Đây chính là điều kiện cần và đủ để doanh nghiệp tồn tại và pháttriền trong sự cạnh tranh gay gắt khốc liệt của nền kinh tế thị trường hiện nay.- Về mặt thực tiễn: Qua quá trình thực tập
Trang 1TÓM LƯỢC
Hội nhập kinh tế toàn cầu ngày càng mạnh mẽ đã đưa các doanh nghiệp nóichung và doanh nghiệp sản xuất, thương mại nói riêng của Việt Nam vào một thời đạimới – thời đại của cơ hội và thách thức Việt Nam gia nhập WTO, điều này đã đánhdấu một bước ngoặt quan trọng, nó không chỉ tác động tới lĩnh vực văn hoá chính trị -
xã hội mà còn tác động rất lớn tới nền kinh tế Song để thích ứng với nhịp độ phát triểncủa toàn cầu, có thể tồn tại và phát triển mạnh mẽ, bền vững thì nền kinh tế phải cómột nền tảng chắc chắn và những bước chuyển mình tốt Doanh nghiệp nào nắm bắtđược cơ hội, vượt qua được thách thức thì doanh nghiệp đó sẽ tồn tại và phát triển.Một trong những vấn đề các doanh nghiệp quan tâm hiện nay là không ngừng tiết kiệmchi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm mà chất lượng sản phẩm vẫn được cải thiệnnâng cao Quản lý chặt chẽ, sử dụng tiết kiệm chí phí sản xuất, góp phần hạ giá thànhsản phẩm là những biện pháp cơ bản giúp doanh nghiệp nâng cao lợi nhuận, là điềukiện cần và đủ để doanh nghiệp tồn tại và phát triển Muốn vậy công tác hạch toán chiphí sản xuất cần phải đặt lên hàng đầu Với tư cách là công cụ quản lý kinh tế, tàichính - kế toán là một lĩnh vực gắn liền với hoạt động kinh tế, tài chính đảm nhiệm hệthống tổ chức thông tin có ích cho các quyết định kinh tế, đặc biệt là thông tin về chiphí sản xuất và giá thành sản phẩm
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực tập ở công ty TNHH sản xuất và thương mại Xuân Phát,nhờ sự giúp đỡ tận tình của quý công ty, đặc biệt là các anh chị nhân viên phòng kếtoán, em đã học tập được rất nhiều điều bổ ích, nhờ đó mà trau dồi kiến thức và tíchlũy kinh nghiệm phục vụ cho công tác sau này của bản thân Em xin gửi lời cảm ơnchân thành tới anh, chị đã giúp đỡ trong việc tìm hiểu, thu thập các thông tin về côngty; và cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới cô Hà Thị Thúy Vân đã giúp emhoàn thiện bài khóa luận tốt nghiệp này
Trang 3MỤC LỤC
TÓM LƯỢC i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ vi
DANH MỤC VIẾT TẮT vii
PHẦN MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết, ý nghĩa của đề tài 1
2 Mục tiêu nghiên cứu đề tài 2
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài 2
3.1 Đối tượng nghiên cứu 2
3.2 Phạm vi nghiên cứu 2
4 Phương pháp thực hiện đề tài 2
5 Kết cấu của khóa luận tốt nghiệp 3
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT 4
1.1 Cơ sở lý luận về kế toán chi phí sản xuất 4
1.1.1 Một số khái niệm cơ bản 4
1.1.1.1 Khái niệm 4
1.1.1.2 Bản chất của chi phí 5
1.1.1.3 Phân loại chi phí sản xuất 6
1.1.2 Một số vấn đề lý thuyết liên quan tới kế toán chi phí sản xuất 7
1.2 Nội dung nghiên cứu 11
1.2.1 Kế toán chi phí sản xuất theo chuẩn mực kế toán Việt Nam hiện hành 11
1.2.1.1 Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất 11
1.2.1.2 Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất 11
1.2.2 Kế toán chi phí sản xuất theo chế độ kế toán hiện hành 12
1.2.2.1 Chứng từ sử dụng: 12
1.2.2.2 Tài khoản kế toán vận dụng: 12
1.2.2.3 Quy trình kế toán 13
1.2.2.4 Sổ kế toán và trình tự ghi sổ: 15
Trang 41.2.2.5 Tập hợp chi phí sản xuất 16
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT THÉP ỐNG TẠI CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT VÀ THƯƠNG MẠI XUÂN PHÁT 18
2.1 Tổng quan tình hình và ảnh hưởng nhân tố môi trường đến kế toán chi phí sản xuất thép ống tại công ty TNHH sản xuất và thương mại Xuân Phát 18
2.1.1 Tổng quan chung về công ty TNHH sản xuất và thương mại Xuân Phát 18
2.1.2 Tổ chức công tác kế toán công ty TNHH sản xuất và thương mại Xuân Phát .24
2.1.2.1 Tổ chức bộ máy kế toán công ty TNHH sản xuất và thương mại Xuân Phát .24 2.1.2.2 Chính sách kế toán áp dụng: 26
2.1.3 Ảnh hưởng nhân tố môi trường đến kế toán chi phí sản xuất thép ống tại công ty TNHH sản xuất và thương mại Xuân Phát 26
2.2 Thực trạng công tác kế toán chi phí sản xuất thép ống tại công ty TNHH sản xuất và thương mại Xuân Phát 27
2.2.1 Đặc điểm và phân loại chi phí sản xuất tại công ty TNHH sản xuất và thương mại Xuân Phát 27
2.2.1.1 Đặc điểm chi phí sản xuất của công ty TNHH sản xuất và thương mại Xuân Phát 27
2.2.1.2 Phân loại chi phí sản xuất của công ty TNHH sản xuất và thương mại Xuân Phát 28
2.2.2 Đối tượng kế toán chi phí sản xuất tại công ty TNHH sản xuất và thương mại Xuân Phát 29
2.2.3 Kế toán chi phí sản xuất thép ống tại công ty TNHH sản xuất và thương mại Xuân Phát 29
2.2.3.1 Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 29
2.2.3.2 Kế toán chi phí nhân công trực tiếp 32
2.2.3.3 Kế toán chi phí sản xuất chung 34
2.3.3.4 Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất 37
CHƯƠNG III: HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT THÉP ỐNG TẠI CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT VÀ THƯƠNG MẠI XUÂN PHÁT 39
Trang 53.1 Đánh giá công tác kế toán chi phí sản xuất tại công ty TNHH sản xuất và thương mại Xuân Phát 393.1.1 Ưu điểm 393.1.2 Hạn chế 413.2 Một số giải pháp hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất tại công ty TNHH sản xuất và thương mại Xuân Phát 433.3 Điều kiện thực hiện 47
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 6DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ
Sơ đồ 1.1: Sơ đồ hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Sơ đồ 1.2: Sơ đồ hạch toán chi phí nhân công trực tiếp
Sơ đồ 1.3: Sơ đồ hạch toán chi phí sản xuất chung
Sơ đồ 1.4: Sơ đồ tổng hợp chi phí sản xuất
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy sản xuất
Sơ đồ 2.2: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý
Sơ đồ 2.3: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán
Biểu 2.1: Bảng báo cáo kết quả kinh doanh năm 2009 – 2010
Phụ lục 01: Phiếu xuất kho
Phụ lục 02: Sổ chi tiết tài khoản 6211
Phụ lục 08: Phiếu xác nhận sản phẩm hoặc công việc hoàn thành
Phụ lục 09: Bảng thanh toán lương
Phụ lục 10: Phiếu chi
Phụ lục 11: Sổ chi tiết tài khoản 6221
Phụ lục 12: Sổ chi tiết tài khoản 622
Phụ lục 13: Sổ chi tiết tài khoản 62711
Phụ lục 14: Sổ chi tiết tài khoản 62713
Phụ lục 15: Sổ chi tiết tài khoản 62714
Phụ lục 16: Phiếu chi
Phụ lục 17: Sổ chi tiết tài khoản 62717
Phụ lục 18: Sổ chi tiết tài khoản 6271
Phụ lục 19: Sổ chi tiết tài khoản 627
Phụ lục 20: Sổ chi tiết tài khoản 1541
Phụ lục 21: Sổ tổng hợp tài khoản 154
Phụ lục 22: Bảng chi lương
Phụ lục 23: Danh sách xét thưởng
Trang 7DANH MỤC VIẾT TẮT
CPSX : Chi phí sản xuất
CPVNLTT : Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
CPNCTT : Chi phí nhân công trực tiếp
CPSXC : Chi phí sản xuất chung
HTK : Hàng tồn kho
TSCĐ : Tài sản cố định
CTGS : Chứng từ ghi sổ
KKTX : Kê khai thường xuyên
BHXH : Bảo hiểm xã hội
BHYT : Bảo hiểm y tế
KPCĐ : Kinh phí công đoàn
BHTN : Bảo hiểm thất nghiệp
Trang 8là không ngừng tiết kiệm chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm mà chất lượng sảnphẩm vẫn được cải thiện nâng cao Muốn vậy các doanh nghiệp phải coi trọng côngtác hạch toán chi phí sản xuất Có như vậy mới hạ giá thành sản phẩm và nâng cao lợinhuận cho doanh nghiệp Trong điều kiện giá bán không đổi, sản phẩm đạt chất lượngthì chi phí sản xuất giảm được bao nhiêu tương đương với việc doanh nghiệp đạt đượclợi nhuận bấy nhiêu Đây chính là điều kiện cần và đủ để doanh nghiệp tồn tại và pháttriền trong sự cạnh tranh gay gắt khốc liệt của nền kinh tế thị trường hiện nay.
