Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 88 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
88
Dung lượng
2,07 MB
Nội dung
1 Phần mở đầu 1. Lý do chọn đề tài Biến đổi khí hậu hiện nay không còn là vấn đề của riêng một đất nước, một quốc gia dân tộc nào, sự thay đổi khí hậu đã tác động đến tất cả các quốc gia trên thế giới, tác động đến mọi lĩnh vực của đời sống. Vấn đề biến đổi khí hậu đã trở thành chương trình nghị sự của toàn nhân loại, là một thách thức của thế kỷ XXI. Việt nam là một trong năm nước hàng đầu phải chịu sự tác động của biến đổi khí hậu. Khoảng 50 năm qua, nhiệt độ của Việt Nam đã tăng khoảng 0,7 0 C, mực nước biển dâng khoảng 20cm, El-nino, La-nina ngày càng biểu hiện rõ, bão lũ, hạn hán ngày càng ác liệt, gió mùa lạnh tần suất biểu hiện ít đi, bão lớn tăng cường và có xu hướng lùi về phía nam. . . Biến đổi khí hậu đã, sẽ để lại hậu quả nghiêm trọng cho nước ta. Trước tình hình đó, Đảng, Nhà nước ta đã quán triệt, xây dựng thành một phần trong Nghị Quyết Trung Ương VII về vấn đề cấp bách hiện nay, Nghị quyết Trung Ương VII đã được phổ biến đến mọi tầng lớp, tổ chức và trở thành chương trình Hành động Quốc gia. Là một tỉnh miền núi của khu vực Tây Bắc Việt Nam, Lai Châu mới được tái lập (2004) từ tỉnh Lai Châu cũ (bao gồm Điện Biên và Lai Châu), nền KT - XH của tỉnh phát triển còn chưa ổn định và đang được kiện toàn, đời sống nhân dân còn gặp nhiều khó khăn, trong khí đó, biến đổi khí hậu đang tác động ngày một mạnh mẽ đến đời sống của người dân nơi đây. Trong những năm qua, biểu hiện biến đổi khí hậu đã tác động đến Lai Châu, như: lượng mưa trung bình giảm, nhưng ngày mưa lớn bất thường lại tăng lên; lũ quét tăng cường, các hiện tượng thời tiết cực đoan sương muối, giá rét, mưa đá… có biểu hiện thất thường và gia tăng. Nhằm làm sáng tỏ một số biểu hiện của biến đổi khí hậu của Lai Châu, từ đó có cái nhìn chân thực hơn về biến đổi khí hậu trên địa phương này, đề xuất các giải pháp ứng phó là việc làm vừa có giá trị khoa học, vừa đảm bảo tính nhân văn và thời sự. 2 Xuất phát từ những lý do trên, đề tài lựa chọn “Biến đổi khí hậu Lai Châu và một số biện pháp ứng phó” làm nội dung nghiên cứu, nhằm giải quyết các nhiệm vụ cấp bách nêu trên. 2. Mục tiêu, nhiệm vụ 2. 1. Mục tiêu - Phân tích biểu hiện biến đổi khí hậu Lai Châu cùng ảnh hưởng của nó đến tự nhiên và đời sống. - Từ những biến đổi khí hậu, đề xuất một số giải pháp ứng phó, giúp ổn định đời sống người dân. 2. 2. Nhiệm vụ Để thực hiện được mục tiêu đề ra, nhiệm vụ của đề tài cần giải quyết các vấn đề sau: - Thu thập xử lý các tài liệu về biến đổi khí hậu chung và tài liệu biến đổi khí hậu Lai Châu; - Phân tích biến đổi khí hậu Lai Châu cùng tác động của nó đến tự nhiên và đời sống xã hội; - Đề xuất giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu, giúp giảm thiểu tác động, ổn định đời sống người dân. 3. Giới hạn của đề tài Không gian nghiên cứu: đề tài nghiên cứu tỉnh Lai Châu, ranh giới hành chính của tỉnh được phân định theo điều chỉnh Nghị quyết số 22/2003/QH11, ngày 26/11/2003 của Quốc hội nước CHXHCNVN; Thời gian: chuỗi thời gian 50 năm từ 1960 đến 2010, có liên hệ với thời kỳ trước; Nội dung: nghiên cứu biến đổi khí hậu Lai Châu thông qua chế độ nhiệt độ, lượng mưa và hiện tượng thời tiết đặc biệt. 3 4. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Khí hậu là thành phần tự nhiên tác động mạnh mẽ đến tự nhiên và đời sống xã hội con người, nên những nghiên cứu về khí hậu cũng như biến đổi khí hậu đã được quan tâm có bề dày không chỉ trên thế giới mà cả ở nước ta. Nhất là trong hoàn cảnh thiên nhiên chịu nhiều ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, vì vậy nước ta có nhiều nghiên cứu về biến đổi khí hậu, việc nghiên cứu ở cả tầm quốc gia cũng như cấp tỉnh (như Lai Châu), có thể khái lược về những nghiên cứu này. Trần Thục, Lê Nguyên Tường, Khí hậu, biến đổi khí hậu và các biện pháp thích ứng, Báo cáo Hội nghị khoa học trường ĐH Thủy Lợi, 2006. Trong báo cáo, các tác giả đã trình bày lý thuyết khí hậu, chỉ ra những biểu hiện của biến đổi khí hậu của thế giới và Việt Nam, đưa ra 3 giải pháp thích ứng, nhưng chủ yếu vẫn tập trung vào lý luận là chính, phân tích biến đổi khí hậu ở Việt Nam chưa cụ thể, chưa phân vùng biến đổi khí hậu. Trung tâm Khoa học Công nghệ Khí tượng thủy văn & Môi trường, Nâng cao nhận thức và tăng cường năng lực cho địa phương trong việc giảm nhẹ biến đổi khí hậu, góp phần thực hiện Công ước Khung của Liên Hiệp Quốc và Nghị Định thư Kyoto về biến đổi khí hậu, 2007. Là tài liệu tập huấn cho địa phương, tài liệu đã có các thống kê số liệu biến đổi khí hậu, nhưng chủ yếu là thế giới, có liên hệ đến Việt Nam. Bên cạnh đó, nhóm biên soạn cũng đã trình bày một số nội dung cơ bản về Công ước Khung và Nghị Định thư Kyoto. Những văn liệu này mang tính chất toàn cầu và nguy cơ chung, có liên hệ đến nước ta. Bộ Tài nguyên và Môi trường, Nghiên cứu BĐKH ở Đông Nam Á và đánh giá tác động tổn thương và biện pháp thích ứng, Đề tài hợp tác với SEA STARTRC, 2007; Bộ Tài nguyên và Môi trường, Kịch bản biến đổi khí hậu, nước dâng cho Việt nam, Tháng 6, năm 2011. Đây là bộ tài liệu cơ bản về biến đổi khí hậu chung của khu vực và Việt Nam. Trong đó tài liệu đã đưa ra 4 loại kịch bản phát thải biến đổi khí hậu trên thế giới và các kịch bản ứng với Việt Nam. 4 - Tỉnh Lai Châu: Sở tài nguyên và môi trường Lai Châu, Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu tỉnh Lai Châu, Lai Châu 2011. Đây là bộ tài liệu của tỉnh Lai Châu thuộc chương trình Mục tiêu Quốc Gia. Bộ tài liệu phân tích biến đổi khí hậu Lai Châu qua diễn thế nhiệt và mưa, đồng thời kiến nghị kịch bản trung bình cho Lai Châu. Báo cáo biến đổi khí hậu và thiệt hại hàng năm của sở tài Nguyên và Môi trường tỉnh Lai Châu Như vậy các tài liệu từ cấp Nhà nước, cấp tỉnh, với đề tài, báo cáo việc phân tích vẫn mang tính chất chung, chưa phân tích cụ thể các biểu hiện biến đổi khí hậu cho một lãnh thổ tỉnh như tỉnh Lai Châu. Đề tài với số liệu từ tỉnh Lai Châu, Viện Khí Tượng và Thủy Văn trình bày các biểu hiện biến đổi khí hậu trên các yếu tố khí hậu, đề ra một số giải pháp ứng phó là một tài liệu chi tiết mang tính địa phương. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu 5. 1. Phương pháp thu thập, xử lý và phân tích tài liệu Đây là phương pháp truyền thống, nhưng được sử dụng thường xuyên trong đề tài. Tài liệu, văn liệu về địa phương rất đa dạng về thể loại và phong phú về mặt nội dung, trên cơ sở thu thập các tài liệu về Lai Châu chúng cần phải chọn lọc, xử lí và phân tích để lựa chọn, tập hợp đưa vào đề tài. Chỉ khi có sự lựa chọn, phân tích thì mới xác định được đúng ý tưởng của tài liệu và mục đích của đề tài; để làm được việc đó, trong quá trình thu thập tài liệu thực hiện, đề tài luôn xác định phương pháp này là phương pháp chủ đạo cho nghiên cứu. 5. 2 Phương pháp dự báo Dự báo là phương pháp nội suy hoặc ngoại suy, căn cứ vào các dấu hiệu, cứ liệu khoa học có thể đề xuất các nhận định để dự báo diễn biến và sự thay đổi của các khu vực, các đối tượng nghiên cứu. Phương pháp này sẽ giúp ta thấy được những xu hướng của sự biến đổi, từ đó có cách khai thác, hoặc tác động tới lãnh thổ hợp lí tránh được những tai biến, tổn thất, đảm bảo tính bền vững. 5 Đề tài sử dụng phương pháp dự báo sau khi đã đánh giá các điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên của tỉnh cùng phân tích biến đổi khí hậu, lấy đó làm cơ sở cho việc kiến nghị các biện pháp khai thác lãnh thổ. 5. 3 Phương pháp hệ thống thông tin Địa lý – GIS Hệ thông tin địa lí GIS là một hệ thống thông tin về Địa lí, gồm nhiều hệ thống phương tiện hỗ trợ cung cấp thông tin, đây là một trong những phương pháp hiện đại nhưng có giá trị to lớn, hỗ trợ cho nhiều ngành, nhiều lĩnh vực khoa học khác nhau, trong đó Địa lí là khoa học đang được ứng dụng nhiều, để nghiên cứu, đánh giá hiện trạng và khai thác, sử dụng lãnh thổ. 5. 4 Phương pháp khảo sát thực địa Đây là phương pháp truyền thống nhưng không thể thiếu trong nghiên cứu, nhất là với khoa học Địa lí. Bản thân tác giả là người Lai Châu (cũ), nên các tuyến thực địa, các địa điểm thực địa trong đề tài được tác giả xây dựng và thực hiện nghiêm túc, là cơ sở thực nghiệm có căn cứ thực tiễn, chứng minh cho những nhận định của mình. 5. 5. phương pháp bản đồ, biểu đồ Đây là phương pháp đặc trưng của bộ môn Địa Lý, bản đồ, biểu đồ không chỉ khái quát hóa nội dung mà còn chỉ ra được các mối quan hệ giữa đối tượng nghiên cứu và với thành phần tự nhiên khác. Biểu đồ có thể phản ảnh tốt các yếu tố động lực và diễn thế cùng những minh chứng cụ thể của đối tượng, nhất là nghiên cứu biến đổi khí hậu. Bản đồ phản ảnh tính chất không gian của đối tượng. Đề tài sử dụng phương pháp bản đồ, biểu đồ để phân tích không gian và diễn thế biến đổi các yếu tố khí hậu Lai Châu. 6. ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI Đề tài cung cấp những kiến thức về biến đổi khí hậu; là tài liệu tham khảo cho những nhà nghiên cứu, sinh viên học tập (nhất là sinh viên chuyên nghành địa lý). Là tài liệu tham khảo giảng dạy, học tập môn địa lý địa phương tỉnh Lai Châu. 6 Góp phần nâng cao năng lực, nhận thức và trách nhiệm của mọi người trong việc bảo vệ môi trường sống của mình. 7. CẤU TRÚC ĐỀ TÀI Ngoài phần mở đầu, kết luận đề tài bao gồm các chương sau: Chƣơng I. Cơ sở lí luận và thực tiễn Chƣơng II. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội Tỉnh Lai Châu Chƣơng III. Tình hình biến đổi khí hậu Lai Châu và biện pháp ứng phó CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1.1 CƠ SỞ LÍ LUẬN 1.1.1. Khí hậu và biến đổi khí hậu Khí hậu theo quan điểm của (alixôp): “khí hậu là trạng thái khí quyển ở một nơi nào đó được đặc trưng bằng các chỉ số trung bình nhiều năm về nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa, lượng bốc hơi, gió, mây, giữa các thành phần này có mối quan hệ thống nhất và hoàn chỉnh”. Khái niệm mang tính chất địa lý của khí hậu theo Sneiderkarius như sau: “Khí hậu là một cơ quan điển hình của một nơi nào đó hoặc là tập hợp các trạng thái khí quyển và các quá trình thời tiết của một khoảng không gian lớn quan sát được gần mặt đất có tác động đến bề mặt trái đất trong một khoảng thời gian dài”. Tập hợp này được biểu thị bằng sự phân bố của các giá trị trung bình được lặp lại thường xuyên và các giá trị cực trị. Khái niệm khí hậu địa phương: là khí hậu của một khu vực nào đó có quy mô địa phương được tạo nên bởi quan hệ giữa điều kiện địa hình(hướng dốc và độ dốc), địa mạo (kiểu dạng địa hình của khu vực đó) với điều kiện bức xạ mặt trời từ mối quan hệ này sẽ hình thành nên các điều kiện nhiệt độ, không khí, chế độ gió, chế độ mưa khác nhau ở các khu vực đó. Biến đổi khí hậu: là sự thay đổi khí hậu từ trạng thái này sang trạng thái khác, mà biểu hiện là sự thay đổi của các thành phần đặc trưng. 7 Ban đầu biến đổi khí hậu được lấy tên là Elnino, theo tiếng Tây Ban Nha có nghĩa là “bé trai”, nguyên nhân là sự thay đổi khí hậu do dòng biển nóng, lạnh có tính quy luật và hoang mạc Atacama. Elnino trong khí tượng còn được gọi là “dao động phương Nam”. Ngược lại với Elnino là Lanina, còn gọi là “bé gái”. Lanina là hiện tượng ngược của Elnino, về cơ bản, khi Lanina xuất hiện sẽ làm cho hoàn lưu khí quyển trở về trạng thái bình thường ở khu vực Thái Bình Dương. Tại Nam Mỹ thời tiết trở lại lại như vốn có, còn khu vực Đông Nam Á, Bắc Úc lại mưa lớn kéo dài. Theo công ước chung của LHQ về biến đổi khí hậu: “Biến đổi khí hậu là “những ảnh hưởng có hại của biến đổi khí hậu”, là những biến đổi trong môi trường vật lý hoặc sinh học gây ra những ảnh hưởng có hại đáng kể đến thành phần, khả năng phục hồi hoặc sinh sản của các hệ sinh thái tự nhiên và được quản lý hoặc đến hoạt động của các hệ thống kinh tế - xã hội hoặc đến sức khỏe và phúc lợi của con người”. 1.1.2 Nguyên nhân gây biến đổi khí hậu Khí hậu là thành phần quan trọng cấu thành nên sự sống của trái đất. các nhân tố khí hậu: nhiệt độ, độ ẩm, khí áp, gió…luôn có mối quan hệ tương hỗ và phụ thuộc, những mối quan hệ đó khá đa dạng và phức tạp, luôn biến đổi theo không gian và thời gian, chúng được phản ánh một cách sinh động qua thời tiết và các hợp quần khác của tự nhiên. Khí hậu luôn biến đổi theo thời gian. Quá trình sinh tồn và phát triển, con người thường xuyên tác động đến tự nhiên, sự tác động này ngày càng mạnh mẽ không ngừng gia tăng cả về bề rộng lẫn chiều sâu, điều này đã góp phần dẫn đến sự biến đổi của tự nhiên, trong đó có khí hậu. Khí hậu biến đổi trong những năm gần đây, đặc biệt từ thời kì tiền công nghiệp (nửa cuối thế kỉ XIX), biểu hiện là sự nóng lên toàn cầu, kéo theo hàng loạt những biến động của môi trường tự nhiên: bão lụt, hạn hán, Elnimo, Lanina…sự dâng cao của mực nước biển. Đây một phần là hậu 8 quả con người can thiệp sâu vào môi trường tự nhiên; nhưng một phần cũng do yếu tố tự nhiên. - Sự biến đổi trong quỹ đạo Trái Đất: Trong các yếu tố tác động đến khí hậu, sự thay đổi trong quỹ đạo của Trái Đất là yếu tố có ý nghĩa quan trọng làm thay đổi năng lượng Mặt Trời, bởi vì dù chỉ có sự thay đổi rất nhỏ trong quỹ đạo Trái Đất cũng đã dẫn tới những sự thay đổi trong sự phân phối của ánh sáng Mặt Trời khi tiến tới bề mặt Trái Đất. Độ lệch tâm, độ nghiêng của trục và tuế sai là 3 chu kì chi phối tạo ra sự thay đổi trong quỹ đạo Trái Đất. Sự kết hợp hiệu quả của các biến thể trong 3 chu kì này đã tạo ra sự thay đổi trong sự tiếp nhận theo mùa vụ của bức xạ Mặt Trời trên bề mặt Trái Đất. Như vậy, chu kì Milankovitch (tên gọi cho hiệu ứng tổ hợp của các thay đổi trong chuyển động của Trái Đất lên khí hậu) ảnh hưởng trực tiếp đến việc tăng hay giảm bức xạ Mặt Trời mà Trái Đất nhận được, từ đó sẽ ảnh hưởng đến hoàn lưu khí quyển, đồng thời cũng ảnh hưởng tới hoạt động của hệ thống băng hà trên Trái Đất. - Hoạt động núi lửa: Phun trào núi lửa là một quá trình vận chuyển vật liệu từ dưới sâu lòng đất lên bề mặt, như là một phần của tiến trình mà Trái đất loại bỏ sự quá dư thừa về nhiệt độ và áp suất bên trong lòng nó. Sự phun trào núi lửa là sự giải phóng ở các mức độ khác nhau những vật liệu đặc biệt vào trong bầu khí quyển. Trong một thế kỉ mà xảy ra vài vụ nổ núi lửa sẽ có tác động ít nhiều đến khí hậu toàn cầu, điển hình là chúng có thể gây ra hiện tượng “mát” cho một giai đoạn kéo dài khoảng một năm hoặc nhiều hơn thế. Sự hoạt động của núi lửa Pinatubo năm 1991, hoạt động phun trào núi lửa lớn thứ hai trên Trái Đất trong thế kỉ XX (chỉ sau hoạt động của núi lửa Novarupta xảy ra vào năm 1912) là một ví dụ, làm cho khí hậu bị ảnh hưởng đáng kể, nhiệt độ toàn cầu giảm đi 0, 5 o C, tầng ôzôn bị suy yếu đi đáng kể. Núi lửa cũng là một phần làm gia tăng lượng khí Cacbon có trong khí quyển. Tuy nhiên, theo sự khảo sát của các đoàn địa chất Hoa Kì, đã ước tính rằng các 9 hoạt động của con người còn tạo ra một khối lượng khí cacbon nhiều gấp 130 lần lượng khí được tạo ra do hoạt động núi lửa. - Tác động của con người Các hoạt động của con người là nguyên nhân chủ yếu làm thay đổi môi trường. Những giả thuyết cho rằng con người đã gây ra sự biến đổi khí hậu đã được tranh luận trong nhiều năm qua, cho đến nay, cuộc tranh luận khoa học này đã chuyển từ “chủ nghĩa hoài nghi” thành “khoa học đồng lòng”: chính hoạt động của con người là nguyên nhân gây ra sự biến đổi nhanh chóng của khí hậu toàn cầu trong một vài thập kỉ gần đây. Trong hầu hết các mối quan tâm về những tác động do con người gây ra, thì mối quan tâm hàng đầu hiện nay đó là sự gia tăng của lượng khí CO 2 do việc đốt các nhiên liệu có nguồn gốc hóa thạch, việc sản xuất xi măng…. Các yếu tố khác, bao gồm cả việc sử dụng đất, lỗ thủng tầng ô zôn, sản xuất nông nghiệp và nạn phá rừng… cũng đóng vai trò quan trọng ảnh hưởng đến biến đổi khí hậu. - Hiệu ứng nhà kính: Trái Đất nhận năng lượng từ Mặt trời dưới dạng các bức xạ sóng ngắn. Bức xạ sóng ngắn dễ dàng xuyên qua các lớp khí CO 2 và lớp ôzôn để xuống mặt đất. Khi xuống mặt đất, một phần của năng lượng này được phản xạ vào không khí, một phần bị các chất trên mặt đất hấp thu, làm cho bề mặt trái đất nóng lên. Khi bề mặt Trái Đất nóng lên lại bức xạ năng lượng vào khí quyển dưới dạng các bức xạ bước sóng dài, chủ yếu là các bức xạ nhiệt. Các bức xạ sóng dài không có khă năng xuyên qua “khí nhà kính”, gồm khí CO 2 , hơi nước, CH 4 , các hợp chất chloroflorocacbon (CFC) và NO 2 . Khí nhà kính có mặt trong khí quyển sẽ hấp thụ những bước xạ sóng dài, được sưởi nóng và lại phản xạ ra mọi phía trong đó có phía lên bề mặt của Trái Đất. Kết quả là bề mặt Trái Đất bị ấm lên, nhiệt độ bề mặt Trái Đất cũng bị nóng lên. Hiện tượng này được gọi là “hiệu ứng nhà kính” vì trong quá trình nóng lên của Trái Đất tương tự như quá trình nóng lên trong nhà kính, có sự tăng khí CO 2 và các chất bức xạ nhân tạo, lớp khí này có tác dụng như lớp kính giữ nhiệt của nhà kính trồng rau xanh vào mùa đông. Nổi bật trong các khí gây hiệu ứng 10 nhà kính là CO 2 , có khả năng hấp thụ các tia bức xạ bước sóng dài và nóng lên. Do vậy, người ta cho rằng sự phát sinh CO 2 ngày càng nhiều trong khí quyển sẽ làm bầu khí quyển nóng lên, (CO 2 tăng lên là kết quả của đốt cháy nhiên liệu, củi, than đá, giao thông vận tải, cháy rừng làm mất nguồn hấp thu bớt CO 2 nhả O 2 ). Sự tăng nhiệt độ làm thay đổi khí hậu của khí quyển toàn cầu. Các nguồn phát sinh khí nhà kính bao gồm: +Tự nhiên: CO 2 , hơi nước, CH 4 , O 3 và NO 2 +Nhân tạo: trong khoảng 50 năm trở lại đây, hàm lượng CO2, CH 4 , NO 2 đã gia tăng nhanh chóng, và hợp chất mới xuất hiện CFC ’ s- chất làm lạnh, dung môi, thuốc xịt, … Một phần