1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

SKKN một số phương pháp giúp HS lớp 8 lập đúng phương trình hóa học

22 741 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 22
Dung lượng 310 KB

Nội dung

Với những lý do trên, tôi chọn đề tài sáng kiến kinh nghiệm: “Một số phương pháp giúp học sinh lớp 8 lập đúng các phương trình hoá học” làm vấn đề nghiên cứu để giúp các em học sinh tham

Trang 1

PHẦN I: PHẦN MỞ ĐẦU

I- LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:

Ở lớp 8 học sinh mới bắt đầu làm quen với môn học mới là môn Hoáhọc, vì thế có không ít học sinh gặp khó khăn khi học tập bộ môn này, nhất làkhi tự mình lập nhanh và đúng các phương trình hoá học để giải tốt các bàitoán hoá học

Qua thực tế giảng dạy tôi thấy học sinh rất lúng túng khi đi tìm hệ sốthích hợp đặt trước các công thức, do đó việc lập phương trình hoá học là mộtnội dung khó đối với học sinh

Với những lý do trên, tôi chọn đề tài sáng kiến kinh nghiệm: “Một số

phương pháp giúp học sinh lớp 8 lập đúng các phương trình hoá học” làm

vấn đề nghiên cứu để giúp các em học sinh tham khảo và tự rèn luyện chomình những kinh nghiệm bổ ích trong quá trình học tập bộ môn Hoá học mộtcách tự tin và hứng thú

II- NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI:

- Giúp cho các em học sinh nắm vững kiến thức và có thêm một số kỹnăng vận dụng các kiến thức đó để lập đúng các phương trình hoá học

- Tìm hiểu một số phương pháp giúp học sinh lập đúng các phương trìnhhoá học

- Trên cơ sở đó đề xuất một số ý kiến trong việc giúp học sinh lập đúngcác phương trình hoá học

Trang 2

III- PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH:

1 Phương pháp quan sát

2 Phương pháp trò chuyện

3 Phương pháp điều tra

4 Phương pháp tổng hợp tài liệu

5 Phương pháp tổng kết kinh nghiệm

IV- CƠ SỞ VÀ THỜI GIAN TIẾN HÀNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI:

1 Cơ sở nghiên cứu:

- Trong nhiều năm học tôi được phân công giảng dạy bộ môn Hoá lớp 8 vàlớp 9 ở trường THCS Tây An Nhìn chung hầu hết học sinh ở đây là con giađình nông dân nên đời sống còn gặp nhiều khó khăn thiếu thốn, các em ngoàigiờ học trên lớp ở nhà còn phụ giúp gia đình nên thời gian đầu tư cho việchọc còn ít, nhiều em khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức còn chậm dẫnđến việc học tập bộ môn Hoá của các em còn gặp nhiều khó khăn

- Căn cứ vào tình hình thực tế của học sinh khi học bộ môn Hoá ở trường

THCS Tây An, tôi mạnh dạn chọn đề tài: “Một số phương pháp giúp học

sinh lớp 8 lập đúng các phương trình hoá học” làm cơ sở cho việc nghiên

cứu của mình

2 Thời gian tiến hành nghiên cứu đề tài:

Trong quá trình giảng dạy tại trường THCS Tây An, tôi đã nghiên cứu

đề tài : “Một số phương pháp giúp học sinh lớp 8 lập đúng các phương trình

hoá học” từ năm học 2006 – 2007 đến nay.

Trang 3

PHẦN II: PHẦN KẾT QUẢ

I- TÌNH TRẠNG SỰ VIỆC HIỆN TẠI:

Qua việc quan sát, trò chuyện và điều tra tình hình về sự lĩnh hội cách lậpphương trình hoá học của học sinh ở trường THCS Tây An nói chung và cáctrường THCS khác ở huyện Tây Sơn nói riêng tôi thấy:

- Có rất nhiều học sinh hiểu cách lập phương trình hoá học một cách mơhồ

- Kỹ năng lập phương trình hoá học của nhiều học sinh còn kém, các emchọn các hệ số thiếu chính xác Đa số các em còn lúng túng không biết phảibắt đầu cân bằng từ nguyên tố nào trước

- Cũng qua điều tra và trò chuyện với nhiều học sinh và các giáo viênđang giảng dạy bộ môn Hoá học khác, tôi đã biết được một số nguyên nhânđưa đến việc HS không cân bằng được một phương trình hoá học:

