Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 40 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
40
Dung lượng
713,86 KB
Nội dung
Trang 1
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG…………………
TIỂU LUẬN
TIỀM NĂNGVÀTHÁCHTHỨC
CHO NỀNCNSHVIỆTNAM
Trang 2
LỊCH SỬ CỦA NGÀNH CÔNG NGHỆ SINH HỌC ĐỘNG VẬT
Ngành công nghệ sinh học động vật có nhiều phân ngành nhỏ mỗi phân ngành lại có một
lịch sử phát triển riêng. Sau đây là hai phân ngành nổi bật:
Lịch sử của khoa học chuyển gen ở động vật
Lịch sử của công nghệ tế bào gốc
1.1. Lịch sử của khoa học chuyển gen ở động vật
Vào thập niên 1970 các thí nghiệm nghiên cứu đã thực hiện với các tế bào ung thư biểu
bì phôi và các tế bào ung thư quái thai. Tạo nên chuột thể khảm, brinster 1974, mintz và
iiiimensee 1975, Bradley 1984)
Trong các động vật thể khảm này các tế bào nuôi cấy được lấy từ một dòng chuột được
đưa vào phôi của một dòng chuột khác bằng quần tự phôi trực tiếp bằng cách tiêm trực
tiếp phôi ở giai đoạn phôi nang chuột thể khảm trưởng thành có thẻ được sinh ra bằng
sự đóng góp tế bào từ bố mẹ khác nhau và sẽ biểu hiện tính trạng của mỗi dòng một kiểu
gen chuyển genome khác ở động vật là chuyển nhân nguyên từ một phôi vào tế bào
trứng chưa thụ tinh của một dòng nhận khác một cách trực tiếp (mc grath và solter 1983)
những động vật biến đổi gen bằng chuyển nhân này dược tạo ra mà không cần một kỹ
thuật tái tổ hợp and nào và chúng lá sự kiện quan trọng trong việc làm sang tỏ các cơ chế
diều hòa di truyền ở động vật có vú
Bước phát triển tiếp theo của kỹ thuật chuyển gen được thực hiện bằng cách tiêm
retrovirus vào các phôi chuột đã được nuôi cấy trước (jeanish và mintz 1974, jeanish
1976) thông tin di truyền của virus được chuyển một cách hiệu quả vào genome của động
vật nhận và sau đó it lâu kỹ thuật sử dụng retrovirus làm vector cho các đoạn dna ngoại
lai đặc biệt đã được phát triển(stuhmann 1984) sủ dụng retrovirus như là vật truyền trung
gian đối với viêc chuyển gen đã tạo nên hiên tượng kháng ở mức cao. Tuy nhiên kích
thước của gen chuyển bị giới hạn và các trình tự của virus có thể làm nhiễu sự biểu hiên
Trang 3
của gen chuyển năm bên cạnh dna của virus có thể là có lợi nếu có yêu cầu tách dòng các
locus dính vào
Trong những năm gần đây một số kỹ thuật chuyển gen khác được công bố: phương pháp
chuyển gen bầng cách sử dụng tế bào gốc phôi(grossler 1986) phương pháp chuyển các
đoạn nhiến sá thể nguyên(ví dụ như chuột transomic, richa va lo 1988) chuyển gen trực
tiếp vào tinh trùng kết hợp với thụ tinh in vitro(lavitrano 1989) tuy nhiên, phương pháp vi
tiêm dna vào tiền nhân của hợp tử là phương pháp có hiệu quả nhất được sử dụng rộng rãi
nhất để tạo động vật chuyển gen sử dụng phương pháp này các gen chuyển có chiều dài
50kb của virus sinh vật tiền nhân thực vật động vật không xương sống hoặc động vật có
xương sống có thể được chuyển vào genome của động vật có vú và chúng có thể được
biểu hiện ỏ cả tế bào sinh dưỡng và tế bào sinh sản
1.2. Lịch sử của công nghệ tế bào gốc
Vào giữa thế kỷ XIX nhiều nhà nghiên cứu thực nghiệm của châu âu đã nhận thấy rằng
một số tế bào động vật và với tác động nào đó chúng có thể tạo ra các loại té bào khác
trong suốt quá trình phát triển của mình
Vào nhứng năm đầu thế kỷ XX tế bào gốc thực sự đầu tiên được khám phá khi người ta
nhận thấy một số tế bào đã có thể tạo ra tế bào máu
Lịch sử khoa học tế bào gốc gắn liền với tiến trình các nghiên cứu tế bào gốc ở người và
động vật. dựa vào tiềmnăng biệt hóa đa dạng của tế bào, các nhà nghiên cứu đã chia tế
bào gốc thành một số loại khác nhau! Trong đó được đề cập nhiều hơn là tế bào gốc toàn
năng, chúng có nhìu trong giai đoạn phát triển phôi sớm. với tế bào gốc toàn năng, mỗi tế
bào ban đầu có thẻ hình thành hẳn một cỏ thể hoàn chỉnh
Vào thời kỳ đầu những năm 1900:một dấu ấn nổi bật của quá trình nghiên cứu ứng dụng
của té bào gốc là cấy ghép tủy xương thông qua việc sử dụng tế bào gốc trưởng thành
Vào năm 1958 Jean Dausset lần đầu tiên phát hiện kháng nguyên tương hợp tổ chức mô
ở người.
