NGHI lễ TANG MA của NGƯỜI CHĂM BÀNI

7 1.8K 25
NGHI lễ TANG MA của  NGƯỜI CHĂM BÀNI

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

NGHI LỄ TANG MA CỦA NGƯỜI CHĂM BÀNI 1. Đôi nét về người Chăm Bàni Người Chăm Bàni là một bộ phận đa số trong cộng đồng người Chăm sinh sống ở Ninh Thuận, Bình Thuận. Đây là một bộ phận người Chăm theo Hồi giáo Bàni (còn gọi là Chăm Awal). Trải qua quá trình bản địa hóa, biến đổi thành một kiểu tôn giáo riêng có của người Chăm nhưng quan niệm về tâm linh, về cõi sống và cõi chết của người Chăm Bàni vẫn chịu sự chi phối của Hồi giáo bản địa. 2. Phong tục tang lễ của người Chăm Bàni - Nghi lễ tang ma là nghi lễ quan trọng nhất trong hệ thống nghi lễ vòng đời của người Chăm Bàni. - Để được lên thiên đàng, con người phải hội đủ các tiêu chuẩn khi còn sống và đến khi nhắm mắt xuôi tay, phải được làm lễ tang đầy đủ, trọn vẹn (tiêu chuẩn về nguồn gốc đẳng cấp, không tật nguyền, cuộc sống phải đầy đủ gia đình, phải qua nghi lễ nhập môn theo qui định của giáo lí tôn giáo Bàni và chết phải lành lặn, chết trên giường ở nhà, có người nhà đỡ lưng đặt xuống đất khi chết và phải được các chức sắc Bàni thực hiện đầy đủ các nghi thức tôn giáo). Cái ni là coi để mà nói này xóa đi cũng dc nha Len viết ri cho rõ thôi! - Khác với người Chăm Bà-la-môn theo tục hỏa táng, người Hồi giáo Bàni chôn người chết nhưng họ cũng quan niệm về người chết giống người Chăm Bà-la-môn ( có nghĩa là khi có người chết phải làm lễ tang ma để linh hồn của người đó được siêu thóat. Ngược lại nếu người quá cố không được làm lễ tang ma, linh hồn sẽ không được siêu thóat, sẽ bắt tất cả những người thân trong dòng tộc của họ). → Người Chăm Hồi giáo Bàni rất coi trọng tang ma. - Trong lễ tang ma có rất nhiều nghi lễ phức tạp, có sự khác nhau giữa đám tang người giàu, người nghèo. - Tục lệ còn qui định những đứa trẻ dưới mười lăm tuổi không được làm đám tang mà chỉ chôn bình thường. - Đối với người chết cũng chia ra làm hai trường hợp: • Chết bình thường (Chết vì bệnh, được quyền làm tang ngay) • Chết không bình thường (Như chết trận, chết vì tại nạn giao thông không còn nguyên vẹn hoặc chết trong tháng chay niệm Ramưwan phải chôn một thời gian từ một đến ba năm, sau đó mới cải táng đem chôn ở nghĩa địa và làm đám tang. Tục lệ cũng qui định, khi người bệnh hấp hối tất cả những trong gia đình và dòng họ phải đến thăm và canh chừng ngày đêm. Họ quan niệm rằng, khi người bệnh tắt thở phải có người thân bên cạnh chứng kiến mới được coi là “chết tốt”, nếu người chết không có sự chứng kiến của người thân là điều không lành, “chết xấu” “mưtai bhaw”. Cũng chính vì vậy họ có điều kiện để chuẩn bị rất cẩn thận tất cả những nghi lễ liên quan đến đám tang từ áo quần, trầu cau, gạo…) 2. Phong tục tang lễ của người Chăm Bàni - Thường người Chăm Hồi giáo Bàni chôn người chết ngay vào buổi chiều nếu thân nhân tắt thở lúc sáng, hoặc chôn ngay sáng hôm sau nếu chết vào buổi chiều. - Mọi người trong dòng họ và kể cả bàn con xóm làng đến thăm viếng cùng nhau dựng lên một cái nhà bằng tranh rất đơn sơ gọi là “chhàn” dùng để cho thi hài người chết và là nơi các vị tăng lữ, các bậc Imưm, Ppo Gru đọc kinh cầu nguyện cho người chết. - Người chết được người thân trong gia đình khiêng vào “chhàn” để tắm rửa thật sạch sẽ (vì họ quan niệm rằng người chết phải tắm rửa thật sạch sẽ, kỹ lưỡng trước khi đem vào “chhàn” nơi các tăng lữ sẽ đọc kinh cầu nguyện cho người quá cố. Nếu không tắm rửa sạch sẽ thì người chết được coi là xấu, không tốt). - Sau khi thi hài được tắm rửa dưới sự chỉ đạo của ông thầy Imưm thì được đưa vào “pajang” đầu quay về hướng Bắc. - Người ta phủ lên thi hài vài bộ quần áo của người quá cố, mặt được phủ một chiếc khăn. Suốt đêm đó, các tăng lữ được mời đến đọc kinh. 2. Phong tục tang lễ của người Chăm Bàni 2. Phong tục tang lễ của người Chăm Bàni - Tùy theo tuổi tác người chết mà Ppo Gru phân công các tăng lữ đến đọc kinh và đưa thi hài đến hào huyệt nghĩa trang gọi là Ghur. • (Người