Thứ nhất, do học sinh không chú ý vào tiết dạy: Đa số những học sinh

này thuộc loại những học sinh học yếu - kém Trong giờ học Hoá chẳng thấythích thú gì cả, vì thấy học môn Hoá quá khó, thầy giáo hướng dẫn cách cânbằng nhanh quá các em không tiếp thu kịp, từ đó thấy chán không muốn học

Thứ hai, do học sinh thiếu điều kiện học tập: Đa số học sinh loại này do

điều kiện gia đình khó khăn, các em phải phụ giúp gia đình (như trông em,cắt cỏ, chăn bò,…) có ít thời gian học và tìm hiểu, nên khi đến lớp chưa có đủ

cơ sở để lĩnh hội kiến thức mới

Trang 4

Thứ ba, do học sinh thấy mình không có năng lực: Đa số những em này

thấy việc cân bằng phương trình hoá học quá khó khăn, khi cân bằng lạikhông chính xác, điều này vẫn thường xuyên xảy ra làm cho các em chánnản, mất tự tin cho rằng mình không có năng lực học bộ môn Hoá

II NỘI DUNG GIẢI PHÁP MỚI:

Như những nguyên nhân đã nêu trên, để góp phần nâng cao chất lượngdạy và học bộ môn hoá, trước hết phải có những biện pháp tích cực giúp chohọc sinh lập đúng các phương trình hoá học Muốn vậy trong quá trình giảng

dạy giáo viên cần phải hướng dẫn cho học sinh nắm chắc ba bước lập phương

trình hoá học, cụ thể:

Bước 1: Viết sơ đồ của phản ứng: gồm công thức hóa học của các chất

phản ứng và sản phẩm

Bước 2: Cân bằng số nguyên tử của mỗi nguyên tố: tìm hệ số thích hợp

đặt trước các công thức

Bước 3: Viết phương trình hoá học: thay dấu “   ” bằng dấu “   ”

Lưu ý: Mấy điều cần nhớ khi lập phương trình hoá học:

- Viết sơ đồ phản ứng: Không được viết thiếu chất, viết sai công thức hoá học Để viết đúng công thức hoá học, phải nhớ hoá trị nguyên tử và nhóm nguyên tử.

- Trong quá trình cân bằng không được thay đổi các chỉ số nguyên tử trong

các công thức hoá học.

Trang 5

Nhằm giúp cho các em học sinh nắm vững những thao tác và phươngpháp lập đúng các phương trình hoá học phù hợp với trình độ nhận thức củacác em để các em học tốt hơn môn Hoá học, qua kinh nghiệm thực tế giảngdạy tôi đã tìm hiểu và lựa chọn một số phương pháp cơ bản, cụ thể như sau:

Phương pháp thứ nhất:

Nguyên tắc chung: Để lập phương trình hoá học theo phương pháp này ta

cần thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: Viết đúng công thức hoá học của các chất tham gia và sản phẩm Bước 2: Chọn hệ số phân tử sao cho số nguyên tử của mỗi nguyên tố ở hai

vế đều bằng nhau Cách làm như sau:

- Nên bắt đầu từ những nguyên tố mà số nguyên tử có nhiều và không bằng

nhau.

- Trường hợp số nguyên tử của một nguyên tố ở vế này là số chẵn và ở vế kia là số lẻ thì trước hết phải đặt hệ số 2 cho chất mà số nguyên tử là số lẻ, rồi tiếp tục đặt hệ số cho phân tử chứa số nguyên tử chẵn ở vế còn lại sao cho số nguyên tử của nguyên tố này ở hai vế bằng nhau.

Bước 3: Viết phương trình hoá học.

Lập phương trình hoá học bằng phương

pháp chẵn – lẻ.

Trang 6

Lập phương trình hoá học của phản ứng có sơ đồ sau:

P + O2 P2O5

Lập phương trình hoá học của phản ứng có sơ đồ sau:

Fe + O2 Fe2O3

Ví dụ 1:

Bước 1: Viết sơ đồ của phản ứng: P + O2 P2O5

Bước 2: Cân bằng số nguyên tử của mỗi mỗi nguyên tố:

- Cả P và O đều có số nguyên tử không bằng nhau

- Bắt đầu từ nguyên tố O có nhiều nguyên tử hơn Trước hết phải làmchẵn số nguyên tử O tức là đặt hệ số 2 trước công thức P2O5

- Tiếp đó đặt hệ số 5 trước O2 và 4 trước P Như vậy cả hai bên đều có

10 O và 4 P

Bước 3: Viết phương trình hoá học:

4P + 5O2 2P2O5

Ví dụ 2:

Bước 1: Viết sơ đồ của phản ứng: Fe + O2 Fe2O3

Bước 2: Cân bằng số nguyên tử của mỗi nguyên tố:

- Cả Fe và O đều có số nguyên tử không bằng nhau

- Bắt đầu từ nguyên tố O có nhiều nguyên tử hơn Trước hết phải làmchẵn số nguyên tử O tức là đặt hệ số 2 trước công thức Fe2O3

- Tiếp đó đặt hệ số 3 trước O2 và 4 trước Fe Như vậy cả hai bên đều có

Trang 7

Lập phương trình hoá học của phản ứng có sơ đồ sau:

KClO3 KCl + O2

Lập phương trình hoá học của phản ứng có sơ đồ sau:

Na + H2O    NaOH + H2

Ví dụ 3:

Bước 1: Viết sơ đồ của phản ứng: KClO3 KCl + O2

Bước 2: Cân bằng số nguyên tử của mỗi nguyên tố:

- K, Cl có số nguyên tử bằng nhau

- O có số nguyên tử không bằng nhau, một bên là 3, bên kia là 2

- Bắt đầu từ nguyên tố O có nhiều nguyên tử hơn Trước hết phải làmchẵn số nguyên tử O tức là đặt hệ số 2 trước công thức KClO3

- Tiếp đó đặt hệ số 3 trước O2 và 2 trước KCl Như vậy cả hai bên đềucó 6 O, 2K và 2Cl

Bước 3: Viết phương trình hoá học:

2KClO3 2KCl + 3O2

thường số nguyên tử của 2 loại nguyên tố kết hợp thành một nhóm nguyên tử, ta coi cả nhóm tương đương với một nguyên tố.

Ví dụ 4:

Bước 1: Viết sơ đồ của phản ứng: Na + H2O    NaOH + H2

Bước 2: Cân bằng số nguyên tử của mỗi nguyên tố:

- Na, O có số nguyên tử bằng nhau

- H có số nguyên tử không bằng nhau, một bên là 2, bên kia là 3

Trang 8

Lập phương trình hoá học của phản ứng có sơ đồ sau:

Al + H2SO4    Al2(SO4)3 + H2

Lập phương trình hoá học của phản ứng có sơ đồ sau:

NaOH + Fe2(SO4)3    Fe(OH)3 + Na2SO4

- Bắt đầu từ H, đặt 2 trước NaOH để làm chẵn số nguyên tử H

- Tiếp đó đặt 2 trước Na và 2 trước H2O Kiểm tra lại số nguyên tử haibên đã bằng nhau

Bước 3: Viết phương trình hoá học:

2Na + 2H2O    2NaOH + H2

Ví dụ 5:

Bước 1: Viết sơ đồ của phản ứng: Al + H2SO4    Al2(SO4)3 + H2

Bước 2: Cân bằng số nguyên tử của mỗi nguyên tố:

- Nhóm SO4 tương đương như một nguyên tố

- Vậy nhóm SO4 có nhiều nhất và lại không bằng nhau ở hai vế, nên tacân bằng trước Bắt đầu từ nhóm SO4

- Đặt hệ số 3 trước phân tử H2SO4 để làm cho số nguyên tử của nhóm

SO4 ở hai vế bằng nhau

- Đặt hệ số 3 trước H2 và 2 trước Al Kiểm tra lại số nguyên tử ở haibên đã bằng nhau

Bước 3: Viết phương trình hoá học:

2Al + 3H2SO4    Al2(SO4)3 + 3H2

Ví dụ 6:

Trang 9

Bước 1: Viết sơ đồ của phản ứng:

NaOH + Fe2(SO4)3    Fe(OH)3 + Na2SO4

Bước 2: Cân bằng số nguyên tử của mỗi nguyên tố:

- Ta coi nhóm SO4 và nhóm OH mỗi nhóm tương đương như mộtnguyên tố

- Vậy nhóm SO4 và OH có nhiều nhất và lại không bằng nhau ở hai vế,nên ta cân bằng trước

- Đặt hệ số 3 trước Na2SO4 và NaOH để làm cho số nguyên tử củanhóm SO4 và nhóm OH ở hai vế phương trình bằng nhau

3NaOH + Fe2(SO4)3    Fe(OH)3 + 3Na2SO4

- Tiếp đó cân bằng số nguyên tử Na, vì một bên 6, một bên 3 Đặt thêm

2 trước NaOH

2  3NaOH + Fe2(SO4)3    Fe(OH)3 + 3Na2SO4

- Tiếp đó cân bằng số nhóm OH vì một bên 6, một bên 3 Đặt thêm 2trước Fe(OH)3

6NaOH + Fe2(SO4)3    2Fe(OH)3 + 3Na2SO4

Kiểm tra lại số nguyên tử và nhóm nguyên tử hai bên đã bằng nhau

Bước 3: Viết phương trình hoá học:

6NaOH + Fe2(SO4)3    2Fe(OH)3 + 3Na2SO4

Nhận xét chung về phương pháp:

- Vận dụng phương pháp này học sinh dễ dàng lập nhanh và đúng với đasố các phương trình hoá học

Trang 10

- Tuy nhiên, phương pháp này rất khó áp dụng đối với những phươngtrình phức tạp.

- Chú ý: Phương pháp này có thể áp dụng cho nhiều đối tượng học sinh.

 Phương pháp thứ thứ hai:

Nguyên tắc chung: Để lập phương trình hoá học theo phương pháp này ta

cần thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: Đặt hệ số cân bằng các chữ a, b, c, d,…đứng trước các chất trong

phản ứng.

Bước 2: - Lập phương trình theo nguyên lý bảo toàn nguyên tố 2 vế.

- Chọn ẩn số bất kì = 1 Rồi giải nghiệm các ẩn số đó.

- Nhân nghiệm tìm được với một số thích hợp để các hệ số là số nguyên.

Bước 3: Viết phương trình hoá học.

Trang 11

Lập phương trình hoá học của phản ứng theo sơ đồ sau:

- Nhân tất cả các nghiệm với 2, ta được: a = 1; b = 3; c = 2

Bước 3: Viết phương trình hoá học:

Trang 12

Bước 3: Viết phương trình hoá học:

- Nhân tất cả các nghiệm với 2, ta được: a = 2; b = 2; c = 2; d = 1

Bước 3: Viết phương trình hoá học:

Trang 13

Bước 1: Đặt hệ số a, b, c, d, e, f đứng trước các chất trong phản ứng:

- Nhân tất cả các nghiệm với 2, ta được: a = 2; b = 16; c = 2; d = 2; e = 5; f = 8

Bước 3: Viết phương trình hoá học:

2KMnO4 + 16HCl    2MnCl2 + 2KCl + 5Cl2 + 8H2O

Nhận xét chung về phương pháp:

- Vận dụng phương pháp này học sinh sẽ áp dụng dễ dàng với hầu hếtcác phương trình hoá học đặc biệt với các phản ứng phức tạp

- Tuy nhiên, việc giải phương trình đại số khá phức tạp, khó khăn nênphương pháp này chủ yếu áp dụng cho những học sinh khá – giỏi

Phương pháp thứ ba:

Lập phương trình hoá học bằng phương

pháp hệ số thập phân

Trang 14

Lập phương trình của phản ứng hoá học có sơ đồ sau:

P + O2 P2O5

Lập phương trình của phản ứng hoá học có sơ đồ sau:

Al2O3 Al + O2

Nguyên tắc chung: Để lập phương trình hoá học theo phương pháp này ta

cần thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: Chọn các hệ số là số nguyên hay phân số đặt trước các công thức

hoá học sao cho số nguyên tử của các nguyên tố ở hai vế bằng nhau

Bước 2: Quy đồng mẫu số rồi khử mẫu.

Bước 3: Viết phương trình hoá học.

Trang 15

Nhận xét chung về phương pháp:

- Vận dụng phương pháp này tương tự như phương pháp chẵn – lẻ, họcsinh sẽ áp dụng hiệu quả với các phương trình hoá học đơn giản

- Tuy nhiên, phương pháp này rất khó áp dụng đối với những phươngtrình phức tạp

Trang 16

Lập phương trình của phản ứng hoá học có sơ đồ sau:

Fe + O2 Fe2O3

Nguyên tắc chung: Để lập phương trình hoá học theo phương pháp này ta

cần thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: Xác định bội số chung nhỏ nhất của các chỉ số nguyên tố đó trong

công thức hoá học

Bước 2: Lấy bội số chung nhỏ nhất lần lượt chia các chỉ số trong từng công

thức hoá học để được các hệ số Sau đó cân bằng các nguyên tố còn lại

Bước 3: Viết phương trình hoá học.

Chú ý: Thường bắt đầu từ nguyên tố nào có số nguyên tử nhiều và không

bằng nhau ở 2 vế phương trình.

