O PHẠM VĂM TỚI Trường THPT Võ Thị Sáu Giải B PHẦN I: MỞ ĐẦU Công tác thi đua, khen thưởng ngày càng trở thành một trong những công cụ hỗ trợ đắc lực trong công tác quản lí trường học; là
Trang 1O PHẠM VĂM TỚI (Trường THPT Võ Thị Sáu) Giải B
PHẦN I: MỞ ĐẦU
Công tác thi đua, khen thưởng ngày càng trở thành một trong những công cụ hỗ trợ đắc lực trong công tác quản lí trường học; làm tốt công tác thi đua, khen thưởng không những góp phần tạo ra động lực cho phong trào thi đua dạy tốt, học tốt mà qua phong trào đó, những nhân tố tích cực được phát hiện và khen thưởng kịp thời sẽ tác động không nhỏ động viên tinh thần trách nhiệm, lòng nhiệt tình, sự say mê sáng tạo của đội ngũ thầy cô giáo, góp phần trong việc hoàn thành nhiệm vụ công tác và nâng cao chất lượng giáo dục
Lúc sinh thời, Bác Hồ thường nhắc nhở: “Thi đua khen thưởng là động lực phát triển và là biện pháp quan trọng để xây dựng con người mới, thi đua yêu nước phải được tiến hành thường xuyên, liên tục hàng ngày” và Người cũng chỉ rõ: “Thi đua là yêu nước, yêu nước thì phải thi đua và những người thi đua là những người yêu nước nhất” Trong giai đoạn xây dựng đất nước hiện nay, trước những thời cơ và thách thức vô cùng to lớn, công tác thi đua, khen thưởng càng có vị trí hết sức quan trọng
Tuy nhiên, công tác thi đua, khen thưởng trong những năm gần đây vẫn còn những bất cập Vẫn còn một số tập thể, cá nhân chưa thực sự coi trọng và quan tâm đúng mức công tác thi đua khen thưởng, nên các phong trào thi đua còn mang tính hình thức, chưa thiết thực và hiệu quả Vẫn còn tư tưởng chỉ chú trọng khen thưởng mà coi nhẹ phát động và tổ chức các phong trào thi đua; đề xuất khen thưởng tràn lan, mất tính chất lựa chọn tiêu biểu
Trường THPT Võ Thị Sáu cũng không nằm ngoài những bất cập đó Những năm học trước đây, việc tổ chức thực hiện công tác thi đua khen thưởng tại trường chưa được coi trọng đúng mức Trong công tác thi đua khen thưởng chưa có định hướng cụ thể trong từng năm học và trong từng đợt ngắn hạn; khi kết thúc một chương trình công tác hoặc cuối học kì, cuối năm học, lúc xét bình xét thi đua, thường làm theo cảm tính Cách làm như vậy không những không động viên, khích lệ được tinh thần hăng say, lao động, sáng tạo của người lao động mà còn gây nên những tác dụng ngược lại với mục đích thi đua
Qua khảo sát kết quả công tác thi đua khen thưởng của trường trong hai năm học 2005-2006 và 2006-2007, mỗi năm chỉ có từ 1 đến 2 chiến sĩ thi đua cơ sở, chủ yếu tập trung ở cán bộ quản lí trường học trong khi đó chủ thể của quá trình giáo dục là đội ngũ thầy cô giáo thì ít khi nhận được danh hiệu thi đua này; chưa có giáo viên nào được tặng Bằng khen của UBND tỉnh hoặc của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo
Sau khi được phân công về làm công tác quản lí tại trường THPT Võ Thị Sáu, từ năm học
2007-2008, tôi đã phối hợp với Công đoàn cơ sở, từng bước nghiên cứu lập kế hoạch tổ chức thực hiện công tác
Trang 2thi đua khen thưởng và hoàn thiện dần trong các năm học sau Bước đầu đã thúc đẩy phong trào thi đua dạy tốt, học tốt trong đơn vị Số học sinh có hạnh kiểm yếu đã giảm dần, nề nếp và đạo đức của học sinh đã có chuyển biến rõ nét, học sinh đã biết chào hỏi, hiện tượng học sinh tham gia đánh nhau đã giảm hẳn Số học sinh có học lực trên trung bình tăng, hằng năm đều có học sinh giỏi bộ môn vòng tỉnh Số giáo viên đạt danh hiệu cao đã tăng và đã được tặng bằng khen của UBND tỉnh hoặc của Bộ Giáo dục - Đào tạo
