1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ kinh tế mở rộng tín dụng đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa của các ngân hàng thương mại trên địa bàn TP HCM

144 1K 12

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 144
Dung lượng 1,93 MB

Nội dung

Bảng 1.2: Phân loại DNNVV tại Philippin 3Bảng 2.2: Số lượng doanh nghiệp mới đăng ký kinh doanh và số vốn đăng Bảng 2.3: Nhu cầu vốn bình quân của một DNNVV trên địa bàn Tp Hồ Bảng 3.14:

Trang 1

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Người hướng dẫn khoa học: TS LẠI TIẾN DĨNH

TP.HỒ CHÍ MINH – NĂM 2013

Trang 2

Để thực hiện luận văn “Mở rộng tín dụng đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa

của các ngân hàng thương mại trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh”, tôi đã tự mình

nghiên cứu, tìm hiểu vấn đề, vận dụng kiến thức đã học và trao đổi với giảng viên

hướng dẫn, bạn bè, …

Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số

liệu và kết quả trong luận văn này là những thông tin xác thực

TP Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2013Người thực hiện luận văn

Đồng Thị Kim Chi

Trang 3

TRANG PHỤ BÌA

LỜI CAM ĐOAN

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ

MỞ ĐẦU

Lý do chọn đề tài

Mục tiêu nghiên cứu

Phương pháp, đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu

Kết cấu của luận văn nghiên cứu

CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN TỔNG QUAN VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ MỞ RỘNG TÍN DỤNG NHTM ĐỐI VỚI DNNVV

1.1 Doanh nghiệp nhỏ và vừa 1

1.1.1 Khái niệm và phân loại doanh nghiệp nhỏ và vừa 1

1.1.2 Các đặc điểm chuyên biệt của doanh nghiệp nhỏ và vừa 4

1.1.3 Vai trò của các doanh nghiệp nhỏ và vừa 6

1.2 Tín dụng ngân hàng thương mại đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa 10

1.2.1 Đặc điểm của tín dụng ngân hàng đối với loại hình DNNVV 10

1.2.2 Vai trò của tín dụng ngân hàng thương mại đối với DNNVV 12

1.2.3 Các loại hình cấp tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa 14

1.3 Mở rộng tín dụng ngân hàng thương mại đối với DNNVV 16

1.3.1 Khái niệm mở rộng tín dụng ngân hàng đối với DNNVV 16

1.3.2 Ý nghĩa của việc mở rộng tín dụng NHTM đối với DNNVV 16

Trang 4

nghiệp nhỏ và vừa 22

1.4 Mô hình nghiên cứu 29

1.4.1 Cơ sở của mô hình nghiên cứu 29

1.4.2 Mô hình sử dụng nghiên cứu trong luận văn 34

1.5 Kinh nghiệm mở rộng tín dụng đối với DNNVV tại một số nước trên thế giới 35 * Kết luận chương 1 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI CÁC DNNVV CỦA CÁC NHTM TRÊN ĐỊA BÀN TP HỒ CHÍ MINH 2.1 Khái quát thực trạng của các DNNVV 39

2.1.1 Số lượng các DNNVV trên địa bàn TP Hồ Chí Minh thời gian qua 39

2.1.2 Vốn đăng ký kinh doanh của các DNNVV 40

2.1.3 Nhu cầu vốn của các DNNVV 41

2.2 Thực trạng hoạt động tín dụng của các NHTM 42

2.3 Thực trạng mở rộng tín dụng NHTM đối với DNNVV trên địa bàn TP.HCM .46 2.4 Đánh giá thực trạng mở rộng tín dụng NHTM đối với DNNVV 56

2.4.1 Những kết quả đã đạt được 56

2.4.2 Những hạn chế còn tồn tại và nguyên nhân 58

* Kết luận chương 2 CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH ĐỊNH LƯỢNG TÁC ĐỘNG CỦA CÁC NHÂN TỐ ĐẾN MỞ RỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DNNVV CỦA NHTM 3.1 Thiết kế nghiên cứu 65

3.1.1 Nghiên cứu sơ bộ 65

3.1.2 Nghiên cứu chính thức 65

3.2 Xây dựng thang đo 67

3.2.1 Thang đo từ chối cấp tín dụng 68

3.2.2 Thang đo tiếp tục cấp tín dụng 69

3.2.3 Thang đo khó khăn khi giao dịch tín dụng 70

Trang 5

3.3 Thông tin mẫu nghiên cứu 72

3.4 Kiểm định mô hình đo lường 73

3.4.1 Kiểm định Cronbach Alpha đối với các thang đo 73

3.4.2 Phân tích nhân tố khám phá (EFA) 75

3.4.3 Điều chỉnh mô hình nghiên cứu 78

3.5 Kiểm định các giả thuyết và mô hình nghiên cứu 80

3.6 Phân tích tác động của các nhân tố đối với mở rộng tín dụng 85

* Kết luận chương 3 CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP MỞ RỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI CÁC DNNVV CỦA CÁC NHTM TRÊN ĐỊA BÀN TP HỒ CHÍ MINH 4.1 Định hướng mở rộng tín dụng đối với các DNNVV của các NHTM trên địa bàn Tp HCM 89

4.2 Giải pháp mở rộng tín dụng đối với các DNNVV của các NHTM trên địa bàn Tp HCM 92

4.2.1 Đối với các ngân hàng thương mại 92

4.2.2 Đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa 97

4.2 3 Đối với các cơ quan có thẩm quyền 103

* Kết luận chương 4

KẾT LUẬN

TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

Trang 7

Bảng 1.2: Phân loại DNNVV tại Philippin 3

Bảng 2.2: Số lượng doanh nghiệp mới đăng ký kinh doanh và số vốn đăng

Bảng 2.3: Nhu cầu vốn bình quân của một DNNVV trên địa bàn Tp Hồ

Bảng 3.14: Mức độ quan trọng của các nhân tố đối với mở rộng tín dụng 85

Trang 8

Hình 2.1: Tăng trưởng tín dụng của toàn hệ thống 54

Trang 9

DNNVV ngày càng khẳng định vai trò không thể thiếu của mình và có nhiềuđóng góp quan trọng cho nền kinh tế quốc dân Để có thể duy trì nhịp độ phát triển vàtiếp tục có nhiều đóng góp quan trọng cho nền kinh tế thì DNNVV đòi hỏi cần cónhiều hỗ trợ hơn nữa, trong đó yêu cầu về vốn là vấn đề thiết yếu nhất Trong cáckênh cung ứng vốn, nguồn tài trợ từ tín dụng ngân hàng được xem là quan trọng vàhiệu quả nhất đối với các DNNVV hiện nay TDNH có ưu điểm là có rất nhiều cácNHTM với hệ thống mạng lưới chi nhánh rộng khắp, khả năng cung ứng vốn dồi dàohơn, hình thức tài trợ đa dạng, thời hạn vay linh hoạt, và kèm theo các dịch vụ tư vấnđầu tư, …

Tuy nhiên, các doanh nghiệp vừa và nhỏ hiện đang phải đối mặt với khó khăntrong việc tiếp cận các nguồn tài trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh, đặc biệt là cáckhoản vay ngân hàng Những khó khăn trong vấn đề tiếp cận vốn vay ngân hàng củacác doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam có thể xuất phát từ cả phía các ngân hàngthương mại và bản thân các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việc phát triển TDNH đối vớicác DNNVV đồng thời cũng mở ra tiềm lực tăng trưởng tín dụng nhanh chóng và lâudài cho hoạt động của hệ thống NHTM

Vấn đề đặt ra là làm thế nào để tháo gỡ những khó khăn cho đôi bên và tạo điềukiện cho doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể tiếp cận với các sản phẩm tài trợ tín dụng từngân hàng, thúc đẩy sản xuất là thực sự cần thiết cho các nhà quản lý trong chiến lượctăng trưởng và phát triển trước tình hình nền kinh tế tài chính trong nước và trên thếgiới nhiều biến động như hiện nay Cùng chung trong bối cảnh đó, các DNNVV và cácđơn vị NHTM tại thành phố Hồ Chí Minh cũng không phải đứng ngoài cuộc, càng đặcbiệt hơn khi đây là một trung tâm kinh tế trọng điểm có quy mô lớn ở khu vựcphía Nam

Trang 10

Mục tiêu nghiên cứu

Nghiên cứu đi vào làm rõ lý luận về tín dụng đối với DNNVV, vai trò củaTDNH đối với DNNVV, mở rộng TDNH đối với DNNVV Đánh giá thực trạng,những hạn chế trong việc mở rộng tín dụng đối với DNNVV của các ngân hàng thươngmại trên địa bàn, sử dụng các kết quả có được qua việc phân tích khảo sát để từ đó đưa

ra những giải pháp mở rộng tín dụng đối với DNNVV tại các NHTM trên địa bànthành phố Hồ Chí Minh

Nghiên cứu góp phần giúp các đơn vị ngân hàng thương mại và các doanhnghiệp nhỏ và vừa có thêm cơ sở trong việc xem xét thực hiện mở rộng tín dụng tại địabàn Đồng thời thực hiện xây dựng mô hình xác định những tác động, ảnh hưởng đếnvấn đề mở rộng tín dụng Từ đó, các ngân hàng thương mại có định hướng để gia tăngphát triển việc cấp tín dụng cho DNNVV, còn các doanh nghiệp nhỏ và vừa sẽ cónhững điều chỉnh linh hoạt phù hợp hơn khi muốn gia tăng quan hệ tín dụng với cácNHTM

Phương pháp, đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Nghiên cứu sử dụng hai phương pháp định tính và định lượng Phần phân tíchthực trạng chủ yếu sử dụng các số liệu thứ cấp để phân tích tình hình thực tế, từ đó rút

ra những mặt tích cực đã đạt được, những điểm hạn chế còn tồn tại và nguyên nhân củacủa các hạn chế này Phần phân tích định lượng nhằm thu thập, phân tích dữ liệu khảosát, cũng như ước lượng và kiểm định mô hình nghiên cứu để xác định các nhân tốthực sự có ảnh hưởng đến mở rộng tín dụng cũng như hệ số của các nhân tố này trongphương trình hồi quy tuyến tính

Trang 11

Đối tượng nghiên cứu: “Mở rộng tín dụng đối với các doanh nghiệp nhỏ và

vừa của các ngân hàng thương mại trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh”

Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu

Trong bối cảnh phát triển kinh tế quốc gia nói chung, phát triển kinh tếtại khu vực Tp HCM nói riêng, khoảng thời gian vừa qua là quãng thời gian đầykhó khăn thách thức cùng với những biến động khủng hoảng ở các lĩnh vực kinh tế,tài chính, ngân hàng diễn ra trên khắp thế giới và khu vực từ năm 2007 đến nay.Trước tình hình đó, đề tài nghiên cứu đi vào tìm hiểu thực trạng tài trợ TDNH đốivới các DNNVV của các NHTM trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh; đúc kết kinhnghiệm trong việc cấp tín dụng cho các DNNVV, phân tích, đánh giá những khó khănvướng mắc của các DNNVV trong việc tiếp cận nguồn tài trợ từ ngân hàng cũngnhư việc cấp tín dụng cho các DNNVV của các NHTM trên địa bàn Từ đó tìm racác giải pháp nhằm mở rộng tín dụng tài trợ các DNNVV của các NHTM, đồng thờigiúp cho các DNNVV cải thiện khả năng tiếp cận nguồn vốn ngân hàng, tạo điều kiệnthuận lợi cho các doanh nghiệp này vượt qua thách thức để phát triển trong quá trìnhhội nhập

Trang 12

của các ngân hàng thương mại trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh

 Chương 3: Phân tích định lượng tác động của các nhân tố đến mở rộng tín dụngcủa các ngân hàng thương mại đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa

 Chương 4: Giải pháp mở rộng tín dụng đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa củacác ngân hàng thương mại trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh

Trang 13

CHƯƠNG 1

LÝ LUẬN TỔNG QUAN VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ MỞ

RỘNG TÍN DỤNG NHTM ĐỐI VỚI DNNVV1.1 Doanh nghiệp nhỏ và vừa

1.1.1 Khái niệm và phân loại doanh nghiệp nhỏ và vừa

Thực tế cho đến nay, khó có thể có một định nghĩa mang tính phổ về loại hìnhDNNVV do môi trường kinh doanh của các doanh nghiệp này thường không đồng nhất

và không ổn định Nhìn chung, khi quy định về DNNVV, các quốc gia thường căn

cứ vào quy mô vốn của doanh nghiệp, số nhân công, tổng doanh thu, tổng tài sản củadoanh nghiệp,… Mỗi quốc gia sử dụng những tiêu thức khác nhau tùy thuộc vào đặcđiểm của từng quốc gia, từng giai đoạn phát triển kinh tế mà đưa ra khái niệm riêng

về DNNVV Trên thế giới, có nhiều tiêu chuẩn để phân loại các doanh nghiệp khácnhau và cả cách phân loại doanh nghiệp cũng khác nhau Thông thường, hai tiêu chuẩnđược sử dụng để phân loại doanh nghiệp là số lao động được sử dụng và quy mô vốn

World Bank quan niệm rằng DNNVV là những doanh nghiệp có quy mô nhỏ bé

về phương diện vốn, lao động, doanh thu DNNVV có thể chi thành ba loại: doanhnghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệp vừa Khối EU cũng phân loạidoanh nghiệp căn cứ trên quy mô lao động, sau đó tiếp tục bổ sung các ngưỡng tàichính để phân loại DNNVV

Theo quan niệm của Ngân hàng thế giới (WB) thì doanh nghiệp nhỏ và vừa lànhững doanh nghiệp có qui mô vốn, lao động và doanh thu nhỏ bé Căn cứ vào quanniệm trên, doanh nghiệp nhỏ và vừa được chia làm ba loại như sau:

- Doanh nghiệp siêu nhỏ: là các doanh nghiệp có không quá 10 lao động,

tổng giá trị tài sản hoặc nguồn vốn không quá 100.000 USD và tổng doanh thuhàng năm không quá 100.000 USD

Trang 14

- Doanh nghiệp nhỏ: là các doanh nghiệp có không quá 50 lao động, tổng

giá trị tài sản hoặc nguồn vốn không quá 3.000.000 USD và tổng doanh thu hàngnăm không quá 3.000.000 USD

- Doanh nghiệp vừa: là các doanh nghiệp có không quá 300 lao động, tổng

giá trị tài sản hoặc nguồn vốn không quá 15.000.000 USD và tổng doanh thu hàngnăm không quá 15.000.000 USD

Theo khối EU, DNNVV là những doanh nghiệp có dưới 250 nhân công vàđược chia thành ba loại sau:

- Doanh nghiệp siêu nhỏ: có dưới 10 nhân công, doanh số 2 triệu Euro, tổng tài

sản 2 triệu Euro

- Doanh nghiệp nhỏ: có từ 10 nhân công đến dưới 50 nhân công, doanh số 10

triệu Euro, tổng tài sản 10 triệu Euro

- Doanh nghiệp vừa: có từ 50 nhân công đến dưới 250 nhân công, doanh số

50 triệu Euro, tổng tài sản 43 triệu Euro

Tiêu thức xác định DNNVV ở một số nước trên thế giới như sau:

Nhật Bản: dựa vào hai tiêu thức là vốn pháp định và số lao động để đưa ra

chuẩn mực về DNNVV cho từng ngành nghề:

Bảng 1.1: Phân loại DNNVV tại Nhật Bản

Nguồn: Viện nghiên cứu và đào tạo về quản lý

Philippin: việc phân loại quy mô doanh nghiệp ở quốc gia thuộc khối ASEAN

này có hai cách căn cứ là theo quy mô vốn hoặc theo số nhân công của doanh nghiệp.Trong đó, cách căn cứ vào tiêu chí vốn được sử dụng phổ biến trong thực tế:

Trang 15

Bảng 1.2: Phân loại DNNVV tại Philippin

Công nghiệp quy mô nhỏ và vừa Tổng tài sản trên 250 nghìn và dưới 1 triệu

Pêsô

ngoài sản xuất và có số lượng nhân viên từ 5 – 99 người, tổng tài sản là 100 nghìn đến 1 triệu Pêsô

Nguồn: Viện nghiên cứu và đào tạo về quản lý

Hàn Quốc: chủ yếu sử dụng tiêu thức số lao động đang làm việc thường xuyên: Bảng 1.3: Phân loại DNNVV tại Hàn Quốc

Ngành nghể Doanh nghiệp nhỏ và vừaVốn Lao động

Ngành chế tạo, vận tải < 500 triệu won < 300 người

Ngành thương mại, dịch vụ < 50 triệu won < 50 người

Nguồn: Viện nghiên cứu và đào tạo về quản lý

Tại Việt Nam, trước đây, Chính phủ đã ban hành nghị định số 90/2001/NĐ-CP

ngày 23 tháng 1 năm 2001về trợ giúp phát triển DNNVV, trong đó xác định rõDNNVV là cơ sở sản xuất, kinh doanh độc lập, đã đăng ký kinh doanh theo pháp luậthiện hành, có vốn đăng ký không quá 10 tỷ đồng hoặc số lao động trung bình hàng nămkhông quá 300 người Ngoài ra không có tiêu chí xác định cụ thể chi tiết doanh nghiệpsiêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp vừa

Hiện nay, căn cứ vào đặc điểm, tình hình thực tế của đất nước cùng với yêu cầucấp thiết trong vấn đề hỗ trợ phát triển đối với các DNNVV, Chính phủ đã ban hànhnghị định số 56/2009/NĐ-CP ngày 30/6/2009 về trợ giúp phát triển DNNVV Theo đóDNNVV được định nghĩa như sau: “Doanh nghiệp nhỏ và vừa là cơ sở kinh doanh đãđăng ký kinh doanh theo quy định pháp luật, được chia thành ba cấp: siêu nhỏ, nhỏ,vừa theo quy mô tổng nguồn vốn (tổng nguồn vốn tương đương tổng tài sản được xác

Trang 16

định trong bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp) hoặc số lao động bình quân năm(tổng nguồn vốn là tiêu chí ưu tiên)”, cụ thể:

Bảng 1.4: Phân loại DNNVV tại Việt Nam

Quy mô

Khu vực

Doanh nghiệp

Số lao động Tổng nguồnvốn Số lao động Tổng nguồnvốn Số lao động

I Nông, lâm

nghiệp và

thủy sản

10 người trởxuống 20 tỷ đồngtrở xuống

từ trên 10người đến

200 người

từ trên 20 tỷđồng đến 100

tỷ đồng

từ trên 200người đến

từ trên 10người đến

200 người

từ trên 20 tỷđồng đến 100

tỷ đồng

từ trên 200người đến

300 ngườiIII Thương

mại và dịch

vụ

10 người trởxuống 10 tỷ đồngtrở xuống

từ trên 10người đến 50người

từ trên 10 tỷđồng đến 50 tỷđồng

từ trên 50người đến

100 người

Nguồn: Nghị định 56/2009/NĐ-CP của Chính phủ

Nghị định cũng nêu rõ “Tùy theo tính chất, mục tiêu của từng chính sách,chương trình trợ giúp mà cơ quan chủ trì có thể cụ thể hóa các tiêu chí nêu trên chophù hợp”

1.1.2 Các đặc điểm chuyên biệt của doanh nghiệp nhỏ và vừa

Tính chuyên biệt thể hiện ở những đặc điểm chỉ riêng có ở các DNNVV, phânbiệt với những doanh nghiệp có quy mô lớn

Các đặc điểm của DNNVV có thể kể đến như sau:

Đây là những doanh nghiệp có quy mô nhỏ cả về vốn lẫn lao động Với bộ máyquản lý gọn nhẹ, DNNVV dễ phản ứng nhanh nhạy với sự biến động của thị trường.Tuy nhiên, đặc điểm này cũng làm cho DNNVV gặp nhiều khó khăn trong hoạtđộng của mình khi muốn mở rộng thị trường hoặc gia tăng sức cạnh tranh trong điềukiện hội nhập kinh tế quốc tế

Trang 17

Khả năng quản lý còn hạn chế: Hầu hết các chủ doanh nghiệp vừa là người quản

lý vừa là người trực tiếp tham giá vào quá trình sản xuất nên mức độ chuyên môntrong quản lý không cao Đôi khi, việc tách bạch giữa các bộ phận không rõ ràng

Trình độ tay nghề của người lao động thấp: Do hạn chế về nguồn tài chính, chế

độ chính sách tiền lương và tiền thương không cao, đặc biệt là do tính không ổn địnhcủa các DNNVV, nhiều doanh nghiệp manh mún, hoạt động phân tán, thường sản xuấttheo thời vụ nên không thu hút người lao động có kỹ năng và tay nghề

Công nghệ lạc hậu: Đây là đặc trưng điển hình ở các DNNVV Máy móc thiết

bị, dây chuyền sản xuất lạc hậu làm cho năng suất lao động thấp, chất lượng sản phẩmcũng như giá thành sản phẩm cao, hạn chế cạnh tranh trong và ngoài nước Trình độcông nghệ thể hiện sức mạnh của một doanh nghiệp, là cơ sở để nâng cao năng suất,chất lượng hàng hoá và dịch vụ

Khả năng tiếp cận thị trường kém, đặc biệt là thị trường nước ngoài: Nguyênnhân chủ yếu là do các doanh nghiệp này mới hình thành, khả năng tài chính cho cáchoạt động marketing không có hoặc cũng chưa có nhiều khách hàng truyền thống.Thêm vào đó, qui mô thị trường của các doanh nghiệp này thường bó hẹp trong phạm

vi địa phương, việc mở rộng ra thị trường mới là rất khó khăn

Xem xét về khía cạnh rủi ro liên quan đến DNNVV trước khi đưa ra các quyếtđịnh tài trợ, có ba loại rủi ro được quan tâm, gồm: rủi ro kinh doanh, rủi ro tài chính, vàrủi ro mang tính đặc thù liên quan đến chủ doanh nghiệp.1

Rủi ro kinh doanh: Được định nghĩa như sự nhạy cảm của các hoạt động doanh

nghiệp trước những thay đổi đột ngột của môi trường, và sự thiếu khả năng của doanhnghiệp trong việc cung ứng các sản phẩm với chi phí cạnh tranh (do thiếu khả năng đápứng chiến lược cạnh tranh, thiếu khả năng áp dụng các công nghệ thích ứng, thiếu hiểubiết về tiến triển của công nghệ và thiết bị sản xuất, thiếu các hoạt động nghiên cứu

1 Trương Quang Thông (2010)

Trang 18

phát triển) Các DNNVV thường bị phụ thuộc mạnh vào một hay một số rất ít kháchhàng, thiếu đa dạng hóa, … Vì vậy những chủ nợ sẽ lựa chọn tài trợ cho DNNVV vớimột lãi suất cao hơn so với các doanh nghiệp lớn Những chủ nhân và những ngườiđiều hành các DNNVV do thường chuyên trách một công việc đặc biệt nào đó tronghoạt động của doanh nghiệp nên ít quan tâm đến các lĩnh vực hoạt động khác (kiếnthức quản lý thiếu, ít chú trọng tổ chức quản lý và hoạch định tài chính doanh nghiệp,

hệ thống tin học và kế toán yếu kém) Điều này cũng tạo thêm lý lẽ cho các chủ nợ khicho rằng rủi ro của các DNNVV là cao hơn rủi ro của các doanh nghiệp lớn

Rủi ro tài chính: Được thể hiện ở khả năng thực hiện các cam kết cho các nghĩa

vụ trả nợ trong tương lai Trong thực tế, khi phân tích các hồ sơ đề nghị cấp tín dụng,các tổ chức tín dụng quan tâm chủ yếu đến bản chất và số lượng của các khoản nợ thểhiện trên các tài liệu kế toán, nhằm xác định mức độ tài trợ mà họ có thể cung ứng Rủi

ro kinh doanh là một nhân tố ảnh hưởng quan trọng đối với rủi ro tài chính, rủi ro trongkinh doanh sẽ kéo theo sự sụt giảm của lợi nhuận, do đó doanh nghiệp rơi vào tìnhtrạng bất khả thi trong việc tôn trọng các cam kết đến hạn

Rủi ro của chủ sở hữu/nhà quản lý doanh nghiệp: Loại rủi ro này liên quan đến

tính cách, kinh nghiệm của người có liên quan Các yếu tố được xem xét gồm: tính ưathích độc lập, tự chủ trong kinh doanh, mức độ ngại hay sợ rủi ro, cách thức quản trịrủi ro Tính độc lập tự chủ của chủ sở hữu/người điều hành doanh nghiệp có thể đượcxem là một rủi ro dưới cách nhìn của các chủ nợ vì họ cho rằng, tất cả sự phát triển củadoanh nghiệp lại tập trung trong bàn tay của người chủ/ nhà điều hành doanh nghiệp

đó

1.1.3 Vai trò của các doanh nghiệp nhỏ và vừa

1.1.3.1 Góp phần quan trọng tạo công ăn việc làm cho người lao động

Ngoài khả năng trực tiếp tạo ra việc làm cho lao động, việc phát triển DNNVVcòn có tác động gián tiếp tạo ra những lao động ngoài doanh nghiệp có liên quan đến

Trang 19

hoạt động của doanh nghiệp như: hoạt động cung ứng đầu vào, tiếp nhận đầu ra, cáchoạt động phụ trợ phục vụ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp,… Lý giải cho thànhcông trong công tác giải quyết việc làm của DNNVV là: số lượng doanh nghiệp nhiều,

và thường chiếm tỷ lệ rất lớn trong tổng số doanh nghiệp; ngoài ra, trong khi các doanhnghiệp lớn thường chỉ tập trung ở đồng bằng, đặc biệt là ở những khu đô thị thì cácDNNVV phân bố rộng khắp các vùng địa lý, giải quyết nhu cầu việc làm ở địa phương,góp phần cân đối lao động; hơn nữa, do đặc tính dễ khởi sự nên các DNNVV có thểgiúp giải quyết nhanh chóng số lao động dôi tư tạm thời của nền kinh tế Sự đa dạng vềngành nghề và sự phân bố rộng khắp của các DNNVV cho phép người lao động lựachọn được công việc phù hợp với điều kiện và khả năng của họ

Ngay tại nền kinh tế phát triển nhất thế giới như Mỹ, số lượng DNNVV đãchiếm 97% trong số các công ty xuất khẩu, và đóng góp 29% tổng giá trị xuất khẩu.Đây là những điểm quan trọng vì tại Mỹ, xuất khẩu đóng góp khoảng 25% vào tăngtrưởng kinh tế và tạo ra khoảng 12 triệu công ăn việc làm Đối với Việt Nam, số lượngDNNVV không ngừng phát triển theo thời gian Kết quả điều tra của Tổng cục Thống

kê cho thấy, các DNNVV hiện đang chiếm tới 99% số lượng cơ sở sản xuất kinh doanhcủa cả nước, chiếm 25% tổng đầu tư xã hội và thu hút khoảng 77% lực lượng lao độngphi nông nghiệp

1.1.3.2 Khai thác và phát huy tốt các nguồn lực xã hội, thúc đẩy tăng trưởng kinh

tế, góp phần nâng cao khối lượng và chất lượng hàng hóa, dịch vụ

- Về vốn: Đối với các quốc gia đang phát triển như Việt Nam thì việc tận dụng

mọi nguồn vốn trong xã hội là rất cần thiết Loại hình DNNVV ra đời đã cho phép thựcthi được điều này, vì các DNNVV mang tính tư hữu cao, chủ yếu do các cá nhân cóvốn tự đầu tư hoặc góp vốn cùng nhau kinh doanh ở bất cứ nơi đâu, bất kỳ lĩnh vựchoạt động nào với quy mô tuỳ ý

Trang 20

- Về lao động: Các doanh nghiệp lớn thường có nhu cầu về lao động với những

trình độ nhất định, giới hạn trong những lĩnh vực sản xuất nhất định Trong khi đó, cácDNNVV do nhu cầu đa dạng nên có thể sử dụng lao động ở đủ mọi lứa tuổi, mọi trình

độ, từ lao động có trình độ cao đến lao động có trình độ thấp hay cả những lao độngchưa hề qua đào tạo, và thuộc mọi lĩnh vực, ở khắp các địa phương

- Về kỹ thuật: DNNVV lựa chọn kỹ thuật phù hợp với khả năng về vốn và trình

độ lao động Những kỹ thuật được ứng dụng trong các DNNVV rất đa dạng, phongphú: thủ công đến cơ khí hóa, tự động hóa; truyền thống hay tiên tiến, hiện đại Mỗitrình độ kỹ thuật có những ưu - nhược điểm riêng, và đều được tận dụng tối đa, nhất làtrong điều kiện nền kinh tế của các nước đang phát triển