Trang 4
II. THÀNH TỰU
2.1. Ở nước ngoài
Một thành tựu khoa học gây tiếng vang lớn vào cuối TK 20.
- Ngày 5/7/1996 cừu Dolly ra đời là kết quả công trình tạo dòng đầu tiên của
Wilmut, Keith Campbell.
- Cừu Dolly là ĐV có vú đầu tiên được nhân bản từ TB soma ( TB tuyến vú) của cơ
thể trưởng thành.
- Cho thấy sự thành công về kỹ thuật dung hợp TB nhờ “ nhân cho” đã được làm
dừng ở G
o
.
- 1998, Dolly giao phối với David ( xứ Wales ) – theo tạp chí Science News.
=> 13/04/1998 sinh một cừu cái Bonnie.
24/03/1999, Dolly tiếp tục sinh thêm hai cừu đực và một cừu cái khoẻ mạnh.
- 2001, phôi người đầu tiên được tạo dòng ( gđ 4-6TB ) bởi Cty Advanced Cell
Technology ( Mỹ ).
14/02/2003, Dolly chết vì bệnh viêm phổi.
- 2004, một con chuột Ralph được tạo dòng từ nhân TBTK khứu giác.
- 2005, Hwang Woo Suk tạo một dòng cho Suppy lông vàng từ TB tai của một con
chó săn đực ba tuổi…
Vào tháng 6/2011 một công ty công nghệ sinh học ở California (Mỹ) cũng đã nuôi
cấy thành công mạch máu nhân tạo trong phòng thí nghiệm
Các nhà khoa học thuộc trường đại học Cambridge (Anh) đã nuôi cấy thành công 3
loại tế bào tạo nên thành của mạch máu. Nhóm nghiên cứu đã sử dụng tế bào da của bệnh
nhân để tạo ra các loại tế bào cơ mạch máu khác nhau. Đột phá này có thể giúp nuôi cấy
nhiều loại mạch máu trong phòng thí nghiệm. Mạch máu nhân tạo được sử dụng để cấy
Trang 5
vào bệnh nhân tim mạch, bệnh thẩm tách thận hay thay thế mạch máu bị tổn thương sau
tai nạn.
Các nhà khoa học người Anh đã tạo thành công thận từ tế bào gốc. Đây là một bước
tiến đột phá, giúp các bệnh nhân có thể được cấy ghép thận từ chính tế bào cơ thể của
mình. Các nhà khoa học thuộc trường Đại học Edinburgh (Anh) đã tạo thành công thận
nhân tạo trong phòng thí nghiệm bằng cách sử dụng tế bào gốc từ màng ối ở người và bào
thai của động vật. Thận nhân tạo có chiều dài 0,5cm, tương đương với kích cỡ thận của
một thai nhi trong bụng mẹ.
Các nhà khoa học Mỹ đã nuôi cấy thành công gan
người trong phòng thí nghiệm. Các nhà khoa học thuộc
Viện điều trị phục hồi Wake Forest (Mỹ) đã nuôi cấy
gan trong phòng thí nghiệm từ máu của dây rốn trẻ sơ
sinh và sử dụng chất collagen được lấy từ gan động vật để giúp kết nối các tế bào gan lại
với nhau.
