Thực trạng hoạt động môi giới thuê tàu ở Vietfracht
Trang 1MỤC LỤC
I VÀI NÉT VỀ CÔNG TY 2
1 Cái tên VIETFRACHT 2
2.Chi nhánh của công ty 2
3.Ngành nghề kinh doanh 3
II THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG MÔI GIỚI THUÊ TÀU Ở VIETFRACHT4 1.Trước năm 1986 (trước đổi mới) 4
2.Sau năm 1986 5
III NHỮNG KINH NGHIỆM THỰC TIỄN 6
1.Về tìm hiểu đối tác, giao dịch tiếp thị 6
2 Linh hoạt trong sử dụng các loại hợp đồng mẫu 7
3 Giúp đối tác giải quyết các vướng mắc 9
4 Rút kinh nghiệm sau mỗi chuyến tàu, lô hàng 10
IV NHỮNG VẤN ĐỀ CÒN TỒN TẠI TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH MÔI GIỚI THUÊ TÀU Ở VIETFRACHT 10
1.Khái quát chung 10
2 Tồn tại của VIETFRACHT 11
V GIẢI PHÁP 13
1 Đối với VIETFRACHT 13
2 Đối với Nhà nước 15
Trang 2I VÀI NÉT VỀ CÔNG TY
1 Cái tên VIETFRACHT:
Là một công ty chuyên kinh doanh trong lĩnh vực vận tải biển Tên giao dịch
quốc tế là VIETFRACHT không thay đổi từ khi thành lập mặt dù công ty đã qua
nhiều lần đổi tên
Được thành lập vào ngày 18 tháng 2 năm 1963 theo quyết định số
103/BNGT – QD – TCCB của bộ Ngoại Thương với tên gọi Tổng công ty Vận tải
Ngoại thương (Vietnam national foreign trade transportation corporation)
Sau hơn 20 năm, vào tháng 11 năm 1984 công ty đã chuyển từ trực thuộc bộ
Ngoại Thương sang bộ Giao Thông Vận Tải và đổi tên thành Tổng công ty thuê
tàu và môi giới hàng hải Các lĩnh vực hoạt động của công ty bao gồm hầu hết các
lĩnh vực vận tải: hàng hải, nội địa, hàng không
Gần 7 năm sau đó, vào ngày 11 tháng 10 năm 1991 công ty lại đổi tên thành
Công ty Vận tải và Thuê tàu Để thực hiện theo nghị định 388/HĐBT ngày
20/11/1991 của Hội Đồng Bộ Trưởng (nay là Chính phủ), cho phù hợp với tình
hình mới, Công ty Vận tải và Thuê tàu đã được thành lập lại là một doanh nghiệp
nhà nước theo quyết định số 1084 QĐ/TCCB ngày 1/6/1993 của Bộ Giao Thông
Vận Tải
Cuối năm 2006 trở thành một công ty cổ phần, và đổi tên là Công ty cổ phẩn
vận tải và thuê tàu
2.Chi nhánh của công ty
Hiện nay VIETFRACHT có các đại diện và các chi nhánh tại các thành phố:
- Chi nhánh tại Hải Phòng
- Chi nhánh tại Quảng Ninh
- Chi nhánh tại Vinh
- Chi nhánh tại Đà Nẵng
- Chi nhánh tại Quảng Nam
Trang 3- Chi nhánh tại Quy Nhơn
- Chi nhánh tại Thành phố Hồ Chí Minh
- Chi nhánh tại Vũng Tàu
- Chi nhánh Cần Thơ
Trụ sở chính tại 74 Nguyễn Du, Hà Nội
Tổng cộng có 9 chi nhánh và đại diện trong nước, có 2 công ty liên doanh
với nước ngoài và gần 100 đại lý tại các cảng trên thế giới
3.Ngành nghề kinh doanh
Theo quy định 1084 QĐ/TCCB ngày 1/6/1993 của bộ Giao Thông Vận Tải,
VIETFRACHT được kinh doanh các ngành nghề chủ yếu sau:
a Vận tải hàng hoá kể cả hàng hoá đóng trong container bằng đường
biển