- Về nguyên vật liệu: Từ các đặc trưng hoạt động sản xuất kinh doanh của

DNNVV đã tạo ra cho doanh nghiệp lợi thế về địa điểm hoạt động sản xuất kinhdoanh Với sự phân bổ ở hầu hết các vùng, địa phương đã giúp cho doanh nghiệp tậndụng và khai thác tốt các nguồn lực tại chỗ Ngoài nguồn tài chính và lao động của dân

cư địa phương, doanh nghiệp vừa và nhỏ còn sử dụng nguồn nguyên liệu trong vùng đểhoạt động sản xuất kinh doanh, nhất là ở những nơi mà các doanh nghiệp lớn không thểbao phủ hết được

1.1.3.3 Góp phần đào tạo lực lượng lao động cơ động, linh hoạt và có chất lượng

Các DNNVV có thể tham gia góp phần vào công việc đào tạo, nâng cao taynghề cho người lao động và phát triển nguồn nhân lực Một bộ phận lớn lao động trongnông nghiệp và số lao động bắt đầu tham gia vào thị trường việc làm có thể được thuhút vào các DNNVV, để thích ứng với nề nếp tác phong công nghiệp và một số ngànhdịch vụ liên quan

1.1.3.4 Nâng cao hiệu quả và năng lực cạnh tranh cho nền kinh tế, ngăn chặn độc quyền

Trang 21

Các doanh nghiệp lớn với số lượng ít và quy mô lớn rất dễ dẫn đến tình trạngđộc quyền Sự năng động, nhạy bén và số lượng nhiều của các DNNVV cho phép phá

vỡ thế độc quyền, tái lập môi trường tự do cạnh tranh cho nền kinh tế Với sự tồn tạicủa nhiều doanh nghiệp hoạt động trong một lĩnh vực sẽ làm giảm tính độc quyền vàbuộc các doanh nghiệp phải chấp nhận cạnh tranh, liên tục đổi mới, mới có thể tồn tại

và phát triển Với tính linh hoạt của mình, các DNNVV cũng sẽ tạo sức ép cạnh tranhlên các doanh nghiệp lớn; đồng thời DNNVV cũng đóng vai trò là vệ tinh cho cácdoanh nghiệp lớn, thúc đẩy quá trình chuyên môn hóa và phân công lao động trong sảnxuất, làm tăng hiệu quả của chính các DNNVV cũng như các doanh nghiệp lớn Dodoanh nghiệp lớn bị giới hạn về khu vực địa lý, phương pháp tổ chức sản xuất nêntrong quá trình hoạt động kinh doanh thường phải sử dụng các vệ tinh thu mua nguyênliệu, chế biến, đóng gói

1.1.3.5 Đóng góp vào tăng trưởng của tổng sản phẩm trong nước (GDP) và nguồn thu ngân sách nhà nước, huy động ngày càng nhiều nguồn vốn trong xã hội nhằm đầu tư và phát triển kinh tế

Mặc dù có quy mô nhỏ nhưng nhờ số lượng DNNVV nhiều và phân bố rộngkhắp trong các ngành, lĩnh vực và địa phương nên DNNVV đóng góp rất lớn vàoGDP, tăng trưởng kinh tế, tăng thu ngân sách nhà nước Với đặc tính năng động vànhạy bén, cho phép các DNNVV tham gia sản xuất các sản phẩm xuất khẩu hoặcnhững sản phẩm có khả năng thay thế hàng nhập khẩu Chất lượng sản phẩm có thểchưa phải là hàng đầu, nhưng với mức giá thấp hơn hàng nhập khẩu Đặc biệt, việcphát triển DNNVV tạo khả năng thúc đẩy tiềm năng của các ngành nghề truyền thống

ở các địa phương của mỗi nước, nhất là các ngành thủ công mỹ nghệ, đây là một trongnhững ngành có tỷ trọng xuất khẩu cao ở các nước

Không chỉ tăng lên về số lượng mà các DNNVV đã có bước phát triển về chất.Nếu như năm 2006 các DNNVV đóng góp khoảng 25% tổng sản phẩm trong nước

Trang 22

(GDP) thì đến năm 2007 con số này đã lên tới 40% GDP Không những vậy tỷ trọngDNNVV tham gia vào các ngành sản xuất cũng rất lớn như trong công nghiệp chế biếnchiếm 86%, trong công nghiệp khai thác mỏ chiếm 84%, trong sửa chữa lắp ráp cơ khínhỏ, mô tô-xe máy đồ dùng chiếm 93%, trong phân phối điện, khí đốt và nước khoángchiếm 93% Cả nước hiện có trên 500.000 doanh nghiệp đăng ký hoạt động, trong đó97% là DNNVV sử dụng trên 30% tổng vốn đầu tư và hơn 50% số lao động trong cácdoanh nghiệp, tạo ra trên 40% số hàng hóa tiêu dùng và xuất khẩu, đóng góp trên 47%GDP, và đóng góp gần 40% ngân sách Nhà nước.

1.1.3.6 Góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động và phân công lao động giữa các vùng – địa phương

Sự phát triển của DNNVV có thể góp phần đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh

tế và cơ cấu lao động trong một quốc gia, thu hút được ngày càng nhiều lao động ởnông thôn cũng như một số lượng lớn lao động bắt đầu tham gia vào thị trường việclàm, lực lượng lao động này chủ yếu tập trung vào các ngành phi nông nghiệp, côngnghiệp và đã giúp chuyển đổi cơ cấu kinh tế địa phương, cơ cấu ngành, cơ cấu cácthành phần kinh tế, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế chung của quốc gia

1.2 Tín dụng ngân hàng thương mại đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa

1.2.1 Đặc điểm của tín dụng ngân hàng đối với loại hình DNNVV

Hoạt động của DNNVV diễn ra trên quy mô không quá lớn nên dễ nắm bắt vàbao quát được, vì vậy công tác thẩm định đòi hỏi ít thời gian và ít kỹ năng hơn so vớithẩm định một doanh nghiệp lớn; quy trình và thủ tục cấp tín dụng cũng đơn giản hơn

Nhân viên tín dụng thường ít gặp trở ngại trong việc tiếp xúc với doanh nghiệp,trong việc yêu cầu được kiểm tra sổ sách, chứng từ thu - chi của doanh nghiệp Tuynhiên khó khăn trong việc thẩm định cấp tín dụng đối với các DNNVV chính là ở chỗkhả năng cung cấp các số liệu kế toán tài chính và khả năng lập dự toán và phương án

Trang 23

sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp này thường rất hạn chế Báo cáo tài chínhcủa các DNNVV thường không thể hiện đầy đủ hoạt động sản xuất kinh doanh củadoanh nghiệp, hoặc chưa hoàn toàn trung thực và chưa được kiểm toán Đặc biệt, tạihầu hết các doanh nghiệp nhỏ việc hạch toán kế toán không theo chuẩn mực chung, màchỉ mở sổ theo dõi sơ sài, không phản ánh kịp thời thực tế hoạt động của doanh nghiệp.

Rủi ro trong cấp tín dụng đối với DNNVV được đánh giá là cao hơn nhiều sovới cho vay các doanh nghiệp lớn Vì những lý do: thứ nhất các DNNVV dễ khởi sự

và vì vậy cũng dễ kết thúc; thứ hai, trình độ quản lý sản xuất kinh doanh của chủdoanh nghiệp thường không cao nên dễ bị thua lỗ hơn; thứ ba, thông tin về cácDNNVV trên thị trường rất hạn chế, không phổ biến như thông tin về các doanh nghiệplớn, …

Lãi suất/phí cấp tín dụng thường cao để bù đắp được phần nào rủi ro cao ở loại

hình doanh nghiệp này Đối với các doanh nghiệp lớn, sản xuất kinh doanh có hiệuquả, uy tín thì giữa các ngân hàng thường có sự cạnh tranh gay gắt để giữ khách hàng;

mà công cụ cạnh tranh phổ biến và dễ thực hiện nhất chính là lãi suất, do vậy lãi suất

áp dụng đối với các doanh nghiệp lớn này thường thấp Trong khi đó, rất ít khi cácngân hàng sử dụng công cụ lãi suất để cạnh tranh trong khi cấp tín dụng cho cácDNNVV, mà công cụ được sử dụng chủ yếu trong trường hợp này thường là: đơn giảnhóa thủ tục, gia tăng mức cấp tín dụng, giảm tỷ lệ đảm bảo bằng tài sản,…

Nhìn chung, các ngân hàng thương mại thường có tâm lý thận trọng hơn khi cấptín dụng các DNNVV, vì rủi ro tín dụng là cao hơn nhiều so với doanh nghiệp lớn, xuấtphát từ những nguyên do như: tình trạng không minh bạch về tài chính, vốn tự có thấp,khả năng tiếp cận thông tin và thị trường hạn chế, thiếu tài sản thế chấp, khả năngchống đỡ với rủi ro thấp, … Các DNNVV thường yêu cầu cấp tín dụng ngân hàng để

bổ sung vốn lưu động, đầu tư các dự án nhỏ, vì tiềm lực tài chính và khả năng quản lýchưa cho phép đảm nhiệm các dự án có tầm cỡ lớn