già chết do mười hai ông tăng lữ đưa. • trung niên sáu ông. • nhỏ do hai ông đưa.) - Qui tắc của Hồi giáo Bàni không để người chết quá hai mươi bốn tiếng đồng hồ. Suốt đêm đó các tăng lữ đọc kinh ba đợt, cầu nguyện cho người quá cố được an nghỉ tốt lành. - Sáng sớm hôm sau vào lúc sáu giờ sáng, thân nhân đưa thi hài đi tắm một lần nữa. Trong lúc này các cụ già, thanh niên chẻ tre để làm quan tài (Quan tài thường làm bằng tre, chia làm ba ngăn, ngăn giữa dùng để đặt thi hài, hai ngăn hai bên để cho tăng lữ đọc kinh cầu nguyện). - Sau khi tắm rửa xong, tăng lữ được phân công đọc kinh dẫn đường và là người điều khiển đưa quan tài đến huyệt, vẩy nước thánh vào thi hài, vừa đọc kinh. Sau đó lau khô rồi bắt đầu liệm thi hài gồm có một quần lót trắng, váy trắng, áo trắng. (Đối với đàn ông mặc ba lớp, đàn bà mặc năm lớp). - Đưa thi hài vào Kajang. Các con cháu, anh em đến gần coi mặt người chết lần cuối, sau đó các thân nhân đều lạy ba lạy. - Cuối cùng người ta khiêng thi hài bỏ vào quan tài, phủ khăn lại, quan tài mười hai người khiêng đi đến huyệt, đi đầu là một tăng lữ được thầy Cả Ppo Gru chỉ định dẫn đường, tiếp sau là các tăng lữ như Imưm, Ppo Gru và các tăng lữ khác cùng với người thân, tất cả bà con xóm làng đi theo sau quan tài tiễn đưa người quá cố. - Khi quan tài được khiêng gần đến nghĩa trang, tăng lữ dẫn đường ra lệnh đổi đầu thi hài, bằng cách xoay quan tài đưa chân ra phía trước. - Cách nghĩa trang mười đến hai mươi mắt, quan tài được hạ xuống (nếu người già chết), người ta phải khiêng luôn bốn tăng lữ ngồi hai bên quan tài để đọc kinh, đến nghĩa trang của dòng họ, chủ nhà (ppo sang) chỉ định nơi chôn, tăng lữ làm phép, con cái và người thân cầu nguyện đồng thời khấn, lạy nơi huyệt, cầu Allah cho người thân mình nằm xuống tốt lành, cầu hồn người quá cố được lên Thiên đàng tốt đẹp. - Huyệt thường được đào sâu một mét rưỡi đến hai mét. Sau khi huyệt đào xong tất cả người thân lạy quan tài lần cuối cùng. Sau đó tăng lữ xuống huyệt làm lễ, ở trên huyệt được che một tấm khăn lớn, thi hài được đưa xuống huyệt từ từ, đầu hướng về phía Bắc, chân hướng về phía Nam, tăng lữ đặt nghiêng thi hài, đầu hướng về mặt trời lặn. 2. Phong tục tang lễ của người Chăm Bàni 2. Phong tục tang lễ của người Chăm Bàni - Ở trên mộ, các tăng lữ đọc kinh cầu nguyện dâng cho Allah. - Tiếp đến người thân của người quá cố đọc kinh cầu nguyện cho linh hồn người chết sớm trở về cõi thiên đường, trong lúc này ba ông tăng lữ dưới huyệt tiếp tục đọc kinh và làm nghi thức đọc kinh nhắn nhủ với người quá cố. - Xong phần nghi thức, các thân nhân người chết lấy mỗi người một nấm đất bỏ xuống huyệt, tiếp đến vài người thân xuống huyệt dùng cuốc cào đất xuống phụ giúp với tăng lữ. - Nếu đất được lấp đầy huyệt họ cho là chết tốt, ngược lại không lấp đầy huyệt cho là chết xấu, hào huyệt được san bằng . - Thi hài được chôn xong họ lấy một nhánh cây gai cắm lên tượng trưng cho người chết. - Mọi người về nhà. Khi ra về không quay lại nhìn mồ, vì họ tin rằng làm như vậy linh hồn người chết sẽ theo họ về quậy phá. Họ hàng, gia đình tiếp tục làm đám tuần ở nhà trong ba ngày. . chết của người Chăm Bàni vẫn chịu sự chi phối của Hồi giáo bản địa. 2. Phong tục tang lễ của người Chăm Bàni - Nghi lễ tang ma là nghi lễ quan trọng nhất trong hệ thống nghi lễ vòng đời của người. NGHI LỄ TANG MA CỦA NGƯỜI CHĂM BÀNI 1. Đôi nét về người Chăm Bàni Người Chăm Bàni là một bộ phận đa số trong cộng đồng người Chăm sinh sống ở Ninh Thuận, Bình Thuận. Đây là một bộ phận người. những người thân trong dòng tộc của họ). → Người Chăm Hồi giáo Bàni rất coi trọng tang ma. - Trong lễ tang ma có rất nhiều nghi lễ phức tạp, có sự khác nhau giữa đám tang người giàu, người nghèo.

Ngày đăng: 19/12/2014, 15:35

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Slide 1

  • 2. Phong tục tang lễ của người Chăm Bàni

  • Slide 3

  • Slide 4

  • Slide 5

  • Slide 6

  • Slide 7

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan