Các loại hình cấp tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ kinh tế mở rộng tín dụng đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa của các ngân hàng thương mại trên địa bàn TP HCM (Trang 26 - 28)

1.2. Tín dụng ngân hàng thương mại đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa

1.2.3. Các loại hình cấp tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa

Cho vay ngắn hạn: Nhằm đáp ứng nhu cầu vốn lưu động thường xuyên hay

theo thời vụ của các DNNVV. Hai phương thức cho vay ngắn hạn thường được áp dụng phổ biến hiện nay gồm:

- Cho vay từng lần: với phương thức này thì mỗi lần vay vốn, doanh nghiệp và

- Cho vay theo hạn mức: ngân hàng và khách hàng cùng xác định và thỏa thuận

một hạn mức tín dụng duy trì trong một khoảng thời gian nhất định. Đặc điểm cơ bản của loại hình tín dụng này là một bộ hồ sơ được sử dụng cho nhiều món vay, món giải ngân khác nhau.

Cho vay trung dài hạn: Mục đích của tín dụng trung dài hạn thường là đầu tư

vào tài sản cố định của doanh nghiệp hoặc đầu tư vào dự án.

Chiết khấu chứng từ có giá: Đây là một hình thức cấp tín dụng, theo đó, ngân

hàng nhận chuyển nhượng các chứng từ có giá chưa đến hạn thanh toán và trao cho khách hàng một số tiền nhất định bằng mệnh giá của chứng từ trừ đi các khoản phí hoa hồng và lãi chiết khấu. Loại chứng từ mà ngân hàng thường nhận chiết khấu là thương phiếu, ngồi ra cịn có trái phiếu, kỳ phiếu, …

Cho thuê tài chính: Là hoạt động tín dụng trung và dài hạn thơng qua việc cho

thuê máy móc, thiết bị, phương tiện vận chuyển và các động sản khác trên cơ sở hợp đồng cho thuê giữa bên cho thuê với bên th. Cho th tài chính có thể là phương cách tiếp cận tín dụng trung và dài hạn thuận lợi hơn đối với các doanh nghiệp có quy mơ vốn nhỏ, ít tài sản thế chấp hoặc mới thành lập.

Bao thanh toán: Là một dạng tài trợ bằng việc mua các khoản nợ ngắn hạn

trong giao dịch thương mại giữa tổ chức tài trợ (bên mua nợ) và bên cung ứng (bên bán nợ).

Bảo lãnh: Bảo lãnh ngân hàng là hình thức cấp tín dụng, theo đó NHTM cam

kết với bên nhận bảo lãnh về việc NHTM sẽ thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho khách hàng khi khách hàng không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vũ đã cam kết với bên nhận bảo lãnh. Khách hàng phải nhận nợ và hoàn trả cho NHTM theo thỏa thuận. Các hình thức bảo lãnh theo mục đích như: bảo lãnh vay vốn, bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh đảm bảo chất lượng sản phẩm, bảo lãnh hồn thanh tốn, …

Tài trợ ngoại thương: Thông qua tiếp cận tài trợ ngoại thương, các DNNVV có

quan hệ kinh doanh xuất nhập khẩu có thể vay vốn ngân hàng phục vụ nhu cầu kinh doanh của mình. Tài trợ ngoại thương bao gồm các hoạt động mang tính tài trợ của ngân hàng, thực tế thường có các hình thức như: cho vay tiền – xuất khẩu (pre-export financing), cho vay chiết khấu bộ chứng từ xuất khẩu, cho vay mở thư tín dụng, ….

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ kinh tế mở rộng tín dụng đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa của các ngân hàng thương mại trên địa bàn TP HCM (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(144 trang)
w