Tính theo hiệu số giữa doanh thu và chi phí không kể lương

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ quản trị kinh doanh: Hoàn thiện công tác quản lý tiền lương tại Công ty Cổ phần Địa ốc Dầu khí (Trang 25 - 85)

Công thức:

VĐG = QKH/(DTKH – CFKH)

Trong đó:

VĐG : đơn giá tiền lương

QKH : tổng quỹ lương năm kế hoạch

DTKH : tổng doanh thu kế hoạch không kể lương CFKH : tổng chi phí kế hoạch không kể lương Nhận xét:

Ưu điểm: phản ánh được kết quả của quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, phản ánh tỷ trọng tiền lương trong giá trị mới được tạo ra của doanh nghiệp(lương và lợi nhuận) từ đó có thể diều chỉnh phù hợp.

Nhược điểm: không phải doanh nghiệp nào cũng quản lý và xác định được chi phí, do đó loại đơn giá này thường được áp dụng với các doanh nghiệp quản lý được tổng doanh thu và tổng chi phí.

1.3.4. Tính theo lợi nhuận

Phương pháp này tương ứng với chỉ tiêu kế hoạch sản xuất kinh doanh được chọn là lợi nhuận, thường áp dụng đối với các doanh nghiệp quản lý được tổng thu, tổng chi và xác định lợi nhuận kế hoạch sát với thực tế thực hiện. Công thức xác định:

VĐG = VKH/ PKH

Trong đó:

VKH : Tổng quỹ tiền lương năm kế hoạch PKH : Lợi nhuận kế hoạch

1.4. Xác định quỹ tiền lương của doanh nghiệp

1.4.1. Khái niệm về quỹ lương

Quỹ tiền lương: là tổng số tiền dùng để trả lương cho công nhân viên chức do bộ phận quản lý doanh nghiệp sử dụng bao gồm:

Tiền lương cấp bậc còn gọi là bộ phận tiền lương cơ bản hay tiền lương cố định.

Tiền lương biến đổi: bao gồm các khoản phụ cấp và tiền thưởng.

Quỹ lương báo cáo: là tổng số tiền thực tế đã chi trong đó những khoản không được lập trong kế hoạch nhăn phải chi do những thiếu sót trong tổ chức sản xuất, tổ chức lao động, hoặc do điều kiện sản xuất không bình thường nhưng khi lập kế hoạch chưa tính đến như tiền lương phải trả cho thời gian ngừng việc, làm lại sản phẩm hỏng.

Quỹ lương theo kế hoạch: là tổng số tiền lương dự tính theo lương cấp bậc và các khoản phụ cấp thuộc quỹ tiền lương dùng để trả cho công nhân, viên chức theo số lượng và chất lượng lao động khi hoàn thành kế hoạch sản xuất trong điều kiện bình thường.

1.4.2. Các phương pháp xây dựng quỹ lương

1.4.2.1. Xác địch tổng quỹ lương căn cứ vào kỳ kế hoạch lao động và tiền lương bình quân của kỳ kế hoạch lương bình quân của kỳ kế hoạch

Công thức:

∑QLKH = SKH x Lbq

Trong đó:

QLKH : tổng quỹ lương kế hoạch SKH : số lao động của kỳ kế hoạch Lbq : lương bình quân của kỳ kế hoạch

1.4.2.2. Xác định tổng quỹ lương căn cứ vào đơn giá tiền lương và nhiệm vụ kế hoạch sản xuất kế hoạch sản xuất

Công thức:

∑QLKH = ∑QKHi x Lđgi

Trong đó:

Lđgi : đơn giá tiền lương của một đơn vị sản phẩm QLKHi : sản lượng sản xuất kỳ kế hoạch

n : số mặt hàng sản xuất

Để xác định đơn giá tiền lương của một đơn vị sản phẩm ta có công thức sau

∑QLKHi=∑_(i=1)^n▒〖Tdmi*Lgi〖

Trong đó:

Tdmi : định mức thời gian của bước công việc Lgi : mức lương giờ của công việc

Mức lương giờ = Mức lương tháng/ 22 ngày * 8 giờ

Phương pháp này để xác định lương của công nhân sản xuất chính và phụ có định mức lao động.

1.4.2.3. Xác định quỹ lương theo hệ số lao động

Người ta chia tổng quỹ lương kế hoạch làm hai loại: cố định và biến đổi tỷ lệ với sản phẩm.

- Quỹ lương không thay đổi theo sản lượng

QLKH = QLKH/QLbc

- Quỹ lương thay đổi theo sản lượng

QLKH = (QLKH/QSLbc)*QSLKH

Trong đó:

QLKH : quỹ lương kế hoạch QLbc : quỹ lương báo cáo QSLbc : sản lượng kỳ báo cáo QSLKH : sản lượng kỳ kế hoạch

Tổng quỹ lương chung của năm kế hoạch được tính để lập lập kế hoạch tổng chi về tiền lương của doanh nghiệp được xác định:

Trong đó:

QC : tổng quỹ lương chung của năm kế hoạch

QKH : tổng quỹ lương tỷ lệ năm kế hoạch để xây dựng đơn giá tiền lương

Qbs : quỹ tiền lương bổ xung theo kế hoạch. Quỹ này được trả cho thời gian kế hoạch không tham gia sản xuất được hưởng lương theo chế độ quy định.

QPC : Quỹ các khoản phụ cấp lương và các chế độ khác không tính vào đơn giá tiền lương theo quy định

QThg : quỹ lương làm thêm giờ.

1.4.2.4. Xác định tổng quỹ lương thực hiện theo kết quả sản xuất kinh doanh

Công thức:

QTH = (VĐG + CSXKD) + QPC + QBS + Q+TG

Trong đó:

QTH : tổng quỹ lương thực hiện.

VĐG : đơn giá tiền lương được doanh nghiệp duyệt.

CSXKD : chỉ tiêu sản xuất kinh doanh theo tổng số sản phẩm hàng hoá thực hiện.

1.5. Các hình thức trả lương

1.5.1. Hình thức trả lương theo thời gian

Khái niệm:

Tiền lương công nhân nhận được căn cứ vào mức lương phù hợp với cấp bậc và thời gian làm việc thực tế của họ.

Công thức:

TLtgi = MLi x Ttt

Trong đó:

TLtgi - tiền lương nhận được của công nhân bậc i làm theo thời gian Mli - mức lương của công nhân bậc i

Nhận xét:

- Ưu điểm: Dễ hiểu, dễ quản lý, tạo điều kiện cho cả người quản lý và công nhân có thể tính toán tiền lương một cách dễ dàng.

- Nhược điểm: Không khuyến khích công nhân sử dụng có hiệu quả thời gian làm việc vì thời gian làm việc càng kéo dài tiền lương càng cao.

* Phạm vi áp dụng hình thức trả lương theo thời gian:

Hình thức trả lương theo thời gian thường áp dụng ở những nơi khó định mức ( cán bộ quản lý, phục vụ, sửa chữa ), nơi cần đảm bảo tuyệt đối về mặt chất lượng ( sản xuất thử, thí nghiệm ), nơi sản xuất đơn chiếc hoặc những nơi cần đảm bảo an toàn tuyệt đối…

1.5.2. Hình thức trả lương theo sản phẩm

1.5.2.1. Ý nghĩa và điều kiện của trả lương theo sản phẩm

Trả lương theo sản phẩm là hình thức trả lương cho người lao động dựa trên trực tiếp vào số lượng và chất lượng sản phẩm(hay dịch vụ) mà họ đã hoàn thành. Đây là hình thức trả lương được áp dụng rộng rãi trong các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp sản xuất chế tao sản phẩm.

Hình thức trả lương theo sản phẩm có những ưu điểm và ý nghĩa sau:

+ Quán triệt tốt nguyên tắc trả lương theo lao động, vì tiền lương mà người lao động nhận được phụ thuộc vào số lượng và chất lượng sản phẩm đã hoàn thành. Điều này sẽ có tác dụng làm tăng năng suất lao động của người lao động.

+ Trả lương theo sản phẩm có tác dụng khuyến khích người lao động ra sức học tập nâng cao trình độ lành nghề, tích lũy kinh nghiệm, rèn luyện kỹ năng, phát huy sáng tạo… để nâng cao khả năng làm việc và năng suất lao động.

+ Trả lương theo sản phẩm còn có ý nghĩa to lớn trong việc nâng cao và hoàn thiện công tác quản lý, nâng cao tính tự chủ, chủ động trong làm việc của người lao động.

Để hình thức trả lương theo sản phẩm thực sự phát huy tác dụng của nó, các doanh nghiệp cần phải đảm bảo được các điều kiện sau đây:

+ Phải xây dựng được cá định mức lao động có căn cứ khoa học. Đây là điều kiện rất quan trọng làm cơ sở để tính toán đơn giá tiền lương, xây dựng kế hoạch quỹ lương và sử dụng hợp lý, có hiệu quả tiền lương của doanh nghiệp.

+ Đảm bảo tổ chức và phục vụ tốt nơi làm việc. Tổ chức phục vụ nơi làm việc nhằm đảm bảo cho người lao động có thể hoàn thành và hoàn thành vượt mức năng suất lao động nhờ vào giảm bớt thời gian tổn thất do phục vụ tổ chức và phục vụ kỹ thuật.

+ Làm tốt công tác kiểm tra, nghiệm thu sản phẩm. Kiểm tra, nghiệm thu nhằm đảm bảo sản phẩm được sản xuất ra theo đúng chất lượng đã quy định, tránh hiện tượng chạy theo số lượng đơn thuần. Qua đó, tiền lương được tính và trả đúng với kết quả thực tế.

+ Giáo dục tốt ý thức và trách nhiệm của người lao động để họ vừa phấn đấu nâng cao năng suất lao động, đảm bảo chất lượng sản phẩm, đông thời tiết kiệm vật tư, nguyên liệu và sử dụng hiệu quả nhất máy móc thiệt bị và các trang bị làm việc khác.

1.5.2.2. Các chế độ trả lương theo sản phẩm

Khái niệm:Tiền lương của công nhân nhận được phụ thuộc vào đơn giá và số lượng sản phẩm chế tạo đảm bảo chất lượng.

TLsp = ĐGsp x SPsp

Trong đó:

SPsp: Số lượng sản phẩm được chế tạo đảm bảo chất lượng ĐGsp: Đơn giá sản phẩm

ĐGsp = MLcv / Msl hoặc ĐGsp = MLcv x Mtg

Trong đó:

MLcv - Mức lương cấp bậc công việc Msl - Mức sản lượng

Mtg - Mức thời gian

Những điều kiện cơ bản để trả lương theo sản phẩm có hiệu quả: - Xếp bậc công việc chính xác

- Định mức lao động chính xác.

- Kiểm tra chính xác số lượng và chất lượng sản phẩm.

- Tổ chức, phục vụ tốt nơi làm việc, cung cấp kịp thời đầy đủ nguyên vật liệu.

- Thường xuyên chăm lo nâng cao trình độ lành nghề cho người lao động.  Chế độ trả lương trực tiếp cá nhân:

Tiền lương được trả trực tiếp cho từng người căn cứ vào đơn giá và số lượng sản phẩm mà công nhân đó chế tạo được và đảm bảo chất lượng.

TLsp = ĐGsp x SPsp

Chế độ trả lương này thường áp dụng đối với những công nhân sản xuất chính mà công việc của họ mang tính chất độc lập tương đối, có thể định mức và kiểm tra, nghiệm thu sản phẩm một cách riêng biệt.

- Ưu điểm:

Khuyến khích năng suất lao động cá nhân vì mối quan hệ trực tiếp giữa kết quả sản phẩm của từng công nhân làm ra và tiền lương tương ứng sau mỗi ca làm việc.

- Nhược điểm: Hạn chế tính tập thể, tương trợ giúp đỡ lẫn nhau.  Chế độ trả lương tập thể:

Tiền lương nhận được phụ thuộc vào số lượng sản phẩm mà tập thể đó chế tạo đảm bảo chất lượng, đơn giá sản phẩm và phương pháp chia lương.

TLtt = ∑ĐGtti x SPtti

Trong đó:

TLtt - Tổng tiền lương thực lĩnh của cả nhóm

SPtti - Số lượng sản phẩm i do nhóm công nhân chế tạo đảm bảo chất lượng

ĐGtti - Đơn giá tập thể

ĐGtti = ∑MLcvi / Msltt hoặc ĐGtti = ∑MLcvi x Mtgtt

∑MLcvi - tổng mức lương cấp bậc công việc Msltt - Mức sản lượng tập thể

Mtgtt - Mức thời gian tập thể

Chế độ này thường áp dụng với những công việc cần một nhóm công nhân, đòi hỏi sự phối hợp giữa các công nhân và năng suất lao động chủ yếu phụ thuộc vào sự đóng góp của cả nhóm như lắp ráp các thiết bị, sản xuất ở các bộ phận làm việc theo dây chuyền…

- Ưu điểm:

Khuyến khích công nhân trong tổ , nhóm nâng cao trách nhiệm trước tập thể, quan tâm đến kết quả cuối cùng của tổ.

- Nhược điểm:

Việc bình bầu trả lương phải có tiêu chuẩn quy định cụ thể để xếp loại, tránh việc chủ quan, cảm tính trong bình bầu.

 Chế độ trả lương khoán:

Khoán có nghĩa là giao cả một khối lượng công việc, yêu cầu về chất lượng và thời hạn hoàn thành công việc, đồng thời quy định mức tiền lương tương ứng.

Trên thực tế, chế độ trả lương khoán không phải là một chế độ trong hình thức trả lương sản phẩm mà nó được xem như một hình thức độc lập.

Khoán có thể cho từng cá nhân hoặc khoán cho tập thể. Khoán được áp dụng ở những nơi xung yếu, cần hoàn thánh nhanh; nơi khó kiểm tra, khó theo dõi chi tiết, cụ thể hàng ngày ( trong xây dựng, trong nông nghiệp, lâm nghiệp…)

Mục đích của khoán là khuyến khích công nhân hoàn thành nhanh công việc hoặc sản phẩm được giao. Vì thế, phải theo dõi thường xuyên, kiểm tra chặt chẽ chất lượng hoàn thành, tránh khoán trắng. Việc trả lương phải gắn chặt với chất lượng và tiến độ hoàn thành công việc được khoán.

 Chế độ trả lương theo sản phẩm gián tiếp:

Chế độ trả lương theo sản phẩm gián tiếp được trả cho công nhân phục vụ cho công nhân chính làm lương sản phẩm với mục đích khuyến khích họ phục vụ tốt hơn công nhân chính làm lương sản phẩm.

Tính đơn giá:

Trong đó:

ĐGf – Đơn giá sản phẩm của công nhân phụ, công nhân phục vụ L - Mức lương cấp bậc của công nhân phụ, công nhân phục vụ Mfv - Mức phục vụ của công nhân phụ

Q - Mức sản lượng của công nhân chính làm lương sản phẩm Tiền lương thực lĩnh ( TLtt ) cuẩ công nhân phục vụ được xác định:

TLtt = ĐGf x Q1

Q1- sản lượng thực tế của công nhân chính làm lương sản phẩm - Ưu điểm:

Khuyến khích công nhân phục vụ phục vụ tốt hơn công nhân chính làm lương sản phẩm, góp phần nâng cao năng suất lao động của công nhân chính làm lương sản phẩm

- Nhược điểm:

Kết quả của công nhân chính làm lương sản phẩm không phải lúc nào cũng chỉ phụ thuộc duy nhất vào công nhân phụ mà còn có thể phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác. Vì thế, sẽ làm hạn chế sự cố gắng của công nhân phục vụ.

 Chế độ trả lương theo sản phẩm có thưởng:

Ngoài tiền lương được nhận theo đơn giá bình thường, công nhân còn được nhận thêm tiền thưởng theo mức độ hoàn thành mức sản lượng nhằm khuyến khich công nhân nâng cao năng suất lao động, vượt mức sản lượng được giao.

Tính tiền lương:

TLtt = [ TLsf + Lsf ( m x h )] / 100

Trong đó:

TLsf - Tiền lương sản phẩm theo đơn giá bình thường m - Tỷ lệ tiền thưởng ( % )

- Phần trăm vượt mức sản lượng được tính thưởng. * Ưu điểm: Khuyến khích công nhân vượt mức sản lượng

* Nhược điểm: Nếu không xác định chính xác tỷ lệ thưởng thì sẽ không khuyến khích công nhân hoặc làm vượt chi quỹ lương.

 Chế độ trả lương theo sản phẩm luỹ tiến:

Tiền lương thực trả bao gồm hai bộ phận: trả bình thường theo đơn giá cố định với những sản phẩm hoàn thành kế hoạch và tiền trả theo đơn giá luỹ tiến với những sản phẩm vượt mức kế hoạch. Công thức xác định: TLtt = ( ĐGcđ x Q1 ) + ĐGcđ x k x ( Q1 – Qo ) = ĐGcđ x Q1 + ĐGlt ( Q1 – Qo ) Trong đó: ĐGcđ - Đơn giá cố định ĐGlt – Đơn giá luỹ tiến

Q1 - sản lượng thực tế đạt được Qo - sản lượng đạt mức khởi điểm

k - tỷ lệ tăng thêm so với đơn giá cố định

- Ưu điểm: Khuyến khích mạnh công nhân vượt mức sản lượng quy định vì vượt mức cành cao thì đơn giá càng cao.

- Nhược điểm: Dễ làm tốc độ tiền lương tăng nhanh hơn tốc độ tăng năng suất lao động.

Kết luận chương 1

Qua những điều đã trình bày trong chương 1 ta có thể biết được các khái niệm, quy định của nhà nước về quản lý tiền lương trong doanh nghiệp. Bên cạnh đó cũng xác định được các hình thức trả lương chủ yếu trong doanh nghiệp hiện nay, việc áp dụng phương pháp trả lương tuỳ thuộc vào các điều kiện cụ thể của từng Doanh nghiệp để lựa chọn các hình thức trả lương thích hợp, đạt hiệu quả.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ TIỀN LƯƠNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐỊA ỐC DẦU KHÍ

2.1. Khái quát về công ty Cổ phần Địa ốc Dầu khí

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển

Tiền thân của Tổng công ty CP Xây lắp Dầu khí Việt Nam là Xí nghiệp Liên hiệp Xây lắp Dầu khí, được thành lập ngày 14/9/1983, theo quyết định của Chính phủ (Chỉ thị 224/CT và 225/CT ngày 30/8/1983) với nhiệm vụ chủ yếu là chuẩn bị cơ sở vật chất phục vụ cho ngành Dầu khí. Trong giai đoạn từ khi thành lập đến năm 1990, Xí nghiệp đã từng bước khắc phục những khó khăn ban đầu, thực hiện những thay đổi trong bộ máy quản lý, phương thức chỉ đạo, điều hành, đảm bảo tiến độ và chất lượng các công trình của ngành.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ quản trị kinh doanh: Hoàn thiện công tác quản lý tiền lương tại Công ty Cổ phần Địa ốc Dầu khí (Trang 25 - 85)