Trang 24

1.2.2 Vai trò của tín dụng ngân hàng thương mại đối với DNNVV

Tín dụng ngân hàng đầu tư cho các DNNVV chẳng những thúc đẩy sự phát triểncủa khu vực kinh tế này mà thông qua đó, nó tác động trở lại đối với hệ thống ngânhàng, vì việc cấp tín dụng đối với các DNNVV cũng là một phương cách giúp cho cácngân hàng chuyển dịch cơ cấu đầu tư hợp lý, tăng trưởng tín dụng, đa dạng hóa cácdanh mục tín dụng, phân tán rủi ro và nâng cao vị thế cạnh tranh

1.2.2.1 Đối với DNNVV

Trước tiên, tín dụng ngân hàng là nguồn tài trợ quan trọng, đáp ứng được nhucầu vốn cho sản xuất kinh doanh của DNNVV Với tư cách là một trung tâm tín dụng,các ngân hàng thương mại có vai trò tập trung mọi nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi trongcác thành phần kinh tế để đáp ứng nhu cầu vốn cho các doanh nghiệp DNNVV với đặcđiểm nổi bật là vốn chủ sở hữu thấp nên thường rơi vào tình trạng thiếu vốn Do đó nhucầu huy động vốn từ bên ngoài là điều không thể thiếu và nguồn tài trợ từ ngân hàng làmột kênh quan trọng đặc biệt Nguồn tài trợ này giúp cho các doanh nghiệp có thể kịpthời bổ sung vốn, tiếp tục duy trì quá trình sản xuất kinh doanh một cách liên tục, mởrộng quá trình sản xuất, trang bị đổi mới máy móc thiết bị tạo điều kiện cho doanhnghiệp nâng cao chất lượng sản phẩm, cạnh tranh với các đối thủ khác

Tín dụng ngân hàng đồng thời góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn củadoanh nghiệp Để có thể yêu cầu cấp tín dụng từ ngân hàng doanh nghiệp phải có đượcphương án kinh doanh khả thi, hiệu quả, kế hoạch sử dụng vốn cụ thể, rõ ràng, tìnhhình tài chính ổn định Mặt khác, khi sử dụng vốn của ngân hàng, DNNVV phải phảihoàn trả cả lãi lẫn gốc sau một khoảng thời gian nhất định Chính những lý do đó đãthúc đẩy doanh nghiệp sử dụng vốn có hiệu quả hơn, đảm bảo thanh toán được nợ vàkinh doanh có lãi Trong quá trình cho vay ngân hàng cũng thực hiện kiểm soát trước,trong và sau khi giải ngân buộc các doanh nghiệp phải sử dụng vốn đúng mục đích và

có hiệu quả

Trang 25

Ngoài ra, tín dụng ngân hàng góp phần hình thành cơ cấu vốn tối ưu cho cácdoanh nghiệp vừa và nhỏ Trong nền kinh tế thị trường rất ít có doanh nghiệp nào sửdụng hoàn toàn 100% vốn tự có để sản xuất kinh doanh Nguồn vốn vay được xem làđòn bẩy tài chính giúp DNNVV tối ưu hóa cơ cấu vốn, đạt chi phí sử dụng vốn thấpnhất, tiết kiệm chi phí Chi phí sử dụng vốn sẽ ảnh hưởng lên giá thành sản phẩm Dovậy, để đạt hiệu quả thì doanh nghiệp phải biết kết hợp giữa nguồn vốn tự có và nguồnvốn vay với tỷ lệ hợp lý giúp tối đa hóa lợi nhuận tại mức giá vốn bình quân rẻ nhất.

1.2.2.2 Đối với NHTM

Với chính sách khuyến khích phát triển DNNVV của Chính phủ, xem sự pháttriển của DNNVV là động lực để thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, vì vậy DNNVVđược tạo nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển, DNNVV được xem là nhóm kháchhàng chiến lược của nhiều NHTM trong việc phát triển mảng tín dụng

Đồng thời, do đặc điểm của DNNVV hoạt động với quy mô nhỏ nên nhu cầuvay vốn thường nhỏ, trong khi cho vay bán lẻ - giá trị khoản vay/khách hàng nhỏ vàcho vay với số lượng lớn khách hàng là xu hướng chung của hầu hết các ngân hàngnhằm hạn chế rủi ro trong hoạt động tín dụng mà vẫn mang lại hiệu quả đáng kểcho ngân hàng

Bên cạnh sản phẩm tín dụng, những nhu cầu sử dụng sản phẩm dịch vụ kháccủa ngân hàng như: tư vấn, sản phẩm tiền gửi, thanh toán trong và ngoài nước, muabán ngoại tệ, … phát sinh ngày càng tăng, từ đó tăng cường được khả năng bán chéocác sản phẩm dịch vụ của ngân hàng, góp phần gia tăng thu nhập cho ngân hàng, đặcbiệt là nguồn thu dịch vụ - nguồn thu chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong tổng thunhập của các NHTM hiện nay Đồng thời gia tăng cơ hội mở rộng khách hàng chongân hàng Đây là những nhân tố quan trọng giúp ngân hàng tạo dựng, quảng bá hìnhảnh, uy tín của mình, cũng có nghĩa là góp phần củng cố và nâng cao vị thế cạnh tranhcủa ngân hàng

Trang 26

1.2.2.3 Đối với nền kinh tế

Hệ thống các ngân hàng ngày càng phát triển về mạng lưới cũng như quy môhoạt động vì vậy nguồn vốn tín dụng khá dồi dào, nếu các ngân hàng hàng năm dànhmột tỷ lệ nhất định nguồn vốn kinh doanh để tài trợ cho DNNVV thì đồng nghĩa vớinguồn ngân sách nhà nước hay các nguồn vốn từ các chương trình hỗ trợ vốn trực tiếpcho các DNNVV sẽ dôi ra đáng kể, khi đó có thể dùng nguồn vốn này đầu tư cơ sở hạtầng hay các công trình công cộng hoặc đầu tư cho giáo dục,… vừa gián tiếp hỗ trợDNNVV vừa phát triển kinh tế xã hội ở các địa phương

Khi nguồn vốn tín dụng ngân hàng đến được với hầu hết các DNNVV sẽ tạođiều kiện cho DNNVV phát triển ổn định, mở rộng sản xuất kinh doanh, nâng cao chấtlượng sản phẩm sẽ góp phần cung cấp nhiều hơn sản phẩm chất lượng cho nền kinh tế,gia tăng xuất khẩu, đóng góp quan trọng vào GDP của vùng, miền và đất nước gópphần chuyển đổi nhanh cơ cấu kinh tế theo định hướng của Nhà nước

Ngoài ra, khu vực DNNVV phần lớn tham gia sản xuất các mặt hàng thủcông truyền thống thu hút nhiều lao động địa phương nên DNNVV phát triển sẽ gópphần tạo nhiều việc làm cho người dân, hạn chế được thất nghiệp và các vấn đề xãhội tiêu cực phát sinh do nạn thất nghiệp gây ra

1.2.3 Các loại hình cấp tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa

Cho vay ngắn hạn: Nhằm đáp ứng nhu cầu vốn lưu động thường xuyên hay

theo thời vụ của các DNNVV Hai phương thức cho vay ngắn hạn thường được ápdụng phổ biến hiện nay gồm:

- Cho vay từng lần: với phương thức này thì mỗi lần vay vốn, doanh nghiệp và

ngân hàng thực hiện thủ tục vay vốn cần thiết và ký kết hợp đồng tín dụng

- Cho vay theo hạn mức: ngân hàng và khách hàng cùng xác định và thỏa thuận

một hạn mức tín dụng duy trì trong một khoảng thời gian nhất định Đặc điểm cơ bản

Trang 27

của loại hình tín dụng này là một bộ hồ sơ được sử dụng cho nhiều món vay, món giảingân khác nhau

Cho vay trung dài hạn: Mục đích của tín dụng trung dài hạn thường là đầu tư

vào tài sản cố định của doanh nghiệp hoặc đầu tư vào dự án

Chiết khấu chứng từ có giá: Đây là một hình thức cấp tín dụng, theo đó, ngân

hàng nhận chuyển nhượng các chứng từ có giá chưa đến hạn thanh toán và trao chokhách hàng một số tiền nhất định bằng mệnh giá của chứng từ trừ đi các khoản phí hoahồng và lãi chiết khấu Loại chứng từ mà ngân hàng thường nhận chiết khấu là thươngphiếu, ngoài ra còn có trái phiếu, kỳ phiếu, …

Cho thuê tài chính: Là hoạt động tín dụng trung và dài hạn thông qua việc cho

thuê máy móc, thiết bị, phương tiện vận chuyển và các động sản khác trên cơ sở hợpđồng cho thuê giữa bên cho thuê với bên thuê Cho thuê tài chính có thể là phươngcách tiếp cận tín dụng trung và dài hạn thuận lợi hơn đối với các doanh nghiệp có quy

mô vốn nhỏ, ít tài sản thế chấp hoặc mới thành lập

Bao thanh toán: Là một dạng tài trợ bằng việc mua các khoản nợ ngắn hạn

trong giao dịch thương mại giữa tổ chức tài trợ (bên mua nợ) và bên cung ứng (bên bánnợ)

Bảo lãnh: Bảo lãnh ngân hàng là hình thức cấp tín dụng, theo đó NHTM cam

kết với bên nhận bảo lãnh về việc NHTM sẽ thực hiện nghĩa vụ tài chính thay chokhách hàng khi khách hàng không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vũ đãcam kết với bên nhận bảo lãnh Khách hàng phải nhận nợ và hoàn trả cho NHTM theothỏa thuận Các hình thức bảo lãnh theo mục đích như: bảo lãnh vay vốn, bảo lãnhthanh toán, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh đảm bảo chấtlượng sản phẩm, bảo lãnh hoàn thanh toán, …