tử CFC có thể hấp thụ các tia hồng ngoại gấp 12000-16000 lần so với CO 2 . Một số nguyên nhân làm tăng lượng khí nhà kính: + Quá trình đốt cháy các nhiên liệu hóa thạch. + Phá rừng làm giảm nguồn hấp thu CO 2 . +Sản phẩm phụ của quá trình đốt cháy nylon. Tác nhân chính gây hiệu ứng nhà kính: CO 2 (50%), CH 4 (13%), N 2 O (5%), hơi nước (3%); ngoài ra còn có CFC ’ s (24%), CO, NO x và hợp chất hữu cơ dễ bay hơi. Suy thoái lớp ozone do nhiều chất khí CFC ’ s, clo… làm số lượng tia cực tím UV chiếu thẳng vào khí quyển nhiều hơn, là nguyên nhân gián tiếp thúc đẩy hiệu ứng nhà kính. Ngày nay, con người được nghe nói nhiều đến tác hại của hiệu ứng nhà kính. Thực tế hiệu ứng nhà kính tự nhiên có vai trò quan trọng đối với Trái Đất: + Nhờ hiệu ứng nhà kính mà nhiệt độ trung bình của bề mặt Trái Đất vào khoảng 60 o F. Nếu không có hiệu ứng nhà kính, nhiệt độ sẽ vào khoảng -70 o F (hay - 22 o C). + Giữ trạng thái “cân bằng nhiệt” trên bề mặt Trái Đất. Bình thường sự gia tăng nhiệt độ trên bề mặt Trái Đất ảnh hưởng đến cân bằng nhiệt theo hai cách: khí nhà kính tăng trong giới hạn cho phép, nhiệt độ không khí đảm bảo ở mức cân bằng. [...]... nhiều thảm họa thiên tai khốc liệt mà nguyên nhân căn bản bắt nguồn từ sự biến đổi khí hậu 1.2.2 Hiện trạng biến đổi khí hậu ở Việt Nam và Lai Châu Trước những tình hình biến đổi khí hậu toàn cầu chung, khí hậu Việt Nam cũng biến đổi tiêu cực như: nhiệt độ tăng, bão mạnh, mưa lớn, lũ lụt, hạn hán, nước biển dâng cao .Việt Nam đã và đang phải đương đầu với những biểu hiện ngày càng gia tăng của những... nguyên, và cảnh quan đồng bằng thung lũng tích tụ giữa núi 2.4 Khí hậu Nhân tố quan trọng thứ hai trong việc thành tạo và quyết định tự nhiên là khí hậu, với nền nhiệt - ẩm và hệ thống hoàn lưu, khí hậu là nhân tố đem lại màu sắc và đặc trưng cho các loại hình tự nhiên các cấp Căn cứ trên các bản đồ về khí hậu và dựa trên số liệu của các trạm khí tượng Lai Châu (xem bảng 1), đây là các trạm đã xây dựng và. .. tác động của biến đổi khí hậu Lai Châu là tỉnh có điều kiện và tiềm năng để phát triển phát triển kinh tế xã hội, song cũng chịu nhiều tai biến thiên nhiên Khí hậu Lai Châu mang đặc thù của nhiệt đới vùng núi hơi lạnh và hơi khô, chịu tác động mạnh của tính phi địa đới theo đai cao Trong những năm gần đây, các tai biến thiên nhiên như lũ lụt, lũ ống, lũ quét, trượt lở đất…các hiện tượng khí hậu cực đoan... hưởng đến việc cung cấp nước ngọt, khí hậu thay đổi bất thường, ảnh hưởng đến chế độ mưa toàn cầu, những vùng hiện nay đang có đủ nước ngọt sẽ lâm vào cảnh thiếu nước ngọt thường xuyên hơn 1.1.3 Những biểu hiện của biến đổi khí hậu - Sự nóng lên của khí quyển và trái đất nói chung; - Sự thay đổi thành phần và chất lượng khí quyển có hại cho môi trường sống của con người và các sinh vật trên trái đất; -... của khí hậu Trái Đất Tháng 6 năm 1976, tổ chức Khí tượng thế giới phải ra tuyên bố đặc biệt, kèm theo những