Lý thuyết cảnh báo sớm kinh tế

Một phần của tài liệu Cơ hội, thách thức và giải pháp đối với đầu tư nước ngoài vào Việt Nam sau khi gia nhập WTO .DOC (Trang 28 - 29)

Sau 2 cuộc khủng hoảng tài chính năm 1994 – 1995 tại Châu Mỹ Latinh và Châu Á năm 1997 – 1998 công tác Cảnh báo sớm được nhiều nước đặc biệt chú ý và coi đây là chìa khoá đảm bảo sự ổn định trong phát triển kinh tế.

Phân loại khủng hoảng rất khó khăn vì nó thường bắt đầu từ lĩnh vực này rồi lan sang lĩnh vực khác nhưng có đặc điểm chung đó là các cuộc khủng hoảng đều dẫn đến một kết cục cực xấu cho nền kinh tế đất nước.

Khái niệm:

Khủng hoảng kinh tế là sự suy giảm các hoạt động kinh tế kéo dài và trầm trọng hơn

suy thoái trong chu kỳ kinh tế.

Khủng hoảng kinh tế là sự rối loạn, mất cân bằng, mất ổn định của hệ thống kinh tế

quốc gia, làm cho hệ thống kinh tế mất khả năng phát triển vững chắc trong một thời gian nhất định. Sự mất ổn định, mất khả năng phát triển vững chắc có thể xảy ra trên thị trường tài chính, tiền tệ và cả trên thị trường sản xuất hàng hoá và dịch vụ

Khủng hoảng tiền tệ là trạng thái mà ở đó một cuộc tấn công vào đồng nội tệ dẫn đến

sự thâm hụt phần lớn dự trữ ngoại tệ và làm mất giá nhanh chóng đồng nội tệ

Cảnh báo sớm kinh tế ( Early Warning System - EWS) là việc thu thập, theo dõi,

tổng hợp và phân tích các thông tin, chỉ số kinh tế, từ đó đưa ra các tín hiệu cảnh báo kịp thời các nguy cơ mang tính khủng có thể xảy ra với nền kinh tế và đề xuất các giải pháp để ngăn chặn và hạn chế tối đa những tác động bất lợi cho nền kinh tế đất nước.

Thời gian đưa ra thường là 24 tháng nhưng theo Goldstein, Kaminsky và Reihart (2000) với nghành ngân hàng là 1 – 12 tháng trước khi khủng hoảng xảy ra.

Một phần của tài liệu Cơ hội, thách thức và giải pháp đối với đầu tư nước ngoài vào Việt Nam sau khi gia nhập WTO .DOC (Trang 28 - 29)