Trang 28

Tài trợ ngoại thương: Thông qua tiếp cận tài trợ ngoại thương, các DNNVV có

quan hệ kinh doanh xuất nhập khẩu có thể vay vốn ngân hàng phục vụ nhu cầu kinhdoanh của mình Tài trợ ngoại thương bao gồm các hoạt động mang tính tài trợ củangân hàng, thực tế thường có các hình thức như: cho vay tiền – xuất khẩu (pre-exportfinancing), cho vay chiết khấu bộ chứng từ xuất khẩu, cho vay mở thư tín dụng, …

1.3 Mở rộng tín dụng ngân hàng thương mại đối với DNNVV

1.3.1 Khái niệm mở rộng tín dụng ngân hàng đối với DNNVV

Ngân hàng là tổ chức tín dụng thực hiện các hoạt động kinh doanh tiền tệ vàcung ứng dịch vụ ngân hàng Chức năng cơ bản của ngân hàng là huy động nguồn vốn

từ bên ngoài để tài trợ cho các chủ thể trong nền kinh tế có nhu cầu Ngay từ khi mớithành lập, NHTM luôn tìm kiếm các cơ hội để cho vay Hoạt động tín dụng là hoạtđộng gắn liền với sự phát triển kinh tế - xã hội Do đó, mở rộng tín dụng luôn là mụctiêu hướng tới của các ngân hàng thương mại Trong khi, DNVVN thì rất đông đảotrong nền kinh tế, và luôn trong trong tình trạng thiếu vốn Vì vậy, mở rộng tín dụngđối với DNVVN luôn là chiến lược kinh doanh được quan tâm

Như vậy, mở rộng tín dụng ngân hàng đối với DNVVN được hiểu là NHTM cần

có biện pháp để cải thiện và đổi mới đối với việc cấp tín dụng nhằm tạo điều kiện chonhiều DNVVN có thể tiếp cận với tín dụng ngân hàng, tăng doanh số cấp tín dụng cũngnhư thu nhập cho ngân hàng, đồng thời cũng nâng cao hiệu quả của nguồn vốn ngânhàng Sự mở rộng quy mô tín dụng đối với DNNVV là sự gia tăng về số lượng kháchhàng, số lượt giao dịch, số lượng sản phẩm dịch vụ sử dụng, doanh số cho vay, dư nợcủa ngân hàng trong một khoảng thời gian nhất định

1.3.2 Ý nghĩa của việc mở rộng tín dụng NHTM đối với DNNVV

1.3.2.1 Đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa

Trang 29

Quá trình hội nhập và phát triển kinh tế đòi hỏi các DNNVV phải mở rộng quy

mô, đầu tư cho phát triển, mở rộng sản xuất và dần trở thành các doanh nghiệp có quy

mô lớn hơn Do đó việc mở rộng tín dụng đối với loại hình doanh nghiệp này có một ýnghĩa rất thiết thực, cấp bách Nhu cầu về vốn tài trợ của DNNVV là rất lớn, chính vìvậy, việc mở rộng khả năng cung ứng vốn của các ngân hàng với quy mô không hạnchế: quy mô nguồn vốn, thời hạn cho vay, phương thức cho vay, lãi suất cho vay,… sẽgiúp đáp ứng được nhiều loại nhu cầu vốn của doanh nghiệp với nhiều hình thức tíndụng linh hoạt phù hợp, cung ứng đầy đủ kịp thời nguồn vốn lưu động thường xuyêncho phép doanh nghiệp duy trì phát triển ổn định và có hiệu quả hoặc cung ứng vốn vớithời hạn dài để các doanh nghiệp đầu tư mở rộng thêm máy móc thiết bị, xây dựng nhàxưởng, đổi mới công nghệ sản xuất, mở rộng cơ sở kinh doanh,… Việc mở rộng thịtrường tài chính dịch vụ theo cam kết khi hội nhập kinh tế quốc tế sẽ càng làm gia tăngthêm nhiều các NHTM hoạt động và cung ứng vốn cho nền kinh tế Do đó, cácDNNVV sẽ chủ động hơn trong việc lựa chọn ngân hàng để vay vốn với mức chi phíhợp lý, khả năng đáp ứng nhu cầu vốn phù hợp, từ đó góp phần nâng cao lợi nhuận chodoanh nghiệp

1.3.2.2 Đối với ngân hàng thương mại

Xét về mặt hiệu quả, việc mở rộng cấp tín dụng đối với DNNVV không chỉmang lại lợi ích cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa mà nó còn giúp cho các ngân hàngthương mại mở rộng đầu tư tín dụng và phát triển ổn định Sự đối mặt với môi trườngcạnh tranh ngày càng khốc liệt trong lĩnh vực ngân hàng và trong hoạt động tín dụng đãbuộc các NHTM phải không ngừng đổi mới các hoạt động kinh doanh, đa dạng hóa cácloại hình tín dụng, tăng cường dịch vụ ngân hàng hiện đại, mở rộng khách hàng, đổimới, hoàn thiện phong cách phục vụ khách hàng,… Trong đó, việc nghiên cứu mởrộng cấp tín dụng, đa dạng đối tượng khách hàng là một hướng đi quan trọng, giúpNHTM không những phân tán được rủi ro mà còn góp phần tăng trưởng lợi nhuận

Trang 30

Tiếp cận và cho vay đối với các DNNVV đang là xu hướng phổ biến của các NHTMhiện nay bởi đây là đối tượng hết sức tiềm năng với số lượng lớn, nhu cầu tài trợ quy

mô cao DNNVV chính là đối tượng thích hợp để các NHTM tìm kiếm, khai thác, mởrộng quan hệ tín dụng Hơn nữa, với số lượng đông đảo của khối DNNVV, cùng vớiviệc mở rộng cấp tín dụng thì những nhu cầu kèm theo như sử dụng sản phẩm dịch vụthanh toán, tư vấn, chuyển tiền, … phát sinh ngày càng tăng, từ đó giúp tăng doanh thucho ngân hàng và không ngừng mở rộng đối tượng khách hàng cho ngân hàng, giúpphân tán rủi ro trong hoạt động kinh doanh Đây là những nhân tố quan trọng giúpNHTM duy trì và phát triển bền vững

1.3.2.3 Đối với nền kinh tế

Có thể nói một nền kinh tế ổn định và phát triển khi từng yếu tố cấu thành nên

nó cũng phải ổn định và phát triển.Việc mở rộng tín dụng đối với các DNNVV của cácNHTM góp phần gia tăng luồng vốn được luân chuyển hiệu quả, tăng cường nhịp sảnsuất kinh doanh, gia tăng vòng quay vốn, một mặt thúc đẩy sự phát triển của chính cácdoanh nghiệp, mặt khác là cách thức để tăng thu cho Ngân sách Nhà nước thông quaviệc nộp thuế và các nghĩa vụ khác của DNNVV đối với Nhà nước Ngoài ra, việc mởrộng TDNH đối với DNNVV buộc các ngân hàng phải phát huy tối đa năng lực hoạtđộng của mình, từ đó tăng cường tập trung những nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội, gópphần làm cho mọi nguồn lực về vốn được khai thác một cách tối ưu để phục vụ cho sựnghiệp phát triển kinh tế - xã hội

1.3.3 Chỉ tiêu đánh giá việc mở rộng tín dụng ngân hàng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa

1.3.3.1 Chỉ tiêu định tính

Việc mở rộng TDNH đối với DNNVV được thể hiện thông qua khả năng thoảmãn nhiều hơn các nhu cầu ngày càng đa dạng của các khách hàng là DNNVV, thểhiện qua các mặt như: mở rộng phương thức cấp tín dụng (cho vay từng lần, cho vay

Trang 31

theo hạn mức tín dụng, cho vay theo dự án đầu tư, … ); mở rộng các khung thời hạncho vay (cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn); mở rộng điều kiện đảm bảo tín dụng(có đảm bảo bằng tài sản bất động sản, đảm bảo bằng tài sản động sản, bảo lãnh củabên thứ ba, tín chấp), mở rộng các loại sản phẩm tín dụng cho DNNVV (cho vay bổsung vốn lưu động, cho vay mua sắm tài sản cố định, phát hành chứng thư bảo lãnh,chiết khấu bộ chứng từ hàng hóa, … ); …

1.3.3.1 Chỉ tiêu định lượng

Mở rộng số lượng DNNVV có quan hệ tín dụng với ngân hàng

Mức tăng số lượng DNNVV có quan hệ tín dụng với ngân hàng:

MSL = St - St-1

Trong đó:

- MSL: là mức tăng số lượng DNNVV có quan hệ tín dụng với ngânhàng

- St: là số lượng DNNVV có quan hệ tín dụng với ngân hàng kỳ thứ t

- St-1: là số lượng DNNVV có quan hệ tín dụng với ngân hàng kỳ thứ 1

t-Chỉ tiêu này cho biết sự gia tăng về mặt số lượng các DNNVV có quan hệ tíndụng ngân hàng ( nếu > 0) và sự giảm sút ( nếu < 0) Đây là một trong các chỉ tiêu phảnánh mức độ mở rộng tín dụng của ngân hàng đối với các DNNVV

Tốc độ tăng số lượng DNNVV có quan hệ tín dụng với ngân hàng ( TL SL):

100%

S

M TL

1 t

Trang 32

Tỷ trọng số lượng DNNVV có quan hệ tín dụng với ngân hàng:

100%

S

S TT

*

SL  

Trong đó:

- TTSL: Tỷ trọng số lượng DNNVV có quan hệ tín dụng với ngân hàng

- S*: Số lượng khách hàng là DNNVV có quan hệ tín dụng với ngânhàng

- S: Tổng số lượng khách hàng có quan hệ tín dụng với ngân hàng.Chỉ tiêu này phản ánh số lượng khách hàng là DNNVV chiếm bao nhiêu phầntrăm trong tổng số khách hàng có quan hệ tín dụng tại ngân hàng