Ví dụ 1:

Bước 1:

- O có số nguyên tử nhiều và không bằng nhau ở 2 vế

- Ta chọn nguyên tố oxi để cân bằng trước: Bội số chung nhỏ nhất của hai chỉsố 2 và 3 là 6

Bước 2: - Ta lấy 6 : 3 = 2  đặt hệ số 2 trước công thức Fe2O3

- Ta lấy 6 : 2 = 3  đặt hệ số 3 trước công thức O2 ta được:

Trang 17

Lập phương trình của phản ứng hoá học có sơ đồ sau:

- O có số nguyên tử nhiều và không bằng nhau ở 2 vế

- Ta chọn nguyên tố oxi để cân bằng trước: Bội số chung nhỏ nhất của hai chỉsố 2 và 5 là 10

Bước 2: - Ta lấy 10 : 5 = 2  đặt hệ số 2 trước công thức P2O5

- Ta lấy 10 : 2 = 5  đặt hệ số 5 trước công thức O2 ta được:

Nhận xét chung về phương pháp:

- Phương pháp này áp dụng hiệu quả với những phương trình hoá học đơngiản

- Tuy nhiên, phương pháp này rất khó áp dụng đối với những phươngtrình phức tạp

III KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC:

Trang 18

các năm học vừa qua, tôi nhận thấy kỹ năng lập phương trình hoá học của họcsinh được củng cố một cách vững chắc, kết quả học tập của học sinh đượcnâng cao, cụ thể:

BẢNG THỐNG KÊ KẾT QUẢ LẬP PTHH CỦA HỌC SINH

TRONG CÁC BÀI KIỂM TRA MỘT TIẾT

Năm học T.số HS

Nhìn qua bảng thống kê số liệu theo từng năm học, ta thấy số lượnghọc sinh sau khi vận dụng các phương pháp lập phương trình hoá học nêu trênvào các bài làm kểm tra một tiết trong từng năm học tăng lên rõ rệt

- Năm học: 2006 – 2007 là năm đầu tiên áp dụng các phương pháp trênvào giảng dạy, số học sinh lập đúng PTHH chỉ đạt 65%

- Trong 2 năm tiếp theo, số học sinh lập đúng PTHH tăng lên 70.1% rồiđến 85.4%

Trên đây chỉ là một kết quả khả quan trong quá trình thử nghiệm củabản thân tôi

PHẦN III: KẾT LUẬN

- Trên đây chỉ giới thiệu một số phương pháp lập phương trình hoá họcđiển hình mà học sinh thường gặp phải trong quá trình học bộ môn hoá ở cấpTHCS Ngoài ra, lên cấp PTTH các em còn gặp nhiều phương pháp lập

Trang 19

phương trình hoá học nhanh và chính xác khác nữa, trong đó có các phươngpháp cân bằng như “electron” hoặc “ion- eclectron” Tuy nhiên với trình độcủa học sinh lớp 8 chưa thể cân bằng được theo các phương pháp này.

- Trong suốt thời gian viết đề tài tôi luôn cố gắng thông qua thực tế giảngdạy trên lớp để kiểm nghiệm đề tài và ngược lại Trước tiên cần giúp HS nắmvững một cách có hệ thống về cách cân bằng PTHH Sau đó từng bước nângdần kĩ năng, tập dượt cho các em lập các phương trình hoá học từ đơn giảnđến phức tạp Trong quá trình luyện tập các em dần dần khắc phục các sailầm của mình khi gặp phải Học sinh sẽ bắt đầu cảm nhận được niềm vui khitự mình lập được phương trình hoá học Những HS khá giỏi môn Hoá hứngthú tìm đến với các phương trình khó, những HS yếu cũng tự tin hơn khi lậpcác phương trình cơ bản Kết quả kiểm tra khả năng lập phương trình hoá họccủa học sinh cũng được nâng dần

Tóm lại, đề tài này chỉ nêu một vài phương pháp khắc phục, tuy còn rấtnhiều phương pháp hơn nữa, nhưng vì thời gian và khả năng có hạn nên tôikhông thể đưa ra được nhiều phương pháp hơn nữa Cuối cùng cũng rất mongsự đóng góp chân thành và thẳng thắn của quý đồng nghiệp và các em họcsinh để tôi có thể sửa chữa bổ sung nhằm nâng cao hiệu quả dạy học, đó lànguồn động viên và kinh nghiệm quý báu để giúp bản thân tôi trong quá trìnhgiảng dạy sau này được tốt hơn

Tôi xin chân thành cảm ơn !

* ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ:

Ngày đăng: 20/12/2014, 15:34

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w