- Về mặt thực tiễn:
Qua quá trình thực tập tại công ty TNHH sản xuất và thương mại Xuân Phát,
em nhận thấy công tác kế toán chi phí sản xuất của công ty còn tồn tại một số vấn đềsau:
+ Quá trình quản lý nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất thép ống còn chưachặt chẽ, không có sự ghi chép đầy đủ ngay sau khi phát sinh
+ Do công ty sản xuất theo dây chuyền, tức là qua nhiều phân xưởng sản xuấtnên việc hạch toán chi phí sản xuất thành phẩm của mỗi phân xưởng chưa rõ rang, dẫntới làm tăng giá thành sản phẩm
+ Việc sử dụng nguyên vật liệu ở một số bộ phận còn lãng phí, việc tập hợp chiphí sản xuất giữa các phân xưởng còn gặp khó khăn
Nhận rõ vai trò và sự cần thiết của công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất
kinh doanh tại các doanh nghiệp sản xuất, em chọn: “Kế toán chi phí sản xuất thép
Trang 9ống tại công ty TNHH sản xuất và thương mại Xuân Phát” làm đề tài khóa luận tốt
nghiệp
2 Mục tiêu nghiên cứu đề tài
- Trình bày một cách có hệ thống và làm sáng tỏ những vấn đề lý luận cơ bản ápdụng trong kế toán tập hợp chi phí sản xuất tại các doanh nghiệp sản xuất
- Nghiên cứu thực trạng công tác kế toán chi phí sản xuất thép ống tại công tyTNHH sản xuất và thương mại Xuân Phát Trên cơ sở lý luận và thực tiễn khảo sát tạicông ty để đề xuất những kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phísản xuất
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Xuất phát từ mục đích nghiên cứu của đề tài, đối tượng nghiên cứu của khóaluận là kế toán chi phí sản xuất, cụ thể là đi sâu nghiên cứu quy trình tập hợp chi phísản xuất, từ đó hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất tại công ty TNHH sản xuất
và thương mại Xuân Phát
3.2 Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu khóa luận là tập trung nghiên cứu thực trạng kế toán chiphí sản xuất của sản phẩm thép ống tại công ty TNHH sản xuất và thương mại XuânPhát
Nguồn tài liệu được sử dụng là các thông tin và số liệu thực tế đã khảo sát thuthập tại công ty TNHH sản xuất và thương mại Xuân Phát trong quá trình thực tập tạicông ty làm luận cứ để hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất
4 Phương pháp thực hiện đề tài
- Phương pháp thu thập số liệu và số học: phương pháp nay căn cứ vào những
chứng từ thực tế phát sinh nghiệp vụ kinh tế đã đựơc kế toán tập hợp vào sổ sách kếtoán và kiểm tra tính chính xác, tính phù hợp, tính hợp pháp của các chứng từ
- Phương pháp so sánh: Phương pháp này căn cứ vào những số liệu và chỉ tiêu
so sánh từ đó đưa ra những kết luận về tình hình sản xuất kinh doanh của doanhnghiệp
Trang 10- Phương pháp phân tích: phương pháp này áp dụng việc tính toán , so sánh số
liệu của các phương pháp nêu trên để phân tích những khác biệt giữa lý luận và thựctiễn từ đó rút ra những kết luận thích hợp
5 Kết cấu của khóa luận tốt nghiệp
Chương I: Cơ sở lý luận chung về kế toán chi phí sản xuất
Chương II: Thực trạng công tác kế toán chi phí sản xuất thép ống tại công ty TNHH
sản xuất và thương mại Xuân Phát
Chương III: Hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất thép ống tại công ty TNHH
sản xuất và thương mại Xuân Phát
Trang 11CHƯƠNG I
CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT
1.1 Cơ sở lý luận về kế toán chi phí sản xuất
1.1.1 Một số khái niệm cơ bản
1.1.1.1 Khái niệm
a) Khái niệm chi phí:
- Theo VAS 01 (Đoạn 31):
Chi phí là tổng giá trị các khoản làm giảm lợi ích kinh tế trong kỳ kế toán dướihình thức các khoản tiền chi ra, các khoản khấu trừ tài sản hoặc phát sinh các khoản nợdẫn đến làm giảm vốn chủ sở hữu, không bao gồm khoản phân phối cho cổ đông hoặcchủ sở hữu
- Theo quan điểm các trường đại học khối kinh tế:
Chi phí là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí về lao động sống và lao độngvật hoá cần thiết cho quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh mà doanh nghiệp phảichi ra trong một kỳ kinh doanh Như vậy, chỉ được tính là chi phí của kỳ hạch toánnhững hao phí về tài sản và lao động có liên quan đến khối lượng sản phẩm sản xuất ratrong kỳ hạch toán
b) Khái niệm chi phí sản xuất:
- Theo giáo trình Kế toán quản trị - ĐH Thương Mại:
Chi phí sản xuất là những khoản chi phí phát sinh tại các phân xưởng (bộ phận)sản xuất gắn liền với các hoạt động sản xuất chế tạo sản phẩm của doanh nghiệp
- Theo bách khoa toàn thư:
Chi phí sản xuất là số tiền mà một nhà sản xuất hay doanh nghiệp chi để muacác yếu tố đầu vào cần thiết cho quá trình sản xuất hàng hóa nhằm mục đích thu lợinhuận
c) Một số khái niệm liên quan:
- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: là chi phí của những loại nguyên vật liệu cấuthành thực thể của sản phẩm, có giá trị lớn và có thể xác định một cách tách biệt rõrang cụ thể cho từng sản phẩm
Trang 12- Chi phí nhân công trực tiếp: là những chi phí chi trả cho nhân côngtrực tiếp tham gia vào hoạt động sản xuất, kinh doanh trong các ngành côngnghiệp, xây lắp, nông, lâm, ngư nghiệp, dịch vụ giao thông vận tải, dịch vụbưu chính viễn thông, du lịch, khách sạn, tư vấn …
- Chi phí sản xuất chung: là những chi phí phát sinh phục vụ sản xuấtkinh doanh chung ở phân xưởng, bộ phận, đội, công trường… phục vụ sảnxuất sản phẩm, thực hiện dịch vụ
1.1.1.2 Bản chất của chi phí
Xét về bản chất, chi phí sản xuất chính là sự dịch chuyển vốn - chuyển dịch giátrị của các yếu tố sản xuất vào các đối tượng tính giá (sản phẩm, dịch vụ), nó là vốn
mà doanh nghiệp đã bỏ ra trong quá trình sản xuất kinh doanh
Tuy nhiên ở đây cần phân biệt giữa chi phí và chi tiêu Chi phí là biểu hiện bằngtiền của toàn bộ hao phí về lao động sống và lao động vật hoá cần thiết cho quá trìnhsản xuất mà doanh nghiệp chi ra trong một kỳ kinh doanh Do vậy, không phải mọikhoản chi trong kỳ hạch toán đều được tính vào chi phí sản xuất mà chi hạch toán vàochi phí sản xuất những hao phí về tài sản và lao động có liên quan đến khối lượng sảnphẩm sản xuất ra trong kỳ Ngược lại, chi tiêu là sự giảm đi đơn thuần các loại vật tư,tài sản… của doanh nghiệp, bất kể nó được dùng vào mục đích gì từ chi tiêu cho quátrình cung cấp (chi mua sắm vật tư, hàng hoá, tài sản…), chi tiêu cho quá trình sảnxuất kinh doanh (chi cho sản xuất, chế tạo sản phẩm…) đến chi tiêu cho quá trình tiêuthụ (chi vận chuyển, bốc dỡ,…)
Như vậy có thể thấy chi phí và chi tiêu là hai khái niệm khác nhau nhưng cómối quan hệ mật thiết với nhau Chi tiêu là cơ sở phát sinh chi phí, nếu không có chitiêu sẽ không có chi phí Chi phí và chi tiêu không những khác nhau về lượng mà cònkhác nhau về thời gian, có những khoản chi tiêu trong kỳ này nhưng chưa được tínhvào chi phí (chi mua nguyên vật liệu nhập kho nhưng chưa sử dụng), có những khoảnchi phí tính vào kỳ này những thực tế chưa chi tiêu (chi phí trích trước) Nguyên nhâncủa sự khác biệt giữa chi phí và chi tiêu là do sự khác biệt về đặc điểm, tình chất vậnđộng và phương thức chuyển dịch giá trị của từng loại tài sản vào quá trình sản xuất vàyêu cầu kỹ thuật hạch toán chúng
Trang 131.1.1.3 Phân loại chi phí sản xuất
a) Theo nội dung và tính chất kinh tế của chi phí sản xuất bao gồm:
- Chi phí nguyên vật liệu: gồm giá trị nguyên vật liệu chính, nguyên vật liệuphụ, phụ tùng thay thế, công cụ dụng cụ… dùng cho sản xuất (trừ giá trị vật liệu sửdụng không hết nhập lại kho và phế liệu thu hồi)
- Chi phí nhân công: tiền lương và các khoản phụ cấp mang tính chất lươngphải trả cho người lao động, BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN trích theo tỷ lệ quy địnhtrên tổng số tiền lương và phụ cấp lương phải trả cho người lao động
- Chi phí khấu hao tài sản cố định
- Chi phí dịch vụ mua ngoài: phản ánh toàn bộ chi phí dịch vụ mua ngoài dùngvào sản xuất kinh doanh
- Chi phí bằng tiền khác: phản ánh toàn bộ chi phí khác bằng tiền chưa phảnánh ở các yếu tố trên dùng vào hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ
Cách phân loại này cho biết doanh nghiệp đã chỉ ra những yếu tố chi phí nào,kết cấu và tỷ trọng của từng yếu tố chi phí để từ đó đánh giá tình hình thực hiện dựtoán chi phí sản xuất Trên cơ sở các yếu tố chi phí đã tập hợp được để lập báo cáo chiphí sản xuất theo yếu tố
b) Theo mục đích và công dụng của chi phí sản xuất bao gồm:
- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: phản ánh toàn bộ chi phí về nguyên, vật liệu
chính, phụ, nhiên liệu… tham gia trực tiếp vào việc sản xuất, chế tạo sản phẩm haythực hiện lao vụ, dịch vụ
- Chi phí nhân công trực tiếp: gồm tiền lương, phụ cấp lương và các khoản tríchtheo lương cho các quỹ BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN theo tỷ lệ với tiền lương phátsinh
- Chi phí sản xuất chung: là những chi phí phát sinh trong phạm vi phân xưởngsản xuất (trừ chi phí nguyên vật liệu và nhân công trực tiếp)
Cách phân loại này có tác dụng phục vụ cho yêu cầu quản lý chi phí sản xuấttheo định mức, nó cung cấp số liệu để phục vụ cho việc tính giá thành sản phẩm Nódùng để phân tích tình hình thực hiện giá thành và là tài liệu tham khảo để lập chi phísản xuất định mức và lập giá thành cho kỳ sau
c) Theo mối quan hệ giữa chi phí với mức độ hoạt động bao gồm:
Trang 14- Chi phí khả biến: là những chi phí thay đổi khi có sự thay đổi về tổng số,tương quan tỷ lệ thuận với sự thay đổi khối lượng sản phẩm sản xuất trong kỳ Gồmcó: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp.
