• Tại Singapore, các ngân hàng được tổ chức theo mơ hình phân thành nhiều khối theo mảng nghiệp vụ và theo đối tượng khách hàng như khối ngân hàng bán buôn, khối ngân hàng bán lẻ, khối nguồn vốn, khối kinh doanh tiền tệ,… trong đó khối ngân hàng bán lẻ chuyên phục vụ khách hàng là DNNVV. Mỗi ngân hàng đều có chính sách và ban hành các sản phẩm dành riêng cho nhóm khách hàng là DNNVV. Để phục vụ nhóm đối tượng khách hàng này, các ngân hàng sẽ thành lập các bộ phận chuyên mơn có nhiệm vụ xây dựng các chiến lược tiếp thị, chiến lược phát triển sản phẩm, dịch vụ, chiến lược giá dành riêng cho nhóm khách hàng DNNVV. Đặc biệt, có các chính sách ưu tiên về thủ tục, lãi suất, phí dịch vụ đối với DNNVV trong việc cung cấp sản phẩm ngân hàng.
• Nhật Bản dành sự chú ý đặc biệt với việc hỗ trợ tài chính nhằm giúp DNNVV tháo gỡ khó khăn, cản trở việc tăng vốn trong quá trình sản xuất kinh doanh như: khả năng tiếp cận thấp, thiếu sự đảm bảo về vốn vay,… Có ba tổ chức tín dụng của Chính phủ chuyên cung cấp tín dụng cho các DNNVV: Tổ chức tài chính nhân dân, Tổ chức tài chính Nhật Bản cho các DNNVV, Ngân hàng cơng thương Nhật Bản. Tổ chức tài chính nhân dân với chức năng chủ yếu là cho các DNNVV vay đặc biệt là cho vay đối với các doanh nghiệp có tính chất gia đình. Chính phủ Nhật Bản thực hiện hỗ trợ dưới dạng các khoản cho vay thông thường với lãi suất cơ bản hoặc các khoản cho vay đặc biệt với những ưu đãi theo các mục tiêu chính sách, chẳng hạn
kế hoạch cho vay cải tiến quản lý của các doanh nghiệp nhỏ (kế hoạch cho vay Marukei) khơng địi hỏi phải có thế chấp hoặc bảo lãnh.
Hệ thống hỗ trợ tăng cường cơ sở quản lý của các DNNVV ở từng khu vực, tuỳ theo điều kiện của khu vực, các khoản vay được thực hiện thơng qua các quỹ chung do chính quyền trung ương và chính quyền địa phương cùng tài trợ. Kế hoạch cho vay nhằm cải tiến quản lý của DNNVV khơng địi hỏi phải có thế chấp hoặc bảo lãnh.
Ngoài ra, Hiệp hội bảo lãnh tín dụng cịn thực hiện bảo lãnh cho các DNNVV vay vốn của các TCTD tư nhân trên cơ sở hợp đồng bảo lãnh. Hệ thống bảo lãnh này có chức năng như một mạng lưới an toàn nhằm giảm nhẹ những rối loạn về tín dụng và góp phần làm giảm các vụ phá sản của DNNVV.
Các biện pháp nhằm bổ sung khả năng vay vốn của DNNVV được Nhật Bản thực hiện bằng việc thành lập hệ thống bảo hiểm và bảo lãnh tín dụng cho DNNVV. Hệ thống này giúp cho các DNNVV có khả năng phát triển mà khơng có tài sản thế chấp có thể vay vốn các NHTM. Trong hệ thống đó, Hội bảo lãnh tín dụng là tổ chức tài chính cơng cộng đứng ra bảo lãnh cho các DNNVV vay vốn NHTM. Hỗ trợ hoạt động của hiệp hội bảo lãnh tín dụng là Hội bảo hiểm tín dụng DNNVV do Chính phủ sáng lập ra. Hội bảo hiểm tín dụng hoạt động như người thực hiện tái bảo hiểm khoản tín dụng mà Hội bảo lãnh tín dụng đã thực hiện. Nhờ đó, các DNNVV của Nhật Bản mở rộng được khả năng vay vốn từ các NHTM.
• Ở Malaysia, một tổ chức tài chính và chính sách của Chính phủ đã được thiết lập nhằm cung cấp tín dụng nhiều hơn cho các DNNVV, việc cung cấp vốn được xem xét trên cơ sở tính thích hợp của những cơ sở cơng nghiệp nhằm nghiên cứu khả thi, phát triển và thiết kế sản phẩm cũng như các hoạt động nghiên cứu của DNNVV.
• Đối với Hàn Quốc, Chính phủ cũng thành lập các tổ chức tài chính chuyên đảm nhận việc cung cấp tín dụng ưu đãi cho các DNNVV và các doanh nghiệp
mới thành lập. Ngân hàng cơng nghiệp vừa và nhỏ (SMIB) do Chính phủ thành lập nhằm chun mơn hóa trong cơng tác tài trợ cho DNNVV. Quỹ phát triển công nghiệp vừa và nhỏ được hình thành từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước, chịu sự quản lý của Ngân hàng công nghiệp vừa và nhỏ và Ngân hàng quốc gia cho công dân.
Năm 1976, Hàn Quốc đã thành lập Quỹ bảo lãnh tín dụng do Chính phủ và các thể chế tài chính đồng tài trợ. Quỹ này bảo lãnh cho các DNNVV có thể vay vốn ở NHTM. Ngồi biện pháp bảo lãnh tín dụng, để tăng khối lượng tín dụng cung cấp cho DNNVV, Chính phủ một số nước cịn áp dụng biện pháp quy định buộc các tổ chức tín dụng phải dành một tỷ lệ tín dụng nhất định để cung cấp cho các DNNVV. Tại Hàn Quốc, Chính phủ quy định tỷ lệ bắt buộc đối với NHTM quốc gia là 45% tín dụng cho các DNNVV, còn đối với NHTM địa phương thì tỷ lệ tối thiểu đó là 80%. Ngay cả chi nhánh ngân hàng nước ngồi cũng phải dành 35% tín dụng cho DNNVV.
• Chính phủ Indonesia cũng áp dụng biện pháp quy định bắt buộc đối với các NHTM phải dành ít nhất 20% tổng số tín dụng để cho các DNNVV vay.
Hệ thống bảo lãnh tín dụng cũng được hầu hết các nước Châu Á như Hàn Quốc, Đài Loan, Ấn Độ, Malaysia, Thái Lan, Philippin thực hiện.
Qua một số kinh nghiệm của một số quốc gia, có thể thấy rằng hai biện pháp hỗ trợ chủ yếu được sử dụng là: thực hiện tín dụng ưu đãi và bảo lãnh tín dụng. Cho dù đối với nền kinh tế phát triển hay đang phát triển thì vai trị của các DNNVV cũng đều hết sức quan trọng và đều được Chính phủ các nước quan tâm tạo điều kiện phát triển. Hầu hết nguồn ngân sách Chính phủ của các quốc gia đều hạn chế, trong khi nhu cầu trợ giúp của các doanh nghiệp nói chung và DNNVV nói riêng là rất lớn và nhìn chung đều vượt quá khả năng của Chính phủ. Trong mỗi giai đoạn nhất định, mỗi quốc gia đều lựa chọn một số lĩnh vực mà quốc gia mình có lợi thế để tập trung phát triển. Với nguyên tắc trợ giúp có trọng điểm, có thể việc trợ giúp chỉ thực hiện được với một
số ít doanh nghiệp, nhưng đảm bảo rằng sau khi nhận được sự trợ giúp, doanh nghiệp đó có thể có được khả năng cạnh tranh.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Chương 1 đã trình bày cơ sở lý thuyết về DNNVV, tín dụng NHTM đối với DNNVV, mở rộng tín dụng NHTM đối với DNNVV, trình bày các yếu tố có ảnh hưởng đến mở rộng tín dụng và mối liên hệ của chúng đối với việc mở rộng tín dụng. Trong chương này, nghiên cứu cũng đã xây dựng mơ hình sử dụng nghiên cứu cho luận văn.
Chương tiếp theo, nghiên cứu sẽ trình bày, phân tích nội dung thực trạng mở rộng tín dụng đối với các DNNVV của các NHTM trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh dựa trên các số liệu thứ cấp, từ đó rút ra những điểm tích cực đã đạt được, những hạn chế còn tồn tại và nguyên nhân của hạn chế.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI CÁC DNNVV CỦA CÁC NHTM TRÊN ĐỊA BÀN TP HỒ CHÍ MINH