Như vậy, việc tổ chức phong trào thi đua dạy tốt, học tốt trong nhà trường, không phải là một việc tùy tiện thực hiện theo chủ quan, theo sở thích của một cá nhân hay đơn vị nào mà là trách nhiệm của các cấp quản lí giáo dục, đội ngũ thầy cố giáo, học sinh và các lực lượng giáo dục khác Bản thân đã thực hiện các biện pháp và mang lại hiệu quả bước đầu tại trường THPT Võ Thị Sáu nên chúng tôi mạnh dạn tổng kết kinh nghiệm của mình nhằm góp phần đưa phong trào thi đua dạy tốt, học tốt của trường ngày càng đi lên
Chúng tôi nghĩ rằng, sáng kiến kinh nghiệm này không những áp dụng có hiệu quả tại trường, là đơn vị còn khó khăn về điều kiện cơ sở vật chất, đầu vào của học sinh hằng năm có điểm tuyển là thấp, mà còn có thể áp dụng cho các có sở giáo dục khác
PHẦN II: NỘI DUNG I- CƠ SỞ
LÍ LUẬN:
Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu đã cho chúng ta những kho tàng trí tuệ vô giá, trong đó có tư tưởng về thi đua yêu nước Người dạy: “ Thi đua góp phần cải tạo con người, vì nó là một cách rất tốt, rất thiết thực để làm cho mọi người tiến bộ” “Thi đua làm hạn chế mặt xấu và làm tăng mặt tốt, mặt tích cực trong mỗi con người” “Thi đua là yêu nước, muốn yêu nước thì phải thi đua”
Trong nhiều bài nói, bài viết, thư khen của Chủ tịch Hồ Chí Minh về công tác thi đua, Người thường dạy: Đã thi đua thì phải có khen thưởng, “thi đua là gieo trồng, khen thưởng là thu hoạch” Thi đua và khen thưởng phải luôn gắn bó với nhau, bổ sung và hỗ trợ cho nhau Trên cơ sở thi đua, có thể chọn lựa những cá nhân và tập thể tiêu biểu nhất, xứng đáng nhất để kịp thời khen thưởng Đồng thời, khen thưởng đúng người, đúng việc thì sẽ động viên và thúc đẩy phong trào thi đua Vì vậy, trong các phương pháp cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh coi thi đua và khen thưởng không những là động lực phát triển xã hội mà còn là công cụ quản lí của nhà nước, phải được tiến hành thường xuyên, liên tục hằng ngày, ở mọi cấp, mọi ngành, mọi lĩnh vực
Thi đua là hoạt động có tổ chức với sự tham gia tự nguyện của cá nhân, tập thể nhằm phấn đấu đạt được thành tích tốt nhất Khen thưởng là việc ghi nhận, biểu dương, tôn vinh công trạng và khuyến khích bằng lợi ích vật chất đối với cá nhân, tập thể có thành tích Danh hiệu thi đua là hình thức ghi nhận, biểu dương, tôn vinh cá nhân, tập thể có thành tích trong phong trào thi đua
Mục tiêu của thi đua là nhằm tạo động lực, động viên, lôi cuốn, khuyến khích mọi cá nhân, tập thể phát huy truyền thống, thế mạnh, khả năng, năng lực của mình để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao “ Công
Trang 3thể, cá nhân phát huy truyền thống yêu nước, hăng hái thi đua “Dạy tốt - Học tốt”, năng động, lao động sáng tạo, vươn lên hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển của ngành giáo dục” (Thông tư 21/2008/TT-BGDĐT)
II- THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ:
Trong những năn trước đây, nhiều giáo viên, nhân viên và kể cả cán bộ quản lí, do nhiều lí do khác nhau, không nắm vững các quy định cơ bản của Luật thi đua, khen thưởng; các hướng dẫn của ngành về công tác thi đua, khen thưởng; thậm chí nhiều giáo viên không nắm rõ các danh hiệu thi đua và điều kiện cần thiết để được công nhận danh hiệu đó thì làm sao có cơ sở phấn đấu thi đua dạy tốt !?