- Chi phí bất biến: là những chi phí mà về tổng số không thay đổi khi có sự thayđổi khối lượng sản xuất như khấu hao TSCĐ theo phương pháp bình quân, chi phí điệnthắp sáng…
Cách phân loại này có tác dụng lớn trong quản trị kinh doanh, phân tích điểmhoà vốn và phục vụ cho việc ra quyết định quan lý cần thiết
d) Theo phương pháp tập hợp chi phí và mối quan hệ với đối tượng chịu chi phí baogồm:
- Chi phí trực tiếp: là những chi phí sản suất có quan hệ trực tiếp với việc sảnxuất ra một loại sản phẩm
- Chi phí gián tiếp: là những chi phí sản xuất có liên quan đến việc sản xuấtnhiều loại sản phẩm, nhiều công việc
Cách phân loại này có tác dụng trong việc xác định phương pháp tập hợp chiphí và phân bổ chi phí cho các đối tượng một cách đúng đắn, hợp lý nhằm phục vụ choviệc tính giá thành sản phẩm
e) Theo nội dung cấu thành của chi phí bao gồm:
- Chi phí đơn nhất: là chi phí do một yếu tố duy nhất cấu thành như nguyên liệu,vật liệu chính dùng cho sản xuất, tiền lương công nhân sản xuất
- Chi phí tổng hợp: là những chi phí do nhiều yếu tố khác nhau tập hợp lại theocùng một công dụng như chi phí sản xuất chung
Cách phân loại này giúp cho việc nhận thức vị trí của từng loại chi phí trongviệc hình thành sản phẩm để tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tínhgiá sản phẩm thích hợp với từng loại
1.1.2 Một số vấn đề lý thuyết liên quan tới kế toán chi phí sản xuất
Kế toán chi phí sản xuất chịu sự chi phối của một số chuẩn mực kế toán sau:
Theo VAS 01 – Chuẩn mực chung:
- Mục đích của chuẩn mực: là quy định và hướng dẫn các nguyên tắc và yêu cầu
kế toán cơ bản, các yếu tố và ghi nhận các yếu tố của báo cáo tài chính của doanh
Trang 15nghiệp nhằm: làm cơ sở xây dựng và hoàn thiện các chuẩn mực kế toán và chế độ kếtoán cụ thể theo khuôn mẫu thống nhất; giúp cho doanh nghiệp ghi chép kế toán vàlập báo cáo tài chính theo các chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán đã ban hành mộtcách thống nhất và xử lý các vấn đề chưa được quy định cụ thể nhằm đảm bảo cho cácthông tin trên báo cáo tài chính phản ánh trung thực và hợp lý; giúp cho kiểm toánviên và người kiểm tra kế toán đưa ra ý kiến về sự phù hợp của báo cáo tài chính vớichuẩn mực kế toán và chế độ kế toán; giúp cho người sử dụng báo cáo tài chính hiểu
và đánh giá thông tin tài chính được lập phù hợp với các chuẩn mực kế toán và chế độ
Theo VAS 02 – Hàng tồn kho:
- Mục đích của chuẩn mực: quy định và hướng dẫn các nguyên tắc và phươngpháp kế toán HTK, gồm: xác định giá trị và kế toán HTK vào chi phí; ghi giảm giá trịHTK cho phù hợp với giá trị thuần có thể thực hiện được và phương pháp tính giá trịHTK làm cơ sở ghi sổ kế toán và lập báo cáo tài chính
- Hàng tồn kho được tính theo giá gốc Trường hợp giá trị thuần có thể thựchiện được thấp hơn giá gốc thì phải tính theo giá trị thuần có thể thực hiện được
- Giá gốc HTK gồm: chi phí mua, chi phí chế biến và các chi phí khác liên quantrực tiếp khác phát sinh để có được HTK ở địa điểm và trạng thái hiện tại
Trang 16+ Chi phí mua của HTK gồm giá mua, các loại thuế không được hoàn lại, chiphí vận chuyển, bốc xếp, bảo quản trong quá trình mua hàng và các chi phí khác cóliên quan trực tiếp đến việc mua HTK Các khoản chiết khấu thương mại và giảm giáhàng mua do hàng mua không đúng quy cách, phẩm chất được trừ (-) khỏi chi phímua.
+ Chi phí chế biến HTK gồm chi phí liên quan trực tiếp đến sản xuất sản phẩm,như CPNCTT, CPSXC cố định và CPSXC biến đổi phát sinh trong quá trình chuyểnhóa nguyên vật liệu thành thành phẩm
- Việc tính giá trị HTK được áp dụng một trong các phương pháp sau:
+ Phương pháp tính theo giá đích danh: được áp dụng đối với các doanh nghiệp
có ít loại mặt hàng hoặc mặt hàng ổn định và nhận diện được
+ Phương pháp bình quân gia quyền: theo phương pháp này giá trị từng loạihàng tồn kho được tính theo giá trị trung bình của từng loại hàng tồn kho tương tự đầu
kỳ và giá trị từng loại hàng tồn kho được mua hoặc sản xuất trong kỳ Giá trị trungbình có thể được tính theo thời kỳ hoặc mỗi khi nhập một lô hàng về, phụ thuộc vàotình hình của doanh nghiệp
+ Phương pháp nhập trước, xuất trước: áp dụng dựa trên giả định hàng tồn khođược mua trước hoặc sản xuất trước thì được xuất trước, và hàng tồn kho còn lại cuối
kỳ là hàng tồn kho được mua hoặc sản xuất gần thời điểm cuối kỳ Theo phương phápnày thì giá trị hàng xuất kho được tính theo giá của lô hàng nhập kho ở thời điểm đầu
kỳ hoặc gần đầu kỳ, giá trị của hàng tồn kho được tính theo giá của hàng tồn kho ởthời điểm cuối kỳ hoặc gần cuối kỳ còn tồn kho
+ Phương pháp nhập sau, xuất trước: áp dụng dựa trên giả định hàng tồn khođược mua sau hoặc sản xuất sau thì được xuất trước, và hàng tồn kho còn lại cuối kỳ làhàn tồn kho được mua hoặc sản xuất trước đó Theo phương pháp này thì giá trị hàngxuất kho được tính theo giá của lô hàng nhập sau hoặc gần sau cùng, giá trị của hàngtồn kho được tính theo giá của hàng nhập kho đầu kỳ hoặc gần đầu kỳ còn tồn kho
Theo VAS 03 – Tài sản cố định hữu hình:
- Mục đích của chuẩn mực: quy định và hướng dẫn các nguyên tắc và phươngpháp kế toán đối với TSCĐ hữu hình, gồm: tiêu chuẩn TSCĐ hữu hình, thời điểm ghinhận, xác định giá trị ban đầu, cho phí phát sinh sau ghi nhận ban đầu, xác định giá trị
Trang 17sau ghi nhận ban đầu, khấu hao, thanh lý TSCĐ hữu hình và một số quy định khác làm
cơ sở ghi sổ kế toán và lập báo cáo tài chính
- Các chi phí phát sinh sau ghi nhận ban đầu TSCĐ hữu hình được ghi tăngnguyên giá của tài sản nếu các chi phí này chắc chắn làm tăng lợi ích kinh tế trongtương lai do sử dụng tài sản đó Các chi phí phát sinh không thỏa mãn điều kiện trênphải được ghi nhận là chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ
- Các chi phí phát sinh sau ghi nhận ban đầu TSCĐ hữu hình được ghi tăngnguyên giá của tài sản nếu chúng thực sự cải thiện trạng thái hiện tại so với trạng tháitiêu chuẩn ban đầu của tài sản đó
- Chi phí về sửa chữa và bảo dưỡng TSCĐ hữu hình nhằm mục đích khôi phụchoặc duy trì khả năng đem lại lợi ích kinh tế của tài sản theo trạng thái hoạt động tiêuchuẩn ban đầu được tính vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ
- Việc hạch toán các chi phí phát sinh sau ghi nhận ban đầu TSCĐ hữu hìnhphải căn cứ vào từng trường hợp cụ thể và khả năng thu hồi các chi phí phát sinh sau
Theo VAS 04 – Tài sản cố định vô hình:
- Mục đích của chuẩn mực: quy định và hướng dẫn các nguyên tắc và phươngpháp kế toán đối với TSCĐ vô hình, gồm: tiêu chuẩn TSCĐ vô hình, thời điểm ghinhận, xác định giá trị ban đầu, cho phí phát sinh sau ghi nhận ban đầu, xác định giá trịsau ghi nhận ban đầu, khấu hao, thanh lý TSCĐ vô hình và một số quy định khác làm
cơ sở ghi sổ kế toán và lập báo cáo tài chính
- Chi phí liên quan đến TSCĐ vô hình phải được ghi nhận là CPSX kinh doanhtrong kỳ hoặc chi phí trả trước, trừ trường hợp:
+ Chi phí hình thành một phần nguyên giá TSCĐ vô hình và thỏa mãn địnhnghĩa và tiêu chuẩn ghi nhận TCSĐ vô hình
+ TCSĐ vô hình hình thành trong quá trình sáp nhập doanh nghiệp có tính chấtmua lại nhưng không đáp ứng được định nghĩa và tiêu chuẩn ghi nhận TCSĐ vô hình
- Chi phí phát sinh đem lại lợi ích kinh tế trong tương lai cho doanh nghiệpnhưng không được ghi nhận là TSCĐ vô hình thì được ghi nhận là CPSX kinh doanhtrong kỳ trừ các chi phí được quy định trong đoạn 48
Trang 18Theo VAS 16 – Chi phí đi vay:
- Mục đích của chuẩn mực: quy định và hướng dẫn các nguyên tắc và phươngpháp kế toán đối với chi phí đi vay, gồm: ghi nhận chi phí đi vay vào CPSX kinhdoanh trong kỳ; vốn hóa chi phí đi vay khi các chi phí này liên quan trực tiếp đến việcđầu tư xây dựng hoặc sản xuất tài sản dở dang làm cơ sở ghi sổ kế toán và lập báo cáotài chính
- Chi phí đi vay phải được ghi nhận vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳtrừ khi được vốn hóa
- Chi phí liên quan trực tiếp đến việc đầu tư xây dựng hoặc sản xuất sản phẩm
dở dang được tính vào giá trị của tài sản đó (được vốn hóa) khi doanh nghiệp chắcchắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai do sử dụng tài sản đó và chi phí đi vay cóthể xác định một cách đáng tin cậy
1.2 Nội dung nghiên cứu
1.2.1 Kế toán chi phí sản xuất theo chuẩn mực kế toán Việt Nam hiện hành
1.2.1.1 Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất
Đối tượng tập hợp CPSX chính là phạm vi, giới hạn để tập hợp CPSX nhằmđáp ứng yêu cầu kiểm soát chi phí Như vậy có thể thấy thực chất của việc xác địnhđối tượng kế toán CPSX là xác định nơi phát sinh chi phí và nơi chịu chi phí
Đối tượng tập hợp CPSX có thể là:
- Toàn bộ quy trình sản xuất của doanh nghiệp
- Từng giai đoạn, quy trình sản xuất riêng biệt, từng phân xưởng, tổ sản xuất.Từng nhóm sản phẩm cùng loại, từng mặt hàng, từng sản phẩm, từng bộ phận
1.2.1.2 Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất
- Phương pháp tập hợp chi phí trực tiếp:
Phương pháp tập hợp chi phí trực tiếp được sử dụng đối với các chi phí có liênđến các đối tượng tập hợp chi phí đã xác định Theo đó, khi phát sinh khoản chi phí cóliên quan đến đối tượng nào thì kế toán sẽ tập hợp và kết chuyển trực tiếp cho đốitượng đó
Phương pháp này yêu cầu kế toán phải tổ chức công tác hạch toán thực tế mộtcách tỉ mỉ, cụ thể từ khâu lập chứng từ ban đầu, tổ chức hệ thống tài khoản, hệ thống
sổ kế toán… theo đúng các đối tượng tập hợp chi phí đã xác định, như vậy mới đảm
Trang 19bảo các chi phí phát sinh tập hợp đúng theo các đối tượng một cách chính xác, kịpthời, đầy đủ
- Phương pháp tập hợp và phân bổ chi phí gián tiếp:
Phương pháp này được sử dụng với các chi phí có liên quan tới nhiều đối tượngtập hợp chi phí Trình tự tập hợp và phân bổ chi phí như sau:
+ Tập hợp các chi phí cần phân bổ cho các đối tượng
+ Lựa chọn tiêu thức phân bổ phù hợp với từng loại chi phí
+ Xác định hệ số phân bổ (H)
Việc xác định tiêu chuẩn phân bổ chi phí có thể được xác định riêng rẽ tuỳthuộc vào nội dung chi phí cần phân bổ, khi đó cũng phải xác định hệ số phân bổ theotừng nội dung chi phí này hoặc cũng có thể xác định chung cho tất cả các chi phí cầnphân bổ Việc xác định tiêu chuẩn phân bổ tuỳ thuộc vào đặc thù của từng doanhnghiệp
1.2.2 Kế toán chi phí sản xuất theo chế độ kế toán hiện hành
Kế toán chi phí sản xuất theo quyết định số 15/2006-QĐ/BTC ngày 20/03/2006của Bộ trưởng Bộ tài chính
1.2.2.1 Chứng từ sử dụng:
- Phiếu xuất kho, phiếu nhập kho nguyên, nhiên, vật liệu
- Bảng chấm công, bảng phân bổ lương, BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN, bảngchấm công làm thêm giờ, bảng tính và thanh toán lương…
- Bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương của công nhân phânxưởng
- Bảng phân bổ khấu hao tài sản cố định, bảng phân bổ nguyên vật liệu, công cụdụng cụ
- Hoá đơn điện, nước, hoá đơn vận chuyển , bốc dỡ, phiếu chi…
1.2.2.2 Tài khoản kế toán vận dụng:
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp:
Để theo dõi các khoản chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, kế toán sử dụng TK621- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Tài khoản này được mở sổ chi tiết theo từng đốitượng tập hợp chi phí (phân xưởng, bộ phận sản xuất)
Kết cấu tài khoản 621 – Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Trang 20Bên Nợ: Tập hợp CPNVLTT xuất dùng để sản xuất sản phẩm hay thực hiện các sảnphẩm, dịch vụ.
Bên Có: + Phản ánh giá trị vật liệu xuất dùng nhưng không sử dụng hết
+ Kết chuyển CPNVLTT vào TK 154 - Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang.Tài khoản 621 không có số dư cuối kỳ
Chi phí nhân công trực tiếp:
Trong hạch toán, kế toán sử dụng TK622- Chi phí nhân công trực tiếp để phảnánh chi phí nhân công của người lao động trực tiếp sản xuất sản phẩm Tài khoản nàycũng được mở chi tiết theo từng đối tượng tập hợp chi phí sản xuất tuỳ thuộc vào điềukiện cụ thể của từng doanh nghiệp
Kết cấu tài khoản 622 – Chi phí nhân công trực tiếp
Bên Nợ: Tập hợp chi phí nhân công trực tiếp
Bên Có: Kết chuyển CPNCTT vào TK 154 - Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang.Tài khoản 622 không có số dư cuối kỳ
Chi phí sản xuất chung:
Để theo dõi các khoản chi phí sản xuất chung, kế toán sử dụng TK 627- Chi phísản xuất chung, mở chi tiết theo từng phân xưởng, bộ phận sản xuất, dịch vụ
Kết cấu tài khoản 627 – Chi phí sản xuất chung
Bên nợ: CPSXC thực tế phát sinh trong kỳ
Bên có: Kết chuyển CPSXC vào TK 154 để tính giá thành sản phẩm và dịch vụ
Tài khoản 627 cuối kỳ không có số dư
1.2.2.3 Quy trình kế toán
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
- Khi xuất nguyên vật liệu dùng trực tiếp cho sản xuất, kế toán ghi:
Trang 21Chi phí nhân công trực tiếp:
- Tiền lương và phụ cấp trả phải trả công nhân trực tiếp sản xuất, kế toán ghi:
Chi phí sản xuất chung:
- Tiền lương và các khoản trích theo lương của nhân viên phân xưởng, kế toán ghi:
Trang 22- Sổ chi tiết chi phí sản xuất kinh doanh (mở cho TK 621, TK 622, TK 627)
- Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ, sổ cái TK 621, TK 622, TK 627
Trình tự ghi sổ:
Chứng từ gốc Sổ chi tiết TK621, 622, 627 Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ Lập chứng từ ghi sổ Sổ cái TK621, TK622, TK627
Trang 23Chứng từ ghi sổ: Căn cứ vào việc tính toán tập hợp chi phí sản xuất từ các sổ sách
kế toán TK621, TK622, TK627, căn cứ vào các phiếu nhập kho phế liệu…
Tài khoản vận dụng:
Để tổng hợp chi phí sản xuất theo phương pháp kê khai thường xuyên, kế toán
sử dụng TK 154 - Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang
Kết cấu TK 154 như sau:
Bên Nợ: Tổng hợp các chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ
Bên Có: + Các khoản giảm chi phí sản xuất
+ Giá thành sản xuất thực tế của sản phẩm, dịch vụ hoàn thành
Dư Nợ: Chi phí thực tế của sản phẩm, dịch vụ dở dang cuối kỳ
Trang 24- Hình thức nhật ký chung:
Căn cứ vào sổ kết chuyển chi phí sản xuất kinh doanh, thẻ tính giá thành sảnphẩm dịch vụ và các chứng từ gốc, kế toán vào sổ nhật ký chung và sổ cái các tàikhoản liên quan
- Hình thức nhật ký sổ cái:
Căn cứ vào sổ chi phí sản xuất kinh doanh, thẻ tính giá thành và các chứng từ liên quan, kế toán vào sổ tổng hợp ký sổ cái, sau đó vào thẻ kho
Trang 25CHƯƠNG II THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT THÉP ỐNG TẠI CÔNG TY
TNHH SẢN XUẤT VÀ THƯƠNG MẠI XUÂN PHÁT
2.1 Tổng quan tình hình và ảnh hưởng nhân tố môi trường đến kế toán chi phí sản xuất thép ống tại công ty TNHH sản xuất và thương mại Xuân Phát
2.1.1 Tổng quan chung về công ty TNHH sản xuất và thương mại Xuân Phát
Khái quát chung:
- Tên đầy đủ: Công ty TNHH sản xuất và thương mại Xuân Phát
- Tổng giám đốc: Bùi Nguyên Khánh
- Vốn điều lệ: 80.000.000.000 đồng (Tám mươi tỷ đồng chẵn)
- Địa chỉ:
+ Trụ sở: Thôn Trinh Lương – Phú Lương – Hà Đông – Hà Nội
+ Văn phòng giao dịch: 12 Đỗ Ngọc Du – Phường Đồng Nhân - Quận Hai BàTrưng – Hà Nội
Quá trình hình thành và phát triển của công ty:
Công ty TNHH sản xuất và thương mại Xuân Phát được thành lập ngày30/10/2006 theo quyết định số 0320001728 của Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Hà Tây.Trong hệ thống công ty bao gồm các công ty thành viên, các xưởng sản xuất và các mỏnguyên liệu Hiện nay, công ty đang triển khai các dự án mở rộng nhà máy sản xuấtthép ống tại tỉnh Hải Dương và nhà máy và xưởng sản xuất đồ nội thất ở Hà Đông
Với mong muốn xây dựng công ty phát triển ổn định và vững chắc, BGĐ công
ty đã phát triển đội ngũ nhân viên trẻ nhiệt tình, với kinh nghiệm kỹ năng chuyênnghiệp mang đến cho khách hàng sự hài lòng và mãn nguyện cao nhất Trên nền tảng
Trang 26đó, 2 chữ “Xuân Phát” ra đời với mong muốn công ty luôn phát triển và luôn đổi mới
như mùa xuân
“Xuân Phát – chung tay phát triển, hướng tới tương lai”
Đặc điểm ngành nghề kinh doanh:
- Xuân Phát được biết đến không chỉ là một công ty với nhiều ngành kinh doanh
mà còn được biết đến với sự mạnh dạn trong đầu tư, sản xuất, xây dựng và phát triểncác mặt hàng mới
- Các hoạt động kinh doanh chủ yếu: sản xuất và buôn bán các sản phẩm nhưthép xây dựng, ống thép, nhựa giả mây
- Sản phẩm chính của công ty bao gồm:
- Sản phẩm của công ty có đặc điểm đòi hỏi kĩ thuật máy móc thiết bị đầy đủ,công nhân lành nghề, sản xuất nhiều mặt hàng sản phẩm xây lắp có nhiều đặc điểm làkhông di chuyển mà cố định ở nơi sản xuất nên chịu ảnh hưởng của địa hình, khí hậu,giá cả thị trường của nơi đặt sản phâm đặt điểm này buộc phải di chuyển máy móc,công nhân theo địa điểm đặt sản phẩm, làm cho công việc quản lý, sử dụng hạch toánvật tư, tài sản phức tạp
- Mọi công trình dự toán trước khi tiến hành sản xuất và quá trình sản xuất phải
so sánh với dự toán, phải lấy dự toán làm thước đo sản xuất, xây dựng được tiêu thụtheo gián dự toán hoặc thoả thuận với chủ đầu tư khi hoàn thành các công trình Dovậy sản phẩm của công ty luôn đảm bảo chất lượng theo yêu cầu thiết kế dự toán củacông ty
Trang 27- Sơ đồ tổ chức bộ máy sản xuất tại công ty:
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy sản xuất
- Giải thích sơ đồ:
+ Việc sản xuất và xây dựng chế tạo ở công ty dựa trên cơ sở các đơn đặt hàngcủa khách hàng Ban giám đốc chịu trách nhiệm quản lý hợp đồng sau đó chuyển nộidung
+ Phòng kĩ thuật căn cứ theo yêu cầu của khách hàng tiến hành tổ chức thựchiện triển khai bóc tách công việc chi tiết xuống từng bộ phận sản xuất
+ Các phân xưởng căn cứ vào định mức vật tư của từng hợp đồng sản phẩm:căn cứ vào yêu cầu kĩ thuật để đảm bảo cho chất lượng thực tế của sản phẩm do phòng
kĩ thuật lập để thành sản xuất Thông thường thép hình được nung ở nhiệt độ cao sau
đó trải qua các công đoạn dập, mài, tiện thì được đưa qua bộ phận mạ Tiếp đó sảnphẩm dở dang được bộ phận kết cấu lắp ráp các chi tiết sau đó thì được nhân viênđóng gói bao bì thành phẩm Cuối cùng sản phẩm lại qua khâu KCS (Kiểm tra Chấtlượng Sản phẩm) của phòng kĩ thuật để kiểm tra sản phẩm trước khi nhập kho và đemgiao cho khách hàng
Đặc điểm tổ chức phân cấp quản lý của công ty:
- Công ty TNHH sản xuất và thương mại Xuân Phát là một công ty sản xuất cóquy mô lớn Trong những năm qua công ty đã xây dựng được cơ chế hoạt động sản
Khách hàng Ban giám
đốc
Phòng KT-KT
Bộ phận tạo khuôn
Chế bản
Bộ phận xi
mạ SP
Bộ phận dập, mài, tiện
Bộ phận kết cấuKCS
Nhập kho
Trang 28xuất trong nội bộ một cách hợp lý đó là sự phân cấp rõ ràng về chức trách quyền hạncủa các đơn vị nội bộ (các phân xưởng) Phát huy một cách triệt để tính chủ động, tíchcực trong hoạt động sản xuất đặc biệt là các vấn đề, khai thác thị trường, tổ chức sảnxuất.