Các nhà khoa học thuộc Đại học Kyoto (Nhật Bản) cấy thành công tế bào thần kinh
thính giác nguyên bản trên cơ sở lợi dụng tế bào gốc đa chức năng (iPS) từ da
chuột. Giáo sư Ito Shoua và Shinya Yamanaka thuộc Đại học Kyoto dẫn đầu nhóm
nghiên cứu đã thực hiện công tác nuôi cấy tế bào thần kinh thính giác nguyên bản trên cơ
sở tế bào iPS được tạo ra từ tế bào da của chuột.
2.2. Ở ViệtNam
Trong giai đoạn đầu tiên của nghiên cứu tế bào gốc có sự hỗ trợ từ phía Singapore
thông qua Tiến sĩ Phan Toàn Thắng, một chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực tế bào gốc.
Hiện TS. Thắng đang điều hành một công ty công nghệ sinh học tại Singapore chuyên về
công nghệ tách tế bào gốc từ dây cuống rốn. Tại TP.HCM, kế hoạch xây dựng một trung
tâm nghiên cứu hiện đại về y học tái sinh (regenerative medicine) trong đó có tế bào gốc
cũng đang được triển khai.
Nuôi cấy gan người
Trang 6
Thạc sĩ Phan Kim Ngọc thuộc Đại học Khoa học Tự nhiên TP.HCM là người đã đi
tiên phong trong việc tạo ra các dòng tế bào gốc phôi người, nhằm thực hiện các nghiên
cứu lâm sàng và điều trị cho bệnh nhân. Ông cũng đã nghiên cứu việc tách tế bào gốc từ
sinh thiết của các bệnh nhân ung thư sử dụng các marker (dấu ấn) kháng thể đặc biệt;
những tế bào này được phân loại là các tế bào ung thư (Cancer Stem Cell- CSC) và công
trình này đang ở giai đoạn nghiên cứu tế bào gốc trên phạm vi thế giới. Nhóm của TS
Ngọc đang tìm hiểu các đặc điểm gây ra ung thư của các tế bào này, nhằm tìm ra cách
điều trị ung thư mới. Các dự án này đã đặt ra nền tảng cho việc thương mại hóa tế bào
gốc trong tương lai tại Việt Nam.
Ngoài công trình nghiên cứu của mình, TS. Ngoc và các cộng sự của ông đã xuất bản
nhiều cuốn sách giáo khoa về các kỹ thuật phòng thí nghiệm và nghiên cứu tế bào gốc để
đẩy mạnh việc nghiên cứu tế bào gốc tại Việt Nam. Với những bước đột phá trong các
liệu pháp gene của Trung Quốc và được phát triển mạnh ở các nước khác, năm ngoái
Trung tâm Liệu pháp Gene ViệtNam đã được thành lập tại Bệnh viện Bạch Mai (Hà
Nội).
Ngày 20/11/2009, PGS. BS Nguyễn Thị Bình - Phó
trưởng bộ môn Mô - Phôi học, Đại học Y Hà Nội cho biết
bộ môn đã nuôi cấy thành công tấm biểu mô giác mạc thỏ
Đề tài này thuộc đề tài nhánh cấp Nhà nước "Nuôi cấy tế
bào gốc" thuộc các lĩnh vực Nghiên cứu tủy xương, tuỵ,
phôi thai, giác mạc
Các nhà khoa học thuộc ĐH Khoa học tự nhiên TP HCM đã thành công trong việc
nuôi cấy tế bào mầm tinh trùng của chuột thành tinh trùng mở ra triển vọng điều trị vô
sinh ở nam giới. Công trình nói trên do các nhà khoa học Phan Kim Ngọc, Phạm Văn
Phúc, Trương Định và Huỳnh Thị Lệ Duyên thực hiện
Các nhà khoa học tại TP HCM đã hoàn thiện kỹ thuật xử lý màng ối thai nhi để nuôi
cấy tế bào da, giác mạc trị bỏng, viêm giác mạc. Thành tựu này đã mở ra một hướng
Trang 7
mới cho việc ứng dụng công nghệ sinh học trong điều trị y tế. Đây là kết quả nghiên cứu
của Phòng thí nghiệm Nghiên cứu và ứng dụng tế bào gốc, ĐH Khoa học tự nhiên TP
HCM do thác sĩ Phan Kim Ngọc làm chủ nhiệm đề tài.
