Thang đo mở rộng tín dụng

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ kinh tế mở rộng tín dụng đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa của các ngân hàng thương mại trên địa bàn TP HCM (Trang 83 - 86)

3.2. Xây dựng thang đo

3.2.6. Thang đo mở rộng tín dụng

Nghiên cứu sử dụng một thang đo để đo lường mở rộng tín dụng (MORONG) bao gồm 03 biến quan sát, từ biến quan sát có mã số MORONG1 đến MORONG3, được trình bày theo bảng dưới đây:

Bảng 3.6: Thang đo mở rộng tín dụng

Ký hiệu Các phát biểu

MORONG Mở rộng tín dụng

MORONG1 Anh/chị sẽ tiếp tục và gia tăng giao dịch tín dụng với đối tác về mặt số lượt (tần suất) sử dụng đối với sản phẩm dịch vụ MORONG2 Anh/chị sẵn sàng gia tăng giao dịch tín dụng với đối tác về mặt số

lượng sản phẩm dịch vụ sử dụng

MORONG3 Anh/chị sẵn sàng gia tăng giao dịch tín dụng với đối tác về mặt giá trị của khoản giao dịch

Nguồn: Kết quả khảo sát (xem phụ lục 1 & phụ lục 2)

3.3. Thông tin mẫu nghiên cứu

Khảo sát được thực hiện thông qua phát bảng câu hỏi trực tiếp và thu lại sau khi trả lời xong, song song với khảo sát qua mạng. Sau khi loại bỏ các phiếu trả lời không đạt yêu cầu và làm sạch dữ liệu, mẫu nghiên cứu có được với số lượng 290, được lựa chọn theo phương pháp thuận tiện trong khu vực thành phố Hồ Chí Minh. Các NHTM có cán bộ tín dụng được khảo sát gồm: Agribank, Eximbank, BIDV, Vietcombank,

Vietinbank, Sacombank, ACB, SouthernBank, MHB, HDbank, SCB, SHB, Techcombank, MB, MaritimeBank, VIB, VPBank, VietABank.

Trong số 290 người trả lời khảo sát, có 153 người là nam với tỷ lệ 52,8%; 137 người là nữ với tỷ lệ 47,2%. Như vậy tỷ lệ về giới tính khơng có sự chênh lệch lớn. Xét theo độ tuổi, có 36 người dưới 25 tuổi (chiếm tỷ lệ 12,4%), chiếm đa số là tỷ lệ người trong độ tuổi từ 25-35 với số lượng 225 người (chiếm 77,6%), 20 người trong độ tuổi từ 36-45 (chiếm 6,9%) và có 9 người có tuổi đời trên 45 (chiếm 3,1%). Theo cơng việc hiện tại, có 216 người là nhà quản lý/chủ sở hữu DNNVV (chiếm 74,5%), cịn lại là các cán bộ tín dụng ngân hàng (74 người, chiếm tỷ lệ 25,5%) (xem Phụ lục 3).

3.4. Kiểm định mơ hình đo lường

Các thang đo được sử dụng để đo lường các khái niệm nghiên cứu trong đề tài này cần phải được kiểm định lại để đảm bảo tính chất phù hợp với bối cảnh và điều kiện nghiên cứu. Để kiểm tra độ tin cậy của từng thành phần trong thang đo, công cụ Cronbach Alpha được áp dụng trong đề tài này. Sau đó, tồn bộ các biến quan sát được đưa vào phân tích nhân tố khám phá (EFA), để khám phá cấu trúc thang đo các thành phần. Đồng thời, các thang đo về mở rộng tín dụng cũng được kiểm tra, đánh giá thông qua các bước tương tự. Sau khi phân tích nhân tố khám phá (EFA), nghiên cứu sẽ thực hiện kiểm định các giả thuyết nghiên cứu được đưa ra trong chương 2 bằng phương pháp hồi quy đa biến.

3.4.1. Kiểm định Cronbach Alpha đối với các thang đo

Trước khi đưa vào phân tích nhân tố, nghiên cứu sẽ kiểm định thang đo bằng công cụ Cronbach Alpha của chương trình SPSS để kiểm tra độ tin cậy của thang đo các nhân tố thành phần và tương quan giữa các biến quan sát. Khi Cronbach Alpha đạt từ 0,8 trở lên thì thang đo được đánh giá là khá tốt. Tuy nhiên, trong trường hợp khái niệm đang nghiên cứu là mới hoặc mới đối với người trả lời trong bối cảnh nghiên cứu thì Cronbach Alpha được đề nghị từ 0,6 trở lên là có thể sử dụng được (Hoàng Trọng

& Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2005). Trong trường hợp đề tài nghiên cứu này được xem như mới với người trả lời nên các kết quả Cronbach Alpha lớn hơn 0,6 đều được chấp nhận. Ngồi ra, các biến quan sát có hệ số tương quan giữa biến và tổng nhỏ hơn 0,3 đều bị loại. Trước đó, nghiên cứu sơ bộ cũng đã tiến hành thảo luận định tính và khảo sát sơ bộ 140 đối tượng để điều chỉnh thang đo phù hợp.

Kết quả kiểm định độ tin cậy Cronbach Alpha các thang đo cho thấy tất cả các thang đo đều đạt yêu cầu về độ tin cậy (xem phụ lục 4). Cụ thể: thang đo từ chối cấp tín dụng (TUCHOI) có Cronbach Alpha là 0.886; thang đo tiếp tục cấp tín dụng (TIEPTUC) có Cronbach Alpha là 0.768; thang đo khó khăn khi giao dịch tín dụng (KHOKHAN) có Cronbach Alpha là 0.800; thang đo chất lượng dịch vụ tín dụng (CHATLUONG) có Cronbach Alpha là 0.891; thang đo giá cả tín dụng (GIACA) có Cronbach Alpha là 0.698; thang đo mở rộng tín dụng (MORONG) có Cronbach Alpha là 0.773. Các hệ số tương quan giữa biến – tổng của các thang đo đều cao hơn mức cho phép ( > 0.3), do đó tất cả các thang đo đều được đưa vào phân tích nhân tố khám phá (EFA) trong bước tiếp theo.

Bảng 3.7: Kết quả kiểm định Cronbach Alpha các thang đo

STT Thang đo quan sátSố biến Cronbach Alpha biến – tổng nhỏ nhấtHệ số tương quan

1 Từ chối cấp tín dụng (TUCHOI) 6 0.886 0.636

2 Tiếp tục cấp tín dụng (TIEPTUC) 5 0.768 0.507 3 Khó khăn khi giao dịch tín dụng (KHOKHAN) 5 0.800 0.514 4 Chất lượng dịch vụ tín

dụng (CHATLUONG) 6 0.891 0.673

5 Giá cả tín dụng (GIACA) 3 0.698 0.459

(MORONG)

Nguồn: Kết quả khảo sát (xem phụ lục 4)

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ kinh tế mở rộng tín dụng đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa của các ngân hàng thương mại trên địa bàn TP HCM (Trang 83 - 86)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(144 trang)
w