Mở rộng dư nợ tín dụng đối với DNNVV

Dư nợ tín dụng đối với DNNVV phản ánh quy mô tín dụng ngân hàng đối vớiDNNVV tại một thời điểm nhất định

Mức tăng dư nợ tín dụng đối với DNNVV:

MDN = DNt - DNt-1

Trong đó:

- MDN: là mức tăng dư nợ tín dụng đối với DNNVV

- DNt: là dư nợ tín dụng đối với DNNVV kỳ thứ t

- DNt-1: là dư nợ tín dụng đối với DNNVV kỳ thứ t-1

Chỉ tiêu này phản ánh sự thay đổi về số tuyệt đối của dư nợ tín dụng đối vớiDNNVV Dư nợ tín dụng đối với DNNVV là giá trị tín dụng mà ngân hàng cấp choDNNVV tại một thời điểm nhất định trong kỳ Đây cũng là chỉ tiêu phản ánh khả nănghoạt động của ngân hàng, đặc biệt là khả năng sử dụng vốn

Tốc độ tăng dư nợ tín dụng đối với DNNVV ( TL DN):

Trang 33

DN

M TL

1 - t

*

DN  

Trong đó:

- TTDN: là tỷ trọng dư nợ tín dụng đối với DNNVV

- DN*: là dư nợ tín dụng đối với DNNVV

- DN: là tổng dư nợ tín dụng của ngân hàng

Chỉ tiêu này phản ánh dư nợ tín dụng đối với DNNVV chiếm bao nhiêu phầntrăm trong tổng dư nợ tín dụng của ngân hàng Tỷ lệ này càng lớn chứng tỏ hoạt độngtín dụng đối với DNNVV có vai trò ngày càng quan trọng trong hoạt động tín dụng củangân hàng

Mở rộng doanh số tín dụng đối với DNVVN

Mức tăng doanh số tín dụng đối với DNNVV :

MDS = DSt - DSt-1

Trong đó:

- MDS: là mức tăng doanh số tín dụng đối với DNNVV.

Trang 34

- DSt: là tổng doanh số tín dụng đối với DNNVV kỳ thứ t.

- DSt-1: là tổng doanh số tín dụng đối với DNNVV kỳ thứ t-1.

Chỉ tiêu này phản ánh sự thay đổi về số tuyệt đối của doanh số tín dụng đối vớiDNNVV Doanh số tín dụng đối với DNNVV trong kỳ là tổng giá trị tín dụng mà thực

tế ngân hàng đã cấp cho DNNVV trong một thời kỳ nhất định thường là trong mộtnăm, một tháng, một quý Đây là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh qui mô tín dụng

Tốc độ tăng doanh số tín dụng đối với DNNVV ( TL DS ):

100%

DS

M TL

1 t

DS

Chỉ tiêu này phản ánh tốc độ thay đổi doanh số tín dụng đối với DNNVV trong

kỳ này so với kỳ trước

Tỷ trọng doanh số tín dụng đối với DNNVV:

100%

DS

DS TT

*

DS  

Trong đó:

- TTDS: là tỷ trọng doanh số tín dụng đối với DNNVV

- DS*: là tổng doanh số tín dụng đối với DNNVV

- DS: là tổng doanh số tín dụng của ngân hàng

Chỉ tiêu này cho biết doanh số tín dụng đối với các DNNVV chiếm tỷ trọng baonhiêu phần trăm trong tổng doanh số cho vay

1.3.4 Các nhân tố ảnh hưởng tới mở rộng tín dụng ngân hàng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa

1.3.4.1 Nhân tố từ phía ngân hàng thương mại

Quy mô nguồn vốn của ngân hàng

Trang 35

Quy mô nguồn vốn của ngân hàng là yếu tố cung cấp năng lực tài chính, là nềntảng cho hoạt động tín dụng Quy mô nguồn vốn có vai trò quyết định đến quá trìnhtăng trưởng; mở rộng quy mô, phạm vi hoạt động kinh doanh của ngân hàng Nguồnvốn được đề cập chủ yếu là nguồn vốn huy động và vốn tự có của ngân hàng Nguồnvốn được sử dụng chủ yếu trong cấp tín dụng là vốn huy động Ngân hàng chỉ có thể

mở rộng tín dụng khi huy động được lượng vốn lớn và đa dạng về thời hạn, quy mô

Mà vốn huy động lại bị ràng buộc bởi hệ số giới hạn huy động vốn Do vậy, để có thểhuy động được một số vốn lớn thì phải duy trì nguồn vốn tự có đủ lớn Ngoài ra, cácngân hàng thương mại còn phải duy trì hệ số an toàn vốn tối thiểu – CAR, tuân thủ cácgiới hạn cấp tín dụng đối với một khách hàng, một nhóm khách hàng có liên quantrong quá trình hoạt động Các giới hạn này đều phụ thuộc vào vốn tự có Như vậynguồn vốn lớn là một yếu tố làm tăng quy mô hoạt động tín dụng đối với DNNVV

Chính sách tín dụng của ngân hàng

Chính sách tín dụng của ngân hàng là một hệ thống các biện pháp liên quan đếnviệc khuếch trương tín dụng hoặc hạn chế tín dụng để đạt được mục tiêu đã hoạch địnhtheo từng thời kỳ cụ thể và hạn chế rủi ro, đảm bảo an toàn trong hoạt động kinh doanhtín dụng của ngân hàng Chính sách tín dụng chính là những nguyên tắc cơ bản chiphối việc mở rộng tín dụng Vì vậy, đây là nhân tố xuất phát từ phía ngân hàng có ảnhhuởng lớn đến khả năng mở rộng TDNH đối với các DNNVV

Chính sách tín dụng bao gồm những nội dung cụ thể có ảnh hưởng trực tiếp đếnviệc mở rộng TDNH như: quy mô tín dụng, giới hạn tín dụng, cơ cấu tín dụng, kỳ hạntín dụng, giá cả tín dụng, đảm bảo tín dụng

Qui trình phân tích, thẩm định tín dụng

Đây là bước quan trọng trong việc ra quyết định cấp hay không cấp tín dụng chokhách hàng Một qui trình phân tích tín dụng phải trải qua nhiều bước rườm rà,không cần thiết sẽ là rào cản đối với việc tiếp cận tín dụng của khách hàng Ngược lại,

Trang 36

nếu quy trình tín dụng nhanh gọn, đơn giản, hiệu quả thì đó chính là lợi thế thu hútkhác hàng Do đặc thù sản phẩm của các ngân hàng khá giống nhau nên yếu tố cạnhtranh, tạo nên lợi thế cho ngân hàng chính là chất lượng của các dịch vụ phục vụ kháchhàng Quy trình tín dụng nhanh gọn, thủ tục hợp lý sẽ tiết kiệm thời gian và chi phí, tạođược sự thiện cảm từ phía khách hàng

Lãi suất tín dụng

Lãi suất tín dụng là giá cả của việc sử dụng vốn trong một khoảng thời gian nhấtđịnh mà người sử dụng phải chi trả Thông thường, lãi suất tiền gửi phải thấp hơn lãisuất tiền vay và lãi suất tiền vay nhỏ hơn tỷ suất lợi nhuận bình quân của doanh nghiệp,đồng thời lãi suất tiền gửi phải thực dương (lớn hơn tỉ lệ lạm phát) Điều này nhằmđảm bảo quyền lợi cho các khách hàng gửi tiết kiệm, đảm bảo lợi nhuận cho các tổchức tín dụng và thúc đẩy doanh nghiệp mở rộng sản xuất Mức lãi suất tùy thuộc vàotừng đối tượng khách hàng, thời hạn vay, loại tiền, qui mô tín dụng Chính sách lãisuất là nhân tố ảnh hưởng tới mở rộng tín dụng đối với DNNVV của ngân hàng, bởi

lẽ, nếu lãi suất thấp sẽ khuyến khích doanh nghiệp sử dụng nguồn tài trợ tín dụng ngânhàng và ngược lại

Phẩm chất, năng lực của đội ngũ cán bộ tín dụng

Con người là một trong những nhân tố có ý nghĩa quyết định đối với sự thànhcông của một tổ chức tín dụng Vì vậy nói đến việc mở rộng hoạt động tín dụng đối vớiDNNVV không thể không kể đến những đóng góp, tác động của các cán bộ tín dụng.Cán bộ tín dụng là những người trực tiếp giao dịch với khách hàng, là cầu nối chokhách hàng tiếp cận đến các sản phẩm tín dụng của ngân hàng Đối tượng khách hàng

là DNNVV có số lượng rất lớn và đa dạng, do đó cán bộ tín dụng phải có đầy đủ kiếnthức, hiểu biết trong nhiều lĩnh vực, ngành nghề một cách bao quát thì mới có thể cókhả năng phát hiện, phân tích vấn đề, tư vấn thỏa đáng, cung ứng sản phẩm dịch vụphù hợp tốt nhất cho khách hàng

Trang 37

Đối với cán bộ tín dụng, ngoài vấn đề về trình độ thì tác phong, thái độ làm việccũng rất quan trọng, ảnh hưởng không nhỏ đến sự tăng trưởng của hoat động tín dụngđối với DNNVV Cán bộ tín dụng thông thạo nghiệp vụ, nhanh nhẹn, linh động tronggiao tiếp ứng xử với khách hàng chính là yếu tố làm tăng khả năng thu hút khách hàngđến với ngân hàng Cán bộ tín dụng nếu quá nguyên tắc, cứng nhắc khi làm việc sẽ gâycảm giác, ấn tượng không tốt cho khách hàng Mặt khác nếu quá dễ dàng trong quátrình thẩm định, phân tích thông tin khách hàng có thể sẽ gây ra rủi ro, tổn thất cho bảnthân ngân hàng.