- Cụ thể hàng năm, giám đốc, các phó giám đốc giao kế hoạch cho phân xưởngcác chỉ tiêu, tài chính cơ bản, xây dựng cho công ty các chỉ tiêu doanh thu, thuế tríchnộp, chi phí quản lý, lợi nhuận, khấu hao, quỹ lương, hàng tháng tuỳ theo khối lượngcác công trình, ban giám đốc giao nhiệm vụ cho phòng kĩ thuật, từ đây giao xuống cácphân xưởng Các phân xưởng có kế hoạch xây dựng phân phối bố trí lao động hợp lý.Tất cả các vấn đề liên quan đến ký kết hợp đồng, xử lý hợp đồng, xử lý các vấn đềliên quan đến sản xuất hợp lý kinh doanh, khen thưởng, kỷ luật đều do ban giám đốcquyết định
- Về mặt tài chính, với các chỉ tiêu kế hoạch đã đặt ra Phụ trách kế toán củacông ty, tổ chức kế toán theo pháp lệnh kế toán thống kê của nhà nước chịu tráchnhiệm đảm bảo vốn và luân chuyển vốn kinh doanh
- Có thể nói cơ cấu tổ chức và sự phân cấp quản lý nói trên hoàn toàn phù hợpvới sự sống còn của công ty có quy mô sản xuất lờn như công ty TNHH SX & TMXuân Phát Điều này cũng hoàn thành phù hợp với nền kinh tế thị trường hiện nay.Các bộ phân có chức năng quản lý và phục vụ cho toàn công ty là toàn tổ chức hànhchính bảo vệ, phòng kinh tế kỹ thuật, phòng kinh doanh, phòng kế toán
- Để đảm bảo quá trình hoạt động của công ty đã tổ chức quản lý hợp đồng sảnxuất của kinh doanh theo mô hình trực tuyến đứng đầu là giám đốc công ty là ngườitrực tiếp điều hành các hoạt động phòng ban
Trang 29- Sơ đồ tổ chức bộ máy của công ty
Sơ đồ 2.2: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý
Trong đó chức năng của từng bộ phận như sau:
+ Giám đốc: Là người điều hành đại diện pháp nhân của công ty và chịu trách
nhiệm cao nhất về toàn bộ kết quả hoạt động kinh doanh trong Công ty Giám đốc điềuhành Công ty theo chế độ thủ trưởng, có quyền quyết định cơ cấu bộ máy quản lý củacông ty theo nguyên tắc tinh giảm gọn nhẹ, có hiệu quả
+ Phó giám đốc: Là người giúp đỡ giám đốc chỉ đạo các công tác cụ thể như kỹ
thuật, công nghệ, công tác maketing, khai thác htị trường và giải quyết các công việcthay giám đốc khi có uỷ quyền
+ Phòng kinh doanh: Có nhiệm vụ tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm; thực
hiện các giao dịch kinh doanh tiêu thụ sản phẩm và dịch vụ tiếp nhận vận chuyển
+ Phòng tổ chức hành chính: Có nhiệm vụ xây dựng và hoàn thiện bộ máy tổ
chức công ty phù hợp với yêu cầu tổ chức kinh doanh, xây dựng và tổ chức thực hịêncác kế hoạch về lao động tiền lương, giải quyết chính sách cho người lao động
Giám đốc
PGĐ điều hành sản xuất
PGĐ điều hành nội chính
Phòng vật tư
và điều
độ sản xuất
Phòng
KT và
QL chất lượng
Phòng
tổ chức hàng chính
Phòng tài chính
kế toán
Phòng
kế hoạch
và đầu tư
Phòng đào tạo
Trang 30+ Phòng kế toán tài vụ: Có nhiệm vụ khai thác và tiếp cận các đơn đặt hàng và
hợp đồng kinh tế, theo dõi và đôn đốc kế hoạch thực hiện từ đó thiết lập và bóc táchbản vẽ, triển khai xuống từng phân xưởng
+ Các phân xưởng sản xuất: Đứng đầu là các quản đốc có nhiệm vụ tôt chức
thực hiện kế hoạch sản xuất của công ty giao đảm bảo chát lượng và số lượng sảnphẩm làm ra Sử dụng có hiệu quả các trang thiết bị được giao
Biểu 2.1: Bảng báo cáo kết quả kinh doanh của công ty trong năm 2010 - 2011:
2 Nguồn vốn CSH 11.033.002.070 94.624.126.506 83.591.124.436 756,63.Giá vốn hàng bán 1.554.146.430.830 1.435.093.094.917 -1.190.533.335.913 -7,66
4.Tổng doanh thu 1.785.777.778.752 1.771.451.341.684 -14.326.437.068 -0,8Doanh thu bán hàng
và cung cấp dịch vụ 1.778.089.860.693 1.756.884.265.171 -21.205.595.522 -1,19Doanh thu tài chính 7.065.704.623 12.287.065.108 5.221.360.447 73,9Thu nhập khác 622.213.436 2.280.010.405 1.657.796.969 266,4
5 Tổng chi phí 96.048.411.059 66.647.376.211 -29.401.034.848 -30,61Chi phí tài chính 72.011.419.366 48.319.307.820 -23.692.111.546 -32,9Chi phí bán hàng 10.336.604.284 8.844.548.992 -1.492.055.292 -14,4Chi phí quản lý DN 13.664.144.158 9.178.894.438 4.485.250.020 32,82Chi phí khác 36.242.951 304.624.961 268.382.010 740,51
Trang 31Tổng doanh thu giảm 14.326.437.068 đồng tương ứng với tỷ lệ giảm 0,8% chủyếu là doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ giảm 21.205.595.522 đồng tương ứnggiảm 1,19% việc này cũng cần được tìm hiểu rõ nguyên nhân là do số lượng bán ratrên thị trường bị giảm Tổng chi phí cũng giảm 29.401.034.848 đồng tương ứng với tỷ
lệ giảm 30,61% chủ yếu là do chi phí tài chính giảm 23.692.111.546 đồng tương ứng
tỷ lệ giảm 32,9% bên cạnh đó cũng do giảm của chi phí bán hàng tương ứng với tỷ lệgiảm 14,4% Còn có thể do công ty mở rộng thêm cơ sở vật chất cho bộ phận quản lýdoanh nghiệp nên chi phí quẩn lý doanh nghiệp tăng nên so với năm 2010 là4.485.250.020 đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 32,82% Tuy nhiên so với năm 2010 thìnăm 2011 lợi nhuận sau thuế tăng khá cao gần gấp đôi đã tăng tới 1.022.370.862.137đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 99,5 %
2.1.2 Tổ chức công tác kế toán công ty TNHH sản xuất và thương mại Xuân Phát
2.1.2.1 Tổ chức bộ máy kế toán công ty TNHH sản xuất và thương mại Xuân Phát
Xuất phát từ đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh, bộ máy kế toán của công tyđược tổ chức theo hình thức tập trung Toàn bộ công việc kế toán được tập trung tạiphòng kế toán của công ty
- Bộ máy kế toán ở công ty trực tiếp theo dõi và hạch toán những phần việc nắmchắc tình hình tài chính về vốn, về tài sản của công ty
+ Theo dõi việc thực hiện kế hoạch tài chính cho từng tháng, quý
+ Theo dõi công tác quản lý tài sản
+ Tính giá thành thực tế các mặt hàng
+ Công tác bán hàng và giao dịch
+ Theo dõi đối chiếu công nợ
+ Các chi phí quản lý của công ty
Tổng hợp các số liệu ở các phân xưởng và phần phát sinh ở khối văn phòng hay
phòng kĩ thuật- tài chính lập báo cáo chung của toàn công ty
- Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán:
Trang 32Sơ đồ 2.3: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán
Trong đó chức năng của từng bộ phận kế toán:
+ Kế toán trưởng: Phụ trách kế toán, là người đứng đầu phòng kế toán - tài vụ,
phụ trách chung tổng hợp thực hiện chức năng và nhiệm vụ kế toán tại công ty theoquy chế phân cấp quản lý của giám đốc công ty
+ Kế toán tổng hợp: kế toán tổng hợp tất cả các khoản mục kế toán Theo dõi
phản ánh chính xác, đầy đủ, kịp thời các hoạt động, phụ trách về các sổ kế toán
+ Kế toán thanh toán: Theo dõi chặt chẽ tình hình tiêu thụ và thanh toán các
công nợ, theo dõi bằng giá trị số dư và biến động trong kỳ của từng loại tiền mặt, tiềngửi ngân hàng của công ty
+ Thủ quỹ: Có nhiệm vụ thu, chi, bảo quản tiền mặt bằng việc ghi chép sổ quỹ
và báo cáo quỹ hàng ngày
+ Kế toán vật tư: Theo dõi tình hình Nhập - Xuất - Tồn kho nguyên, nhiên vật
liệu, nguyên liệu thay thế Kế toán vật tư theo dõi chi tiết từng loại vật tư cuối thángtính tiền bảo quản vật tư xuất dùng trong kỳ và lập bảng tổng hợp ghi có cho các tàikhoản nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, chuyển qua cho kế toán tổng hợp, kế toántrưởng của công ty
+ Kế toán tiền lương, bảo hiểm xã hội: Theo dõi, tính toán tiền lương và các
khoản BH cho cán bộ công nhân viên
Trang 33+ Thủ kho: Theo dõi tình hình nhập - xuất kho nguyên vật liệu, thành phẩm đối
chiếu với kế toán vật tư vào cuối tháng, cuối quý
2.1.2.2 Chính sách kế toán áp dụng:
Công ty áp dụng chế độ kế toán theo quyết định số 15/2006-QĐ/BTC ngày20/03/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính và các văn bản pháp lý khác có liên quan
- Kỳ kế toán: bắt đầu từ 01/01 và kết thúc 31/12 năm dương lịch
- Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán là đồng Việt Nam (VNĐ)
- Tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ
- Nguyên tắc ghi nhận hàng tồn kho: theo phương pháp bình quân gia quyền
- Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: theo phương pháp kê khai thườngxuyên
- Công ty áp dụng phương pháp khấu hao theo đường thẳng
- Hình thức kế toán: một phần ứng dụng phần mềm kế toán theo hình thứcchứng từ ghi sổ, một phần vẫn tiến hành theo phương pháp thủ công
- Báo cáo tài chính được lập với đơn vị tính là VNĐ, theo nguyên tắc giá gốc,phù hợp với các chuẩn mực kế toán Việt Nam, chế độ kế toán và các quy định khác về
kế toán hiện hành tại Việt Nam
2.1.3 Ảnh hưởng nhân tố môi trường đến kế toán chi phí sản xuất thép ống tại công ty TNHH sản xuất và thương mại Xuân Phát
Các nhân tố bên ngoài:
- Công tác tổ chức kế toán CPSX của công ty TNHH sản xuất và thương mạiXuân Phát chịu sự chi phối của 26 chuẩn mực kế toán Việt Nam và các thông tưhướng dẫn thực hiện các chuẩn mực do Bộ tài chính ban hành Đây là nhân tố quantrọng nhất có tác động quyết định tới công tác kế toán nói chung và kế toán CPSX nóiriêng của công ty Đồng thời chế độ kế toán hiện hành quy định về hệ thống chứng từ,
hệ thống tài khoản kế toán và hệ thống sổ kế toán áp dụng tại công ty
- Môi trường tự nhiên và môi trường kinh doanh ảnh hưởng tới sự tồn tại vàphát triển của công ty, tức là ảnh hưởng trực tiếp tới công tác kế toán chi phí sản xuất.Nếu nguồn cung đầu vào nguyên, nhiên, vật liệu giá rẻ mà vẫn đảm bảo chất lượng sẽlàm giảm giá thành sản phẩm
Trang 34- Sự phát triển của khoa học công nghệ hiện đại cũng tác động không nhỏ tớicông tác kế toán CPSX của công ty Nhờ sự tiến bộ của khoa học công nghệ, công ty
đã áp dụng kế toán trên máy vi tính và phần mềm kế toán riêng phù hợp với tình hìnhthực tế tại công ty
Các nhân tố bên trong:
- Chính sách quản lý của công ty có ảnh hưởng đến tính khoa học và hiệu quảcủa công tác kế toán Nếu ban lãnh đạo có chính sách quản lý bộ phận kế toán đúngđắn, phù hợp với thực tế tại công ty thì công tác kế toán chi phí sản xuất sẽ đạt hiệuquả cao nhất có thể, và ngược lại
- Trình độ thực tế của đội ngũ kế toán viên tại công ty cũng tác động tới côngtác kế toán nói chung và kế toán chi phí sản xuất nói riêng Nếu đội ngũ kế toán viên
có năng lực và trình độ chuyên môn cao và tương đối đồng đều thì công tác kế toánđược thực hiện nhanh chóng và đạt hiệu quả cao Ngược lại, nếu trình độ chuyên môncủa kế toán viên còn hạn chế thì việc thực hiện kế toán cũng gặp nhiều khó khăn
2.2 Thực trạng công tác kế toán chi phí sản xuất thép ống tại công ty TNHH sản xuất và thương mại Xuân Phát
2.2.1 Đặc điểm và phân loại chi phí sản xuất tại công ty TNHH sản xuất và thương mại Xuân Phát
2.2.1.1 Đặc điểm chi phí sản xuất của công ty TNHH sản xuất và thương mại Xuân Phát
Là một doanh nghiệp thiên về sản xuất nên chi phí sản xuất luôn chiếm tỷ trọnglớn trong tổng chi phí của công ty Chi phí sản xuất phát sinh được tính cho từng đơn
vị sản phẩm sản xuất trong kỳ, mỗi sản phẩm sản xuất ra đều có định mức tiêu haonguyên vật liệu riêng Căn cứ vào định mức đó kế toán có thể biết được kế hoạch sảnxuất, máy móc thiết bị hiện có của công ty có đảm bảo sản xuất được liên tục haykhông
Công ty TNHH sản xuất và thương mại Xuân Phát đã xây dựng dự toán về chiphí cho từng sản phẩm sản xuất như đối với chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, công tythực hiện tính định mức chi phí sản xuất của nguyên vật liệu chính đưa vào sản xuất.Chi phí nhân công trực tiếp sản xuất được tính theo số lượng sản phẩm hoàn thành
Trang 35Về hình thức quản lý chi phí, CPSX của công ty được quản lý bằng kế hoạchtừng giai đoạn cụ thể, tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản lý chi phí thực tế phátsinh đồng thời cũng tạo thuận lợi cho các đối tác đang muốn ký hợp đồng với công
ty, giúp họ chủ động trong kinh doanh Căn cứ vào kế hoạch cụ thể đó, ban lãnh đạocông ty có thể thấy được số lượng sản phẩm hoàn thành đã phù hợp với kế hoạch haychưa, từ đó tìm ra biện pháp khắc phục những vấn đề còn hạn chế nhằm đạt mục tiêu
đề ra, không ngừng thực hiện tối thiểu hóa chi phí với hiệu quả kinh doanh cao nhất 2.2.1.2 Phân loại chi phí sản xuất của công ty TNHH sản xuất và thương mại Xuân Phát
Phân loại chi phí theo nội dung, tính chất kinh tế của chi phí:
- Chi phí nguyên, nhiên, vật liệu
- Chi phí về tiền lương và các khoản trích theo lương: bao gồm toàn bộ số lươngphải trả cho công nhân tại các phân xưởng, lương trả cho bộ phận KCS, bộ phận quản lýtại các phân xưởng và các khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN theo chế độ
- Chi phí khấu hao TSCĐ: bao gồm toàn bộ tiền khấu hao của TSCĐ sử dụngvào mục đích sản xuất và các loại sản phẩm khác của công ty trong tháng
- Chi phí dịch vụ mua ngoài: bao gồm toàn bộ số tiền công ty phải trả cho cácnhà cung cấp điện, nước, điện thoại sau khi đã trừ đi phần phân bổ cho các bộ phậnkhác ngoài sản xuất trong công ty
- Chi phí khác bằng tiền: bao gồm toàn bộ các khoản chi phí khác bằng tiền màcông ty phải chi ra cho hoạt động sản xuất trong tháng
Phân loại theo mục đích, công dụng của chi phí sản xuất:
- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp:
NVL chính: Thép cuộn, thép dải băng và kẽm thỏi
NVL phụ : Hoá chất
Năng lượng: Điện
Nhiên liệu: Dầu DO, dầu FO
- Chi phí nhân công trực tiếp: bao gồm lương chính, lương phụ, tiền thưởng,BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN phát sinh trong kỳ của công nhân sản xuất
- Chi phí sản xuất chung: gồm các chi phí phát sinh phục vụ chung cho quátrình sản xuất tại các phân xưởng như là: công cụ kiểm tra sợi dệt, kéo cắt vải tiền
Trang 36điện, điện thoại; lương và các khoản trích theo lương của nhân viên quản lý và bộ phậnkiểm tra chất lượng sản phẩm phân xưởng.
2.2.2 Đối tượng kế toán chi phí sản xuất tại công ty TNHH sản xuất và thương mại Xuân Phát
Có thể nói chi phí sản xuất có vai trò hết sức quan trọng trong công tác kế toán,trong đó việc xác định đúng và hợp lý đối tượng hạch toán chi phí sản xuất được cho
là nhân tố quan trọng góp phần nâng cao tính trung thực, hợp lý cho công tác tính giáthành Bắt nguồn từ thực tiễn hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty khi mà sảnphẩm được sản xuất ra với khối lượng không nhỏ, các sản phẩm lại được sản xuất trênmột dây chuyền công nghệ thuộc một phân xưởng, kế toán công ty đã xác định đốitượng tập hợp chi phí sản xuất theo phân xưởng Trong phạm vi bài khóa luận, việc tậphợp chi phí sẽ được tiến hành cho phân xưởng sản xuất thép ống
2.2.3 Kế toán chi phí sản xuất thép ống tại công ty TNHH sản xuất và thương mại Xuân Phát
Quy trình hạch toán được mở chi tiết theo từng phân xưởng Đối với các tàikhoản tập hợp chi phí sản xuất (TK621, TK622, TK627) và tài khoản chi phí sản xuấtkinh doanh dở dang (TK154) đều được mở các tài khoản để theo dõi việc tập hợp chiphí theo các phân xưởng sản xuất và theo nhóm sản phẩm
2.2.3.1 Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là chi phí của những loại nguyên liệu chínhcấu thành thực tế của sản phẩm, có giá trị lớn và có thể xác định được một cách táchbiệt rõ ràng, cụ thể cho từng loại sản phẩm CPNVL trực tiếp bao gồm giá trị NVLchính, vật liệu phụ, nhiên liệu… được xuất dùng trực tiếp cho việc sản xuất sản phẩm.Sản phẩm chính của công ty là các sản phẩm về thép nên CPNVL chiếm tỷ trọng lớntrong chi phí sản xuất sản phẩm, đó là yếu tố chủ yếu cấu thành nên sản phẩm Do đóviệc hạch toán đầy đủ, chính xác giá trị nguyên vật liệu xuất dùng cho sản xuất đóngvai trò quan trọng đối với công ty Đồng thời, NVL sử dụng tại công ty rất đa dạng vàphong phú, có vai trò tương đương nhau trong quá trình sản xuất NVL chính để phục
vụ sản xuất của công ty là thép cuộn, thép lá cuộn, thép dải băng kẽm thỏi
Công ty TNHH sản xuất và thương mại Xuân Phát tính giá NVL xuất kho theo phương pháp bình quân gia quyền.