Đa số học sinh của trường có đầu vào thấp, học lực yếu; thái độ và động cơ học tập của học sinh còn hạn chế; chất lượng giảng dạy không thể nào cao hơn hoặc bằng bình quân chung của thị xã ( vì thị xã Châu Đốc chỉ có 2 trường THPT Võ Thị Sáu và Thủ Khoa Nghĩa ) nên phần nào ảnh hưởng đến tư tưởng của đội ngũ giáo viên vì cho rằng có phấn đấu, cố gắng đến đâu cũng khó đạt được tiêu chí thi đua về chất lượng giảng dạy
Việc bình xét thi đua của trường trước đây không có tiêu chí rõ ràng nên việc xét duyệt các danh hiệu thi đua cuối năm thường mang tính chủ quan của một vài cá nhân
Một thực trạng khác cũng làm cho các cá nhân mặc dù rất tích cực, hoàn thành tốt công tác nhưng ngại đăng kí thi đua vì sợ phải viết sáng kiến kinh nghiệm hoặc dự thi giáo viên dạy giỏi Thực tế, năm học 2005-2006 và 2006-2007, cả trường chỉ có từ 2 đến 3 sáng kiến kinh nghiệm và một vài giáo viên dạy giỏi cấp trường
Công tác thi đua khen thưởng của trường trong những năm trước đây có nhiều bất cập Các danh hiệu thi đua cao chỉ tập trung ở một vài cán bộ quản lí còn những cá nhân trực tiếp giảng dạy thì rất ít hoặc không có; dẫn đến sự động viên không thiết
thực, giảm ý nghĩa của phong trào thi đua
III- CÁC BIỆN PHÁP ĐÃ TIẾN HÀNH ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
1- Thành lập Ban chỉ đạo, xây dựng kế hoạch tổ chức và thực hiện công tác thi đua, khen thưởng: Để định hướng công tác thi đua, khen thưởng, tổ chức tốt phong trào thi đua dạy tốt, học tốt; Ngay từ đầu năm học, chúng tôi đã thành lập Ban chỉ đạo công tác thi đua, khen thưởng; xây dựng kế hoạch tổ chức và thực hiện công tác thi đua, khen thưởng của năm học Căn cứ nhiệm vụ năm học của ngành, chúng tôi tổ chức họp liên tịch bộ tứ do Chi ủy chủ trì để định hình các nội dung tư tưởng, nội dung công tác, yêu cầu chất lượng qua từng mốc thời gian thi đua cụ thể, nội dung thi đua suốt năm học và mỗi đợt Nội dung kế hoạch thi đua thường bao gồm:
Trang 4tập thể để tổ chức phát động, nhằm thực hiện tốt nhất công việc hàng ngày, hàng tháng, hàng quý, hàng năm của đơn vị Trên cơ sở kế hoạch chung, Ban chấp hành Công đoàn quán triệt, xác định nhiệm vụ cụ thể của từng bộ phận, cá nhân Công đoàn chủ trì mở hội nghị cán bộ, viên chức để chính quyền trình bày dự thảo kế hoạch; thảo luận, đóng góp ý kiến xây dựng kế hoạch và chương trình công tác trong năm học Công đoàn tổ chức kí cam kết giao ước thi đua, đăng kí thi đua, đăng kí đề tài nghiên cứu khoa học, sáng kiến kinh nghiệm và đồ dùng dạy học tự làm
chương trình, đề án hoặc giải quyết những nhiệm vụ đột xuất trong một thời gian nhất định như : Hội thi giáo viên dạy giỏi, thi học sinh giỏi, hội thi văn nghệ, thể dục thể thao (TDTT), các chủ điểm giáo dục nhân ngày 20/11, 22/12, 8/
3, 26/3,… Chúng tôi chia thành 4 đợt trong năm học:
Đợt 1 ( từ đầu năm học đến 20/11 ): Chủ đề “Tích cực giảng dạy-học tập, tổ chức hoạt động văn nghệ, TDTT chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam (NGVN) 20/
11” Nội dung:
Đối với giáo viên, viên chức: Ổn định tổ chức, xây dựng các kế hoạch đầu năm; giảng dạy đúng chương trình, đảm bảo ngày giờ công; chú trọng đổi mới phương pháp để nâng cao chất lượng giảng dạy, tăng cường sử dụng các phương tiện công nghệ thông tin trong giảng dạy; Viên chức hành chính và bộ phận phục vụ giảng dạy đảm bảo năng suất lao động, tiết kiệm, an toàn trật tự trường học; tham gia thao giảng, dự giờ; tích cực bồi dưỡng học sinh giỏi; tích cực tham gia các hoạt động văn nghệ, TDTT; Hoàn thành đầy đủ các nhiệm vụ khác
Đối với học sinh: Ổn định nề nếp, chấp hành nghiêm túc nội qui, rèn luyện hạnh kiểm tốt; tích cực học tập, phấn đấu vào đội tuyển học sinh giỏi; phòng chống ma túy xâm nhập trường học; tích cực tham gia hoạt động TDTT, văn nghệ chào mừng
ngày NGVN; đảm bảo an toàn giao thông
Đợt 2 ( từ sau 20/11 đến hết học kì I): Chủ đề “ Nâng cao chất lượng giảng dạy-học tập hoàn thành tốt nhiệm vụ HK1” Nội dung:
Đối với giáo viên, viên chức: Thực hiện nhiệm vụ chung như giai đoạn 1, không vi phạm các qui định chuyên môn và qui định về đạo đức nhà giáo Giảng dạy đạt kết quả cao trong kì thi học sinh giỏi cấp tỉnh, trong kiểm tra học kì 1 Coi thi, chấm thi học kì nghiêm túc Hoàn thành các chỉ tiêu qui định về dự giờ thao giảng, hoàn thành điểm số đúng qui định
Đối với học sinh: Rèn luyện hạnh kiểm tốt, học tập đạt khá giỏi trong học kỳ 1 Phấn đấu đạt học sinh giỏi cấp tỉnh Tiếp tục phòng chống ma túy và các tệ nạn xã hội xâm nhập trường, đảm bảo an toàn giao
Trang 5Đợt 3 (từ đầu học kì II đến 26/3 ): Chủ đề “ Tích cực giảng dạy-học tập, hoạt động kỉ niệm ngày Quốc tế phụ nữ 8/3 và sinh nhật Đoàn TNCS 26/3”
Đối với giáo viên, viên chức: Thực hiện nhiệm vụ chung như đợt 1, 2 Tham gia thao giảng, hội giảng Tham gia các hoạt động vì sự tiến bộ của phụ nữ, các hoạt động kỉ niệm 8/3, 26/3
Đối với học sinh: Tiếp tục rèn luyện hạnh kiểm tốt và phấn đấu học giỏi Đoàn viên, thanh niên gương mẫu trong học tập và sinh hoạt Phòng chống ma túy và tệ nạn xã hội, đảm bảo an toàn giao thông
Đợt 4 ( từ sau 26/3 đến hết năm học): Chủ đề “ Tập trung mọi nỗ lực để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm học”
Đối với giáo viên, viên chức: Thực hiện tốt nhiệm vụ chung như đợt 1, 2, 3 Giáo viên bảo đảm hoàn tất chương trình đúng qui định Viên chức bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ phân công Hoàn thành điểm số hồ
sơ, sổ sách đúng hạn Coi thi, chấm thi học kì nghiêm túc Phấn đấu đạt danh hiệu LĐ tiên tiến, CSTĐ, giáo viên dạy giỏi cấp trường, tỉnh
Đối với học sinh: Phấn đấu đạt học sinh giỏi, học sinh tiên tiến vào cuối năm học Học sinh 12 phấn đấu dự thi tốt nghiệp đạt kết quả cao Học sinh các lớp khác phấn đấu đủ điều kiện lên lớp thẳng Tiếp tục phòng chống ma túy và tệ nạn xã hội