giải thích cần thiết về biến đổi khí hậu trên thế giới Nhiều giả thuyết và phỏng đoán được đưa ra, những câu hỏi về khí hậu thế giới đặt ra ngày càng nhiều Hàng loạt hội nghị chuyên đề hợp tác khoa học giữa các nước, các tổ chức có liên quan diễn ra, nhằm nghiên cứu sâu hơn về biến đổi khí hậu. .. các đợt Số ngày rét đậm, rét hại giảm đi nhưng mức độ khắc nghiệt và độ kéo dài các đợt có dấu hiệu gia tăng Nhìn chung, biến đổi khí hậu dường như đã làm gia tăng những hiện tượng cực đoan, dẫn đến sự gia tăng các thiên tai có nguồn gốc khí tượng, tác động xấu đến nhiều lĩnh vực hoạt động kinh tế xã hội và môi tr ường 1.2 CƠ SỞ THỰC TIỄN 1.2.1 Hiện trạng biến đổi khí hậu trên thế giới Khí hậu toàn... N Nguồn: Đặc điểm thủy văn Lai Châu 2013, Tr22 Chú giải các chỉ số X: lượng mưa S: Bức xạ W: Gió e: độ ẩm N: nắng H: Mực nước Với số lượng trạm không nhiều, diện tích lại khá rộng, nhưng ta có thể thấy được đặc trưng của khí hậu Lai Châu Tương tự như các tỉnh khác trong miền núi phía Tây Bắc, tỉnh Lai Châu có đặc điểm khí hậu mang tính chất gió mùa nội chí 30 tuyến, khí hậu điển hình của vùng nhiệt... trong tự nhiên, nó cũng là một trong những thành tố góp phần tạo nên tính chất của tự nhiên các cấp ở các đơn vị cảnh khác nhau Thủy văn của Lai Châu khá đa dạng và phong phú, phân hóa thành hai loại là nước trên mặt và nước dưới đất Dựa trên số liệu của các trạm thủy văn Lai Châu, đây là các trạm đã xây dựng và hiện đang hoạt động, có số liệu về khí hậu - thủy văn của Lai Châu (xem bảng 5) Bảng 5:... chất Lai Châu 2006, thành tạo địa chất đá Lai Châu được chia thành 14 nhóm 2.2.3 Tài nguyên khoáng sản Lai Châu Theo kết quả điều tra của dự án điều tra tổng thể tài nguyên khoáng sản – tai biến địa chất tỉnh Lai Châu năm 2006, cho đến nay, Lai Châu đã đăng kí được 169 mỏ và điểm quặng thuộc 6 nhóm và phân bố như sau: * Nhóm nguyên liệu cháy: trên địa bàn tỉnh Lai Châu đã xác định được 4 điểm thuộc nhóm... biến đổi của lượng mưa trung bình năm trên lãnh thổ nước ta biểu hiện bất thường qua các thời kỳ và các vùng khác nhau Lượng mưa năm giảm ở các vùng khí hậu phía Bắc và tăng ở các vùng khí hậu phía Nam Tính trung bình trong cả nước, lượng mưa trong 50 năm qua đã giảm khoảng 2% Tuy vậy, biến đổi lượng mưa có xu hướng cực đoan, tăng trong mùa mưa và giảm mạnh trong mùa khô Bên cạnh đó, số đợt không khí . về biến đổi khí hậu chung và tài liệu biến đổi khí hậu Lai Châu; - Phân tích biến đổi khí hậu Lai Châu cùng tác động của nó đến tự nhiên và đời sống xã hội; - Đề xuất giải pháp ứng phó. như tỉnh Lai Châu. Đề tài với số liệu từ tỉnh Lai Châu, Viện Khí Tượng và Thủy Văn trình bày các biểu hiện biến đổi khí hậu trên các yếu tố khí hậu, đề ra một số giải pháp ứng phó là một tài. bắt nguồn từ sự biến đổi khí hậu. 1.2.2. Hiện trạng biến đổi khí hậu ở Việt Nam và Lai Châu Trước những tình hình biến đổi khí hậu toàn cầu chung, khí hậu Việt Nam cũng biến đổi tiêu cực như: