1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

mô tả thực trạng một số kiến thức, thực hành về chăm sóc sức khoẻ mẹ trước, trong, sau sinh và chăm sóc trẻ sơ sinh

52 933 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 52
Dung lượng 300 KB

Nội dung

Do đó, một nghiên cứu về kiến thức chăm sócSKSS, đặc biệt chăm sóc sức khoẻ bà mẹ trong thời kỳ mang thai, trong cuộc đẻ,sau đẻ và chăm sóc trẻ sơ sinh được tiến hành, mà trong đề tài nà

Trang 1

ĐẶT VẤN ĐỀ

Trong những năm gần đây, sức khoẻ sinh sản (SKSS) đã trở thành mộttrong các lĩnh vực quan trọng được Đảng, Nhà nước và nhiều tổ chức quan tâm.Điều này không chỉ bởi SKSS có liên quan trên phạm vi dân số khá lớn mà còn

do tác động của nó tới suốt cuộc đời mỗi cá nhân cũng như toàn xã hội Chươngtrình SKSS của Liên hiệp quốc họp tại Cairo- Ai Cập năm 1994 trong đố ViệtNam có tham dự đã xác định SKSS bao gồm mười nội dung cơ bản trong đóCSSK bà mẹ trước, trong, sau khi sinh và trẻ sơ sinh là nội dung quan trọng bậcnhất [9]

Với những cố gắng, nỗ lực trong nhiều năm qua, ngành y tế Việt Nam đãthu được những thành tựu đáng kể trong công tác chăm sóc SKSS Tuy nhiênBáo cáo chiến lược quốc gia về chăm sóc SKSS tại hội nghị quốc gia về dân số

và phát triển bền vững cho thấy tỷ lệ các bà mẹ được khám thai và khi đẻ đượccán bộ chuyên môn giúp còn thấp, việc chăm sóc sau sinh, việc hướng dẫn cho

bú và cách nuôi con chưa được chú ý làm tốt Nguyên nhân là do sự yếu kémcủa hệ thống cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ bà mẹ, trẻ em(CSSKBMTE) và sự thiếu hiểu biết của người dân trong cộng đồng, đặc biệt là

ở một số vùng khó khăn Do đó, tỷ lệ tử vong mẹ do những nguyên nhân liênquan tới quá trình sinh đẻ, mà chủ yếu là các tai biến sản khoa, cũng như tỷ lệ tửvong chu sinh còn cao, năm 2003 tỷ lệ tử vong mẹ là 85 trên 100.000 trẻ đẻsống, tỷ lệ tử vong chu sinh là 21‰ [4] Giáo dục sức khoẻ (GDSK) nâng caonhận thức của người dân cũng như củng cố hệ thống y tế được coi là những giảipháp hữu hiệu để cải thiện tình trạng trên đây

Phủ Lý, Hợp Thành, Ôn Lương là ba xã nghèo ở phía Bắc huyện PhúLương, tỉnh Thái Nguyên Đây là địa bàn sơ tán của Trường Đại học Y Hà Nộitrong những năm chiến tranh, và hiện nay là địa bàn của sinh viên Trường Đạihọc Y Hà Nội thực hành về y tế cộng đồng Thực hiện truyền thống uống nướcnhớ nguồn, trong những năm vừa qua, Trường đã phối hợp với tổ chức Thầythuốc thế giới hỗ trợ một dự án Chăm sóc sức khoẻ ban đầu trong đó hoạt động

Trang 2

trọng tâm là hỗ trợ cải thiện vệ sinh môi trường và bước đầu đã đạt được nhữngkết quả khả quan Tuy nhiên theo đánh giá cuối dự án và báo cáo năm 2002 củatrung tâm y tế huyện, tình hình sức khỏe sinh sản cho phụ nữ các dân tộc thiểu

số tại đây hiện là một trong các vấn đề nổi cộm: chỉ có 75% phụ nữ có thai đikhám thai 3 lần, số ca đẻ tại nhà chiếm đến 33%, ở một số xóm xa xôi, tỷ lệ đẻtại nhà có thể đạt tới mức 50% Các hoạt động y tế trong lĩnh vực này còn gặpnhiều khó khăn đặc biệt là việc chăm sóc thai nghén, sinh đẻ và sau sinh do điềukiện địa lý của vùng miền núi, địa hình không thuận tiện cho đi lại và tiếp cậncác dịch vụ y tế Việc chăm sóc sức khỏe (CSSK) khi thai nghén, sinh đẻ và sausinh phần lớn được thực hiện tại nhà theo phong tục và kinh nghiệm địa phương[11] Một trong những hoạt động Nhà Trường dự định hỗ trợ tiếp cho địaphương trong thời gian tới là đào tạo một số kiến thức và kỹ năng GDSK sinhsản cho các cán bộ y tế thôn bản và qua họ kết hợp tiến hành các GDSK sinh sảncho các nhóm phụ nữ dân tộc thiểu số tại đây Để có một chương trình đào tạo

và GDSK sinh sản phù hợp, hiệu quả và theo hướng hợp tác cộng đồng phải dựatrên thực tiễn của cộng đồng Do đó, một nghiên cứu về kiến thức chăm sócSKSS, đặc biệt chăm sóc sức khoẻ bà mẹ trong thời kỳ mang thai, trong cuộc đẻ,sau đẻ và chăm sóc trẻ sơ sinh được tiến hành, mà trong đề tài này tập trung ởnhóm các bà mẹ có con dưới 1 tuổi, qua đó giúp cung cấp các thông tin cầnthiết cho việc xây dựng một chương trình can thiệp phù hợp và hiệu quả trênnhóm đối tượng này

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU:

*Mô tả thực trạng một số kiến thức, thực hành về chăm sóc sức khoẻ mẹtrước, trong, sau sinh và chăm sóc trẻ sơ sinh của bà mẹ có con dưới 1 tuổi tại 3

xã Phủ Lý, Hợp Thành, Ôn Lương, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên, năm2003

*Phân tích một số ưu điểm và tồn tại trong nhận thức và thực hành của cácđối tượng về những nội dung nêu trên và đề xuất các giải pháp phù hợp nhằmcải thiện tình hình sức khoẻ bà mẹ và trẻ em tại 3 xã trên đây

Trang 3

Chương 1

TỔNG QUAN

1.1 NỘI DUNG CỦA CÔNG TÁC CSSK THAI SẢN VÀ TRẺ SƠ SINH:

1.1.1 Một số nội dung CSSK thai sản:

Thai nghén với người phụ nữ là một hiện tượng sinh lý mang nhiều tínhchất đặc biệt rất dễ chuyển thành bệnh lý vì thế chăm sóc sức khoẻ bà mẹ trongquá trình thai nghén là một công việc quan trọng Qúa trình này, theo quy địnhcủa Hướng dẫn chuẩn quốc gia về các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ sinh sản [3],gồm 3 thời kỳ :

1.1.1.1 Trước sinh : thời kỳ trước sinh được tính từ khi bắt đầu có thai đến

trước khi có dấu hiệu chuyển dạ, trung bình kéo dài 38-40 tuần

Thời kỳ này, về chăm sóc y tế, bà mẹ cần được khám thai ít nhất 3 lầnvào 3 quí của thai kỳ, được tiêm vắc xin phòng uốn ván, uống bổ sung viên sắtphòng thiếu máu

Việc khám và quản lý thai nghén là rất cần thiết để phát hiện kịp thời cácnguy cơ như thể trạng mẹ không đảm bảo, các bệnh lý của người mẹ có sẵncũng như mới xuất hiện do thai nghén lần này như thiếu máu, nhiễm độc thainghén

Về nội dung uống bổ sung viên sắt phòng thiếu máu:

- Bà mẹ mang thai cần uống 1 viên/ ngày trong suốt thời gian có thai đếnhết 6 tuần sau đẻ Tối thiểu phải uống ít nhất trước đẻ 90 ngày

- Việc cung cấp viên sắt cần được thực hiện ngay từ lần khám thai đầu

Để phòng uốn ván cho bà mẹ và trẻ sơ sinh, có 2 nội dung phải làm :

- Tiêm vắc xin phòng uốn ván: mũi thứ nhất từ tháng thứ tư trở đi, mũithứ hai cách mũi đầu ít nhất 1 tháng và chậm nhất là trước khi đẻ 1 tháng

- Làm rốn vô khuẩn

Ngoài những lần khám thai theo quy định, các bà mẹ mang thai cần đikhám ngay khi có những dấu hiệu bất thường như đau đầu dữ dội; nhìn mờ; rối

Trang 4

loạn thị lực; phù mặt, tay chân; co giật; thai cử động không bình thường; ra máu

âm đạo; sốt cao; đau bụng [6]

Về chề độ lao động, sinh hoạt, dinh dưỡng, bà mẹ cần được:

Ăn tăng cả về lượng và chất

Làm việc theo khả năng, xen kẽ nghỉ ngơi, tránh làm việc nặng, nghỉngơi hoàn toàn trong tháng cuối

1.1.1.2 Thời kỳ chuyển dạ: Chuyển dạ đẻ là quá trình từ khi có dấu hiệu

chuyển dạ như ra nhầy hồng, đau bụng, ra nước ối đến khi thai và rau thai đượcđưa ra khỏi đường sinh dục của người mẹ

Một cuộc chuyển dạ đẻ kéo dài trung bình 12 giờ

Cuộc đẻ cần được thực hiện ở cơ sở y tế có nhân viên y tế có chuyên môn( bác sỹ, y sỹ sản nhi, nữ hộ sinh ), đảm bảo đỡ đẻ sạch, an toàn

Có rất nhiều nguy cơ cho cả bà mẹ và trẻ được sinh trong khi chuyển dạ đẻ.Bên cạnh là đó các nguy cơ do bệnh có sẵn trong khi mang thai đã nêu ở trên.Chuyển dạ kéo dài (trên 12 giờ); nhiễm khuẩn ối (nước ối xanh,nâu,vàng bẩn); ramáu âm đạo nhiều; sốt cao, ngôi thai bất thường, không sổ rau trên 30 phút, co giật

là những dấu hiệu nguy hiểm trong thời kỳ chuyển dạ cần được phát hiện và xử tríkịp thời để tránh tử vong mẹ và thai nhi [14]

Tử vong mẹ trong thời kỳ này phần lớn do các tai biến sản khoa: bănghuyết; nhiễm trùng, đặc biệt nguy hiểm là uốn ván, nhiễm trùng nước ối; vỡ tửcung; sản giật [9]

1.1.1.3 Thời kỳ hậu sản được tính từ khi thai nhi được đẻ ra cho đến 6 tuần sau

đẻ, và quan trọng nhất là 2 tuần đầu Thời kỳ này các nguy cơ cho mẹ, liênquan đến cuộc đẻ vẫn tồn tại như nhiễm khuẩn hậu sản; băng huyết; nhiễm độcthai nghén Thêm vào đó xuất hiện những vấn đề mới liên quan tới dinh dưỡng vàchăm sóc trẻ sơ sinh [14].Thời kỳ này bà mẹ cần được nghỉ ngơi và ăn uống bồidưỡng để phục hồi sức khoẻ và có nhiều sữa cho con bú

Trang 5

1.2.2 Một số vấn đề chăm sóc trẻ sơ sinh :

Thời kỳ sơ sinh được tính từ khi trẻ ra đời cho tới hết tuần thứ 4 sau đẻ.Ngay sau khi sinh, trẻ cần được ủ ấm, cho bú sớm và bú sữa non Sữa nonđược tiết ra trong ba ngầy đầu sau đẻ, có hàm lượng các chất dinh dưỡng phùhợp với nhu cầu của trẻ sơ sinh Việc cho trẻ bú sớm sẽ kích thích tiết sữa vàxuống sữa [7]

Trong thời kỳ sơ sinh, những đặc điểm bệnh lý của trẻ khó nhận biết, dễ bị

bỏ qua, bệnh lại dễ chuyển thành nặng, nguy hiểm đến tính mạng Các dấu hiệubệnh tật thường gặp là các dấu hiệu khó thở, thở nhanh, yếu, không cử động,màu da bất thường, hạ thân nhiệt hoặc sốt, nhiễm khuẩn mắt (mắt có gỉ) Đảm bảo thân nhiệt và dinh dưỡng là những nguyên tắc cơ bản trong xử tríban đầu những bệnh thưồng gặp ở trẻ sơ sinh

Các nguyên nhân gây tử vong chủ yếu ở trẻ sơ sinh là nhiễm khuẩn, đặcbiệt nhiễm khuẩn rốn; ngạt khi đẻ; chấn thương khi đẻ; đẻ non tháng; nhẹ cân;suy dinh dưỡng; viêm ruột hoại tử; ỉa chảy; xuất huyết não, màng não [15]

1.2 CÔNG TÁC CHĂM SÓC SỨC KHOẺ BÀ MẸ- TRẺ SƠ SINH Ở VIỆT NAM HIỆN NAY:

Việt Nam là nước có số dân lớn thứ hai trong khu vực Đông Nam Á, kếtcấu dân số trẻ với tỷ lệ tăng dân cao, khoảng 1,7% mỗi năm, tỷ suất sinh thô21,5%, số con trung bình của một phụ nữ là 2,33 con Điều đó có nghĩa là sốphụ nữ ở độ tuổi sinh đẻ chiếm tỷ lệ cao mà phần lớn trong số đó sống ở nôngthôn, miền núi với những khó khăn trong đời sống cũng như trong việc tiếp cậncác dịch vụ y tế [2]

Nhà nước đã đặt nhiệm vụ chăm lo, bảo vệ sức khoẻ bà mẹ trẻ em luônluôn là một trong những ưu tiên hàng đầu Với chủ trương đó, công tácCSSKBMTE đã được triển khai rộng khắp trong cả nước Tại tuyến cơ sở,công tác này được thực hiện bởi cán bộ trạm y tế xã và đội ngũ y tế thôn bản [8]

Báo cáo tổng kết 20 năm thực hiện CSSKBĐ ở Việt Nam năm 1999 chobiết 55% bà mẹ đươc khám thai, 26,5%được khám đủ 3 lần, 83,3% bà mẹ được