2- Xây dựng bộ tiêu chí thi đua của đơn vị:
Thực tế trong những năm qua trước đây, ngoài các văn bản hướng dẫn của trên về công tác thi đua khen thưởng, đơn vị không xây dựng các tiêu chí cụ thể áp dụng cho đơn vị; vì thế việc đánh giá thi đua thường dựa trên một số ý kiến cảm tính và các danh hiệu thi đua thường tập trung vào một vài cá nhân là cán bộ quản lí Kết quả thi đua không phản ảnh được hoạt động dạy và học, sự phấn đấu của các cá nhân và tập thể ; từ đó dẫn đến khen thưởng không chính xác, không có tính thuyết phục, làm giảm giá trị của các danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng, làm mất tác dụng giáo dục, động viên của thi đua, khen thưởng Cách làm như vậy không những không động viên, khích lệ được tinh thần hăng say, lao động, sáng tạo của người lao động mà còn gây nên những tác dụng ngược lại với mục đích thi đua
Để khắc phục tình trạng trên, đảm bảo tính công bằng hợp lí trong công tác thi đua, một trong những vấn đề quan trọng hàng đầu của công tác thi đua khen thưởng là xây dựng chương trình, có đăng kí thi đua, có nội dung thi đua và có những tiêu chí thi đua cụ thể Chúng tôi đã bàn bạc trong Ban chấp hành Công doàn, xây dựng bộ tiêu chí đánh giá thi đua sát với tình hình của đơn vị; các tổ Công đoàn thảo luận và góp ý; tập thể sư phạm biểu quyết và thực hiện Trong bộ tiêu chí này, ngoài các tiêu chí quy định trong các văn bản hướng dẫn của Sở, trường đã cụ thể hóa thêm mộït số vấn đề như sau:
Thí dụ, đối với danh hiệu thi đua của cá nhân:
- Hoàn thành nhiệm vụ: Ngoài các tiêu chí theo quy định, cá nhân phải đảm bảo việc tham gia đầy đủ các buổi học tập chính trị, Nghị quyết, không nghỉ quá 50% thời gian học (trừ trường hợp có những lí do thật
Trang 6đặc biệt được xác minh đúng); có đầy đủ hồ sơ chuyên môn theo quy định; 100% hồ sơ chuyên môn xếp loại trung bình (TB) trở lên trong đó 50% trở lên xếp loại khá trở lên; không gian lận trong thi cử, kiểm tra, đánh giá và tính điểm; 100% giờ dạy được đánh giá từ TB trở lên; trong năm học: Nghỉ có lí do chính đáng không quá 40 ngày ( không xét những trường hợp nghỉ chế độ thai sản ở cả 2 học kì ), không để trống quá 3 tiết ( trừ trường hợp có những lí do thật đặc biệt được xác minh đúng ) Lên lớp, vào họp muộn từ 20 phút trở lên không quá 3 lần Lên lớp, vào họp muộn dưới 20 phút không quá 5 lần
đầy đủ các buổi học tập chính trị, Nghị quyết không nghỉ quá
35% thời gian học (trừ trường hợp có những lí do thật đặc biệt được xác minh đúng);
có đầy đủ hồ sơ chuyên môn theo quy định; có 100% hồ sơ chuyên môn xếp loại khá trở lên trong đó 50% trở lên xếp loại tốt; 100% giờ dạy được đánh giá từ khá trở lên; dạy đúng theo PPCT, tiến hành kiểm tra, chấm điểm , tính điểm, vào điểm (sổ điểm và học bạ), ghi, kí sổ đầu bài, đúng quy định và thời gian theo kế hoạch của nhà trường Trong năm học, không nghỉ quá 5 ngày, không để trống tiết (trừ trường hợp có những lí
do thật đặc biệt được xác minh đúng) Lên lớp, vào họp muộn từ 20 phút trở lên không quá 1 lần lên lớp, vào họp muộn từ 10 phút đến dưới 20 phút không quá 2 lần Lên lớp, vào họp muộn dưới 10 phút không quá 3 lần
các tiêu chí: Trong năm học: Không nghỉ quá 5 ngày ; không để trống tiết (trừ trường hợp có những lí do thật đặc biệt được xác minh đúng); không lên lớp, vào họp muộn từ 20 phút trở lên; lên lớp, vào họp muộn từ 10 phút đến dưới 20 phút không quá 1 lần; lên lớp, vào họp muộn dưới 10 phút không quá 2 lần
đạt đủ các tiêu chuẩn sau: Phải đạt danh hiệu thi đua từ “Lao động tiên tiến” trở lên; nhiệt tình, có trách nhiệm trong công tác chủ nhiệm lớp, được học sinh lớp chủ nhiệm tín nhiệm; tìm hiểu và nắm vững học sinh trong lớp về mọi mặt để có biện pháp tổ chức giáo dục sát đối tượng, nhằm thúc đẩy sự phát triển của cả lớp; trong năm học phải đến được các gia đình học sinh của lớp có hoàn cảnh khó khăn và học sinh cá biệt; có những biện pháp giáo dục tập thể lớp tiến bộ được sự công nhận của nhà trường ( Đặc biệt là sự tiến bộ của những học sinh cá biệt) Phối hợp với các giáo viên bộ môn, Đoàn thanh niên và các tổ chức xã hội có liên quan trong hoạt động giảng dạy và giáo dục học sinh
Đối với các danh hiệu thi đua tập thể, chúng tôi cũng đã xây dựng các tiêu chí cụ thể trên cơ sở các văn bản hướng dẫn của Sở
Đối với học sinh, ngoài việc áp dụng Quy chế 40, 51 về xếp loại học lực và hạnh kiểm , chúng tôi cũng đã xây dựng các tiêu chí cụ thể để xép loại hạnh kiểm và qua đó làm cơ sở để tặng danh hiệu thi đua cho học sinh ở cuối học kỳ I và cuối năm
3- Tổ chức học tập và quán triệt các văn bản hướng dẫn về công tác thi đua; tổ chức công tác vận động và tuyên truyền:
Một thực tế đang tồn tại trong đội ngũ cán bộ, giáo viên của trường trong những năm trước đây là
Trang 7thiếu thông tin về công tác thi đua khen thưởng như về mục đích yêu cầu, các tiêu chuẩn để được công nhận danh hiệu thi đua, về việc thực hiện hồ sơ thi đua khen thưởng nên việc tham gia, đăng kí không khí thế, thậm chí có biểu hiện dè bỉu đối với các đồng chí tích cực và tham gia tốt công tác này
Để khắc phục nhược điểm trên, từ năm học 2007-2008, hằng năm vào đầu năm học trường đã phối họp với Công đoàn quán triệt các văn bản hướng dẫn của trên về công tác thi đua khen thưởng, như giới thiệu Luật Thi đua, Khen thưởng ngày 26/11/
2003; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng ngày14/06/
2005; giới thiệu Nghị định số 121/2005/NĐ-CP ngày 30/09/2005 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng; giới thiệu Thông tư 21/2008/TT-BGDĐT ngày 22/04/2008 của Bộ GDĐT về việc hướng dẫn thi đua khen thưởng (TĐKT) ngành giáo dục Triển khai Hướng dẫn số 83/HD-GDĐT ngày 29/11/2007 và Hướng dẫn số 476/GDĐT-VP ngày 18/04/2008 ( năm học 2007-2008), Hướng dẫn số 52/HD-GDĐT ngày 23/09/2008 và Hướng dẫn số 673/GDĐT-VP ngày 21/05/2009 (năm học 2008-2009), Hướng dẫn số 50/HD-SGDĐT ngày 15/09/2009 (năm học 2009-2010) Đến nay, các tổ bộ môn, tổ Công đoàn đã có đủ các văn bản phục vụ tốt cho công tác thi đua khen thưởng
Tất cả các văn bản hướng dẫn về công tác thi đua khen thưởng, chúng tôi đều tổ chức triển khai và sao lưu cho các bộ phận, tổ chuyên môn
4- Tổ chức nghiên cứu khoa học, viết sáng kiến kinh nghiệm và tự làm đồ dùng dạy học:
Một thực tế khác cũng làm cho các cá nhân ngán ngại đăng kí thi đua là việc viết sáng kiến kinh nghiệm, mặc dù đa số các cá nhân đó là rất tích cực, hoàn thành tốt các công tác được giao Để khắc phục tình trạng trên, từ đầu năm học chúng tôi cố gắng vận động các đồng chí này đăng kí đề tài viết sáng kiến kinh nghiệm liên quan đến lĩnh vực công tác, liên quan đến bộ môn giảng dạy của mình hoặc trên cơ sở kết quả giảng dạy công tác của những năm trước, chúng tôi gợi ý cho các đồng chí đó tiếp tục cải tiến và đăng kí đề tài
Một khâu quan trọng nữa là vấn đề viết sáng kiến như thế nào để mô tả hết công việc mà cá nhân đã làm sao cho phù hợp với cơ sở lí luận, cơ sở thực tiễn Để giải quyết vấn đề này, chúng tôi tổ chức bồi dưỡng cách viết và cử các đồng chí có nhiều kinh nghiệm hỗ trợ các đồng chí này
Thí dụ, trong năm học 2008-2009, thầy Lê Thành Tài, giáo viên bộ môn Vật lí, có nhiều sáng kiến trong việc sử dụng máy chiếu overhead và đem lại hiệu quả tích cực trong giảng dạy nhưng khả năng viết một báo cáo khoa học, một đề tài nghiên cứu thì hạn chế Nhờ được hướng dẫn và hỗ trợ về thu thập dữ liệu, về cách viết nên sáng kiến của thầy đã đạt giải B cấp tỉnh; hoặc như trường hợp thầy Phan Trung Nhựt, giáo viên bộ môn Thể dục, trong quá trình giảng dạy môn học, thầy có sáng kiến làm đồ dùng dạy học để phục vụ cho việc thị phạm đới với học sinh, qua dự giờ thăm lớp chúng tôi đã góp ý để hoàn thiện đồ dùng dạy học đáp ứng yêu cầu về tính sáng tạo; hiệu quả; khoa học và sư phạm; kết quả, đồ dùng dạy học của thầy đã đạt giải B cấp
Trang 8tỉnh Hoặc như trường hợp của thầy Đặng Văn Lâm, giáo viên dạy Toán, kiêm nhiệm công tác chủ nhiệm, nhiều năm liền duy trì sĩ số 100%, chúng tôi mời thầy báo cáo điển hình trước hội đồng sư phạm, nhân điển hình trong công tác chủ nhiệm và hướng dẫn thầy viết sáng kiến kinh nghiệm về đề tài duy trì sĩ số
Nhờ làm tốt công tác vận động, phát hiện và bồi dưỡng nên phong trào sáng kiến kinh nghiệm của trường trong các năm học gần đây có nhiều chuyển biến và khởi sắc Qua việc viết sáng kiến kinh nghiệm, đội ngũ thầy cô giáo đã đúc kết và trao đổi những kinh nghiệm quý báu, những ý tưởng sáng tạo của mình trong quá trình giảng dạy, góp phần đáng kể vào việc nâng cao chất lượng đội ngũ, nâng cao chất lượng giáo dục tại đơn vị
