bàn Tp. HCM
Nhằm tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng, trong thời gian qua Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã có nhiều văn bản chỉ đạo, hướng dẫn các tổ chức tín dụng xem xét điều chỉnh hạ lãi suất huy động, hạ lãi suất cho vay
đối với các khoản nợ cũ, tiếp tục cho vay mới với mức lãi suất hợp lý trong đó mức lãi suất cho vay tối đa đối với 4 lĩnh vực ưu tiên gồm : Nông nghiệp nông thôn, các dự án sản xuất - kinh doanh hàng xuất khẩu, lĩnh vực phục vụ sản xuất - kinh doanh của DNNVV, và phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ sẽ được ưu tiên vay với lãi suất tối đa không quá 13% năm. Các DNNVV hiện nay đang rất khát vốn, thêm vào đó là sức ép cạnh tranh từ hội nhập kinh tế quốc tế càng làm gia tăng áp lực về vốn của DNNVV. Do vậy, để các DNNVV phát huy tốt vai trị của mình thì việc đưa ra những định hướng và chính sách phát triển hệ thống tín dụng hỗ trợ cho các DNNVV Việt Nam nói chung và thành phố Hồ Chí Minh nói riêng là điều hết sức cần thiết. Vào ngày 17/3/2010, Ban Quản lý các Dự án Tín dụng Quốc tế ODA, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và 17 định chế tài chính là các NHTM nhà nước, NHTM cổ phần đã tiến hành ký kết thỏa thuận về cho vay lại Dự án Tài trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa giai đoạn III (SMEFP III) với tổng số vốn tín dụng là 15 tỷ Yên. Dự án SMEFP do Chính phủ Nhật Bản tài trợ thông qua Ngân hàng Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JBIC). SMEFP III có số vốn khá lớn so với 2 giai đoạn trước đó; số các định chế tài chính đủ điều kiện tham gia cũng được gia tăng từ 9 tổ chức lên 17 tổ chức. Mục tiêu chính của dự án là thơng qua các định chế tài chính kể trên để cung cấp vốn vay trung và dài hạn cho các DNNVV, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp này dễ dàng tiếp cận nguồn vốn. Dự án cũng góp phần tăng cường năng lực tài trợ DNNVV cho các định chế tài chính này. Trên cơ sở đó, thực hiện chiến lược phát triển ngân hàng, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và hội nhập quốc tế của Việt Nam.
Hiện nay, trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh tồn tại một hệ thống mạng lưới số lượng các NHTM khá đơng đảo, với chính sách và cách thức hoạt động đặc thù cho mỗi ngân hàng, mỗi phân khúc thị trường, mỗi vùng khu vực trên địa bàn. Định hướng hỗ trợ phát triển các DNNVV của một số NHTM có qui mơ lớn ở thành phố Hồ Chí Minh tiêu biểu như sau:
Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam đưa ra kế hoạch phát triển hoạt động tín dụng, trong đó bao gồm các mảng như: thường xuyên phân tích đánh giá
khách hàng có nhu cầu vay vốn trên địa bàn, chủ động tìm kiếm phương án, dự án, các khách hàng tốt. Đẩy mạnh cho vay đối với các chương trình tín dụng mục tiêu của VietinBank bao gồm: cho vay nông nghiệp nông thôn, xuất khẩu, DNNVV, đảm bảo đúng mục đích, an tồn, hiệu quả, đạt mục tiêu đã đề ra. Qua đó cho thấy hoạt động cho vay đối với DNNVV được coi là định hướng chương trình mục tiêu của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam.
Tại ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam, định hướng hoạt động tín dụng đưa ra là: duy trì cơ cấu tín dụng hợp lý, cân đối với khả năng nguồn vốn; chủ động đánh giá khách hàng có nhu cầu vay vốn trên địa bàn, lựa chọn tìm kiếm các phương án, dự án, khách hàng vay tốt. Ưu tiên cho vay các chương trình tín dụng phục vụ cho sản xuất, xuất khẩu, khu vực nông nghiệp, nông thôn và doanh nghiệp nhỏ và vừa, hạn chế cho vay phi sản xuất. Là một ngân hàng hàng đầu Việt Nam hiện nay, trong định hướng hoạt động tín dụng của mình, Vietcombank cũng đã chỉ rõ một trong những mục tiêu ưu tiên hoạt động cho vay của mình cũng nhằm vào đối tượng các DNNVV.
Ngân hàng TMCP Á Châu: Danh mục sản phẩm của ACB tập trung vào các phân đoạn khách hàng mục tiêu, trong đó bao gồm DNNVV. Với định hướng đa dạng hóa sản phẩm và hướng đến khách hàng để trở thành ngân hàng bán lẻ hàng đầu của Việt Nam, ACB hiện đang thực hiện đầy đủ các chức năng của một ngân hàng bán lẻ.
Tại ngân hàng An Bình đã dành ra hạn mức 15.000 tỷ đồng để tài trợ vốn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, giúp các doanh nghiệp này tiếp cận nguồn vốn phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh, mở rộng quy mô phát triển, tăng nguồn thu lợi nhuận cho doanh nghiệp và cũng là cho ngân hàng.
Tại ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam: Tài trợ (cho vay, bảo lãnh và cung cấp các dịch vụ ngân hàng) cho các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu hàng dệt may, các doanh nhiệp chế xuất, doanh nghiệp hoạt động trong khu công nghiệp xuất khẩu tồn bộ đầu ra sản xuất trong khu cơng nghiệp. Áp dụng mức ưu đãi
trên cơ sở cân đối lợi ích BIDV và khách hàng như: Giảm lãi suất vay, chiết khấu; Miễn giảm tối đa 20% phí dịch vụ thanh tốn lương, thanh toán trong nước, thanh toán quốc tế, bảo hiểm, bảo lãnh, ngân hàng điện tử… Cung ứng sản phẩm dịch vụ ngân hàng trọn gói, hỗ trợ hoạt động sản xuất kinh doanh của DNNVV trong một số lĩnh vực ngành nghề sản xuất– kinh doanh – thương mại; Sản phẩm dịch vụ trọn gói, khép kín cho doanh nghiệp xuất khẩu theo chu trình sản xuất, tiêu thụ sản phẩm xuất khẩu, đáp ứng điều kiện cấp tín dụng hiện hành của BIDV. Mức ưu đãi theo quy định từng thời kỳ của BIDV đối với từng trường hợp cụ thể, miễn giảm lãi suất cho vay/chiết khấu và phí dịch vụ liên quan tối thiểu 20% trên cơ sở cân đối lợi ích khách hàng và BIDV, Hỗ trợ tư vấn lập, hoàn thiện chứng từ và nghiệp vụ bảo hiểm.