Các hình thức trả lương mà công ty đang áp dụng

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ quản trị kinh doanh: Hoàn thiện công tác quản lý tiền lương tại Công ty Cổ phần Địa ốc Dầu khí (Trang 56 - 63)

Để việc trả lương, phân phối thu nhập cho CBCNV bảo đảm dân chủ, công bằng, công khai minh bạch, khuyến khích người lao động có tài năng có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kỹ thuật, năng suất lao động cao, sự đóng góp của người lao động cho Công ty.

Căn cứ vào Nghị định số 66/2013/NĐ-CP ngày 27/06/2013 của Chính phủ quy định mức lương tối thiểu.

Công ty quy định tạm thời cách tính trả lương, thu nhập hàng tháng cho CBCNV làm việc tại Công ty như sau:

- Hình thức trả lương theo thời gian. - Hình thức trả lương theo sản phẩm.

Tiền lương hàng tháng của cán bộ công nhân viên trong công ty được trả thông qua bảng chấm công về số công làm việc. Bảng chấm công được phòng tổ chức hành chính và phòng tài vụ xác nhận, sau đó sẽ được Giám đốc phê duyệt lấy đó làm căn cứ để tính lương.

Công ty hiện nay đang áp dụng các hình thức trả lương thành hai khu vực: - Khu vực lao động trực tiếp : Bao gồm các đội thi công trình, các phân xưởng, đơn vị thuê ngoài được áp dụng hình thức trả lương theo sản phẩm.

- Khu vực lao động gián tiếp: Bao gồm các phòng ban của công ty, các cán bộ quản lý không trực tiếp sản xuất áp dụng hình thức trả lương theo sản phẩm.

Hiện nay công ty thanh toán lương cho người lao động chia thành hai kỳ : - Kỳ thứ nhất: Tạm ứng vào đầu tháng, các phòng ban sẽ viết giấy tam ứng lên phòng tổ chức tiền lương của công ty. Sau khi nhận được xét duyệt, các trưởng phòng đội trưởng hoặc nhân viên tiền lương ở bộ phận lên phòng tài vụ nhận tiền tạm ứng cho bộ phận của mình.

- Kỳ thứ hai: Quyết toán vào cuối tháng, đối với các bộ phận đóng tại công ty thì do phòng tổ chức lao động tiền lương theo dõi quyết toán còn đối với các bộ phận thi công tại các công trình thì cán bộ lương phụ trách ở bộ phận đó hàng tháng mang bảng chấm công và các văn bản nghiệm thu bàn giao từng hạng mục đã hoàn thành về công ty quyết toán. Số tiền quyết toán của mỗi bộ phận được thanh toán sau khi trừ đi số tiền đã tạm ứng đầu tháng. Cán bộ công nhân viên tại công ty thì về phòng tài vụ lĩnh tiền còn các bộ phận ở công trình thì cán bộ phụ trách lương nhận quyết toán thanh toán ở phòng tài vụ và trả lương cho công nhân ở bộ phận mình phụ trách.

2.2.4.1. Hình thức trả lương theo thời gian

Chế độ trả lương theo thời gian áp dụng đối với lao động gián tiếp thực hiện các công việc quản lý hành chính, kinh tế và kĩ thuật. Đối với lao động quản lý, hình thức tính các khoản bảo hiểm, phụ cấp đều dựa trên lương cấp bậc do Nhà nước quy định. Tuy nhiên do đặc thù doanh nghiệp chịu tác động của môi trường kinh tế bên ngoài nên việc chi trả quỹ lương ảnh hưởng lớn bởi hoạt động sản xuất

kinh doanh của doanh nghiệp.Việc tính lương lại không theo cấp bậc công việc như trên mà tính theo số điểm theo chức danh công việc. Doanh nghiệp xây dựng số điểm theo chức danh, dựa vào quỹ lương được duyệt chi, chia suất phân phối theo từng cá nhân, từ đó tính ra lương tương ứng đối với từng người. Theo như bảng tổng hợp điểm chức danh, số điểm cao nhất cho công việc phức tạp nhất (Giám đốc) là 100 điểm, số điểm thấp nhất cho công việc đơn giản nhất trong với khối quản lý (chuyên viên 7) là 28 điểm. Vậy bội số tiền lương là 28. Bội số tiền lương là khung hệ số giãn cách dùng để trả lương giữa công việc phức tạp nhất và đơn giản nhất.

Bảng 2.10: Bảng tổng hợp điểm theo chức danh

TT Chức vụ Điểm Hệ số điểm Hệ số phòng Hệ số cá nhân Hệ số hoàn thành Ngày công Suất phân phối A B 1 2 3 4 5 6 7=2x5x6 1 Giám đốc 100 3,571 1 1,2 1,2 20 85,71 2 Chủ tịch HĐQT 80 2,857 1 1 1 20 57,14 3 Phó Giám đốc 70 2,500 1 1 1 20 50,00 4 Trợ lý Giám đốc 50 1,760 1 1 1 20 35,71 5 Trưởng phòng 60 2,143 1 1 1 20 42,86 6 Phó phòng 52 1,857 1 1 1 20 37,14

7 Trưởng ban Kiểm soát 56 2 1 1 1 20 40,00

8 Chuyên viên 1 47 1,679 1 1 1 20 33,57 9 Chuyên viên 2 45 1,607 1 1 1 20 32,14 10 Chuyên viên 3 40 1,429 1 1 1 20 28,57 11 Chuyên viên 4 37 1,587 1 1 1 20 26,43 12 Chuyên viên 5 35 1,250 1 1 1 20 25,00 13 Chuyên viên 6 32 1,43 1 1 1 20 22,86 14 Chuyên viên 7 28 1 1 1 1 20 20

Trong đó:

Đi: Điểm chức danh i (tương ứng với mức độ phức tạp của công việc i) Đio: Điểm thấp nhất trong bảng=28

- Hệ số hoàn thành (HHT) được chia làm 3 mức: Hoàn thành tốt công việc được giao: HHT = 1,2 Hoàn thành công việc được giao: HHT = 1,0 Chưa hoàn thành công việc được giao: HHT = 0,7 - Số ngày công đối với khối gián tiếp: Nc= 20 công - Suất phân phối chức danh công việc i:

Sppi= Hđi x HHT x Nc

- Tính hệ số phân phối cá nhân

Trong đó:

Hi: Hệ số phân phối cá nhân

ΣQTL: Tổng quỹ lương được chi cho khối gián tiếp ΣSPPi: Tổng suất phân phối đối với tất cả các chức danh - Tiền lương được tính theo công thức: TL = Hi x Sppi

- Tính các khoản phụ cấp, tiền BHXH theo lương cấp bậc như quy định của Nhà Nước như sau:

Lương cấp bậc được tính theo công thức:

LCB= Hi x 1.150.000 đồng

Hệ số điểm (Hđi) = Đi

Đio

Hệ số phân phối cá nhân (Hi) = ΣQTL

+ Tiền BHXH trả thay lương= 7% x LCB +Tiền BHTN= 1% x Lương CB

+ Tiền BHYT= 1,5% Lương CB + Tiền ăn ca= Nc x 30.000đ/bữa

+ Lương lễ phép (Lp) = LCB x Số ngày nghỉ.

a. Tính lương đối với Giám đốc, kế toán trưởng, trưởng phó phòng.

Đối với các đối tượng kể trên, theo quy định của Nhà nước có bảng bậc lương riêng, ngoài ra còn có các phụ cấp chức vụ kèm theo, chính vì vậy nên phần tính lương chi trả các khoản như BHXH, BHYT,.. sẽ phải tính thêm kèm theo.

Ví dụ: tính lương phó phòng Nguyễn Văn Bình hệ số cấp bậc là 4,38; phụ cấp chức danh là 0,4

Lương cấp bậc = (4,38 + 0,4) x 1.150.00 = 5.497.000đ Bảo hiểm = 0,095 x 5.497.000 = 522.215đ

Tiền nghỉ lễ: 5.497.000 x 0.385 = 2.116.345đ Tiền ăn theo ca: 20 x 30.000 = 600.000đ

Sppi = 37,14

Hi = 235.500

Tiền lương = 235.500 x 37,14 = 8.746.470đ

Vậy tổng tiền lương của anh Bình = 8.746.470 + 2.116.345 + 600.000 - 522.215 = 10.940.600đ

b. Tính lương đối với nhân viên chuyên môn nghiệp vụ và kĩ thuật viên

Tiền lương được tính theo: TL = Hi x Sppi – (các khoản phải nộp)

c. Lương phụ cấp trách nhiệm của cán bộ kiêm nhiệm

Cán bộ hoạt động công tác đoàn thể, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch công đoàn, bí thư đoàn thanh niên không chuyên trách, ngoài phần lương cơ bản và lương bổ sung được hưởng như trên còn được hưởng thêm phần phụ cấp kiêm nhiệm theo quy định của Nhà nước.

(Nguồn: Phòng kế toán-thống kê) d. Lương khoán theo thời gian

Hình thức trả lương khoán theo thời gian áp dụng đối với những công việc như: phục vụ, thợ điện, bảo vệ, lái xe. Tính lương cho các loại công việc này như sau:

TL= (Lp +TK + Ht) – ( Các khoản phải nộp)

Trong đó:

TL: Tiền lương của người lao động được nhận Lp: Tiền lương lễ, phép

TK: Lương khoán

Ht: Tiền hỗ trợ quỹ lương của doanh nghiệp

Các khoản phải nộp gồm: BHXH, BHYT,.. cho người lao động biên chế chính thức loại này cũng áp dụng hệ số lương theo quy định của Nhà nước.

2.2.4.2. Hình thức trả lương theo sản phẩm

a. Tính lương tại các xí nghiệp sản xuất trong khối Xây dựng cơ bản

Ở các xí nghiệp sản xuất, việc tính lương được thực hiện theo phương pháp trả lương ngày công thực tế như sau:

TL= (LCB + LNS + tiền ăn ca) – Các khoản phải nộp

Trong đó:

TL: Tiền lương thực lĩnh người lao động nhận được LCB: Lương cấp bậc theo hệ số lương

LNS: lương năng suất

Họ và tên Chức vụ Mức phụ cấp Bậc lương Mức phụ cấp trách nhiệm (đồng) 1. Phạm Văn Lâm Chủ tịch công đoàn 5% 5,01 288.075 2. Nguyễn Văn Thắng Chủ tịch HĐQT 15% 6,97 1.202.325

3. Ngô Anh Tuấn 10% 2,96 340.400

4. Trần Minh Hoàng Trưởng ban kiểm soát 0,2% 1.150.000 230.000

Tiền ăn ca= Nc x 30.000 đồng/ suất ăn Số ngày công được tính tối đa 31 ngày.  Tính Lương năng suất (LNS)

LNS= ∑ = m j hj nj Vsp 1 . ni x hi Trong đó:

Vsp: quỹ tiền lương sản phẩm tập thể (đồng)

ni: số ngày công thực tế làm của người thứ i (ngày) m: số lượng thành viên trong tập thể

hi: hệ số mức độ đóng góp để hoàn thành công việc của người thứ i Hệ số hi được xí nghiệp tính và xét theo 3 mức sau:

- Mức độ hoàn thành công việc xuất sắc đạt loại A: hi= 1,1 - Mức độ hoàn thành công việc đạt loại B: hi= 1,05

- Mức độ hoàn thành công việc trung bình đạt loại C: hi= 1 Tính lương cấp bậc

LCB= HCB x TLmin

Trong đó:

TLmin = 1.150.000đ

HCB: hệ số cấp bậc theo bảng hệ số Nhà nước

Ví dụ: Tính Lương năng suất và lương cấp bậc tháng 10/2013 của Anh Đinh Tiến Phong là công nhân kĩ thuật xây.

LNS= 3.567.700 đồng

Hệ số cấp bậc công việc của Anh Sơn là: HCB= 2,34 TLmin= 1.150.000 đồng

Ta có tiền lương cấp bậc của anh Phong được nhận là: LCB= 2,34 x 1.150.000= 2.691.000 đồng. Tiền ăn ca: 900.000 đồng; Tổng số các khoản phải nộp bao gồm BHXH, BHYT là 228.700 đồng

Vậy tiền lương anh Phong nhận được là: (3.567.700 + 2.691.000 + 900.000) – 228.700 đ = 6.930.00 đồng.

b. Tính lương công nhân trong khối Công nghiệp

Đối với lao động khối công nghiệp,việc tính lương theo phương pháp trả lương theo sản phẩm cá nhân như sau:

TLi = ĐGsp x MSL

Trong đó:

TLi: Tiền lương thực lĩnh của công nhân i ĐGsp: Tính theo sản phẩm quy đổi (như trên) MSL: Số lượng sản phẩm người lao động thực hiện

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ quản trị kinh doanh: Hoàn thiện công tác quản lý tiền lương tại Công ty Cổ phần Địa ốc Dầu khí (Trang 56 - 63)