Trang 37Đơn giá bình quân = Trị giá NVL tồn đầu kỳ + Trị giá NVL nhập trong kỳ
Số lượng NVL tồn đầu kỳ + số lượng NVL nhập trong kỳ
Chứng từ sử dụng:
- Phiếu nhập kho
- Phiếu xuất kho
Tài khoản sử dụng:
TK 621 - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Chi tiết như sau:
TK 6211 - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp - ống đen
TK 62110.6 - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp - ống đen 0.6 ly
TK 62110.7 – Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp – ống đen 0.7 ly
TK6212 – Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp – ống mạ
TK 62120.6 - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp – ống mạ 0.6 ly
TK 62120.7 – Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp – ống mạ 0.7 ly
Trình tự kế toán:
Hàng tháng, căn cứ vào kế hoạch sản xuất và định mức tiêu hao nguyên vật liệu
do phòng kỹ thuật lập, tổ trưởng các phân xưởng viết phiếu đề nghị vật tư Căn cứ vào
đó thủ kho tiến hành kiểm tra xem kho có đáp ứng yêu cầu vật tư cho sản xuất phù hợpvới định mức vật tư hay không Nếu không đáp ứng được thì thủ kho đưa phiếu đềnghị này cho kế toán để viết phiếu xuất kho
Phiếu xuất kho được lập thành ba liên: một liên giao cho thủ kho, một liên giaocho phân xưởng, một liên được lưu tại phòng kế toán
Do sản xuất ống thép phải qua khâu cắt, uốn, mạ mới tạo ra sản phẩm cuối cùng
là ống thép nên toàn bộ chi phí nguyên vật liệu của hai khâu này đều tập hợp thẳng vàoTK621 – chi phí nguyên vật liệu trực tiếp của từng phân xưởng và chi tiết cho từngloại sản phẩm Cuối tháng sau khi đã có giá xuất nguyên vật liệu, kế toán tính đựơc cộtthành tiền của nguyên vật liệu xuất kho Cuối tháng sau khi đã có giá xuất nguyên vậtliệu, kế toán tính đựơc cột thành tiền của nguyên vật liệu xuất kho
Ví dụ phiếu xuất kho bán thành phẩm của phân xưởng ống đen phục vụ quá
trình sản xuất cho PX ống mạ (Phụ lục 01)
Trang 38Căn cứ vào phiếu xuất kho, kế toán tiến hành hạch toán bút toán thích hợp vàomáy tính Khi nhập số liệu vào máy, kế toán chỉ cần nhập chủng loại và số lượng NVLxuất dùng cho sản xuất sản phẩm, phần mềm kế toán sẽ tự động tính ra giá trị NVLxuất dùng theo phương pháp đã được lựa chọn (phương pháp bình quân gia quyền) rồi
chuyển các thông tin đó đưa lên các sổ tổng hợp và sổ chi tiết Kế toán vào phần Hàng tồn kho / Phiếu nhập kho Khi hiện lên các chứng từ phát sinh trong tháng đã nhập liệu, ấn F2 để thêm số liệu của các phiếu xuất kho mới, nhập các số liệu trên phiếu vào màn hình giao diện tương ứng theo yêu cầu trên từng ô, và định khoản trên máy tương
ứng với ô TK nợ và TK có
Nợ TK6211
Có TK 1550
Ấn “Chấp nhận” để hoàn tất thao tác ghi số liệu vào máy Giá trung bình được
tính vào cuối tháng sau khi đã cập nhật xong tất cả các chứng từ (giá được tính theocông thức trên) Giá này sẽ được chương trình kế toán tự động cập nhật vào các phiếuxuất theo công thức:
Giá trung bình = Giá trị tồn kho đầu kỳ + Giá trị nhập trong kỳ
Số lượng tồn kho đầu kỳ + Số lượng nhập trong kỳViệc tính giá trung bình tháng có thể thực hiện cho toàn bộ hoặc chỉ một nhómvật tư, hàng hoá; có thể đồng thời cho tất cả các kho hoặc cho một kho cụ thể
- Chọn "Hàng tồn kho/Tính giá vốn hàng xuất"
- Khai báo: Thời gian, kho, mã số vật tư, rồi ấn “Chấp nhận”
- Việc tính giá trung bình theo kho hay cho toàn bộ công ty phụ thuộc vào tham
số khai báo trong phần khai báo các tham số hệ thống
Tính giá trung bình được thực hiện vào cuối tháng Đồng thời với việc xác địnhgiá trị nguyên vật liệu xuất kho trên sổ chi tiết vật tư cho sản xuất trong tháng, phầnmềm kế toán còn tự động tập hợp các nghiệp vụ phát sinh vào sổ nhật ký chung, căn
cứ và chứng từ gốc theo thứ tự thời gian và lên sổ cái tài khoản, mỗi tài khoản có thể
mở một hoặc nhiều trang tuỳ theo yêu cầu
Để xem, in sổ chi tiết TK621 (Phụ lục 02) thực hiện theo các thao tác sau:
- Từ màn hình hệ thống chọn: "Kế toán tổng hợp/ Sổ kế toán theo hình thức NKC/ Sổ chi tiết
Trang 39- Nhập thời gian cần xem/ in Sổ nhật ký chung Phần mềm sẽ hiện ra Sổ chi tiếtvới thời gian đó chọn, ấn F7 để in Sổ chi tiết
Sau đó muốn xem loại sổ hoặc bảng nào kích đúp chuột để chọn in hoặc xem
sổ Phần mềm tự động lập sổ chi tiết của TK 621- chi phí nguyên vật liệu trực tiếp theotừng nghiệp vụ phát sinh trong tháng, và theo từng tài khoản con phản ánh sản phẩmhoàn thành, rồi kết chuyển tự động từ các tài khoản chi tiết đó để tạo thành số liệu tổng
hợp của TK 621 (Phụ lục 03) Tương tự, muốn xem/ in Sổ cái của một tài khoản hay
tất cả các tài khoản thì thao tác tương tự như khi xem/ in Sổ nhật ký chung đó trìnhbày ở phần trước nhưng thay “Sổ nhật ký chung” bằng “Sổ cái tài khoản” Muốn xem
sổ cái của tài khoản chi tiết đến bậc nào thỡ đánh số tài khoản chi tiết vào đó, và kê
khai thời gian ghi sổ muốn xem rồi ấn “chấp nhận”
2.2.3.2 Kế toán chi phí nhân công trực tiếp
Chi phí nhân công trực tiếp tại công ty TNHH sản xuất và thương mại XuânPhát gồm: lương chính, lương làm thêm giờ, tiền ăn ca, các khoản trích theo lương nhưBHXH, BHYT, BHTN với công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm công ty tính lươngtheo sản phẩm
Theo hình thức kế toán căn cứ vào phiếu xác nhận sản phẩm hoặc công việchoàn thành ở từng tổ, bộ phận do bộ phận kỹ thuật và trưởng nhóm bộ phận đã ký xácnhận và gửi lên cùng đơn giá mà công ty đã xây dựng cho từng bộ phận để tính trảlương cho từng bộ phận
= x
Đơn giá khoán sản phẩm theo mức quy định chung của bảng đơn giá định mứckhoán sản phẩm sản xuất theo từng công đoạn Bảng này được xây dựng mang tínhchất định mức quy cách chủng loại, đặc điểm kỹ thuật của từng sản phẩm sản xuấtcũng như trình độ bậc thợ quy định đối với công đoàn của sản phẩm Tổng tiền lươngsản phẩm phải trả cho các tổ đội là toàn bộ chi phí tiền lương sản phẩm mà công typhải tính vào chi phí nhân công trực tiếp
Ngoài lương chính trong khoản mục chi phí nhân công trực tiếp còn bao gồm cảcác khoản mục phụ cấp trách nhiệm, tiền ăn ca, các khoản tiền thưởng, tiền làm thêm
và các ngày chủ nhật, ngày lễ… tất cả những khoản này được cộng tính vào tiền lươngchính và trả cho công nhân vào cuối tháng
Trang 40Chứng từ sử dụng:
Chứng từ gốc để căn cứ tính lương là bảng chấm công, bảng chấm công làmthêm giờ, phiếu báo sản phẩm hoàn thành, và phiếu nhập kho thành phẩm trong tháng
và bảng thanh toán lương theo dõi cho từng phân xưởng
Ngoài ra còn theo dõi qua các chứng từ khác như: Bảng phân bổ tiền lương vàphụ cấp tiền ăn ca, bảng tổng hợp và phân bổ chi phí nhân công trực tiếp cho từng sảnphẩm, bảng kê BHXH, BHYT, BHTN tính vào giá thành và phiếu kế toán Cách tínhcác khoản trích BHYT, BHXH, BHTN như sau:
- BHXH được trích hàng tháng theo tỷ lệ 22% trên tổng lương cơ bản (16%được tính vào chi phí sản xuất, 6% trừ vào thu nhập của người lao động)
- BHYT đựơc trích hàng tháng theo tỷ lệ 4,5% trên tổng lương cơ bản (3% tínhvào chi phí sản xuất; 1,5% tính vào thu nhập của người lao động)
- BHTN được trích hàng tháng theo tỷ lệ 2% trên tổng lương cơ bản (1% tínhvào chi phí sản xuất, 1% trừ vào thu nhập của người lao động)
Tài khoản vận dụng:
TK 622 – chi phí nhân công trực tiếp và tài khoản này được chi tiết cho từngphân xưởng:
TK6221: chi phí nhân công trực tiếp - xưởng ống đen
TK 6222: chi phí nhân công trực tiếp - xưởng ống mạ
Trình tự hạch toán:
Hàng ngày, tổ trưởng sản xuất sẽ chấm công cho công nhân viên tại phân xưởng
mình vào bảng chấm công (Phụ lục 04), số lượng sản phẩm hoàn thành trên các phiếu xác nhận sản phẩm hoặc công việc hoàn thành (Phụ lục 08) Định kỳ nửa tháng các
báo cáo này sẽ chuyển lên cho kế toán tiền lương để làm căn cứ lập bảng tính lươngcho nhân viên từng phân xưởng sản xuất, sau đó lập bảng thanh toán lương cho cácphân xưởng Tại các phân xưởng của công ty đều có bảng chấm công để theo dõi sốngày nghỉ việc có lý do số ngày nghỉ không lý do, số ngày nghỉ phép và số ngày làmviệc của công nhân viên…
Ngày 15 hàng tháng tổ trưởng phân xưởng nộp bảng chấm công,phiếu nhập khothành phẩm lên phòng kế toán để tiến hành tính lương sản phẩm và tính các khoản
trích theo lương như BHYT, BHXH, BHTN rồi vào bảng thanh toán lương (Phụ lục