b Thuê tàu, môi giới, cho thuê tàu và các dịch vụ khác, kể cả logistic
c Đại lý tàu biển, đại lý giao nhận, vận tải đường biển, đường bộ, đường
không, kể cả giao nhận vận tải đa phương thức theo uỷ thác của chủ hàng và chủ
phương tiện
d Vận tải hàng hoá bằng đường bộ, kinh doanh kho bãi và vận chuyển
hành hoá quá cảnh
e Dịch cụ chuyển phát nhanh quốc tế, đại lý bán vé máy bay
f Dịch vụ tư vấn hàng hoá cho các tổ chức trong và ngoài nước
Với hoạt động môi giới tàu và thuê tàu, VIETFRACHT đóng vai trò là người
môi giới của chủ hàng cũng như đại lý cho thuê tàu trong các hoạt động cụ thể như
thuê tàu chở hàng xuất nhập khẩu: hàng kho, hàng đông lạnh, tàu chở dầu, Số
lượng hàng hoá được thực hiện thông qua các hoạt động đại lý thuê tàu của công ty
tới 400 ngàn tấn/ năm
VIETFRACHT là một trong những thành viên đầy tiên của Hiệp hội giao
nhận vận tải Việt Nam (VIFFAS) và Hiệp hội môi giới và đại lý tàu Việt Nam
VIETFRACHT có quan hệ hợp tác đồng nghiệp với nhiều tổ chức môi giới
thuê tàu, đại lý chủ tàu trên thế giới
Trang 4II.THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG MÔI GIỚI THUÊ TÀU Ở VIETFRACHT
1.Trước năm 1986 (trước đổi mới)
Trước đây, trong nền kinh tế quan liêu, tập trung bao cấp, môi giới là một
trong những chức năng kinh doanh độc quyền của VIETFRACHT, hầu như tất cả
hoạt động môi giới thuê tàu trên cả nước đều tập trung trong tay VIETFRACHT
Đó là do đặc điểm thời kỳ này: nền kinh tế quan liêu tập trung bao cấp; việc
quản lý và điều hành bằng mệnh lệnh duy ý chí không tuân theo các quy luật vận
động vốn có; không phân biệt được quản lý hành chính kinh tế và sản xuất kinh
doanh dẫn đến tình trạng lỗ thật lãi giả; nền kinh tế đóng cửa gần như hoàn toàn với
bên ngoài, chỉ buôn bán với các nước XHCN, nhưng cũng dựa trên những hoạt
động mệnh lệnh, viện trợ, không tự phát huy được khả năng của mình
Ở giai đoạn này, Công ty được độc quyền môi giới thuê tàu trên cả nước
Điều đó đồng nghĩa với việc không có bất cứ một sự đối đầu hay cạnh tranh nào,
không phải vất vả tìm nguồn hàng, đối tác, dẫn đến sự thụ động và cứng nhắc trong
việc kinh doanh Được Bộ Ngoại Thương đứng ra chỉ định công ty thực hiện vận
chuyển hay môi giới vận chuyển những lô hàng xuất khẩu, công ty chỉ việc chờ
lệnh, chờ kế hoạch từ trên rót xuống để thực hiện
Thời kỳ này công ty cũng không có nhiều mối quan hệ với các hãng tàu và
đại lý tàu nước ngoài, vì dựa dẫm vào sự giúp đỡ của các nước XHCN trước đây,
đặc biệt là Liên Xô cũ Việc môi giới thuê tàu vận chuyển hàng hoá xuất nhập khẩu
chủ yếu tiến hành với các tổ chức chủ tàu và thuê tàu XHCN như: Murflot,
Sovfracht (Liên Xô cũ), POL (Ba Lan), Plavba (Tiệp Khắc), Chilpolbrok (Hợp
doanh Ba Lan – Trung Quốc), DSR (CHDC Đức cũ)
Nhưng không ỷ lại hoàn toàn, công ty đã cố gắng học hỏi kinh nghiệm, đã cử
gần 100 cán bộ đi thực tập tại các hãng tàu và trung tâm hàng hải lớn trên thế giới
như: Hãng tàu DSR (CHDC Đức), Học viện hàng hải Oslo (Nauy), Học viện hàng
hải Castron (London – Anh), Học viện hàng hải Northulin (Stockhome - Thuỵ
Điển)
Trang 5Mặc dù có nhiều hạn chế do điều kiện lịch sử nhưng nhờ có sự nỗ lực không
ngừng, quy mô của công ty đã ngày càng mở rộng
2.Sau năm 1986:
Đại hội Đảng VI: nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung chuyển sang nền kinh tế
thị trường có sự quản lý của Nhà nước
Trước đây, VIETFRACHT là đơn vị độc quyền kinh doanh dịch vụ môi giới
thuê tàu, nhưng đầu thập niên 90 có nhiều công ty khác bắt đầu gia nhập lĩnh vực
thị trường đầy màu mỡ này: như Công ty vận tải và thuê tàu Việt Nam –
Vitranschart, Đại lý hàng hải Việt Nam – Vietnam Ocean Shipping Agency
Hơn nữa, năm 90 là thời điểm mà luật công ty ra đời, hàng loạt các công ty
tư nhân xuất hiện tham gia vào thị trường môi giới thuê tàu ở nước ta Các công ty
này có những ưu điểm lớn do sinh ra vào thời kinh tế thị trường như: hoạt động
nhanh nhạy, linh hoạt, đặc biệt là cơ chế tài chính Cách thức hoạt động mềm dẻo,
không bị ràng buộc bởi các quy định tài chính của Nhà nước Không những thế, họ
còn lôi kéo được sự giúp đỡ của các nhân viên Nhà nước có trình độ chuyên môn
cao trong lĩnh vực môi giới thuê tàu
Tuy nhiên, cái gì cũng có mặt trái của nó, đó là các công ty này còn non trẻ,
chưa có uy tín ngay trong chính thị trường trong nước chứ chưa nói tới thị trường
nước ngoài; trình độ nhân viên thì không đồng đều và có lẽ khó khăn lớn nhất đó là
khả năng tài chính còn hạn chế
Đứng trước tình hình có những thay đổi chóng mặt đó, VIETFRACHT buộc
phải tự mình vận động, thay đổi để thích ứng với hiện tại và phát triển trong tương
lai để có thể cạnh tranh với môi trường mới Công ty đứng trước những thách thức
ngày càng gia tăng: phải tự tìm nguồn hàng, phải cử người đi tìm hiểu, nghiên cứu
thị trường, nắm bắt thị trường, tìm hiểu ở đâu có hàng cần chuyên chở, ở đâu có tàu
rỗi cần thuê
Với thế mạnh là một công ty độc quyền trong một thời gian dài,
VIETFRACHT có những lợi thế tương đối hơn các đối thủ về sự am hiểu các tuyến
đường, các xu hướng biến động giá cước trên thị trường tàu thế giới, các yêu cầu cụ
Trang 6thể về chuyên chở với từng loại hàng trên từng tuyến đường, thành thạo nhiều thuật
ngữ của từng loại hợp đồng thuê tàu, các luật lệ hàng hải và các tập quán thương
mại liên quan đến nghiệp vụ của mình Điều này giúp người xuất nhập khẩu lựa
chọn phương thức thuê tàu phù hợp, tuyến đường hiệu quả và giá cước hợp lý nhất
Và khẩu hiệu hiện nay của công ty chính là: “Our services your satisfaction.”
III.NHỮNG KINH NGHIỆM THỰC TIỄN
1.Về tìm hiểu đối tác, giao dịch tiếp thị
Theo tập quán hàng hải thương mại trên thế giới, chủ tàu và người thuê tàu
không quan hệ trực tiếp với nhau, mà đều giao dịch thông qua người môi giới Vì
do nghề nghiệp của mình, người môi giới nắm tương đối chắc các loại hợp đồng,
giá cả thị trường, và tập quán các cảng, các yêu cầu chuyên chở từng loại hàng
Để đạt được kểt quả tốt trong giao dịch, người môi giới cần tìm hiểu kỹ về
chủ tàu và người thuê tàu
* Đối với chủ tàu: Người môi giới phải nắm vững chủ tàu, lịch tàu, đặc điểm
kỹ thuật của một số đội tàu trong khu vực, cách làm việc của mỗi chủ tàu để đưa ra
loại hàng tương ứng, đưa ra những điều kiện phù hợp với các yêu cầu của chủ tàu
Ví dụ: Cách làm việc của mỗi chủ tàu khác nhau, có chủ tàu chào các điều
kiện đơn giản, dễ hiểu Nhưng có chủ tàu chào đầy đủ các điều kiện như trong hợp
đồng qui định… Người môi giới phải nắm vững các yêu cầu đó, và việc ký kết
hợp đồng nhờ vậy sẽ diễn ra nhanh hơn
* Đối với người thuê tàu: Người môi giới phải nắm được nguồn hàng, địa
điểm đến, và đưa ra con tàu thích hợp
Ví dụ: Năm 1996, công ty đã môi giới thành công một lô hàng 10.500MT
phân Urê đóng bao từ Constanza về cảng Sài Gòn Đây là kết quả của việc nắm
được hành trình của một tàu sau khi dỡ hàng tại Châu Âu đang cần hàng về Đông
Nam Á, và nắm được nguồn hàng của một thương nhân Nhật trong điều kiện người
thuê tàu và chủ tàu đều ở nước ngoài
Trang 7Như vậy, nắm được chủ tàu chủ hàng, nguồn hàng chủ yếu tạo điều kiện cho
người môi giới chủ động trong việc môi giới thuê tàu và môi giới cho thuê tàu
Ngoài ra, người môi giới còn cần phải có quan hệ rộng, để tranh thủ nắm
được nguồn hàng, nguồn tàu khi có hay không có hàng
Khi không có hàng: Người môi giới luôn giữ quan hệ với chủ hàng để
thường xuyên biết được những thông tin mới như xem chủ hàng có nguồn hàng
mới không Có như vậy, chủ hàng mới luôn nhớ đến người môi giới
Khi có hàng: Liên hệ ngay với chủ tàu để nắm được thông tin chủ tàu, ví dụ
như tàu cỡ nào, có đáp ứng được các yêu cầu của chủ hàng không… Và có thể chủ
tàu sẽ giới thiệu cho người môi giới chủ tàu khác nếu tàu của họ không đáp ứng
được các nhu cầu nói trên
Phải hiểu rằng có rất nhiều người môi giới trên thị trường Người đi thuê tàu
có thể tìm đến một người khác, nếu cảm thấy không tin tưởng người môi giới đó
Vậy nên, khi chủ tàu hay chủ hàng có các điều kiện kèm theo cần nhanh chóng
thông báo điều kiện đó cho các bên Nếu không hiểu rõ phải hỏi lại kỹ, tuyệt đối
tránh suy diễn theo ý hiểu của mình
2 Linh hoạt trong sử dụng các loại hợp đồng mẫu
Để đơn giản hóa quá trình làm hợp đồng giảm bớt thời gian đàm phán cũng
như tránh các tranh chấp có thể phát sinh, các bên thường dựa vào các hợp đồng
mẫu Hợp đồng mẫu do các tổ chức hàng hải quốc gia, quốc tế, các tổ chức luật
pháp soạn thảo và đưa vào áp dụng trong nghiệp vụ thuê tàu
Đến nay thế giới có hơn 60 loại hợp đồng mẫu và được phân loại thành 2
nhóm:
• Hợp đồng thuê tàu mẫu mang tính chất tổng hợp, tức là dùng vào việc
thuê tàu chuyên chở các loại hàng bách hóa Phổ biến là các loại GENCON 1994,
NOVOY 1964, SCANCON 1956
• Hợp đồng thuê tàu mẫu mang tính chất chuyên dụng, tức là dùng vào
việc chở một loại hàng hóa nhất định và trên một tuyến đường nhất định Phổ biến
là SOVCOAL 1962, PLOCOAL VOY 1971 (chở than đá), SOVORECOM 1950
Trang 8(chở quặng), CENTROCON-AUTRAL 1928 (chở ngũ cốc), CUBA SUGAR
(đường xuất khẩu Cuba)
Hợp đồng thuê tàu mẫu không có tính chất bắt buộc đối với các bên ký kết
Người môi giới cần nắm vững các mẫu đó để biết mỗi hợp đồng dùng để chuyên
chở cho khu vực nào, loại hàng nào, tàu nào tuyến nào Trong quá trình giao dịch
cần linh hoạt giải thích mẫu hợp đồng nào là thích hợp nhất
Ví dụ: Chở đường, có mẫu hợp đồng riêng như CUBA SUGAR…
Sau khi chủ tàu và người đi thuê tàu có liên lạc với nhau, hai bên bắt đầu
giao dịch các điều khoản chính của hợp đồng Ngoài việc thông báo kịp thời cho
các bên có liên quan các điều kiện chính, người môi giới cần nắm được giá cước
trên thị trường, tập quán xếp dỡ, và một số vấn đề khác có liên quan để làm cơ sở
thuyết phục hai bên Những gợi ý của người môi giới cho chủ tàu và người thuê có
tác dụng lớn nếu như gợi ý đó là có lý, có tình và vô tư Nhưng những gợi ý đó phải
được viết rõ ràng tránh hiểu lầm
Ví dụ: Một thương nhân muốn thuê tàu chở phân bón từ Địa Trung Hải về
Viễn Đông, nhưng lại trả giá cước thấp hơn giá thị trừong tới 5USD/MT Người
môi giới thuê tàu của Vietfracht đã trả lời ngay là không thể thuê tàu với giá cước
đó và cho thương nhân này biết giá thị trường Sau đó, hợp đồng thuê tàu đã được
ký kết với giá thị trường như Vietfracht đã báo với họ
Người môi giới nên hợp tác chặt chẽ với bộ phận nghiên cứu giá của Công ty
để có được giá thị trường Nếu gợi ý cho các bên với giá cước không đúng thì
những gợi ý khác sẽ khó thuyết phục được họ, vì chủ tàu hoặc chủ hàng sẽ dễ hiểu
nhầm là người môi giới thiên lệch về một bên, ký hợp đồng nhằm hưởng hoa hồng
Người môi giới phải có tác phong nhanh nhẹn khi giải quyết công việc,
nhưng cần chú ý nắm vững những cơ sở pháp lý của giao dịch nhất là khi đối thoại
trực tiếp, bằng điện thoại hoặc fax
Ví dụ: Sau khi chào các điều kiện để giao dịch, chủ tàu tự động nâng giá
cước Vietfracht đã trả lời ngay cho chủ tàu là chủ tàu đã chào hàng cố định, nên
Trang 9không thể thay đổi mức cước Sau đó, chủ tàu đã giữ nguyên mọi điều khoản đã
chào, hủy bản fax có nội dung nâng giá đó
Giá trị pháp lý của từng chào hàng hoặc chào tàu được nêu thông qua giới
hạn thời gian trả lời Người môi giới phải truyền đạt trung thành nội dung của cả
hai bên, và cần phải lưu ý yếu tố thời gian hiệu lực của chào hàng hay chào tàu đó
Một yếu tố quan trọng để công tác môi giới đạt kết quả tốt là việc thông tin
liên lạc nhanh chóng Người môi giới nên biết sử dụng thành thạo các máy văn
phòng như: máy fax, điện thoại, vi tính… và vận dụng linh hoạt khi có sự cố xảy ra
như mất điện, hỏng hóc…
Người môi giới phải nắm vững thời điểm hợp đồng được hình thành để báo
ngay cho các bên Như vậy, hai bên sẽ không thay đổi được các điều khoản nữa
Việc tóm tắt toàn bộ giao dịch để các bên biết là rất cần thiết, tránh tình trạng khi
nảy sinh tranh chấp trong quá trình thực hiện hợp đồng, hai bên mới biết là hiểu
nhầm hoặc chưa thống nhất do không rõ ràng
3 Giúp đối tác giải quyết các vướng mắc
Khi thực hiện hợp đồng, thường phức tạp nhất là do trình độ của các bên,
thường hậu quả xảy ra là tranh chấp Những vấn đề xảy ra tranh chấp thường không
giống với nội dung như khi đàm phán, do đó, người môi giới giúp các bên kịp thời
giải quyết tranh chấp đó
Ví dụ: Khi thực hiện hợp đồng nảy sinh các vấn đề như thu xếp cầu bến, tàu
đến sớm, muộn, làm sạch hầm hàng… Khi ký kết giao dịch không nói hết hoặc có
nói nhưng hai bên không hiểu ý nhau
Ví dụ: Trong một vụ giao dịch, chủ tàu và chủ hàng đều là người nước ngoài
Hai bên khăng khăng không nhất trí về một vài điều khoản phụ của hợp đồng Khi
chỉ còn 4 giờ nữa là hết hạn trả lời cho chủ tàu Quá hạn này, chủ tàu sẽ bỏ dở giao
dịch VIETFRACHT đã khẩn trương mời đại diện của mình đến làm việc Qua
phân tích vấn đề còn tranh chấp, cuối cùng đại diện người thuê tàu đã fax ngay về
trao đổi với trụ sở chính tại Tokyo và sau đó đã ký một biên bản tại chỗ xác nhận
người thuê tàu hoàn toàn chấp nhận các điều khoản còn lại theo yêu cầu của chủ
Trang 10tàu Hợp đồng đã được ký kết Và VIETFRACHT thu được 18.089,56USD tiền hoa
hồng môi giới
4 Rút kinh nghiệm sau mỗi chuyến tàu, lô hàng
Sau khi kết thúc một dịch vụ môi giới người môi giới cần rút kinh nghiệm
và hạch toán kinh tế cụ thể, rút kinh nghiệm từ cách sử dụng câu, từ ngữ trong thư
từ đến kỹ thuật làm hợp đồng… để thu được kết quả cao
Ví dụ: Tàu chở gỗ, chủ hàng trả cước lumpsum là 100.000USD, nhưng đưa
ra một số yêu cầu phải xếp hết hàng, xếp trên boong và B/L phải ký cước trả trước
Trong quá trình xếp hàng lên tàu, tàu xếp không hết hàng còn thừa lại 200m3 gỗ
Hợp đồng nêu xếp trên boong phải được thuyền trưởng đồng ý Thực tế thuyền
trưởng không đồng ý xếp trên boong Vì vậy, người thuê vẫn phải trả đủ cước
Từ những công việc thực tiễn, người môi giới rút ra được những kinh
nghiệm quý báu để giúp đạt được kết quả như các bên mong muốn trong những lần
sau, đồng thời mang lại hiệu quả cao nhất cho người môi giới
IV.NHỮNG VẤN ĐỀ CÒN TỒN TẠI TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
MÔI GIỚI THUÊ TÀU Ở VIETFRACHT
1.Khái quát chung
Thực tế đã chứng tỏ, vận tải biển là một phương thức vận tải rẻ, phổ biến
nhất hiện nay Đối với những nước có vị trí, điều kiện thuận lợi như nước ta, việc
phát triển vận tải biển là một tất yếu khách quan Nhưng còn một số vấn đề tồn tại
trong ngành hàng hải nói chung và môi giới thuê tàu nói riêng
Thứ nhất, giờ làm việc của nhiều công ty cứng nhắc và lãng phí đối với nghề
môi giới Đặc thù của nghề môi giới là có quan hệ giao dịch, trao đổi thông tin với
nhiều khách hành ở nhiều nước trên thế giới mà thông thường ngày làm việc của
các nướ khác bắt đầu từ 9 giờ nên các cán bộ của VIETFRACHT gần như không
làm việc trong những giờ đầu tiên của ngày Điều này gây nên sự lãng phí lớn về
thời gian cũng như về nhân lực