Trang 6

tiêm phòng uốn ván, 73% bà mẹ đẻ tại trạm y tế xã, phường, bệnh viện [5] Tuynhiên tỷ lệ sử dụng các dịch vụ chăm sóc thai sản nhìn chung chưa cao và khôngđồng đều trong cả nước, cụ thể là những nghiên cứu ở một số vùng đồng bằngcho thấy tỷ lệ bà mẹ được khám thai khá cao Tại Sóc Sơn, theo nghiên cứu củatác giả Trịnh Thanh Thuỷ năm 1998: 82,4% bà mẹ đươc khám thai, 89,2% bà

mẹ được tiêm phòng uốn ván [18] Một nghiên cứu tại Kim Bảng, Hà Nam năm

1999 của Nguyễn Thế Vỹ và Hoàng Văn Thái cho biết tỷ lệ khám thai của các

bà mẹ là 82,1%, tỷ lệ tiêm phòng uốn ván là 65,8% [19] Điều cần lưu ý là SócSơn và Kim Bảng là địa bàn thực địa của Trường Đại học Y Hà Nội nên được

hỗ trợ nhiều chương trình chăm sóc y tế Cũng như vậy, năm 2000, tại QuảngXương –Thanh Hoá, nơi triển khai dự án Lam của tổ chức Nhi Đồng Mĩ, theobáo cáo 2 năm sau dự án của tác giả Trần Hùng Minh có đến 95% thai phụ đượckhám thai, 73,7% được khám từ 3 lần trở lên, 95,8% được tiêm phòng uốn ván

và 77,2% được tiêm đủ hai mũi Tuy nhiên báo cáo này cũng ghi nhận 21,6% ca

đẻ tại nhà và tỷ lệ bà mẹ được khám sau đẻ chỉ là 39,5% đồng thời nêu nên thựctrạng kiến thức của phụ nữ về các dấu hiệu nguy hiểm khi mang thai, trongchuyển dạ và sau sinh còn rất hạn chế Có khoảng 25% đến 50% trường hợpđược hỏi không kể được bất cứ một dấu hiệu hay triệu chứng nguy hiểm nào[13]

Như vậy có thể thấy nơi nào y tế được quan tâm thì chất lượng chăm sócSKSS được nâng cao rõ rệt, các chương trình can thiệp về SKSS đã có hiệu quảcao và cần được đẩy mạnh và triển khai trên diện rộng Tuy nhiên, vấn đề còntồn tại là tình trạng đẻ tại nhà và chăm sóc sau sinh cũng như sự thiếu hụt kiếnthức của các bà mẹ về các dấu hiệu nguy hiểm khi mang thai

1.2.2 Những tồn tại, nguyên nhân:

- Tỉ lệ tử vong mẹ liên quan đến thai sản còn cao

Ở nước ta tỷ lệ tử vong bà mẹ và các bệnh liên quan đến sinh đẻ tuy đãgiảm nhưng vẫn còn ở mức cao, khoảng 110- 137/100000 trẻ đẻ sống Tỷ lệ chết

mẹ cũng thay đổi theo từng vùng 107/100000 ở khu vực đồng bằng sông Hồng,

Trang 7

200/100000 ở vùng miền núi phía Bắc, 418/100000 ở Gia Lai Theo ước tínhhàng năm có từ 22000 –28000 bà mẹ tử vong tức là mỗi ngày có 7 bà mẹ chết docác nguyên nhân có liên quan tới thai nghén và sinh đẻ Suy dinh dưỡng, thiếumáu và các tai biến sản khoa là những nguyên nhân nổi trội trong tử vong mẹ.Theo Báo cáo hội thảo quốc gia về chính sách chăm sóc sản khoa thiết yếu của

Bộ Y tế và Quỹ dân số Liên Hợp Quốc (UNFPA) năm 1999, 35% tổng số cáctrường hợp chết mẹ hoàn toàn có thể phòng ngừa được và 53% có thể phòngngừa được nếu có được sự chăm sóc thai sản đầy đủ [5]

- Các dịch vụ chăm sóc mẹ ở Việt Nam chưa đáp ứng được nhu cầu sứckhỏe của người dân Khoảng 66% phụ nữ có thai nhận được chăm sóc trước đẻnhưng chỉ 1/3 được khám thai đủ 3 lần Số lượng phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ đượctiêm vắc xin dao động từ 26% ở nông thôn đến 73% ở thành thị Tỉ lệ thai phụ đượckhám thai đủ 3 lần và được nhân viên y tế có chuyên môn đỡ đẻ còn thấp Các tồntại nói trên chủ yếu ở các vùng sâu, vùng xa, vùng nông thôn Hệ quả của nó làkhoảng 80% tử vong mẹ xảy ra ở các vùng nông thôn, miền núi [17]

-Hệ thống cung cấp các dịch vụ bảo vệ sức khoẻ bà mẹ tuy đã được xâydựng tương đối hoàn chỉnh song vẫn còn nhiều nhược điểm và tồn tại Cơ sởvật chất trang thiết bị dụng cụ còn hạn chế Phương tiện vận chuyển các cấp cứusản khoa còn gặp nhiều khó khăn, thiếu thuốc, thiếu thông tin giáo dục sức khỏe

và các phương tiện truyền thông, yếu kém trong xử lý thông tin và thiếu cácchính sách phù hợp và các hướng dẫn chi tiết cho chăm sóc trước, trong và sau

đẻ Kinh phí của nhà nước cung cấp cho lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ thai sản rấthạn hẹp, phần lớn dựa vào ngân sách của địa phương Như vậy, các địa phương

có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn lại càng không thể có được những hoạtđộng chăm sóc sức khoẻ cho toàn cộng đồng

Bên cạnh đó, đội ngũ cán bộ còn thiếu nghiêm trọng, đặc biệt là y sỹ sảnnhi, nữ hộ sinh, cộng thêm trình độ tay nghề chưa được cập nhật nên chưa đápứng tốt nhu cầu ngày một cao của các hoạt động này [17]

- Nhận thức về nội dung và ý nghĩa của chăm sóc sức khoẻ bà mẹ khi có

Trang 8

về những kiến thức khoa học cùng với những tập tục lạc hậu trong lối sống nhất

là ở những vùng dân tộc và các vùng khó khăn về địa lý, kinh tế, văn hoá xã hội

đã góp phần tạo nên những tồn tại nói trên [2] Đặc biệt, ở nước ta nhiều nơi cònphổ biến tình trạng bà mẹ sinh con và chăm sóc trẻ tại nhà, công tác khám sau

đẻ không được làm tốt nên vai trò của người mẹ trong việc phát hiện và xử trínhững dấu hiệu bệnh tật ở trẻ sơ sinh càng quan trọng Chính vì vậy, tỷ lệ bệnh

và tử vong trong thời kỳ sơ sinh phụ thuộc rất nhiều vào kiến thức và thực hànhcủa các bà mẹ

1.3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ MỤC TIÊU ĐẾN NĂM 2010 :

Hiện nay Bộ Y tế đã thiết lập các chính sách khuyến khích chăm sóc sứckhỏe thiết yếu nhằm giảm tỷ lệ tử vong mẹ Giáo dục và truyền thông về thainguy cơ cao và các tai biến sản khoa có thể nói là giải pháp hàng đầu, phù hợpvới tinh thần và nguyên lý của chăm sóc sức khoẻ ban đầu Giáo dục sức khoẻlàm tăng sự nhận thức của các bà mẹ về tầm quan trọng, cách phòng tránh cácnguy cơ của thai nghén và các tai biến sản khoa, trên cơ sở đó tác động làm thayđổi thái độ và tăng cường thực hành của các bà mẹ Đây là giải pháp có hiệu quảcao trong phòng chống bệnh tật nói chung và phòng chống tai biến sản khoa nóiriêng

Giải pháp thứ hai là tăng cường hỗ trợ cho phụ nữ khi sinh đẻ tại các vùngsâu, vùng xa và các vùng miền núi, hải đảo Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra nhữngtồn tại trong công tác chăm sóc sức khoẻ thai sản tại những vùng nói trên là mộtphần do điều kiện địa hình phức tạp, cơ sở vật chất còn thiếu thốn, hệ thốngđường giao thông chưa đảm bảo [12] Vì vậy bên cạnh việc tăng cường công tácgiáo dục truyền thông nâng cao nhận thức cần phát triển các chính sách chămsóc sức khoẻ bà mẹ, trẻ em tại nhà như thiết kế, xây dựng mô hình đỡ đẻ và độichăm sóc bà mẹ trẻ em tại nhà ở những vùng còn khó khăn nói trên

Mục tiêu chiến lược vào năm 2010 là:

-Tỷ lệ phụ nữ có thai được khám trước sinh đạt 90%

- Tỷ lệ phụ nữ có thai được khám đủ 3 lần đạt 60%

- Tỷ lệ sản phụ được nhân viên y tế trợ giúp khi sinh đạt 97%

Trang 9

- Tỷ lệ sản phụ sinh con tại cơ sở y tế đạt 80%.