Mạng lưới hoạt động của ngân hàng

Hệ thống mạng lưới hoạt động thể hiện ở số lượng chi nhánh, các đơn vị trựcthuộc của ngân hàng và sự phân bổ các chi nhánh theo vị trí địa lý Mạng lưới hoạtđộng càng rộng khắp thì càng có nhiều cơ hội tiếp xúc với khách hàng hơn, đồng thờiđem lại sự thuận tiện trong giao dịch cho khách hàng, từ đó có thể gia tăng lượng sảnphẩm dịch vụ bán ra Vì vậy, hoạt động tín dụng ngân hàng với vai trò là mảng kinhdoanh cơ bản đem lại nguồn thu nhập chính cho ngân hàng thì vấn đề mạng lưới hoạtđộng cũng là nhân tố ảnh hưởng tới việc tiếp cận tín dụng của các DNNVV CácDNNVV với đặc điểm phân bố rộng rãi trên khắp các vùng miền sẽ có điều kiện tiếpcận nguồn tín dụng từ các ngân hàng có mạng lưới bao phủ rộng

Hoạt động marketing của ngân hàng

Hoạt động marketing ngân hàng được thực hiện thông qua các chính sách sảnphẩm, giá, phân phối, xúc tiến hỗn hợp trong môi trường cạnh tranh nhằm tạo ra sựkhác biệt hóa Việc quảng bá, khuếch trương hình ảnh của ngân hàng có tác dụng rấtlớn đối với vần đề thu hút khách hàng, gia tăng hình ảnh, vị thế của ngân hàng Thôngqua marketing, sẽ chuyển tải đến cho khách hàng những thông điệp về ngân hàng mộtcách nhanh chóng, rộng rãi, kịp thời, dễ dàng nhất, và nó cũng giúp chuyển tải thôngtin về những tiện ích mà các loại sản phẩm dịch vụ ngân hàng mang lại

Trang 38

Cơ sở vật chất kỹ thuật, công nghệ ngân hàng

Công nghệ ngân hàng hiện đại là lợi thế cạnh tranh của ngân hàng trong điềukiện hội nhập kinh tế quốc tế, tiết kiệm thời gian giao dịch của khách hàng, đặc biệt làcác sản phẩm ngân hàng điện tử Do vậy, cơ sở vật chất kỹ thuật, công nghệ tốt sẽ tăngcường thu hút khách hàng Công nghệ và trang thiết bị hiện đại sẽ giúp cho quá trìnhthu thập dữ liệu, phân tích, xử lý thông tin một cách đầy đủ, chính xác và kịp thời, hỗtrợ tốt nhất cho việc đưa ra các quyết định đúng đắn, nhanh chóng trong lựa chọnkhách hàng, mở rộng khả năng tiếp cận tín dụng cho các DNNVV thực sự có tiềmnăng Đồng thời tiết kiệm chi phí và thời gian giao dịch Quá trình giao dịch diễn rachính xác, nhanh chóng, an toàn và thuận lợi hơn sẽ tạo điều kiện cho các ngân hàng cóthể gia tăng lượng khách hàng, gia tăng doanh số sản phẩm dịch vụ

1.3.4.2 Nhân tố từ phía DNNVV

Tài sản bảo đảm tín dụng

Đây là một trong những điều kiện cơ bản của các khế ước tín dụng Các tài sảnđảm bảo tín dụng được xem như là nguồn trả nợ thứ hai bên cạnh nguồn trả nợ chính làthu nhập của khách hàng Ngân hàng có thể tài trợ cho doanh nghiệp dựa trên sự tínnhiệm đối với các khách hàng quan trọng và truyền thống Tuy nhiên, đối với kháchhàng mới, ngân hàng thường yêu cầu phải có tài sản đảm bảo nhằm hạn chế đến mứcthấp nhất các thiệt hại cho ngân hàng khi khách hàng rơi vào tình trạng mất khả năngchi trả, đồng thời cũng là nhân tố quan trọng ràng buộc trách nhiệm thực hiện nghĩa vụtài chính của DNNVV đối với ngân hàng Hầu hết các tài sản bảo đảm chủ yếu cónguồn gốc từ tài sản cá nhân của chủ doanh nghiệp và giá trị của các tài sản này thườngthấp hơn rất nhiều so với nhu cầu vốn tín dụng của doanh nghiệp

Tính khả thi và khả năng sinh lời của phương án sản xuất kinh doanh

Trang 39

Tính khả thi và khả năng sinh lời của các dự án, các phương án kinh doanh đượccoi là một yếu tố then chốt trong việc đưa ra các quyết định liên quan đến hồ sơ xin cấptín dụng của các doanh nghiệp Một điểm yếu của các DNNVV là thường thiếu kỹnăng quản lý và hoạch định tài chính nên việc xây dựng các phương án kinh doanhcũng như kế hoạch sử dụng vốn vay gặp nhiều khó khăn Một kế hoạch kinh doanhhiệu quả, chiến lược sử dụng vốn rõ ràng cùng với lịch trình trả nợ đúng hạn, đầy đủ làyếu tố cần thiết để ngân hàng tiếp tục duy trì và mở rộng tín dụng với doanh nghiệp.

Khả năng tài chính

Năng lực tài chính của doanh nghiệp là một trong những điều kiện cơ bản đểngân hàng xem xét quyết định cấp tín dụng cho khách hàng Khả năng tài chính tốtđảm bảo cho nghĩa vụ trả nợ cho ngân hàng, là sự đảm bảo cho việc thu hồi vốn tíndụng, giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng Ngược lại nếu doanh nghiệp có năng lực tàichính yếu kém, không thể đảm bảo thanh toán cho nghĩa vụ trả nợ với ngân hàng thìkhả năng cấp tín dụng cho đối tượng khách hàng này sẽ rất hạn chế Năng lực tài chínhthể hiện ở khả năng thanh toán, khả năng hoạt động, cơ cấu tài sản, tính thanh khoảncủa tài sản và khả năng sinh lời của doanh nghiệp

Tính xác thực, đầy đủ của các thông tin được cung cấp

Các thông tin tài chính từ báo cáo tài chính là nguồn dữ liệu quan trọng để cán

bộ tín dụng phân tích, thẩm định hồ sơ, làm cơ sở cho quyết định cấp tín dụng chodoanh nghiệp Báo cáo tài chính cho biết tình trạng kinh doanh của doanh nghiệp trongquá khứ, hiện tại và những dự báo cho tương lai Việc thiếu một hệ thống thông tin tàichính mang tính trung thực, minh bạch và hệ thống kiểm soát hiệu quả, đồng bộ trongcác DNVVN làm cho các nhà đầu tư và các chủ nợ, trong dó có NHTM, khó đánh giáđược thực trạng, tình hình tài chính, khả năng sinh lời và thanh toán các khoản nợ vaycủa doanh nghiệp, do đó nó sẽ trở thành rào cản đối với việc ra các quyết định cấp tíndụng Do vậy, một hệ thống thông tin minh bạch, rõ ràng, trung thực với kết quả kinh

Trang 40

doanh hiệu quả là điều kiện cho quan hệ tín dụng giữa DNNVV và ngân hàng được

mở rộng

1.3.4.3 Nhân tố khác

Môi trường kinh tế

Hoạt động ngân hàng luôn là một lĩnh vực kinh doanh nhạy cảm và chịu ảnhhưởng rất lớn từ biến động của môi trường, đặc biệt là môi trường kinh tế Một nềnkinh tế tăng trưởng, phát triển ổn định sẽ tạo điều kiện tốt cho hoạt động của cả ngânhàng và các DNNVV Điều kiện thuận lợi lúc đó sẽ thúc đẩy hoạt động đầu tư sản xuất,các DNNVV sẽ tăng cường vay vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh, kết quả kinhdoanh tốt sẽ giúp doanh nghiệp có khả năng thực hiện đúng cam kết tín dụng, do đóngân hàng sẽ có điều kiện hơn trong việc mở rộng tín dụng Ngược lại, khi nền kinh tếsuy thoái, sản xuất kinh doanh trì trệ, DNNVV sẽ thu hẹp sản xuất, kết quả kinh doanh

bị suy giảm, tình trạng tài chính trở nên xấu đi, rủi ro gia tăng buộc các ngân hàng phảithận trọng hơn trong việc cấp tín dụng cho các DNNVV

Môi trường văn hoá – xã hội

Văn hoá – xã hội là một trong các yếu tố hình thành lên những phong tục, tậpquán và những thông lệ trong đời sống thường ngày, trong đó có thói quen tiêu dùngcủa người dân Từ đây, nhu cầu tiêu dùng hàng hoá được tạo lập từ những thói quennày và nó ảnh hưởng rất lớn đến lĩnh vực hoạt động, khả năng tiêu thụ hàng hoá củacác DNNVV cũng như khả năng mở rộng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, do đóảnh hưởng ít nhiều đến việc mở rộng TDNH đối với DNNVV Ngoài ra, dưới ảnhhưởng của môi trường văn hoá – xã hội hiện tại, các ngân hàng cũng sẽ xem xét đánhgiá tư cách đạo đức của người vay hay sự sẵn lòng trả nợ của họ, mà đây lại chính là cơ

sở để ngân hàng quyết định tiếp tục mở rộng tín dụng đối với khách hàng

Môi trường pháp lý

Ngày đăng: 19/12/2014, 21:09

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w