4 nguyên tắc cơ bản 4
3.1 Nguyên tắc tối huệ quốc (Most-Favored Nation - MFN) 5
3.2 Nguyên tắc đối xử quốc gia (National Treatment - NT) 5
3.3 Nguyên tắc mở cửa thị trường (Market Access - MA) 5
3.4 Nguyên tắc cạnh tranh công bằng (Fair competition - FC) 5
4 Các cam kết chủ yếu của Việt Nam trong lĩnh vực Dược phẩm 5
4.1 Thuế: 5
4.2 Quyền kinh doanh (xuất nhập khẩu): 6
4.3 Quyền phân phối trực tiếp 6
PHẦN 2 7
THỰC TRẠNG NGHÀNH DƯỢC VIỆT NAM 7
1 Đánh giá chung 7
2 Mức độ phát triển 8
2.1 Tốc độ phát triển sản xuất kinh doanh qua các năm 8
2.2 Giá trị thuốc sản xuất trong nước: 9
2.3 Giá trị sản xuất của các nhà máy GMP 9
2.4 Mạng lưới cung ứng thuốc 9
2.5 Tình hình chất lượng thuốc 10
2.6 Công nghiệp dược Việt Nam hiện đang ở đâu? 10
PHẦN 3 11
CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CỦA NGÀNH DƯỢC VIỆT NAM KHI GIA NHẬP WTO 11
1 Cơ hội 11
2 Thách thức 12
PHẦN 4 16
KẾT LUẬN VÀ MỘT VÀI Ý KIẾN ĐỀ XUẤT 16
1 Kết luận 16
2 Một số giải pháp 16
2.1 Đối với quản lý nhà nước: 17
2.2 Đối với Doanh Nghiệp : 17
TÀI LIỆU THAM KHẢO 19
Trang 2ĐẶT VẤN ĐỀ
Đến thời điểm này, tất cả các ngành nghề đều đã sẵn sàng đối đầu, hòa nhập vào sân chơi lớn khi Việt Nam gia nhập WTO Ngành Dược Việt Nam sẽ có nhiều cơ hội hơn trong việc phát triển của mình do môi trường đầu tư, kinh doanh thông thoáng , minh bạch và thuận lợi hơn Chúng ta cũng sẽ có nhiều thuận lợi trong tiếp cận với các đối tác kinh doanh để hợp tác sản xuất, chuyển giao công nghệ, có nhiều điều kiện để tiếp cận với công nghệ mới từ các nước có ngành Dược phẩm mạnh Tuy nhiên, khi vào WTO chúng ta cũng sẽ có rất nhiều thách thức hơn vì từ ngày 01.01.2009 theo cam kết các công ty dược phẩm nước ngoài sẽ được phép mở chi nhánh chính thức tại Việt Nam, được phép kinh doanh trực tiếp đối với dược phẩm trên các lĩnh vực xuất nhập khẩu, bán buôn, bán lẻ, cung cấp các dịch vụ liên quan đến dược phẩm … Điều này sẽ tạo ra áp lực cạnh tranh rất lớn đối với các doanh nghiệp dược trong nước vì hiện tại chúng ta yếu về hiểu biết môi trường pháp lý trong kinh doanh quốc tế, về thị trường thế giới, do công nghệ sản xuất lạc hậu, trình
độ quản lý của chúng ta còn kém và chưa đồng bộ Hiệu quả sản xuất kinh doanh và khả năng cạnh trạnh còn yếu kém nên dễ dẫn tới nguy cơ bị mất thị phần, thị trường; nhiều doanh nghiệp sẽ bị phá sản do không cạnh tranh được với hàng hóa nhập khẩu Tận dụng được cơ hội, nhận rõ và từng bước khắc phục được những khó khăn, thách thức đang là yêu cầu cấp thiết của ngành Dược Việt Nam nói riêng khi nước
ta gia nhập WTO
Tiểu luận này xin nêu ra một vài cơ hội và thách thức mà ngành Dược Việt Nam đang gặp phải, sau khi chúng ta gia nhập WTO
Tiểu luận gồm 4 phần:
Phần 1 : Tổng quan về WTO
Phần 2 : Thực trạng ngành Dược Việt Nam
Phần 3 : Cơ hội và thách thức khi của ngành Dược khi gia nhập WTO
Trang 3Phần I TỔNG QUAN VỀ WTO
1 WTO là gì?
WTO là chữ viết tắt của Tổ chức Thương mại Thế giới (World Trade Organization) - tổ chức quốc tế duy nhất đưa ra những nguyên tắc thương mại giữa các quốc gia trên thế giới Trọng tâm của WTO chính là các hiệp định đã và đang được các nước đàm phán và ký kết
WTO là một tổ chức kinh tế đa phương, được thành lập với mục tiêu:
* Thúc đẩy tự do hóa thương mại
* Thúc đẩy hội nhập kinh tế giữa các nước
Các chức năng chính của WTO:
* Quản lý các hiệp định về thương mại quốc tế
* Diễn đàn cho các vòng đàm phán thương mại
* Giải quyết các tranh chấp thương mại
* Giám sát các chính sách thương mại
* Trợ giúp về kĩ thuật và đào tạo cho các quốc gia đang phát triển
* Hợp tác với các tổ chức quốc tế khác
Số thành viên hiện có : trên 150 quốc gia, trong đó có Việt Nam
Thị phần trên phạm vi toàn cầu:
Chiếm 80% tổng thương mại hàng hóa
Chiếm 90% tổng thương mại dịch vụ
Trang 42 Mười lợi ích của việc gia nhập WTO
2.1 Hệ thống cơ chế giúp tăng cường quan hệ hòa bình và hợp tác giữa các nước 2.2 Các tranh chấp được giải quyết trên tinh thần hợp tác và trên nền pháp lý 2.3 Các quy định nhằm đơn giản hóa tất cả các vấn đề liên quan đến cuộc sống 2.4 Tự do hóa thương mại làm giảm các chi phí cho người dân
2.5 Làm tăng khả năng lựa chọn hàng hoá có chất lượng
2.6 Xúc tiến khả năng thương mại giúp tăng thu nhập cho người dân
2.7 Xúc tiến khả năng thương mại giúp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của các quốc gia trong khối
2.8 Các nguyên tắc cơ bản giúp tăng cường việc thực thi các mục tiêu an sinh
xã hội
2.9 Các chính phủ sẽ thoát khỏi tình trạng bị vận động hành lang (lobby chính trị)
2.10 Khuyến khích việc điều hành chính phủ hiệu quả
Hiện tại đã có 10 thành viên Asean gia nhập WTO bao gồm : Brunei, Myanmar, Malaysia, Indonesia, Philippines, Singapore, Thailand, Cambodia, Việt Nam, Lào ( quan sát viên)
3 WTO và 4 nguyên tắc cơ bản
Nguyên tắc tối huệ quốc (Most-Favoured Nation – MFN)
Nguyên tắc đối xử quốc gia (National Treatment – NT)
Nguyên tắc mở cửa thị trường (Market Access – MA)
Nguyên tắc cạnh tranh công bằng (Fair Competition – FC)
Trang 53.1 Nguyên tắc tối huệ quốc (Most-Favored Nation - MFN)
Nếu một nước dành cho một nước thành viên sự đối xử ưu đãi nào đó thì nước này cũng sẽ phải dành sự ưu đãi đó cho tất cả các thành viên khác Nguyên tắc này không có tính chất áp dụng tuyệt đối (nghĩa là có ngoại lệ và miễn trừ)
3.2 Nguyên tắc đối xử quốc gia (National Treatment - NT)
Hàng hoá nhập khẩu, dịch vụ và quyền sở hữu trí tuệ của nước ngoài phải được đối xử bình đẳng so với hàng hoá cùng loại trong nước (không có sự ưu đãi khác biệt giữa 2 yếu tố trong nước và nước ngoài)
Trong khuôn khổ WTO, nguyên tắc NT chỉ áp dụngđối với hàng hoá, dịch vụ,
các quyền sở hữu trí tuệ, chưa áp dụng đối với cá nhân và pháp nhân.
3.3 Nguyên tắc mở cửa thị trường (Market Access - MA)
Hay còn gọi là nguyên tắc “tiếp cận thị trường” thực chất là mở cửa thị
trường cho hàng hoá, dịch vụ và đầu tư nước ngoài
Khi tất cả các bên tham gia chấp nhận mở cửa thị trường thì điều này đồng nghĩa với việc tạo ra một hệ thống thương mại toàn cầu mở cửa
3.4 Nguyên tắc cạnh tranh công bằng (Fair competition - FC)
“Tự do cạnh tranh trong những điều kiện bình đẳng như nhau”
(Doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp nước ngoài đều được hưởng các chính sách, cơ chế bình đẳng và công bằng trên một nền quy phạm pháp luật không phân biệt đối xử).
4 Các cam kết chủ yếu của Việt Nam trong lĩnh vực Dược phẩm
4.1 Thuế:
Dự kiến mức thuế áp dụng chung cho dược phẩm sẽ chỉ còn 0-5% so với mức thuế 0-10% như trước đây Mức thuế trung bình sẽ là 2,5% sau 5 năm kể từ ngày Việt nam chính thức trở thành thành viên WTO.Thuế trung bình đối với mỹ phẩm
Trang 6sẽ giảm từ 44% xuống còn 17,9% vào thời điểm Việt nam phải thực hiện đầy đủ
các cam kết
4.2 Quyền kinh doanh (xuất nhập khẩu):
Kể từ 1/1/2009: Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài;Chi nhánh của DN nước ngoài tại Việt Nam được trực tiếp xuất nhập khẩu dược phẩm
Họat động Nhập khẩu ủy thác & Ủy thác nhập khẩu 0,7% - 1,5% -không còn như hiên nay
4.3 Quyền phân phối trực tiếp
Các DN có vốn đầu tư nước ngoài, chi nhánh DN nước ngoài tại VN sẽ không được tham gia phân phối trực tiếp dược phẩm tại Việt nam.
Các thuốc do DN có vốn đầu tư nước ngoài, chi nhánh DN nước ngoài tại VN
nhập khẩu trực tiếp sẽ được bán lại cho các doanh nghiệp trong nước có chức năng
phân phối (kể từ 1/1/2009)
Trang 7PHẦN 2 THỰC TRẠNG NGHÀNH DƯỢC VIỆT NAM
1 Đánh giá chung
Trong những năm qua, ngành Dược Việt Nam cũng đã có rất nhiều sự phát triển vượt trội, với sự gia đời của nhiều nhà máy GMP, hệ thống phân phối GDP đang dần được hoàn thiện, mới đây Bộ Y Tế cũng đã ban hành quyết định ,đến năm
2009 tất cả các nhà thuốc phải đạt GPP…Tuy nhiên bên cạnh đó cũng còn nhiều khó khăn Dưới đây minh họa một số chỉ tiêu của ngành Dược VN
Tiền thuốc bình quân trên đầu người :
2.53.4 4.24.65.25.5 5 5.4
6 6.7 7.68.6
9.85
0 2 4 6 8 10
USD
Nguồn Cục quản lí Dược Việt Nam
Trang 8Kết quả sản xuất kinh doanh XNK thuốc từ năm 2001- 2005 :
Năm Tổng giá trị tiền thuốc
sử dụng ( 1000 USD ) Trị giáThuốc sản xuất trong nướcTỉ lệ trên tổng
giá trị (%)
Tăng trưởng (%)
2 Mức độ phát triển
Có thể trong 8 năm trở lại đây , ngành Dược đã có sự phát triển vượt bậc, đặc biệt trong lĩnh vực công nghiệp Dược đã xuất hiện nhiều nhà máy sản xuất Dược phẩm, phục vụ cho nhu cầu trong nước và xuất khẩu sang nước ngoài
2.1 Tốc độ phát triển sản xuất kinh doanh qua các năm
100
115.76
112.69
116.24 115.58
100
118
121
126
129
100 105 110 115 120 125 130
Tổng giá trị
tiề n thuốc s ử
dụng Thuốc s ản xuất trong nước
Năm 2004: tăng 26% so với năm 2003
Năm 2005: tăng 29% so với năm 2004
Trang 9Nhìn vào biểu đồ ta có thể thấy tốc độ phát triển của thuốc sản xuất trong nước không ngừng tăng trưởng với % tăng trưởng rất cao so với năm trước Tuy nhiên dễ nhận thấy là xuất phát điểm của chúng ta còn thấp so với thế giới, nên mặc dù % tăng trưởng rất cao nhưng xét về mặt giá trị thì vẫn còn rất thấp so với các nước có Công nghiệp dược phát triển
2.2 Giá trị thuốc sản xuất trong nước:
79.6
20.4
56.76
43.24
51.66 48.34
2003 2004 2005
% Thuốc sản xuất trong nước
- Thuốc sản xuất trong nước ngày càng đáp ứng nhiều hơn nhu cầu sử dụng
- Giá tri thuốc sản xuất trong nước năm 2005 chiếm 48,34% tổng giá trị tiền thuốc (Năm 2005 là 817 Triệu USD tương đương với khoảng 13072 Tỷ VND)
- Đảm bảo đựợc khoảng 652/1563 hoạt chất (41,71%)
2.3 Giá trị sản xuất của các nhà máy GMP
Cho đến nay Việt Nam có 174 cơ sở sản xuất thuốc tân dược trong đó có 59 cơ
sở đạt GMP.Giá trị sản xuất thuốc của các nhà máy đạt GMP chiếm khoảng 86% tổng giá trị sản xuất của 174 nhà máy của Việt Nam
2.4 Mạng lưới cung ứng thuốc
- Hệ thống lưu thông, phân phối thuốc phát triển rộng khắp, đảm bảo đưa thuốc đến tận tay người dân: trung bình 1 điểm bán lẻ phục vụ khoảng 2.000 người
Trang 10dân Mới đây Bộ Y Tế cũng đã ban hành quyết định, đến năm 2009 các nhà thuốc mới mở phải đạt tiêu chuẩn GPP
- Các cơ sở hành nghề ngày một chú trọng đầu tư để nâng cao chất lượng phục
vụ (đã có 8 cơ sở / tổng số 37 đơn vị đạt GSP)
2.5 Tình hình chất lượng thuốc
Thời gian qua cũng có nhiều trường hợp phát hiện thuốc giả cả thuốc sản xuất trong nước lẫn thuốc nhập khẩu Nhưng nhìn chung chất lượng thuốc sản xuất trong nước và thuốc nhập khẩu ngày càng được cải thiện
2.6 Công nghiệp dược Việt Nam hiện đang ở đâu?
WHO & UNCTAD phân loại công nghiệp Dược các nước theo 4 cấp độ : Cấp 1 : Hoàn toàn nhập khảu
Cấp 2 : Sản xuất được một số thuốc Generic, đa số phải nhập khẩu
Cấp 3 : Có công nghiệp dược nội địa sản xuất generic, xuất khẩu được
một số dược phẩm
Cấp 4 : Sản xuất được nguyên liệu và phát minh ra thuốc mới
Theo đó Công nghiệp Dược VN được đánh giá ở cấp độ phát triển từ 2,5 – 3.
Trang 11PHẦN 3
CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CỦA NGÀNH DƯỢC VIỆT
NAM KHI GIA NHẬP WTO
1 Cơ hội
Khi gia nhập WTO chúng ta sẽ có môi trường đầu tư, kinh doanh thông thoáng, minh bạch và thuận lợi ( Việt Nam + Các nước thành viên ) Tuy nhiên chúng ta cần nắm vững các luật lệ quốc tế Có thể nói có 6 luật quan trọng nhất mà chúng ta cần phải quan tâm:
Luật d ư ợc
Luật doanh nghiệp
Luật đầu tư
Luật thương mại
Luật sở hữu trí tuệ
Luật cạnh tranh
Tiếp cận với nhiều thị trường dược phẩm to lớn, đa dạng với điều kiện kinh doanh và cạnh tranh công bằng Với ưu thế bản địa, các doanh nghiệp trong nước có nhiều thuận lợi khi tiếp cận với các đối tác kinh doanh để hợp tác chuyển giao công nghệ Các doanh nghiệp sản xuất tân dược có quyền lựa chọn nguyên liệu đầu vào đa dạng hơn với mức chi
phí và chất lượng hợp lý, qua đó có thêm điều kiện phát triển hệ thống
phân phối, tiêu thụ sản phẩm sao cho hiệu quả, có khả năng cạnh tranh
Các chính sách của nhà nước :
Từ ngày 01.01.2007, theo cam kết các doanh nghiệp Dược nước ngoài sẽ được quyền mở chi nhánh tại Việt Nam Điều này sẽ tạo
cơ hội tăng cường hợp tác liên doanh, liên kết
Cam kết không cho các Doanh nghiệp nước ngoài phân phối trực tiếp tại Việt Nam là cam kết vĩnh viễn
Trang 12 Cam kết giảm thuế suốt đối với tất cả các loại mặt hàng, thuộc mọi lĩnh vực ( trong đó có dược phẩm) nhằm đảm bảo sự thuận lợi và
dễ dàng trong lưu thông hàng hoá của các nước thành viên
2 Thách thức
* Về phía Doanh nghiệp:
Thiếu thông tin về thị trường thế giới và pháp luật quốc tế
Năng lực quản lý (QT doanh nghiệp) còn hạn chế
Trình độ công nghệ còn lạc hậu
Hiệu quả sản xuất kinh doanh và khả năng cạnh tranh còn yếu kém
Tư tưởng ỷ lại, trông chờ vào sự bao cấp và bảo hộ của Nhà nước còn nặng Điều này dẫn tới các nguy cơ khó tránh khỏi :
- Bị mất thị phần, mất thị trường :
Cạnh tranh với các doanh nghiệp lớn, có tiềm lực tài chính, công nghệ tốt
Nguy cơ "thua" ngay trên "sân nhà”.
Cạnh tranh quyết liệt ở khu vực dịch vụ, trong đó có dịch vụ phân phối.
- Bị thu hẹp sản xuất, chuyển đổi sang lĩnh vực khác,
Thậm chí nhiều doanh nghiệp sẽ bị phá sản do không cạnh tranh được với hàng hoá nhập khẩu (Trung Quốc: > 2000 doanh nghiệp phá sản, giải thể khi gia nhập WTO)
- Hiện tượng “cá lớn nuốt cá bé” - Bị các DN nước ngoài thôn tính, mua lại,
chèn ép, lấy mất nhân viên (Hiện tượng “Brain-Rain” chảy máu chất xám)
* Đối với lĩnh vực sản xuất thuốc:
- Các tiêu chuẩn mà các nhà máy sản xuất dược phẩm cần phải đạt được để hội nhập và mở rộng thị trường (Mỹ, EU, Châu Á Thái Bình Dương)
Trang 13- Cạnh tranh với thuốc ngoại nhập về giá, chất lượng, dịch vụ hậu mại so với các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (cả SX, PP)
- Đòi hỏi đầu tư về vốn, công nghệ cao, nhân lực
* Hệ thống phân phối của ngành Dược
Trong khi đó, hệ thống phân phối của ngành dược cũng đang tồn tại quá nhiều yếu kém Nhiều doanh nghiệp có chức năng nhập khẩu trực tiếp dược phẩm nhưng chủ yếu là nhập khẩu ủy thác để hưởng phí ủy thác hay nhập các thuốc bán chạy kiếm lời mà không chú trọng đến mô hình bệnh tật,dẫn tới cạnh tranh không lành mạnh
* Lĩnh vực xuất khẩu:
Là lợi thế của một số ngành hàng, tuy nhiên đối với thuốc sản xuất trong nước
là vấn đề khó khăn khi gia nhập WTO:
Xuất mặt hàng gì? Xuất đi đâu? Sự chấp nhận của thị trường nước nhập khẩu? Tiêu chuẩn hóa (GAP/GACP/US-GMP/EU-GMP)
* Lĩnh vực nhập khẩu:
Cạnh tranh khốc liệt hơn khi các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài, chi nhánh
DN nước ngoài tại VN được quyền nhập khẩu trực tiếp
* Giảm thuế nhập khẩu đối với nguyên liệu và thành phẩm
- Giảm thuế suất thuế nhập khẩu đối với nguyên liệu làm thuốc
Có 3 dòng thuế mức thuế suất thuế nhập khẩu giảm sau khi Việt Nam gia nhập WTO, mức giảm 5% với thời gian cam kết thực hiện từ 3-5 năm
Do trước và sau khi gia nhập WTO thuế suất nguyên liệu chủ yếu là 0% nên không có ảnh hưởng nhiều tới các doanh nghiệp sản xuât phải nhập khẩu nguyên liệu, tuy nhiên sẽ gây ảnh hưởng lớn tới một số doanh nghiệp sản xuất nguyên liệu của Việt Nam
- Giảm thuế suất thuế nhập khẩu đối với thuốc thành phẩm