Tình hình hoạt động của chi nhánh Ngân hàng Công thương Chương Dương

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của chi nhánh Ngân hàng Công thương Chương Dương trong bối cảnh Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 39 - 42)

Dương

Ngân hàng thương mại là tổ chức kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ tín dụng Nó cũng như các tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh khác, luôn có mục tiêu hàng đầu là lợi nhuận. Có thể nói rằng lợi nhuận là yếu tố cụ thể nhất nói lên kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng, nó là hiệu số giữa tổng thu nhập và tổng chi phí. Để gia tăng lợi nhuận, ngân hàng cần quản lý tốt các khoản mục tài sản có, nhất là các khoản mục cho vay và đầu tư, đa dạng hoá các sản phẩm dịch vụ ngân hàng, tiết kiệm chi phí. Khi lợi nhuận tăng, ngân hàng có điều kiện trích dự phòng rủi ro, mở rộng tín dụng, bổ sung nguồn vốn tự có. Trên cơ sở phân tích trên, chúng ta sẽ tiến hành phân tích tình hình hoạt động của chi nhánh Ngân hàng Công thương Chương Dương thông qua ba yếu tố: thu nhập, chi phí và lợi nhuận.

Chi nhánh Ngân hàng Công thương Chương Dương là chi nhánh cấp 1 của Ngân hàng Công thương Việt Nam. Chi nhánh là đơn vị hạch toán phụ thuộc Ngân hàng Công thương Chương Dương Việt Nam, có con dấu và bảng tổng kết tài sản riêng, hạch toán kế toán và quản lý tài chính theo quy định chung của Ngân hàng Nhà nước và pháp luật. Hoạt động của chi nhánh tập trung vào bốn nhóm: huy động vốn, tín dụng, thanh toán và dịch vụ ngân quỹ, các hoạt động khác. Trong thời gian qua, mặc dù phải đối mặt với nhiều biến động và khó khăn, cạnh tranh gay gắt trên thị trường tiền tệ, lãi suất thị trường quốc tế và trong nước tăng cao, hoạt động thị trường chứng khoán sôi động, giá vật tư nguyên liệu tăng, đóng băng thị trường bất động sản, bệnh dịch gia súc, gia cầm, thiên tai, bão lũ diễn biến phức tạp, … nhưng dưới sự chỉ đạo của Ban giám đốc và sự phấn đấu nhiệt tình của toàn thể cán bộ công nhân viên, Chi nhánh Ngân hàng Công thương Chương Dương đã vượt qua khó khăn, được những kết quả đáng kể và tiếp tục đạt được những thành công cơ

bản trong lộ trình cải cách, chuẩn bị những điều kiện cần thiết cho cổ phần hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch đặt ra.

Bảng 2.1: Thu nhập của chi nhánh trong ba năm vừa qua

(Đơn vị tính: Tỷ VNĐ)

Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007

Thu nhập 435 451 480

Tăng tuyệt đối so với năm trước - 16 29

Tăng tương đối so với năm trước (%)

- 3,68 6,43

(Nguồn: Phòng Kế toán)

Về thu nhập của Chi nhánh, qua bảng số liệu, ta thấy thu nhập của Chi nhánh không ngừng tăng trưởng. Cụ thể là: thu nhập của chi nhánh năm 2005 là 435 tỷ đồng tăng lên 451 tỷ đồng năm 2006, và sang đến năm 2007, thu nhập của chi nhánh đạt được là 450 tỷ đồng. ( Bảng 2.1)

Chi nhánh đạt được kết quả này là do trong thời gian qua, nguồn vốn hoạt động của Chi nhánh không ngừng tăng trưởng, từ 35.101.854 tỷ đồng ( năm 2005) tăng lên 47.214.466 tỷ đồng ( năm 2006) và sang đến năm 2007 là 57.098.089 đồng, ( Phòng Tổng hợp, chi nhánh Ngân hàng Công thương Chương Dương). Chính sự tăng trưởng vốn này đã tạo điều kiện cho Chi nhánh đẩy mạnh cho vay đối với các thành phần kinh tế. Bên cạnh đó, hoạt động đầu tư và các dịch vụ tiền tệ cũng tăng về số lượng, tín dụng tăng trưởng, dư nợ năm sau cao hơn năm trước, đây cũng là một nguyên nhân góp phần làm thu nhập của chi nhánh tăng dần trong ba năm vừa qua.

Về chi phí hoạt động của chi nhánh, để đẩy mạnh cho vay, đáp ứng nhu cầu vốn tín dụng cho các thành phần kinh tế, Chi nhánh đã tăng lãi suất huy động và thực hiện nhiều hình thức huy động cho nên nguồn vốn huy động tuy có tăng trưởng (chủ yếu là vốn huy động từ dân cư) nhưng lãi suất huy động cao, từ đó hiệu quả kinh doanh của chi nhánh chưa cao.

Bảng 2.2: Chi phí hoạt động của chi nhánh trong ba năm vừa qua

(Đơn vị tính: Tỷ VNĐ)

Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Chi phí 374 381,5 405

Tăng tuyệt đối so với năm trước - 7,5 23,5

Tăng tương đối so với năm trước (%)

- 2,01 6,16

(Nguồn: Phòng Kế toán Chi nhánh)

Mặt khác để phục vụ cho khách hàng cũng như phục vụ cho hoạt động của Chi nhánh tốt hơn, Chi nhánh đã nâng cấp các điểm giao dịch, tăng cường các thiết bị kỹ thuật, đào tạo cán bộ công nhân viên ... Do vậy, trong những năm qua chi phí hoạt động của Chi nhánh cũng tăng dần. Cụ thể là: chi phí hoạt động của Chi nhánh năm 2005 là 374 tỷ đồng đã tăng lên 381,5 tỷ đồng vào năm 2006 và sang đến năm 2007, chi phí hoạt động của Chi nhánh là 405 tỷ đồng ( Bảng 2.2.)

Như vậy, qua việc phân tích các số liệu về thu nhập và chi phí hoạt động của Chi nhánh, ta thấy rằng hoạt động của Chi nhánh trong ba năm vừa qua đều đạt lợi nhuận tương đối cao ( Bảng 2.3)

Bảng 2.3: Lợi nhuận của chi nhánh trong ba năm vừa qua

( Đơn vị tính: Tỷ VNĐ)

Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007

Lợi nhuận 61 69,5 75

Tăng tuyệt đối so với năm trước - 8,5 23,5

Tăng tương đối so với năm trước (%)

- 13,99 33,8 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

(Nguồn: Phòng Kế toán Chi nhánh)

Mặc dù trong ba năm vừa qua, hoạt động của Chi nhánh đều đạt lợi nhuận tương đối cao và tăng dần qua các năm, nhưng mức độ tăng trưởng của năm sau so với năm trước vẫn còn chưa cao. Kết quả này là do thu nhập của Chi nhánh có xu hướng tăng dần, trong khi đó chi phí hoạt động của chi nhánh cũng tăng nhanh, điều này đã kiềm hãm mức tăng trưởng lợi nhuận của Chi nhánh.

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của chi nhánh Ngân hàng Công thương Chương Dương trong bối cảnh Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 39 - 42)