Về khâu dự báo và dự trữ hàng tồn kho

Một phần của tài liệu thực trạng quản trị hàng tồn kho tại công ty cổ phần cơ điện lạnh hoàng đạt (Trang 41)

Việc dự báo luôn có một độ chính xác nhất định, muốn dự trữ hiệu quả thì cần có kết quả dự báo chính xác. Công ty có thể áp dụng nhiều cách dự báo khác nhau cho từng nhóm sản phẩm hoặc kết hợp nhiều phương pháp cho một nhóm có giá trị cao. Dự báo định tính thì cần khách quan hơn nữa, giao trách nhiệm cụ thể cho cán bộ chuyên trách từng mặt hàng để có con số cụ thể và chính xác hơn. Về định lượng thì cần dự báo thường xuyên đối với mặt hàng nhóm A, áp dụng dự báo theo mùa đối với các nhóm nói chung và không nên bỏ qua phần dự báo cho nhóm C dù lượng hàng ít. Có thể dự báo theo năm, hoặc theo lượng xuất, nhập hoặc yêu cầu kho chứa của từng sản phẩm.

Như đã trình bày, việc dự trữ có rất nhiều phương pháp khác nhau, mỗi cách có ưu và nhược điểm riêng, nhưng công ty hiện tại chỉ sử dụng đồng bộ một phương pháp duy nhất đó là xác định lượng dự trữ tối ưu EOQ, nhưng lại kém hiệu quả và tốn nhiều chi phí cũng như dự báo không chính xác đối với các mặt hàng có giá trị nhỏ và nhiều chủng loại của nhóm C, v.v… Do đó, công ty cần xem xét sử dụng phối hợp các phương pháp dự báo để có kết quả tốt nhất.

Về các mặt hàng nhóm A, hàng có giá trị lớn và lượng tiêu thụ nhiều nên công ty có thể sử dụng phương pháp khấu trừ theo số lượng QDM để hưởng khoản chiết khấu hàng bán do mua số lượng lớn. Tuy nhiên với mặt hàng ống đồng nhà cung cấp chính của công ty là công ty cổ phần Toàn Phát là nằm trong tam giác kinh tế: Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh, có quy mô lớn, có hệ thống giao thông thuận lợi, khoảng cách địa lý lại

PHẠM LỘC BLOG - BLOG CHIA SẺ TÀI LIỆU HỌC TẬP

giao hàng đúng thời điểm nên có thể dùng phương pháp JIT để đặt hàng, giúp giảm lượng dự trữ trong kho nhưng vẫn đảm bảo có hàng theo nhu cầu, tiết kiệm được một khoảng chi phí cho khâu dữ trữ và vận chuyển.

Đối với nhóm B: lượng nhà cung cấp cho các sản phẩm nhóm này là khá lớn nên có thể đảm bảo nguồn cung cho công ty. Thêm vào đó, các sản phẩm nhóm này thường có nhu cầu được biết trước, lượng thời gian chờ để cung ứng là không đổi nên thuận lợi cho công ty dự trữ theo phương pháp EOQ. Vì vậy, công ty cần tạo điều kiện tốt hơn nữa để việc áp dụng mô hình EOQ đạt hiệu quả cao hơn

Nhưng đối với nhóm C, dù giá trị thấp và lượng nhu cầu khá ít nhưng công ty cũng cần có kế hoạch dự báo theo thời gian dài, theo quý, theo năm…để đảm bảo nguồn cung cũng như kho chứa. Bên cạnh đó, một số mặt hàng như máy nén khí, linh kiện điện lạnh, v.v…là các mặt hàng có tốc độ phát triển nhanh và thường xuyên đổi mới để thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng nên công ty cần đảm bảo cập nhật thông tin thường xuyên, có dự trù việc giảm lượng hàng bán, tránh tình trạng ứ đọng và tốn nhiều chi phí lưu kho cũng như thanh lí hàng tồn. Do đó với nhóm hàng này, công ty có thể sử dụng phương pháp dự trữ thiếu BOQ thay vì EOQ vừa kém hiệu quả vừa tốn nhiều chi phí.

Ngoài ra, công ty cần kết hợp quản lý hàng tồn kho theo các mô hình đã đề ra với mô hình chiết khấu giảm giá nếu công ty đặt hàng chiết khấu với số lượng lớn, mô hình EOQ cơ bản sẽ có những thay đổi đôi chút để quyết định có nên yêu cầu lô hàng với số lượng lớn để được chiết khấu hay không, đồng thời tối thiểu hóa được tổng chi phí mua hàng, chi phí đặt hàng và lưu kho.

Một phần của tài liệu thực trạng quản trị hàng tồn kho tại công ty cổ phần cơ điện lạnh hoàng đạt (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(46 trang)