Những người đàn ông không có tinh trùng, từ nay sẽ có thể có con nhờ công nghệ
mới. Trung tâm Công nghệ phôi, Học viện Quân y vừa thành công trong nghiên cứu công
nghệ nuôi cấy tinh trùng từ tinh tử để điều trị vô sinh nam giới. Đây là trung tâm duy nhất
trên cả nước nuôi cấy thành công tinh tử biệt hóa thành tinh trùng.
Từ năm 2003 đến nay, trong quá trình nghiên cứu về tế
bào gốc, các nhà khoa học ViệtNam đã đạt được thành
tựu nghiên cứu tế bào gốc với đối tượng nghiên cứu là gà,
chuột và thỏ. Như tạo ra gà Khảm: các tế bào gốc từ phôi
gà Lương Phượng( gà có long màu đỏ) đã dược các nhà
khoa học tiêmcho phôi của gà ác tiềm( gà có long trắng
hoàn toàn). Gà con nở ra là gà Khảm( con gà ác với bộ
lông của gà Lương Phượng)
Một nghiên cứu khác là những con chuột được chiếu xạ liều 900 Rơnghen. Chỉ sau 1
tuần, chúng bị chế hết do tủy xương, hồng cầu, bạch cầu và các tế bào máu bị phá hủy.
Nhưng khi lấy tế bào gốc từ phôi chuột tiêm vào những con chuột bị chiếu xạ đó thì
chúng được cứu sống – chứng minh được tế bào gốc có thể tạo máu, hay nói cách khác ,
có thể thay thế tế bào bị chết trong cơ thể bằng tế bào gốc.
Từ năm 2007, nhóm các nhà khoa học của bộ môn sinh lý học và công nghệ sinh học
động vật, phòng thí nghiệm nghiên cứu và ứng dụng tế bào gốc của Trường ĐH Khoa học
Tự nhiên TP.HCM bắt đầu nghiên cứu nuôi cấy tế bào mô từ nhung hươu.
Dùng tế bào gốc trong điều trị các bệnh lý huyết học tại Bệnh viện Truyền máu và
Huyết học:Ca ghép tủy xương đầu tiên của ViệtNam được Bệnh viện Truyền máu huyết
học thực hiện vào tháng 7/1995 vàthực hiện truyền tế bào gốc máu ngoại vi lần đầu từ
Những chú gà Khảm 1 ngày tuổi
được các nhà khoa học VN tạo
ra với mục đích dùng để sản
xuất thuốc
Trang 8
tháng 10/1997. Sau đó, cũng chính Bệnh Viện Truyền máu và Huyết học TPHCM đã tiến
hành ghép tế bào gốc lấy từ máu cuống rốn đầu tiên ở Việt Nam.
Hiện tại, trong kỹ thuật cấy ghép, Bệnh viện Truyền máu huyết học có 3 loại sản phẩm
ứng dụng tế bào gốc từ tủy xương, tế bào gốc máu ngoại vi và tế bào gốc từ máu cuống
rốn. Bệnh viện đã thực hiện thành công trên 100 ca cấy ghép, trong đó gần một nửa là ở
trẻ em, và chuyển giao thành công kỹ thuật này cho một số bệnh viện trong nước.
III. NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN CHO NGÀNH CÔNG NGHỆ SINH
HỌC ĐỘNG VẬT
3.1. Thuận lợi:
Trước đây để lấy tế bào gốc người ta thường phải lấy từ tủy, xương và máu, rồi lấy từ dây
rốn của thai nhi hoặc là hủy thai nhi để lấy tế bào gốc. Các cách này gặp rất nhiều vấn đề
như đạo đức, số lượng tế bào gốc không nhiều. Trong khi cách lấy từ màng lót cuống rốn
đạt được hàng loạt tính năng ưu việt hơn. Điểm đầu tiên là trẻ sơ sinh nào cũng có cuống
rốn nhưng thường bị vứt đi, cách lấy cũng đơn giản chứ không phức tạp như lấy ở các bộ
phận khác. Việc lấy tế bào gốc ở cuống dây rốn cũng không gây nguy hiểm về tính mạng
như các cách khác. Trong màng lót cuống rốn cũng có đủ hai tế bào chính là biểu mô và
trung biểu mô mà ở những nơi khác khó có cùng một lúc hai loại. Do đó tế bào gốc màng
lót cuống rốn có thể biệt hóa thành nhiều loại tế bào hơn như tủy, sụn, xương, …
Quá trình lưu giữ, bảo quản bằng đông lạnh dây rốn rất dễ dàng, rẻ tiền. Trong
điều kiện VN, chi phí lưu giữ dây cuống rốn 20 năm chỉ khoảng từ 1.500 – 2.000
USD.
Không vi phạm y đức, không gây tổn thương cho cả mẹ và con trong quá trình thu giữ
dây rốn.
Kỹ thuật nuôi cấy không quá phức tạp và tốn kém nên các nước đang phát triển có thể
sớm áp dụng việc sử dụng cuống rốn
Trang 9
Khi cần người bệnh có thể dùng tế bào tách từ cuống rốn để điều trị các bệnh như:
Bỏng, gãy xương, teo cơ, tiểu đường, liệt tủy, tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim,
Alzeimer, Parkinson…
Tiêm tế bào gốc vào dưới các nếp nhăn của da sẽ có tác dụng chống lão hóa, vì
vậy có thể dùng phương pháp này cho cả việc chăm sóc sắc đẹp và thẩm mỹ
Nguồn cung cấp dây rốn là vô tận và rẻ tiền. Trên thế giới mỗi năm có khoảng 100
triệu trẻ em được sinh ra, nếu thu giữ tất cả số dây rốn này, với chiều dài trung bình mỗi
cái 50 cm, thì ta có thể quấn vài vòng quanh trái đất.Và từ mỗi dây cuống rốn ta có thể
thu được hàng tỉ tế bào gốc ! Con người sẽ có những ngân hàng tế bào gốc khổng lồ với
chi phí chẳng đáng là bao.
Tính kháng nguyên và miễn dịch của tế bào lấy từ dây cuống rốn thấp nên khả năng
thải ghép cũng thấp, phù hợp để ghép tế bào gốc cho bản thân, đồng loại (đặc biệt là
những người cùng huyết thống) mà không phải sử dụng các thuốc ức chế miễn dịch.
Ứng dụng tế bào gốc trong điều trị sẽ tạo được bước đột phá lớn ở những bệnh mà lâu
nay y học bó tay, còn những người khỏe mạnh sẽ trẻ lâu hơn nhờ khả năng chống lão hóa
của tế bào gốc. “Tuổi già” chính là sự “suy tế bào gốc”.
Chống lão hóa bằng tế bào gốc được coi là tương lai của y học hiện đại. Cuống rốn
chính là món quà của tạo hóa tặng cho con người như một nguồn dự trữ để duy trì sự
sống và “sửa chữa” kịp thời các tế bào “quá đát”
Nay ta đã có phòng nuôi cấy đạt chuẩn( tại trường DHKHTN Hà Nội), có nguồn nhân
lực, đội ngũ cán bộ có trình độ
Có ngân hang gửi tế bào gốc như MekoStem
Mở ra con đường trị bệnh như :cấy ghép các mô, tế bào, cơ quan để chữa bệnh: tim,
bệnh máu trắng, thoái hóa thần kinh….
Trang 10
Thúc đẩy nhanh thời gian chữa bệnh: ngày xưa bị hư giác mạc, thì ta phải chờ người
hiến tặng giác mạc mới có thể thay thế, nhưng nay ta có thể nuôi cấy giác mạc để chữa
trị.
Giúp cho những gia đình hiếm muộn có những hy vọng mới.
Vì sử dụng máy móc, công nghệ hiện đại nên tỉ lệ thành công trong quá trình nuôi cấy
tạo mô, tế bào, cơ quan là rất lớn.
Được sự giúp đỡ, ủng hộ của 1 số nước trên thế giới trong hướng nghiên cứu và nuôi
cấy tế bào gốc để mở ra các liệu pháp chữa trị bệnh và ứng dụng của con người.
Chúng ta phát triển sau các nước khác sẽ có cái lợi là tránh được những thất bại của
người đi trước. Ví dụ việc ra đời ngân hàng TBG MekoStem, là nơi lưu giữ cả TBG
màng dây rốn và máu dây rốn. Trong khi đó, các nước phát triển trước đây chỉ có ngân
hàng lưu giữ máu dây rốn và gần đây mới lưu giữ thêm màng dây rốn.
3.2. Khó khăn
Hạn chế về nguồn nhân lực: Ở nước ta, số lượng cán bộ nghiên cứu và nhân viên kỹ
thuật CNSH động vật còn quá ít. Mặt khác, các đề tài nghiên cứu liên quan đến CNSH
động vật lại do cán bộ khoa học lớn tuổi chủ trì nênnăng lực tiếp cận, nắm bắt công nghệ
tất nhiên là hạn chế, trong khi đó, do cơ chế hoạt động khoa học hiện nay, các cán bộ trẻ
ít có điều kiện tiếp cận và phát huy được tác dụng. Do vậy, khả năng tạo thêm nguồn
nhân lực rất chậm. Thêm vào đó, mặc dù CNSH đã được đưa vào chương trình giảng dạy
tại nhiều trường đại học nhưng giáo trình học tập, trang thiết bị giảng dạy còn thiếu và
không đồng bộ, trình độ giáo viên lại hạn chế.
Hạn chế về đầu tư: CNSH động vật là lĩnh vực đòi hỏi đầu tư rất cao và tập trung cho
thiết bị và kinh phí hoạt động. Mặc dù đã được Nhà nước quan tâm nhưng nhìn chung các
phòng thí nghiệm vẫn chưa đồng bộ, kéo dài, nguồn nhân lực phân tán. Ở một số phòng
thí nghiệm đã được đầu tư tương đối hiện đại lại thiếu cán bộ và vốn hoạt động nên chưa
sử dụng hoặc sử dụng với công suất thấp, rất lãng phí.
[...]... Singapore và là đại diện của CellResearch Corporation đã có những nhận định về những tiến bộ và bước đi phù hợp trong lĩnh vực TBG ở ViệtNam Lĩnh vực tế bào gốc 3 năm trở lại đây đã tạo thành một nền công nghiệp mới cho ViệtNam – công nghiệp TBG, phục vụ nhu cầu trong nước, trong tương lai có thể xuất khẩu và tạo ra công ăn việc làm chất lượng cao Việc ra đời ngân hàng tế bào gốc đầu tiên ở VN và có khả năng. .. quản và bảo tồn quỹ gien động vật… để xây dựng các đề tài nghiên cứu ở các cấp độ khác nhau nhằm sản xuất ra những gia súc có khả năng sản xuất, sinh sản vàtiềmnăng di truyền cao; xây dựng hoàn chỉnh các kỹ thuật có khả năng ứng dụng thực tiễn và chuyển giao cho kỹ thuật viên, nông dân các vùng chăn nuôi e) Các đề tài đã và đang nghiên cứu trong lĩnh vực RB - Sử dụng kỹ thuật miễn dịch phóng xạ và. .. khoa và phẫu thuật thẩm mỹ Tế bào gốc và các chế phẩm chứa một lượng protein tốt, các chất nền tảng giúp cho chức năng tế bào gốc da tốt hơn giúp da khỏe, từ đó cải thiện tất cả các đặc tính của da, làm đầy các nếp nhăn, chống lão hóa da Tại Việt Nam, công nghệ tế bào gốc mặc dù đi sau nhưng đã có những bước phát triển vượt trội và đúng hướng Lĩnh vực tế bào gốc ba năm trở lại đây đã tạo thành một nền. ..Hạn chế về công nghệ: So sánh với các nước bạn và trên thế giới trình độ năng lực nghiên cứu CNSH của ViệtNam còn có khoảng cách lớn và không thể so sánh được với những nước công nghiệp phát triển Chưa có những thành tựu mang tính đột phá Các kết quả nghiên cứu phần lớn là CNSH truyền thống và mới chỉ dừng ở quy mô phòng thí nghiệm, chưa được áp dụng nhiều vào thực tế Các thành tựu về công nghệ sinh... quản lý, tiếp thị nhưng bộ phận nghiên cứu và phát triển sản phẩm sẽ đóng vai trò chủ chốt Ra sức đào tạo những nhà khoa học giỏi tại những trường Đại học lớn trong nước và tạo cơ hội được đi nghiên cứu sinh để trau dồi them kiến thức, để bắt kịp với các nước đang phát triển ngành công nghệ tế bào gốc IV TIỀMNĂNG CỦA NỀN CÔNG NGHỆ SINH HỌC ĐỘNG VẬT 4.1 Tiềmnăng công nghệ sinh học tế bào gốc PGS.TS... mới cho ViệtNam – công nghiệp Tế Bào Gốc Đặc biệt, việc PGS.TS.BS Phan Toàn Thắng tìm ra tế bào gốc từ màng dây rốn đã làm thế giới phải sửng sốt, mở ra triển vọng chữa trị nhiều bệnh tật, cũng như cải thiện, chăm sóc sắc đẹp ngay tại ViệtNam FBM tiên phong trong công nghệ, hoạt động dựa trên nền tảng khoa học và ứng dụng hiệu quả những công nghệ này, hội tụ các chuyên gia, các nhà khoa học trong và. .. (Reproductive Biotech - RB) a) Mục đích: mục tiêu chính của CNSH trong sinh sản là nhằm nâng cao khả năng sinh sản của gia súc và tăng tốc độ cải thiện tiềmnăng di truyền của gia súc, do đó góp phần đáng kể gia tăng sản phẩm chăn nuôi Đồng thời RB cũng tạo cơ hội lớn cho việc nhân nhanh và rộng khắp các chất liệu di truyền tốt (nhũng gia súc đực, cái có khả năng sinh sản, sản xuất cao) RB cũng là một công cụ... gây đa xuất noãn và động dục đồng loạt, từ đó giúp gia tăng tối Trang 23 đa khả năng khai thác tiềmnăng di truyền tốt của con cái giống Đồng thời, việc bảo quản đông lạnh trứng và phôi cũng giúp cho phân phối chất liệu di truyền tốt được thuận lợi và rộng khắp hơn, cũng như giúp bảo tồn những nguồn gien quý Ước tính, có khoảng 440.000 ET trên bò, 17.000 ET trên cừu, 2.500 ET trên ngựa và 1.200 ET trên... thống tổ chức nghiên cứu, đào tạo về CNSH động vật Một số cán bộ được đào tạo tương đối chính quy, có khả năng tiếp cận những công nghệ mới Xây dựng được một số phòng thí nghiệm CNSH động vật tiếp cận một cách chọn lọc những thành tựu khoa học - công nghệ hiện đại và từng bước vận dụng chúng trong điều kiện cụ thể của ViệtNam Đã bước đầu ứng dụng CNSH động vật vào sản xuất trong lĩnh vực công nghệ... thực tiễn để đánh giá, mô tả vànâng cao khả năng sinh sản của bò trên cả hai quy mô cá thể và toàn đàn Siêu âm đã được sử dụng hiệu quả nhằm đánh giá cấu trúc và hoạt động của buồng trứng, chẩn đoán bệnh trong đường sinh sản của con đực và cái, khám phá những mang thai bất thường, xác định khả năng sống của phôi và bào thai, xác định mang thai đôi, dự đoán giới tính của thai và chẩn đoán sớm sự mang thai, . Trang 1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG………………… TIỂU LUẬN TIỀM NĂNG VÀ THÁCH THỨC CHO NỀN CNSH VIỆT NAM Trang 2 LỊCH SỬ CỦA. sinh để trau dồi them kiến thức, để bắt kịp với các nước đang phát triển ngành công nghệ tế bào gốc. IV. TIỀM NĂNG CỦA NỀN CÔNG NGHỆ SINH HỌC ĐỘNG VẬT 4.1. Tiềm năng công nghệ sinh học tế. liễu và chăm sóc da thẩm mỹ; hỗ trợ chất lượng liền sẹo trong ngoại khoa và phẫu thuật thẩm mỹ. Tế bào gốc và các chế phẩm chứa một lượng protein tốt, các chất nền tảng giúp cho chức năng tế