Trong thí nghiệm nuôi thương phẩm cá trê vàng trong aođất thì môi trường là một trong những yếu tố được quan tâm nhiều nhất. Vì chúng tác động rất lớn đến quá trình sinh trưởng và phát triển củađộng vật thủy sinh. Các yếu tố môi trường trong thí nghiệmđược xác định là: nhiệt độ, pH. Các giá trị môi trường được xác định cụ thể ởBảng 4.1.
Bảng 4.1Điều kiện môi trường trong thí nghiệm
Chỉtiêu NT1 NT2
Nhiệtđộ (C0) S 25,7 ± 0,27 25,7 ± 0,30
C 28,7 ± 0,07 28,6 ± 0,33
pH S 7,10 ± 0,09 7,20 ± 0,09
C 7,70 ± 0,07 7,80 ± 0,10
Ghi chú: Giá trịcủa bảng là sốtrung bình vàđộ lệch chuẩn.
Qua bảng 4.1 cho thấy nhiệt độ được ghi nhận trong quá trình nuôi dao động trung bình từ25,7 - 28,70C , nhiệt độ vào buổi sáng thấp nhất ở A5 là 25,30C và cao nhất ở A2 và A6 với nhiệtđộ là 25,90C (Phụlục A1). Nhiệtđộ vào buổi chiều cao nhấtở A3 là 28,80C và thấp nhất ở A2, A4 với 28,60C (Phụ lục A1). Nhiệt độ của các ao vào buổi sáng và buổi chiều có sựkhác biệt lớn nhưvậy là do thí nghiệmđược thực hiện ngoài trời và diện tích ao nuôi nhỏ nên nhiệt độ dể biến động và thí nghiệm thực hiện từtháng 1đến tháng 5 nên nhiệt độgiữa buổi sáng và chiều trên lệch nhau lớn. Nhìn chung nhiệt độ nước ở các ao của cả 2 nghiệm thức không chênh lệch nhau lớn khi đo cùng 1 thời điểm do thí nghiệm được bố trí cùng diện tích và cùng địađiểm.
Theo Trương Quốc Phú (2002), nhiệt độ thích hợp cho tôm, cá vùng nhiệt đới nằm trong khoảng 25 - 320C . Tuy nhiên cá có thểchịuđựng nhiệtđộ trong khoảng biến thiên từ 20 - 350C. Như vậy, nhiệt độ và dao động nhiệt giữa sáng và chiều trong thời gian thực nghiệm là thích hợp cho sựphát triển của cá.
pH có ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp đến đời sống của thủy sinh vật thông qua quá trình hóa học, sinh học. Khi pH quá cao hoặc quá thấpđều không thuận lợi cho sự phát triển của thủy sinh vật. Theo Trương Quốc Phú (2009), các loài thủy sinh vật sinh trưởng tốt khi pH nằm trong khoảng 7,5 - 8,5, sinh trưởng chậm thậm chí là chết khi pH nằm ngoài khoảng đó. Trong thí nghiệm nuôi thương phẩm cá trê vàng daođộng từ7,1 - 7,9 hoàn toàn phù hợp cho sựphát triển của cá. pH được xácđịnh vào buổi sáng thấp nhất ở A3 và cao nhất ởA4; vào buổi chiều giá trị này đạt thấp nhất ở A2 và cao nhất ở A5 (Phụ lục A2). Nhìn chung, pH vào buổi chiều cao hơn
buổi sáng là do thí nghiệm được bốtrí ngoài trời, cường độánh sáng vào buổi chiều cao làm cho ánh sáng hấp thụqua nước lớn từ đó quá trình quang hợp của tảo trong ao cũng lớn hơnđãgóp phần làm cho pH tăng theo.