5- Tổ chức theo dõi, kiểm tra, đánh giá công tác thực hiện:
Nhằm giúp các cá nhân mạnh dạn đăng kí thi đua, chúng tôi rà soát lại các danh hiệu thi đua đã đạt được trong các năm trước, xem đồng chí nào đủ điều kiện thì tiếp tục động viên, nhắc nhở để đăng kí phấn đấu Để làm được việc này, chúng tôi hết sức chú ý đến công tác thống kê lưu trữ Mỗi cán bộ, giáo viên đều có một phiếu theo dõi thi đua , trong đó ghi lại kết quả danh hiệu thi đua đã đạt được, giấy khen, bằng khen các loại; sáng kiến kinh nghiệm, đồ dùng dạy học tự làm đã được giải cấp trường, cấp tỉnh trong năm học đồng thời lưu trữ các giấy chứng nhận, quyết định để sử dụng khi cần thiết Đây là môt việc rất qua cũng trọng,
vì thường cán bộ, giáo viên không nhớ rõ danh hiệu mình đã đạt được trong các năm trước và không ít cá nhân lưu trữ hồ sơ thi đua của mình
Trang 9Để việc tổ chức, thực hiện công tác thi đua khen thưởng đảm bảo yêu cầu, từ năm học 2008-2009-theo chỉ đạo của Sở -trường đã cử một nhân viên văn phòng kiêm nhiệm công tác thi đua khen thưởng và đã được tập huấn công tác, trong đó có việc thường xuyên cập nhật dữ liệu về kết quả thi đua khen thưởng từng năm của từng cá nhân và tập thể
Thí dụ: Bảng theo dõi thi đua khen thưởng của trường năm học 2008-2009
IV- CÁC KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC:
Do được triển khai cụ thể, có kế hoạch và thực hiện các biện pháp cụ thể nên công tác thi đua khen thưởng của trường THPT Võ Thị Sáu trong hai năm học
2007-2008, 2008-2009 và học kì I năm học 2009 -2010 đạt được những kết quả phấn khởi; giáo viên đã tự tin hơn trong hoạt động dạy học của mình; học sinh đã tự tin và đã có động cơ hơn trong việc học tập Số sáng kiến kinh nghiệm, đồ dùng dạy học, các sản phẩm dạy học của giáo viên đều tăng so với các năm học trước; số giáo viên đạt thành tích cao trong hoạt động giảng dạy tăng cao Hạnh kiểm khá, tốt của học sinh trong các năm đều tăng, hạnh kiểm yếu giảm, số học sinh cá biệt, quậy phá hầu như không còn; năng lực học tập của học sinh đã cải thiện đáng kể, số học sinh có học lực khá, giỏi và trên trung bình đều tăng, dự thi học sinh giỏi vòng tỉnh ở các bộ môn đều có giải, số học sinh giỏi toàn diện tăng Cụ thể:
Trang 101- Đối với đội ngũ giáo viên:
2- Đối với học sinh:
a- Bảng so sánh kết quả học tập và rèn luyện của học sinh trước và sau khi thực hiện sáng kiến kinh nghiệm:
b- Trong các hoạt động giáo dục khác: Tham gia tốt các hoạt động giáo dục khác do ngành và địa phương tổ chức, giải nhất Hội thi ATGT năm 2009; trong năm học 2008-2009 không có học sinh liên quan đến tệ nạn xã hội và ma túy, được Tỉnh đoàn khen về việc tốt cuộc vận động “ Học tập và làm theo