Nguồn vốn huy động của các DNNVV thơng qua hình thức vay nợ từ hệ thống NHTM trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh hàng năm đều có xu hướng gia tăng so với năm trước, tuy nhiên các DNNVV vẫn cịn nhiều khó khăn trong cơng tác tiếp cận nguồn vốn này. Khó khăn càng thêm gia tăng khi nền kinh tế Việt Nam rơi vào tình trạng lạm phát cao như năm 2011, và tiếp tục kéo dài khó khăn do ảnh hưởng từ khủng hoảng kinh tế thế giới.
Bảng 2.4: Vốn huy động và cho vay của các ngân hàng thương mại trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
Chỉ tiêu Năm 2007 2008 2009 2010 2011 2012 Tổng vốn huy động 487.028 585.339 780.200 766.300 886.900 973.900 Tổng dư nợ tín dụng 406.352 502.687 695.500 699.800 753.800 821.300 Dư nợ tín dụng đối với DNNVV 167.011 212.637 322.712 384.890 412.849 446.374
Nguồn: Cục Thống kê Tp Hồ Chí Minh
Tại Việt Nam nói chung và thành phố Hồ Chí Minh nói riêng, vốn huy động của các NHTM chủ yếu là từ vốn tiết kiệm của các tầng lớp dân cư, tiền gửi thanh toán và tiền gửi có kỳ hạn của các doanh nghiệp. thời gian vừa qua, việc cạnh tranh để huy động được nguồn vốn này diễn ra rất gay gắt, để huy động nguồn vốn này các NHTM đã không ngừng thay đổi chính sách lãi suất hấp dẫn đồng thời có các hình thức khuyến mãi cho khách hàng gửi tiền.
Giai đoạn 2007-208, khủng hoảng tài chính tồn cầu diễn biến nhanh và phức tạp cùng với lạm phát trong nước tăng cao đã ảnh hưởng đến việc thực thi các chính sách kinh tế vĩ mơ. Trước bối cảnh đó, NHN đã ban hành nhiều quyết định nhằm điều tiết vĩ mô về hoạt động ngân hàng như: quyết định tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc, quyết định cơ chế điều hành lãi suất, điều hành tỷ giá và giao dịch ngoại hối. Các quyết định này đã có tác dụng tích cực đối với thị trường tiền tệ. Năm 2007 tổng vốn huy động của các ngân hàng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh là 487.028 tỷ đồng tăng 70,6% so với năm trước. Dư nợ cho vay đối với DNNVV là 167.011 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 41,1%. Đến năm 2008, tổng vốn huy động của các ngân hàng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh là 585.339 tỷ đồng tăng 20,2% so với năm trước. Dư nợ cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa là 212.637 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 42,30%.
Năm 2009 vốn huy động đến đầu tháng 12 đạt 780.200 tỷ, tăng 33,3% so đầu năm. Tổng dư nợ tín dụng đạt 695.500 tỷ, tăng 38,4% so đầu năm. Tốc độ tăng trưởng
dư nợ VND luôn cao hơn nhiều so với dư nợ ngoại tệ là do chênh lệch lãi suất giữa VND và ngoại tệ khi thực hiện hỗ trợ lãi suất trong chương trình kích cầu của chính phủ. Dư nợ tín dụng bằng ngoại tệ đạt 170.400 tỷ, chiếm 24,5% tổng dư nợ, tăng 24,1% so cùng kỳ; dư nợ tín dụng bằng VND tăng 51,6% so cùng kỳ. Dư nợ tín dụng trung dài hạn chiếm 41,7% tổng dư nợ, tăng 34% so cùng kỳ; dư nợ tín dụng ngắn hạn tăng 51,7% so cùng kỳ. Dư nợ cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa là 322.712 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 46,4%. Đây là năm mà Chính phủ, NHNN cùng với các NHTM thực hiện triển khai mạnh mẽ các chương trình hỗ trợ lãi suất, chia sẻ khó khăn với các DNNVV trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh, đặc biệt là các hoạt động phục vụ cho xuất khẩu.
Năm 2010 do nhu cầu thanh khoản trong khoảng thời gian cuối năm, một số ngân hàng đã đầy lãi huy động bằng tiền Việt Nam lên cao. Để bình ổn lãi suất huy động vốn trên thị trường, NHNN Việt Nam đã đưa ra quy định lãi suất huy động vốn không vượt quá 14%/năm bao gồm cả khoản chi khuyến mại dưới mọi hình thức. Điều này đã làm ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn của các khi mà mức lãi suất áp dụng khơng cịn sức hấp dẫn đối với người gửi tiền. Vốn huy động của các ngân hàng thương mại trên địa bàn thành phố đến tháng 12 ước đạt 766.300 tỷ đồng, giảm 1,8% so năm 2009. Tuy nhiên, về dự nợ tín dụng vẫn đạt tỷ lệ tăng trường, tổng dư nợ tín dụng là 699.800 tỷ, tăng 0,6% so cùng kỳ. Dư nợ cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa là 384.890 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 55,0%.
Năm 2011, tổng vốn huy động của các ngân hàng thương mại trên địa bàn đạt 886.900 tỷ đồng, tăng 15,7% so năm 2010. Vốn huy động bằng ngoại tệ chiếm 24,7%, tăng 8,2% so với cùng kỳ, vốn huy động VNĐ chiếm 75,3% tổng vốn huy động, tăng 10,6% so với cùng kỳ. Do tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thối kinh tế tồn cầu từ những năm trước nên mơi trường kinh doanh trong nước gặp rất nhiều khó khăn. Những khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh đã làm cho
chất lượng tín dụng suy giảm và nợ xấu tăng nhanh hơn tốc độ tăng trưởng tín dụng. Đặc biệt, trong năm 2011, tổng cầu của nền kinh tế giảm mạnh, tiêu thụ hàng hóa gặp nhiều khó khăn, hàng tồn kho lớn, thị trường bất động sản đóng băng, năng lực tài chính của doanh nghiệp giảm sút, ... làm cho tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng năm 2011 chậm lại đáng kể. Tổng dư nợ tín dụng trên địa bàn thành phố đến cuối năm đạt 753.800 tỷ, tăng 7,7% so năm 2010. Dư nợ tín dụng bằng VND chiếm 71% tổng dư nợ, tăng 3,7% so với cùng kỳ; dư nợ tín dụng bằng ngoại tệ chiếm 29% tổng dư nợ, tăng 13,1% so cùng kỳ. Dư nợ cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa là 412.849 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 54,76%. Năm 2011 thật sự là khó khăn trong hoạt động của cả khách hàng vay vốn và ngân hàng. Dư nợ năm 2011 tăng chậm do nhiều nguyên nhân, trong đó chủ yếu do việc cắt giảm dư nợ cho vay lĩnh vực bất động sản và tiêu dùng; việc huy động vốn tuy có tăng nhưng khơng ổn định, các NHTM khơng mạnh dạn cho vay để đảm bảo tính thanh khoản; do tình hình giá cả tăng nhanh, chỉ số lạm phát tăng, lãi suất cho vay cao, nếu đẩy mạnh cho vay sẽ khơng đảm bảo an tồn vốn.
Các hệ lụy trong năm 2011 kéo dài đến tận sang năm 2012, tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng năm 2012 tiếp tục suy giảm. Tổng vốn huy động được của các NHTM tại Tp.HCM là 87 ngàn tỷ đồng, mức tăng 9,81%. Tuy nhiên, tỷ lệ tăng này thấp hơn tỷ lệ tăng của năm 2011. Những tháng đầu năm do lạm phát tăng cao, các ngân hàng gặp khó khăn trong huy động vốn, nguồn vốn huy động trong hệ thống có xu hướng giảm. Một số NHTM quản trị rủi ro thanh khoản yếu đã thực hiện cạnh tranh lách huy động vốn với lãi suất cao. Tuy nhiên, sau khi có chỉ thỉ của NHNN về việc xử lý nghiêm các ngân hàng vi phạm trần lãi suất huy động vốn, hầu hết các tổ chức tín dụng đã nghiêm túc chấp hành, thị trường tiền tệ lập lại kỷ cương.
Lãi suất cho vay trong năm tuy đã được điều chỉnh nhưng tín dụng năm 2012 vẫn tăng trưởng chậm, chủ yếu do hàng hóa tồn kho cao, sức mua dân cư giảm. Tổng dư nợ tín dụng trên địa bàn thành phố đến cuối tháng 12 đạt 821,3 ngàn tỷ đồng, tăng
9% so với cùng kỳ, mức tăng này chưa được cải thiện đáng kể so với năm 2011 (năm 2011 có mức tăng 7,7%) trong khi con số này của năm 2010 là 0,6%. Dư nợ tín dụng bằng ngoại tệ chiếm 25,1% tổng dư nợ, giảm 4,6% so cùng kỳ. Dư nợ tín dụng bằng VNĐ chiếm 74,9% tổng dư nợ, tăng 12% so với cùng kỳ. Dư nợ trung dài hạn chiếm 42,6%, tăng 6,8%; dư nợ tín dụng ngắn hạn chiếm 57,4%, tăng 8% so cùng kỳ.
Nhìn chung dư nợ cho vay của NHTM đối với các DNNVV qua các năm đều tăng lên về số lượng và tỷ trọng đây là xu hướng thuận lợi cho các doanh nghiệp, mặc khác các DNNVV ngày càng được các ngân hàng chú trọng và được đưa vào nhóm khách hàng mục tiêu của nhiều NHTM. Tuy nhiên, đến nay việc tiếp cận nguồn vốn tín dụng vẫn cịn là vấn đề khó khăn đối với các DNNVV.