- Giảm tỷ lệ tử vong mẹ xuống dưới 70/100000 trẻ đẻ sống

- Giảm tỷ lệ chết trẻ em dưới 1 tuổi xuống dưới 20o/oo

- Giảm tỷ lệ trẻ mới đẻ có trọng lượng nhỏ hơn 2500g xuống dưới 6%

- Giảm tỷ lệ tử vong chu sinh xuống dưới 18‰ [2]

1.4 KHÁI QUÁT VỀ BỐI CẢNH ĐỊA LÝ, KINH TẾ, VĂN HOÁ - XÃ HỘI VÀ HỆ THỐNG Y TẾ CỦA 3 XÃ NGHIÊN CỨU:

1.4.1 Điều kiện kinh tế xã hội:

Phủ Lý, Hợp Thành, Ôn Lương là 3 xã ở phía Bắc huyện Phú Lương, mộthuyện miền núi phía Bắc cách Hà Nội 102 km Đất đai ở đây chủ yếu là đồi núi,đất rừng, chiếm 65%, đất canh tác nông nghiệp chỉ chiếm 12% Các ngành kinh

tế chủ yếu là nông nghiệp trồng chè và lúa nước, lâm nghiệp, khai thác gỗ Thựctrạng ở 3 xã có các vấn đề khó khăn tương tự như những vùng nông thôn miềnnúi khác ở miền Bắc Việt Nam: tỷ lệ người nghèo cao (20%), cơ sở hạ tầng hạnchế, tình trạng thiếu ăn còn phổ biến (25% số hộ còn thiếu ăn 1 đến 3 thángtrong năm), tỷ lệ SDD và tỷ lệ tử vong trẻ cao (40,2% trẻ dưới 5 tuổi bị SDD),thiếu nguồn vốn tín dụng để tăng thu nhập và thiếu cơ hội để cải thiện mứcsống

Nhóm dân tộc chính sống ở 3 xã chủ yếu là người Tày ( chiếm 70,1% ),tiếp theo là người Kinh ( chiếm 25,5% ), người Dao, Nùng và Sán Chí chỉ chiếm

tỷ lệ nhỏ Người dân giao tiếp bằng tiếng phổ thông là chính, bên cạnh đó họvẫn dùng tiếng của dân tộc mình Phụ nữ tuổi 15- 49 chiếm 29% tổng dân số.Trẻ dưới 1 tuổi chiếm 7,1% dân số Bình quân mỗi hộ gia đình có 4,6 người Đa

số các gia đình có ba thế hệ sống chung [11]

Người dân tiếp nhận thông tin chủ yếu từ đài , ti vi và một phần nhỏ từbáo chí Mạng lưới điện quốc gia vẫn chưa bao phủ hết cả vùng, người dân có sửdụng thêm các máy thuỷ điện nhỏ để sử dụng trong gia đình nhưng nguồn điệnnày không đủ cung cấp thường xuyên Điện thoại đã được lắp ở UBND và trạm

y tế các xã, nhưng mới có một số ít nhà dân ở trên trục đường chính có máy điệnthoại riêng

Trang 10

Trước đây, người Tày và Sán Chí được phân biệt do một số đặc điểm vănhoá riêng Với sự phát triển về kinh tế, sự di cư và giao lưu văn hoá nên ngàynay các phong tục tập quán của địa phương đã không còn khác nhiều so vớiphong tục tập quán của người Kinh [20]

1.4.2 Y tế địa phương với hoạt động chăm sóc SKSS và làm mẹ an toàn

Tại ba xã có ba trạm y tế, mỗi trạm đều có trưởng trạm là bác sĩ đa khoa.Ngoài ra các trạm đều có y sĩ và y tá sản nhi

Chăm sóc sức khoẻ ban đầu (CSSKBĐ) được thực hiện tới tuyến xã thôngqua trạm y tế Tất cả các chương trình y tế quốc gia được phối hợp ngay tạituyến này Do vậy có thể thấy là trạm y tế xã có chức năng thực hiện các hoạtđộng y tế cơ bản như là dinh dưỡng, CSSKBMTE/ KHHGĐ, TCMR, cung cấpthuốc chữa bệnh, phòng chống các bệnh dịch, giáo dục sức khỏe và vệ sinh môitrường, củng cố mạng lưới y tế Tại trạm y tế ba xã đã thực hiện 16 chương trình

y tế quốc gia Trong số các chương trình này, TCMR và CSSKBĐ/ KHHGĐ làcác hoạt động mạnh nhất và thường xuyên nhất

Với sự hợp tác của Hội phụ nữ, hàng tháng tại các trạm y tế đã tổ chứcnhững buổi khám thai kết hợp với nói chuyện tuyên truyền GDSK cho các bà

mẹ có thai Kết quả của giáo dục sức khỏe tập trung là có thay đổi đáng kể vềchăm sóc sức khỏe thai sản Theo tổng hợp số liệu từ trạm y tế 3 xã, trong năm

2002, 75% phụ nữ có thai đi khám thai 3 lần và 90% phụ nữ có thai đã tiêm vắcxin phòng uốn ván Số ca đẻ do nhân viên y tế trạm đỡ đã tăng trong những nămvừa qua lên đến gần 90% năm 2002 Tỷ lệ đẻ tại nhà so với đẻ tại trạm y tế xãgiảm từ 64% năm 1996 xuống 33% năm 2002 Nhưng ở một số xóm xa xôi, tỷ

lệ đẻ tại nhà vẫn có thể đạt tới mức 50% Văn hóa và khoảng cách địa lý lànhững trở ngại để phụ nữ đến đẻ tại trạm y tế xã

Trang 11

Chương 2

ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU:

Sử dụng thiết kế nghiên cứu mô tả căt ngang kết hợp hồi cứu.

2.2 ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU:

Nghiên cứu được tiến hành tại 3 xã Phủ Lý, Hợp Thành và Ôn Lương,huyện Phú Lương tỉnh Thái Nguyên, tháng 4/ 2003

2.3 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:

Nghiên cứu được tiến hành trên 105 bà mẹ có con nhỏ dưới 1 tuổi trên địabàn 3 xã, chiếm 100% tổng số các bà mẹ có con dưới 1 tuổi tại 3 xã ở thời điểmnghiên cứu : 31 tại Phủ Lý

40 tại Hợp Thành

34 tại Ôn Lương Nghiên cứu này được thực hiện dựa trên cơ sở một dự án của Đơn vịnghiên cứu sức khoẻ cộng đồng (CHRU), Trường Đại học Y Hà Nội Trongthiết kế nghiên cứu của dự án không sử dụng các đối tượng như cán bộ y tế, hộiviên hội phụ nữ, là những người có am hiểu sâu và trực tiếp hay liên quan nhiềutới đối tượng nghiên cứu Vì vậy việc đánh giá kiến thức và thực hành của các

bà mẹ có phần bị hạn chế

2.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Phương pháp nghiên cứu được áp dụng là phương pháp định lượng kếthợp với định tính, các thông tin trong nghiên cứu định tính sẽ góp phần bổ sunggiải thích một số thông tin trong phần định lượng

- Phương pháp nghiên cứu định lượng : phỏng vấn 105 bà mẹ bằng bộ câuhỏi

- Phương pháp nghiên cứu định tính: tiến hành 6 cuộc thảo luận nhóm vàphỏng vấn sâu tại 3 xã

2.4.1 Phương pháp thu thập thông tin:

- Phỏng vấn định lượng theo phiếu hỏi

Trang 12

- Thảo luận nhóm bà mẹ

- Lấy số liệu có sẵn từ sổ sách xã

2.4.2 Công cụ thu thập thông tin:

- Bộ phiếu hỏi

- Hướng dẫn thảo luận nhóm

- Biểu mẫu lấy số liệu từ sổ sách của xã

2.4.3 Xử lý số liệu:

Số liệu định lượng được xử lý theo các phương pháp thống kê trên phầnmềm Epi info 6.04 và xử lý số liệu định tính bằng phương pháp phân tích tổnghợp thông thường

2.3.4 Khía cạnh đạo đức của đề tài:

- Điều tra được sự đồng ý và thống nhất của lãnh đạo địa phương từhuyện xuống xã

- Giải thích rõ mục tiêu, ý nghĩa nghiên cứu cho các đối tượng trên cơ sở

đó đạt được sự tham gia tình nguyện của các đối tượng nghiên cứu

- Kết quả của nghiên cứu phục vụ cho việc cải thiện các hoạt dộng chămsóc sức khoẻ bà mẹ, trẻ em tại địa phương

2.4.5 Sai số và cách khống chế:

Trong quá trình thu thập thông tin, do tiến hành phỏng vấn các bà mẹ cócon dưới 1 tuổi về quá trình mang thai nên có thể mắc sai số thông tin

Cách khống chế:

- Bố trí câu hỏi kiểm tra thông tin trong bộ phiếu điều tra

- Huấn luyện kỹ điều tra viên

- Tăng cường giám sát và giám sát lẫn nhau khi điều tra

- Kiểm tra lại các thông tin nghi ngờ

- Quá trình nhập số liệu vào máy được kiểm tra đối chiếu 2 lần

- Bộ câu hỏi đã được thử nghiệm tại thực địa và được chỉnh sửa để phùhợp với các đối tượng phỏng vấn

Chương 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Trang 13

3.1 KIẾN THỨC –THỰC HÀNH CHĂM SÓC THAI SẢN : TRƯỚC, TRONG VÀ SAU SINH.

Biểu đồ 3.1: Số lần khám thai của các bà mẹ trong thời kỳ thai nghén

Biểu đồ 3.1 cho thấy đa số bà mẹ được khám thai trên 3 lần

Khi hỏi những bà mẹ không đi khám thai đủ 3 lần, các bà mẹ cho biếtnhững lý do như bận việc nhà, do thấy người khoẻ nên không đi khám, do điềukiện kinh tế khó khăn nên chỉ khám 1 hoặc 2 lần, hoặc quên không nhớ ngàykhám thai

Bảng 3 1: Nơi khám thai

Bệnh việnhuyện

Trạm y tếxã

Phòngkhám tư

Y tế thôn bản,

bà mụ vườn

TổngsốTần số 1 100 0 4 105

% 1,0 95,2 0,0 3,8 100,0

Bảng 3.2 cho thấy hầu hết các bà mẹ đều đi khám thai tại cơ sở y tế nhànước Chỉ có rất ít bà mẹ khám thai tại nhà của y tế thôn bản hoặc bà mụ vườn Trong thảo luận nhóm, các bà mẹ cho biết đã quen với việc đi khám tại trạm y tế

xã mỗi khi bị ốm vì vậy khi có thai cũng khám tại đây

Trang 14

93,0

71,4

3,8 0

Tû lÖ %

Biểu đồ 3.2 : Lý do đi khám thai

Biểu đồ 3.2 cho thấy lý do hàng đầu được các bà mẹ quan tâm khi khámthai là theo dõi sự phát triển của thai Việc khám thai theo sự chỉ dẫn của nhânviên y tế chiếm hàng thứ hai Rất ít bà mẹ nhận thức được việc khám thai là đểphòng biến chứng

Tại các cuộc thảo luận nhóm, các bà mẹ cho biết rằng họ đi khám thai mộtcách tự nguyện và để cảm thấy yên tâm hơn trong quá trình mang thai

3.1.2 Tiêm phòng uốn ván khi mang thai và uống bổ sung viên sắt :

Biểu đồ 3.3: Tỷ lệ tiêm phòng uốn ván của các bà mẹ trong khi mang thai.

Biểu đồ 3.3 cho thấy khi mang thai, tỷ lệ bà mẹ được tiêm phòng uốn vánchiếm khá cao Tuy nhiên vẫn còn có trường hợp không được tiêm phòng uốnván hoặc không nhớ đã tiêm chưa

Khi hỏi lý do các trường hợp không tiêm phòng uốn ván, các bà mẹ chobiết do không đi khám thai đầy đủ nên không được tiêm phòng

Trang 15

Biểu đồ 3.4 :Tỷ lệ uống viên sắt của bà mẹ trong khi mang thai.

Biểu đồ 3.4 cho thấy chỉ có một nửa số bà mẹ được uống đầy đủ viên sắttrên 90 ngày.1/3 số bà mẹ có uống viên sắt nhưng không đủ 90 ngày Vẫn cònmột số nhỏ (11 bà mẹ) không uống viên sắt trong suốt thời kỳ có thai

Những trường hợp này là do bà mẹ không biết là cần phải uống hoặc họ

thấy khoẻ nên nghĩ không cần uống Cũng có bà mẹ do điều kiện kinh tế khókhăn nên bỏ qua không uống viên sắt

Qua thảo luận nhóm, hầu hết các bà mẹ tiêm phòng uốn ván, uống viênsắt theo chỉ dẫn của nhân viên y tế khi họ đi khám thai Họ biết làm thế thì tốtcho sức khoẻ nhưng không nêu được ý nghĩa của những loại thuốc này Theo lờimột bà mẹ cho biết: “ Đi khám thai họ bảo mua thuốc gì, tiêm cái gì, uống cái gìthì làm theo thôi chứ cũng không biết để làm gì đâu.” (HT 6 )

3.1.3 Chế độ ăn nghỉ của bà mẹ trong thời gian mang thai :

Trong các cuộc thảo luận nhóm, các bà mẹ cho biết họ ăn cùng gia đình

và không có chế độ bồi dưỡng riêng Theo các bà mẹ khi có thai phải ăn tănghơn bình thường để đảm bảo sức khỏe cho bản thân và đứa con sau này nhưng

do điều kiện kinh tế còn khó khăn nên có gì ăn nấy Một bà mẹ phát biểu: “Khi

có thai đứa đầu thì còn có điều kiện ăn uống bồi dưỡng thêm chứ có đến đứa thứhai rồi thì chẳng bồi dưỡng được mấy.” (ÔL 3) Bà mẹ khác cho biết: “Cũngbiết là phải ăn đủ chất đấy nhưng ngoài làm ruộng chỉ trồng thêm được ít chèbán đi lấy tiền lo những việc lớn, lấy đâu tiền mà ăn.” (HT4)

Trang 16

Hầu hết các bà mẹ nói rằng họ không kiêng cữ gì đặc biệt Một số ít bà

mẹ kiêng ăn những đồ cay nóng như thịt chó, tiêu ớt, kiêng ăn thịt lợn nái

Về thời gian nghỉ trước sinh, hầu hết các bà mẹ chỉ nghỉ làm việc nặngtrước khi sinh khoảng một tháng đến 1-2 tuần Các bà mẹ cũng biết rằng thờigian nghỉ như vậy là ít nhưng do điều kiện gia đình, do đặc thù của lao độngnông nghiệp là theo mùa vụ nên khó có nhiều thời gian nghỉ hơn Có bà mẹ chobiết: “Trước kia không nghỉ đâu, làm đến tận ngày đẻ Bây giờ y tế người tatuyên truyền là phải nghỉ trước khi đẻ với lại cũng có điều kiện hơn nên mới cóthời gian nghỉ ” (ÔL 4) Tuy nhiên theo một bà mẹ phát biểu thì: “Người giàcòn bảo phải làm nhiều thì đẻ mới dễ.” (HT5)

3.1.4 Thực hành chuẩn bị cho cuộc đẻ của các bà mẹ :

Bảng 3.2 : Dự kiến thời gian đẻ của các bà mẹ

Bảng 3.3: Chuẩn bị tại gia đình đồ dùng và phương tiện

c n thi t cho vi c sinh ần thiết cho việc sinh đẻ ết cho việc sinh đẻ ệc sinh đẻ đẻ

Nơi đẻ Ngườiđỡ đẻ

Khôngchuẩn

bị gì

Bảng 3.4 cho thấy tiền, quần áo, thực phẩm là những thứ đã được nhiều bà

mẹ quan tâm chuẩn bị nhất, tiếp đó là chuẩn bị nơi đẻ và phương tiện đưa mình

đi đẻ Chỉ có rất ít bà mẹ nghĩ đến việc ai sẽ đỡ đẻ cho mình và 1 trường hợpkhông chuẩn bị được gì cho cuộc đẻ

Trang 17

3.1.5 Chăm sóc sức khoẻ trong và sau sinh :

3.1.5.1 Nơi sinh con của các bà mẹ :

88,5% các bà mẹ sinh con tại trạm y tế xã tuy nhiên vẫn còn 12 trường hợp( chiếm 11,5% ) đẻ tại nhà

Trong thảo luận nhóm, hầu hết các bà mẹ cho rằng trạm y tế là nơi sinhphù hợp nhất vì đa số khám thai tại đây, gần nhà, chi phí phải chăng, an toàn,chưa thấy trường hợp nào xảy ra tai biến

lệ ít hơn Một trường hợp lý do khác ở đây là tiết kiệm tiền

3.1.5.3.Uống vitamin A trong vòng 2 tháng đầu sau đẻ :

Cã uèng 41,0%

Kh«ng uèng

59,0%

Biểu đồ 3 5 :Tỷ lệ bà mẹ uống vitamin A

Biểu đồ 3.5 cho thấy đa số bà mẹ không được uống Vitamin A trong vòng

2 tháng đầu sau đẻ

Khi thảo luận nhóm các bà mẹ cho biết họ hầu như không có thông tin gì về

sự cần thiết phải uống vitamin A sau đẻ

3.1.5.4 Chế độ ăn, nghỉ của phụ nữ sau sinh :

Trang 18

Trong cỏc cuộc thảo luận nhúm, hầu hết cỏc bà mẹ cho biết hiện nay sausinh phụ nữ khụng cũn nhiều tục lệ ăn kiờng khắt khe như xưa Phần lớn cỏc bà

mẹ ăn uống bỡnh thường Lý do khụng ăn kiờng của chị em phần lớn là dođiều kiện kinh tế eo hẹp Một bà mẹ phỏt biểu: “ Nhà nghốo chỉ làm ruộng,khụng cú nghề phụ, khụng cú tiền nờn cú gỡ ăn nấy như mọi người trong giađỡnh thụi Cú gỡ lạ để ăn đõu mà kiờng.” (ễL3)

Một số bà mẹ thỡ vẫn ăn kiờng rau cải (sợ đi giải nhiều) hoặc chất tanh(cỏ mố, cua ốc), thịt trõu (sợ lạnh) Hầu hết chị em kiờng một cỏch thụ động

do cỏc vấn đề tõm lý như: “Ăn thỡ cũng tốt nhưng nhỡ sau này bị hậu sản thỡlại bảo là tại ăn tham.” (HT7), hoặc “Nhiều người kiờng thỡ mỡnh cũng kiờng

để khỏi ỏy nỏy nếu cú bị làm sao” (PL4)

Qua thảo luận nhúm, cỏc bà mẹ cho biết thời gian nghỉ ngơi sau sinh phụ thuộcđiều kiện trong gia đỡnh Thụng thường thời gian nghỉ sau sinh của chị emkhoảng 1-3 thỏng

Cỏ biệt cú trường hợp mới một thỏng đó ra làm đồng: “Nhà chỉ cú hai vợchồng với hai ụng bà già, đang vào vụ gặt thỡ cả nhà phải đi làm hết thụi.” ( ễL

Đau đầu dữ dội

Thai không

cử động bình

th ờng

Co giật

Biểu đồ 3.6: Nhận biết về cỏc dấu hiệu nguy hiểm cần phải

đi khỏm trong khi cú thai

Trang 19

Biểu đồ 3.6 cho thấy ba dấu hiệu nguy hiểm mà người phụ nữ kể đượcnhiều nhất là đau bụng, ra máu âm đạo, sốt cao Những dấu hiệu khác liên quanđến nhiễm độc thai nghén hầu như bà mẹ không biết đến

1,0

16,8

43,6 34,9

Ng«i kh«ng thuËn

Kh«ng sæ rau trªn 30 phót

N íc èi xanh, n©u, vµng, bÈn

§au ®Çu

mê m¾t

NgÊt xØu

Biểu đồ 3.7: Nhận biết về các dấu hiệu nguy hiểm khi chuyển dạ đẻ.

Biểu đồ 3.7 cho thấy ra máu âm đạo nhiều & chuyển dạ trên 12 giờ là haidấu hiệu nguy hiểm trong chuyển dạ được biết với tỷ lệ cao nhất Các dấu hiệusốt cao, ngôi không thuận, tỷ lệ người biết ít hơn, các dấu hiệu còn lại tỷ lệ đốitượng biết rất ít, nhất là những dấu hiệu của nhiễm độc thai nghén

®au bông nhiÒu

Phï tay, ch©n ,mÆt

®au ®Çu nh×n mê

Biểu đồ 3.8: Nhận biết về các dấu hiệu nguy hiểm sau khi đẻ :

Biểu đồ 3.8 cho thấy ba dấu hiệu được nhận biết với tỷ lệ cao là ra máu âm đạonhiều, đau bụng, sốt cao Rất ít người biết sản dịch có mùi hôi là nguy hiểm

Trang 20

Vẫn không có bà mẹ nào biết về những dấu hiệu nguy hiểm của nhiễm độc thainghén.

B ng 3.5 : S lảng 3.5 : Số lượng dấu hiệu nguy hiểm được nhận biết : ố lượng dấu hiệu nguy hiểm được nhận biết : ượng dấu hiệu nguy hiểm được nhận biết :ng d u hi u nguy hi m ấu hiệu nguy hiểm được nhận biết : ệc sinh đẻ ểm được nhận biết : đượng dấu hiệu nguy hiểm được nhận biết :c nh n bi t :ận biết : ết cho việc sinh đẻ

Số lượng dấu hiệu

Đa số bà mẹ kể được hai đến ba dấu hiệu nguy hiểm khi chuyển dạ, số bà

mẹ nhận biết được một hoặc bốn dấu hiệu là tương đương nhau, chiếm tỷ lệ íthơn, còn đến hơn 1/5 các bà mẹ không kể được một dấu hiệu nguy hiểm nàotrong khi chuyển dạ

Trong các dấu hiệu nguy hiểm sau đẻ, số bà mẹ nhận biết được từ hai đến

ba dấu hiệu chiếm tỷ lệ cao nhất, số không nhận biết được dấu hiệu nào hoặcchỉ biết một dấu hiệu chiếm tỷ lệ thấp hơn và số bà mẹ biết được hơn bốn dấuhiệu chiếm tỷ lệ ít nhất

3.3 MỘT SỐ KIẾN THỨC VÀ THỰC HÀNH CỦA BÀ MẸ VỀ DINH DƯỠNG VÀ CHĂM SÓC TRẺ SƠ SINH:

3.3.1 Kiến thức và thực hành cho con bú:

Có 87,6% bà mẹ đã cho con bú sữa non còn lại 12,4% bà mẹ vắt sữa non

bỏ đi không cho con bú

Trong thảo luận nhóm, các bà mẹ đã kể được những tác dụng của sữa mẹnhư hợp với sự tiêu hoá của trẻ, trẻ bú sữa mẹ ít bị tiêu chảy hơn trẻ ăn sữangoài, đủ các chất dinh dưỡng Tuy nhiên hầu hết các bà mẹ không biết những

Trang 21

tác dụng đặc biệt của sữa non và coi sữa non cũng như sữa thường Một bà mẹ

đã có hai con cho biết ý kiến: “ Chỉ được biết sữa mẹ là tốt thôi, cứ đẻ ra là cho

bú ngay chứ cũng chẳng phân biệt sữa non hay sữa thường.”

Biểu đồ 3.9: Thời gian cho con bú sau đẻ

Biểu đồ 3.9 cho thấy đa số bà mẹ cho con bú ngay sau đẻ và số bà mẹ chocon bú sau vài giờ chiếm tỷ lệ ít hơn Vẫn còn một tỷ lệ nhỏ bà mẹ cho con búsau đẻ 24 giờ

3.3.2 Kiến thức về những dấu hiệu bệnh lý ở trẻ sơ sinh:

Biểu đồ 3.10: Nhận biết các dấu hiệu bị ốm ở trẻ khi vừa đẻ ra

Biểu đồ 3.10 cho thấy trong 5 triệu chứng được coi là ốm ở trẻ vừa sinh

ra, dấu hiệu khó thở được nhắc tới với tỷ lệ cao nhất, các dấu hiệu yếu- không

cử động, màu da không bình thường, người lạnh được ít bà mẹ nhận biết hơn.Dấu hiệu thở nhanh trên 60 lần trong 1 phút được nhận biết với tỷ lệ thấp nhất

Trang 22

Biểu đồ 3.11: Số lượng dấu hiệu bệnh ở trẻ vừa đẻ ra được nhận biết :

Biểu đồ 3.11 cho thấy số bà mẹ không biết một dấu hiệu bệnh nào ở trẻ vừa

đẻ ra chiếm tỷ lệ cao nhất, đến hơn 1/2 số các bà mẹ Số bà mẹ nhận biết được mộtdấu hiệu bệnh chiếm tỷ lệ thấp hơn, khoảng 1/5, còn lại rất ít bà mẹ biết được 2 đến 4

Dấu hiệu bệnh Tỷ lệ bà mẹ nhận biết được ( % )

Trang 23

Biểu đồ 3.12: Số lượng dấu hiệu bệnh ở trẻ trong vũng 7 ngày đầu sau sinh

Biểu đồ 3.12 cho thấy trong những dấu hiệu ốm ở trẻ sơ sinh trờn 7 ngàytuổi, đa số cỏc bà mẹ đó nhận biết được từ hai đến bốn dấu hiệu, số bà mẹ khụng

kể được dấu hiệu nào chiếm tỷ lệ ớt hơn rất nhiều

3.3.3 Thực hành chăm súc trẻ sơ sinh bị ốm :

Nghiờn cứu này chỉ phỏng vấn những trường hợp trẻ sơ sinh cú biểu hiệnmắc một số bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh như khú thở, sốt, viờm rốn (cuống rốn

đỏ, chảy nước) và đỏnh giỏ những cỏch xử trớ mà bà mẹ đó ỏp dụng trờn thực tế.Trong số 105 bà mẹ được hỏi, cú

- 13 trẻ đó từng bị khú thở trong vũng 1 thỏng đầu sau sinh

đ a trẻ đi khám ngay

mua thuốc về tự

điều trị

dùng thuốc cổ truyền để tự

điểu trị

Biểu đồ 3.13: Cỏch xử trớ khi trẻ sơ sinh bị khú thở

Trang 24

Khi hỏi 13 bà mẹ cú con bị khú thở, biểu đồ 3.13 cho thấy phần lớn trong

số họ đó đưa trẻ đi khỏm ngay, số bà mẹ sử dụng y học cổ truyền chiếm tỷ lệ ớthơn Những xử trớ khỏc như giữ ấm cho trẻ, giữ trẻ ở tư thế đầu cao, tiếp tục chotrẻ bỳ được rất ớt bà mẹ ỏp dụng

Trong thảo luận nhúm, cỏc bà mẹ cú cho biết một số bài thuốc y học cổ truyềnhay được sử dụng như: dựng lỏ hẹ hấp với sữa cho trẻ uống

ngay mua thuốc về tự

điều trị

dùng thuốc cổ truyền để tự điểu trị

Biểu đồ 3.14: Cỏch xử trớ khi trẻ bị sốt

Khi trẻ bị sốt, biểu đồ 3.14 cho thấy số bà mẹ dựng thuốc cổ truyền đểđiều trị chiếm tỷ lệ cao nhất, số bà mẹ đưa trẻ đi khỏm ngay chiếm tỷ lệ thấphơn Số bà mẹ đó biết cởi bỏ bớt quần ỏo, đắp khăn ướt và lau mỡnh cho trẻ bằngkhăn ấm chỉ chiếm khoảng 1/3 Rất ớt bà mẹ mua thuốc tõy về tự điều trị

Trong thảo luận nhúm, cỏc bà mẹ đó kể ra nhiều cỏch hạ sốt bằng y học

cổ truyền như cho trẻ uống nước lỏ rau ngút dó, uống và đắp lỏ nhọ nồi, diếp cỏ

Trang 25

® a trÎ ®i kh¸m ngay

mua thuèc vÒ

tù ®iÒu trÞ

dïng thuèc YHCT tù ®iÓu trÞ

Biểu đồ 3.15: Cách xử trí khi cuống rốn trẻ sơ sinh đỏ và chảy nước

Khi hỏi cách xử trí của 20 bà mẹ có con bị viêm rốn với dấu hiệu cuốngrốn trẻ đỏ và chảy nước, biểu đồ 3.15 cho thấy phần lớn các bà mẹ mua thuốc về

tự điều trị Số bà mẹ dùng thuốc y học cổ truyền chiếm tỷ lệ thấp hơn Tiếp đến

là cách xử trí tiếp tục cho trẻ bú và đưa trẻ đi khám ngay Rất ít bà mẹ có cách

xử trí ban đầu là giữ rốn khô, thoáng và giữ ấm cho trẻ

Các bà mẹ cho biết, trong thảo luận nhóm, những cách tự điều trị như rắcthuốc clo rô xit, rắc tro cây núc nác, lá chè nhai nhỏ vào rốn hoặc dùng nước chètươi đặc rửa rốn

Trong các trường hợp trẻ bệnh, nghiên cứu cho thấy các bà mẹ rất ít, thậmchí không liên lạc với y tế thôn bản

3.4 THĂM DÒ MỘT SỐ YẾU TỐ TÁC ĐỘNG VÀ NGUYÊN NHÂN ẢNH HƯỞNG ĐẾN KIẾN THỨC, THỰC HÀNH CSSK CỦA CÁC BÀ MẸ:

3.4.1 Điều kiện kinh tế và trình độ văn hoá của các bà mẹ:

B ng 3.7: i u ki n kinh t c a các b mảng 3.5 : Số lượng dấu hiệu nguy hiểm được nhận biết : Điều kiện kinh tế của các bà mẹ ều kiện kinh tế của các bà mẹ ệc sinh đẻ ết cho việc sinh đẻ ủa các bà mẹ à mẹ ẹ

69 23

1,011,465,721,9

Trang 26

Bảng 3.7 cho thấy phần lớn các bà mẹ được phỏng vấn sống trong điềukiện kinh tế trung bình, số hộ nghèo chiếm hàng thứ hai, hơn 1/5 tổng số, số họ

có kinh tế khá chiếm tỷ lệ thấp hơn và chỉ có duy nhất một hộ giàu

B ng 3.8: Trình ảng 3.5 : Số lượng dấu hiệu nguy hiểm được nhận biết : độ văn hoá của các bà mẹ ăn hoá của các bà mẹ v n hoá c a các b mủa các bà mẹ à mẹ ẹ

0,014,376,29,5 Qua bảng có thể thấy số bà mẹ có trình độ văn hoá tốt nghiệp cấp hai chiếm

tỷ lệ lớn nhất, tiếp đó là các bà mẹ đã tốt nghiệp cấp một hoặc biết đọc biết viết

Số bà mẹ tốt nghiệp cấp ba trở nên chiếm tỷ lệ thấp hơn Không có trường hợpnào mù chữ

3.4.2 Phong tục tập quán của địa phương

Các bà mẹ cho biết tại địa phương còn phổ biến tục kiêng người ngoài đếnthăm bà đẻ trong 1 tháng đầu, vì vậy y tế thôn bản thường không đến thăm khám

bà mẹ và trẻ sơ sinh trong thời gian này

Việc kiêng không ăn một số thức ăn của các bà mẹ cũng phụ thuộc vàotập quán của từng dân tộc, niềm tin có từ lâu đời đối với tác dụng, tác hại củanhững thức ăn đó mặc dù không có phân tích khoa học nào chứng minh.Ngoài ra người dân địa phương còn có thói quen sử dụng những bài thuốc lá đểchữa những chứng bệnh thường gặp Các bà mẹ kể ra rất nhiều bài thuốc

3.4.3 Đánh giá của các bà mẹ về hoạt động của y tế địa phương:

B ng 3.9: Ngu n thông tin h u ích nh t giúp các b m có nh ng hi uảng 3.5 : Số lượng dấu hiệu nguy hiểm được nhận biết : ồn thông tin hữu ích nhất giúp các bà mẹ có những hiểu ữu ích nhất giúp các bà mẹ có những hiểu ấu hiệu nguy hiểm được nhận biết : à mẹ ẹ ữu ích nhất giúp các bà mẹ có những hiểu ểm được nhận biết :

bi t v CSSK thai s n v tr s sinh.ết cho việc sinh đẻ ều kiện kinh tế của các bà mẹ ảng 3.5 : Số lượng dấu hiệu nguy hiểm được nhận biết : à mẹ ẻ ơ sinh

Tự tìm hiểu qua các phương

tiện thông tin đại chúng

Ngày đăng: 19/12/2014, 09:55

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
6. Bộ Y tế (2000). “Chuyên mục sức khoẻ sinh sản”, Tạp chí bác sĩ gia đình Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chuyên mục sức khoẻ sinh sản
Tác giả: Bộ Y tế
Năm: 2000
13. Trần Hùng Minh (2002). “Report: Knowledge, practice and coverage survey in Quảng Xương district- Thanh Hóa province”, NGO network for health Sách, tạp chí
Tiêu đề: Report: Knowledge, practice and coverage survey in Quảng Xương district- Thanh Hóa province
Tác giả: Trần Hùng Minh
Năm: 2002
1. Trần Việt Anh (2000). Mô tả tình hình chăm sóc sức khoẻ bà mẹ trẻ em tại Đông Anh –Hà Nội, Luận văn tốt nghiệp bác sĩ y khoa, Trường Đại học Y Hà Nội Khác
2. Bộ Y tế (2001). Chiến lược quốc gia về chăm sóc sức khoẻ sinh sản giai đoạn 2001- 2010 Khác
3. Bộ Y tế (2002). Hướng dẫn chuẩn quốc gia về các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ sinh sản Khác
4. Bộ Y tế (2004). Niên giám thống kê y tế năm 2003 Khác
5. Bộ Y tế và UNFPA (1999). Báo cáo hội thảo quốc gia về chính sách chăm sóc sản khoa thiết yếu Khác
7. Bộ Y tế (2000). “Chuyên mục chăm sóc sức khoẻ trẻ sơ sinh “, Tạp chí bác sĩ gia đình Khác
8. Cordaid (2004). Cẩm nang dành cho nhân viên y tế về chăm sóc trẻ bị bệnh dựa vào cộng đồng, Nhà xuất bản Y học Khác
9. Vương Tiến Hoà (2001). Sức khoẻ sinh sản, Nhà xuất bản Y học Khác
10. Hội chữ thập đỏ Đan Mạch- Chữ thập đỏ Việt Nam ( 2000 ). Người tình nguyện và sức khoẻ sinh sản phụ nữ, Nhà xuất bản Y học Khác
11. Hội chữ thập đỏ Đan Mạch- Chữ thập đỏ Việt Nam- Trường Đại học Y Hà Nội- Đơn vị nghiên cứu sức khoẻ cộng đồng ( 2000 ). Người tình nguyện và chăm sóc sức khoẻ ban đầu, Nhà xuất bản Y học Khác
12. Nguyễn Mạnh Hùng. ( 2002 ). Đánh giá tình hình cung cấp dịch vụ chăm sóc sản khoa thiết yếu tại 30 xã của tỉnh Lạng Sơn. Luận văn thạc sĩ y tế công cộng, Trường Đại học Y Hà Nội Khác
14. Trường Đại học Y Hà Nội (2002). Bài giảng sản phụ khoa, Nhà xuất bản Y học Khác
15. Trường Đại học Y Hà Nội (2002). Bài giảng nhi khoa, Nhà xuất bản Y học Khác
16. Trường Đại học Y Hà Nội (1999). Hướng dẫn chẩn đoán cộng đồng và thực hành giáo dục sức khoẻ môi trường Khác
17. Uỷ ban về các vấn đề xã hội (1998). Báo cáo tại Hội nghị quốc gia về dân số và phát triển Khác
18. Trịnh Thanh Thuỷ (1998). Thực hành nuôi con và tình trạng dinh dưỡng trẻ em sau ba năm thực hiện phòng chống suy dinh dưỡng tại Sóc Sơn.Luận văn thạc sỹ dinh dưỡng cộng đồng, Trường Đại học Y Hà Nội Khác
19. Nguyễn Thế Vỹ, Phạm Văn Thái (1999). Nghiên cứu tình hình chăm sóc bà mẹ trẻ em tại Kim Bảng, Hà Nam Đề tài NCKHSV, Trường Đại học Y Hà Nội Khác
20. Bùi Thị Xuân. Phong tục tập quán ảnh hưởng đến chăm sóc sức khoẻ của người mẹ và con sau sinh của người Tày và người Sán Dìu ở huyện Phú Lương huyện Thái Nguyên Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w